Giải pháp mới cho người mắc bệnh chàm

 

Viêm da cơ địa dị ứng (chàm), là bệnh viêm da mạn tính gây ngứa nhiều, thường tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Đây là bệnh ngoài da phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ ~ 90% dân số, trong đó có 8 – 18% trẻ em. Thường khởi đầu lúc trẻ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân của bệnh làsự kết hợp của nhiều yếu tố: di truyền, miễn dịch và môi trường. Trong viêm da cơ địa dị ứng, da phát triển các mụn nước trên nền hồng ban, đóng vảy dày và rất ngứa. Gãi nhiều sẽ làm da bị sưng phù, nứt nẻ, chảy nước, sần sùi và bội nhiễm vi khuẩn.

 

Biểu hiện bệnh chàm ở trên cơ thể

Biểu hiện bệnh chàm ở trên cơ thể

 

Chăm sóc viêm da dị ứng hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm ngứa, chống bội nhiễm vi khuẩn bằng cách kết hợp các loại thuốc kháng histamine, kháng sinh, steroide dùng tại chỗ và thuốc điều hòa miễn dịch. Ánh sáng cực tím UV cũng có thể được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh chàm dù chưa được FDA chấp thuận.

Crisaborole (phenoxybenoxaborole) là mộtloại thuốc mỡ không chứa steroide, được chỉ định bôi tại chỗ hai lần mỗi ngày, có tác dụng ức chế men phosphodiesterase 4B (PDE-4B) ở da. Khi tăng hoạt, men PDE-4B sẽ phóng thích TNFα (Tumor necrosis factor α), interleukin IL-12, IL-23 và các cytokines khác để tham gia vào quá trình hình thành, phát triển các triệu chứng ngoài da của bệnh chàm. Cơ chế tác dụng đặc thù của crisaborole trên viêm da cơ địa hiện vẫn chưa được xác định rõ.

FDA đã đồng ý cho sử dụng crisaborole điều trị viêm da cơ địa sau các thử nghiệm kiểm tra so sánh với giả dược được thực hiện trên 1522 bệnh nhân từ  2-79 tuổi.Kếtquả điều trị ghi nhận dựa theo sự thay đổi của  ISGA (Investigator’s Static Global Assessment) là chỉ số dùng để đánh giá mức độ bệnh lý của viêm da cơ địa dựa trên các hồng ban; sự xơ cứng/sự hình thành các sẩn; sự tiết dịch /đóng mài theo thang điểm mức độ nghiêm trọng tăng dầntừ 0-4. Trong số các đối tượng nghiên cứu, có38,5% bị chàm mức độ nhẹ, ISGA 2 điểm; 61,5% bị bệnh mức độ trung bình, ISGA 3 điểm.

Kết quả cho thấy crisaborole có đáp ứng tốt hơn so với giả dược.

Sau 28 ngày điều trị với crisaborole, các sang thương da đã được xóa sạch (ISGA = 0) hay gần xóa sạch (ISGA=1).

Trong nghiên cứu này, các phản ứng bất lợi được báo cáo của hơn 1% bệnh nhân dùng crisaborole là đau châm chích, nóng rát tại vị trí bôi thuốc [4% (N = 45)] so với giả dược [1% (N = 6)]. Tỷ lệ dừng nghiên cứu do phản ứng phụ là như nhau trong nhóm crisaboroleso với giả dược (1,2%). Các bệnh nhân dùng crisaborole đã không dùng thêm phương pháp điều trị nào khác.

Crisaborole và các chất chuyển hóa được bài tiết hoàn toàn qua thận. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là cảm giác đau châm chích, nóng rát tại chỗ bôi thuốc (1% -10%), mày đay tiếp xúc (<1%): bệnh nhân bị nổi hồng ban sưng phù và ngứa nhiều tại vị trí bôi thuốc, vùng da lân cận hay xa hơn. Trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra phản ứng quá mẫn. Bệnh nhân được khuyến cáo nên ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho Bác sĩ điều trị.

Nghiên cứu trên chuột và thỏ đang mang thai cho thấy không có tác dụng phát triển bất lợi được ghi nhận với crisaborole liều cao 3 – 5 lần qua đường uống, tương ứng với liều khuyến cáo tối đa ở người (MRHD). Chưa có dữ liệu về nguy cơ của crisaborole liên quan đến dị tật bẩm sinh haysẩy thai ở phụ nữ mang thai.

Tuynhiên, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ điều trị biết nếu có dự định mang thai, đang có thai hay đang cho con bú.

Crisaborole là thuốc bôi dùng ngoài da, được chỉ định điều trị bệnh chàm cho bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên, không được dùng thuốc ở mắt, miệng, hậu môn, âm đạo. Bôi thuốc 2 lần / ngày vào vị trí các vùng da bệnh.

Nên rửa tay sạch sau khi bôi thuốc, trừ khi bàn tay đang được điều trị. Đậy kỹ tube thuốc sau khi dùng và lưu trữ ở nhiệt độ 20 – 25o C.

Bác sĩ LÊ ĐỨC THỌ

(Theo FDA.gov)

Rate this post