1. Không phải tất cả các loại kính áp tròng đều thích hợp với bạn
Tất cả các dấu vân tay đều không giống nhau và giác mạc của mỗi người cũng vậy. Mỗi cặp mắt đều có nhu cầu, hình dạng và đặc điểm khác nhau. Vì vậy, một số người đeo kính áp tròng phù hợp với họ nhưng lại không phù hợp với bạn. Vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi mua.
2. Không dùng chung kính áp tròng
Không nên dùng chung kính áp tròng với bất cứ ai vì vấn đề vệ sinh. Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng của người khác, nhớ là mắt của họ có thể bị dị ứng hoặc có vi khuẩn và chúng sẽ dễ dàng lây sang mắt bạn hoặc ngược lại.
3. Không nên mua kính áp tròng trực tuyến
Phần lớn các bạn trẻ và thậm chí là người lớn cũng thích mua kính áp tròng trực tuyến. Nhưng nhớ rằng, khi bạn làm như vậy, bạn có thể bỏ qua bước kiểm tra mắt thường xuyên và không phát hiện được những thay đổi ở mắt.
4. Đau mắt đỏ
Bạn không bị đau mắt đỏ chỉ vì đeo kính áp tròng nhưng nếu bạn không tuân theo phác đồ chăm sóc đúng thì có thể xuất hiện tình trạng đỏ mắt. Nếu bạn đeo kính dùng 1 lần đi ngủ hoặc rửa mắt kính với nước thay vì dung dịch rửa kính, mắt đỏ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng trong mắt.
5. Tin tưởng vào bác sĩ
Tránh mua kính áp tròng không kê đơn không theo tư vấn của bác sĩ vì bạn có thể dùng sai cách. Kiểm tra kỹ trước khi mua kính là cần thiết. Bạn cần tới bác sĩ để đo giác mạc, kiểm tra độ khô của mắt, kiểm tra chi tiết là cần thiết trước khi mua kính áp tròng.
6. Mua kính áp tròng sau khi được tư vấn
Bạn không phải tìm mua các loại kính thương hiệu nhưng cần lựa chọn loại thích hợp với bạn. Những người dùng kính hình trụ thường bị tổn thương vì lựa chọn của mình hơn vì loại kính này gây hại hơn so với kính hình cầu. Nó gây ra một số vấn đề như đau đầu, mệt mỏi, mẩn đỏ.
7. Tuân theo hướng dẫn sử dụng kính
Bắt buộc phải tuân theo quy tắc vệ sinh cơ bản khi sử dụng kính áp tròng. Những điều đơn giản như rửa tay, làm khô tay trước khi chạm vào kính và dành 2-3 phút để làm sạch chúng có thể giúp giữ cho mắt và kính của bạn an toàn.
BS. Tuyết Mai/Univadis
(theo THS)