Chúng ta thường thấy tim đập nhanh hơn sau khi ăn một bữa ăn nặng, đặc biệt khi bữa ăn có đồ uống chứa caffein. Tuy nhiên, khi thức ăn đã tiêu hóa hết, tim sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nhưng nếu tim bạn vẫn cứ như chạy đua trong vài giờ liên tiếp khi đã ăn xong thì bạn nên cân nhắc đi gặp bác sĩ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tim đập nhanh, hãy tìm hiểu để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn cơn gây nhịp tim nhanh sau khi ăn
Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhịp tim tăng lên vì trái tim bắt đầu bơm máu nhiều hơn để đủ cho dạ dày và ruột tiến hành quá trình tiêu hóa. Nếu không bơm đủ máu, sau khi ăn cơ thể sẽ không hấp thu được thực phẩm một cách tốt nhất.
Ăn quá nhiều: Tiêu thụ một lượng thực phẩm khổng lồ cũng có thể là lý do làm tim đập nhanh. Cơ thể buộc phải tăng lượng máu chảy nhiều hơn cho việc tiêu hóa. Kết quả là trái tim đập rất mạnh để cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Tim sẽ cứ đập rất mạnh vào khoảng 25-40 phút hoặc cả một giờ sau bữa ăn lớn.
Trong một vài trường hợp, nhịp tim nhanh hơn bình thường là phản ứng tự nhiên khi ăn xong.
Các chất kích thích có thể làm nhịp tim tăng. Các tác nhân phổ biến nhất là chất có cồn và caffein. Hơn nữa một số chất phụ gia thực phẩm cũng gây ra hiện tượng này. Những bữa ăn nhiều natri, glutamat monosodium (một số chất phụ gia thực phẩm) cũng gây ra hiện tượng này.
Không loại trừ khả năng đang dùng thuốc: Bạn đang uống loại thuốc nào kèm với bữa ăn? Thuốc có thể là một thứ để đổ lỗi khi thấy nhịp tim tăng nhanh. Một số loại thuốc như pseudoephedrine, bổ phế, tuyến giáp có thể làm nhịp tim đập nhanh hơn. Nếu bạn vừa mới dùng thuốc mà tim đã đập nhanh, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
Một bữa ăn chứa nhiều calo rỗng hoặc đường nhiều quá mức cũng là nguyên nhân khiến tim phải hoạt động nhanh hơn bình thường. Vì để cơ thể tiêu thụ lượng đường lớn, tuyến tụy phóng thích ra nhiều insulin; đôi khi sinh ra quá nhiều insulin làm giảm mức đường trong máu. Lượng đường trong máu thấp dẫn đến việc giải phóng adrenaline làm tim đập nhanh hơn.
Do cách chúng ta ăn: Đôi khi tim đập nhanh liên quan đến cách ăn uống, ví dụ như nuốt mà không nhai hoặc ăn khi lo lắng và căng thẳng. Hoạt động ngay sau kết thúc bữa ăn cũng gây ra tình trạng tương tự.
Dị ứng: Trái tim đập nhanh có thể cho biết bạn bị dị ứng. Phản ứng dị ứng trầm trọng có thể làm tăng nhịp tim sau bữa ăn. Đôi khi phụ gia thực phẩm là thủ phạm thực sự, bao gồm aspartame, sulfites, benzoat và một loạt chất bảo quản như nitrat, paraben và BHT (butylated hydroxytoluence). Hãy thông báo với bác sĩ để tìm hiểu lý do làm bạn bị dị ứng.
Một bữa ăn thịnh soạn khiến cơ thể buộc phải tăng lượng máu chảy nhiều hơn cho việc tiêu hóa sau khi ăn cũng có thể là lý do làm tim đập nhanh.
Khi nào tim đập nhanh là hiện tượng đáng lo ngại?
Nếu tình trạng đó diễn ra liên tục và thường xuyên, không thuyên giảm và xuất hiện ngay cả những lúc khác, cần sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch, đặc biệt là khi tim đập nhanh đi kèm với các vấn đề về thở; ra mồ hôi; nhầm lẫn, lú lẫn; đau đầu nhẹ, chóng mặt, choáng ngất; đau ngực; tăng áp lực hoặc căng tức ngực, lưng dưới, cánh tay, cổ hoặc hàm.
Tim đập nhanh có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm: thiếu máu, mất nước, hạ đường huyết, giảm lượng CO2 trong máu, giảm lượng ôxy trong máu, hạ kali máu, cường giáp, sốc.
Tim đập nhanh sẽ đặc biệt đáng lo ngại nếu bạn có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch hoặc gần đây được chẩn đoán mắc các bệnh về tim mạch. Nếu nghi ngờ các vấn đề về tim mạch, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm kiểm tra mức độ căng thẳng và bài kiểm tra Holter.
Lời khuyên của thầy thuốc
Trong một vài trường hợp, nhịp tim nhanh hơn bình thường là phản ứng tự nhiên khi ăn xong. Bạn không nhất thiết phải lo lắng quá nhiều khi hiện tượng này xảy ra. Nhưng đó vẫn là một cảm giác không thoải mái, đặc biệt là khi tiếp diễn nhiều lần. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể thử và bình thường hóa lại nhịp tim của mình:
Hãy tìm những thực phẩm làm tim bạn đập nhanh và loại bỏ nó khỏi thực đơn của mình. Cẩn thận nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Tránh ăn quá nhiều so với mức cần thiết. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên cũng làm giảm chứng đầy bụng và làm chậm nhịp tim lại.
Không nên chạy, nằm, đi bộ… ngay sau bữa ăn. Nhâm nhi một tách trà xanh sẽ làm trơn thức ăn và giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn.
Nếu bạn thường xuyên phải chịu áp lực căng thẳng, trị liệu bằng yoga, ngồi thiền và hít thở sâu có thể giúp bạn giảm tình trạng tim đập nhanh.
Cố cảm thấy thoải mái khi bạn để ý thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường. Bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi và hít thở sâu. Thử nằm nghiêng bên trái khi ngủ vì điều này cải thiện tiêu hóa.
BS. Hà Phương Khánh