Tăng men gan- cần cẩn trọng khi dùng thuốc

Gan là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, trong đó có nhiệm vụ chuyển hóa các chất. Chính vì vậy, gan có rất nhiều các loại men  khác nhau để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Men gan gia tăng bất thường khi tế bào gan bị ảnh hưởng. Men gan có thể tăng trong nhất thời (ảnh hưởng nhẹ) nhưng cũng có thể tăng đột biến, kéo dài nếu tế bào gan tổn thương nghiêm trọng.

Theo TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội gan mật VN, có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng, trong đó thường gặp là do lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất có cồn. Chế độ ăn uống gặp phải các loại thực phẩm chứa độc tố, các chất bảo quản nguy hại,… đều để lại hậu quả là men gan tăng. Ngoài ra một số bệnh cũng gây tăng men gan như bệnh ứ sắt, viêm gan tự miễn, sốt rét, đái tháo đường, béo phì,… Tùy mức độ tế bào gan tổn thương nặng nhẹ sẽ gây tăng men gan âm thầm hay khởi phát đột ngột.

Bên cạnh đó, thói quen và tình trạng lạm dụng thuốc hiện nay đang khiến cho nhiều người phải đối mặt với nguy cơ hại gan, làm men gan tăng cao. Hơn nữa, theo các bác sĩ, nhiều người cho rằng chỉ có thuốc điều trị bệnh mới có tác dụng phụ làm hại gan, tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Vì thực tế bất kể thuốc hay các loại thực phẩm chức năng đều có thể gây men gan tăng, hại gan nếu dùng không đúng.

Ông Trần Đ. K. 61 tuổi,  Lạng Sơn phải vào viện cấp cứu vì men gan tăng cao, suy gan. Theo người thân của ông K. ông bị đau nhức đầu  nên ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc uống. Uống đến ngày thứ 2, người ông K mệt mỏi, không muốn ăn uống, da vàng,… Lúc đầu, mọi người nghĩ ông ốm dậy nên chủ quan, đến ngày 4 ông K không ăn uống, đi lại được nên được người nhà đưa vào Bệnh viện huyện cấp cứu, bác sĩ giới thiệu lên tuyến trên nên gia đình đưa thẳng ông vào Bệnh viện Bạch Mai.  Theo các bác sĩ ông K. có tiền sử men gan tăng cao nhưng ông không biết bệnh và thường tự mua thuốc về uống. Ông không ngờ vì vỉ thuốc giảm đau mà gan của ông bị ngộ độc nặng.

Không giống như ông K, chị Dương Thị H. (ở Hải Dương) đi khám sức khỏe định kỳ các bác sĩ cho biết bị men gan tăng. Quá lo lắng, chị đã vội tìm đến các thuốc làm mát gan, hạ men gan nhằm chữa men gan cao. Uống được 7 ngày, sau đó chị H thấy toàn thân có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở… người thân liền đưa chị đến bệnh viện huyện cấp cứu và ngay sau đó được chuyển thẳng lên Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ kết luận chị H bị ngộ độc  gan, suy gan cấp tính.

Ngoài ra, thói quen sử dụng các bài thuốc dân gian qua truyền miệng và quan niệm dùng các loại thảo dược là an toàn cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Cách đây không lâu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng có trường hợp nhập viện trong tình trạng gan bị tổn thương, men gan tăng cao, ăn không ngon, mất ngủ kéo dài. Bệnh nhân cho biết, do da vàng, chán ăn, mất ngủ nên nhiều người mách có thể do tổn thương gan nên cắt thuốc lá để uống mát gan, hạ men gan, uống được 10 ngày tình trạng không đỡ mà còn có các biểu hiện nặng như: đau tức vùng hạ sườn phải, mẩn ngứa, suy nhược, mệt mỏi, kém ăn, giảm cân và buồn nôn mới đi khám thì gan đã nhiễm độc, men gan tăng cao.

Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, men gan tăng không phải luôn luôn cần dùng thuốc điều trị. Một số trường hợp chưa cần phải dùng thuốc hoặc phải đợi các kết quả xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân rồi các bác sĩ mới kê đơn cho dùng thuốc. Tuy nhiên, khi xét nghiệm thấy men gan tăng, nhiều người đã vội tìm đến các loại thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng làm mát gan, hạ men gan,… nhằm chữa men gan cao nhưng lại không thận trọng lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, từ nhà sản xuất uy tín, đã qua các thử nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả,… do đó gây hại thêm cho gan. Dù là thuốc hay thực phẩm chức năng đều cần phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc, cơ địa của từng người là khác nhau với những chẩn đoán bệnh cũng khác nhau, không thể tùy tiện sử dụng tràn lan.

 

Theo BS Trần Thị Hải- Bộ Môn Y học Cổ truyền Cao đẳng y Thái Nguyên cho biết, thảo dược dùng không đúng hoặc nhầm lẫn cũng có thể nguy hại đến lá gan thậm chí cả tính mạng. Công dụng của thảo dược chữa bệnh là đúng nhưng phải qua bào chế và quy trình lựa chọn nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng mới đem lại hiệu quả còn không sẽ hại gan, và nguy hại đến sức khỏe.

Chia sẻ vệ việc dùng thảo dược để giúp hạ men gan, BS Hải cho biết, do ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng nước ta có nhiều loại thảo dược giúp giải độc cho gan, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, trong đó phải kể đến hàng đầu là các loại thảo dược như củ cải trắng,gấc, tỏi, đu đủ và mướp đắng,… Nhưng ngày nay, tình trạng thực phẩm bẩn và có nhiều chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật,… tràn lan nên người tiêu dùng cần lựa chọn thận trọng. Tốt nhất nên dùng sản phẩm được ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại có thành phần chiết xuất từ các thảo dược này nhưng đã qua quá trình sàng lọc với các tiêu chuẩn và liều lượng chuẩn mực, được sản xuất bởi công ty uy tín, được chứng minh chất lượng bằng các thử nghiệm lâm sàng, sẽ giúp hạ men gan nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz được sản xuất bởi DHG Pharma, giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,… Naturenz là công trình nghiên cứu trên 20 năm của Viện công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học, chiết xuất enzym từ củ quả tự nhiên. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan.

Hotline: 02923.899.000 – Facebook: https://www.facebook.com/ChuyengiaNaturenz/

Website: http://benhviengan.vn

Linh Lê

Rate this post