Hormon stress (cortisol) có thể sản sinh bởi các tác nhân cảm xúc. Ức chế loại hormon này có thể làm giảm mức độ phản ứng miễn dịch của con người. Hàm lượng cortisol tăng cao được phát hiện là có tác động ức chế trực tiếp tới hệ miễn dịch.
Khi hệ miễn dịch không hoạt động thích hợp, các tế bào bình thường có thể bị đột biến thành tế bào ung thư. Càng kìm nén nhiều cảm xúc tiêu cực, bạn càng dễ có các biểu hiện ung thư trong cơ thể.
Một số nghiên cứu về vấn đề này và tờ Alternative Cancer Care đã nhấn mạnh mối liên quan giữa việc kiềm chế tức giận và ung thư. Nghiên cứu khác từ Bệnh viện ĐH Hoàng gia ở London phát hiện thấy mối liên quan rõ rệt giữa chẩn đoán ung thư vú và kiểu hành vi giải phóng các cảm xúc bất thường kéo dài trong suốt cuộc đời.
Các nhà nghiên cứu khác từ ĐH Rochester và Trường Y tế công cộng Harvard đã phát hiện thấy những người kiềm chế sự tức giận có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 70%. Một nghiên cứu từ ĐH Michigan chỉ ra rằng kiềm chế tức giận dự đoán nguy cơ tử vong sớm hơn ở cả nam và nữ.
ĐH Tennessee cho biết kiềm chế tức giận là một tiền đề phát triển ung thư.
Nghiên cứu từ Chương trình nghiên cứu ung thư vú California cho thấy những cảm xúc mạnh khiến hàm lượng cortisol tăng cao tiên lượng nguy cơ tử vong sớm ở phụ nữ bị ung thư vú.
Căng thẳng cảm xúc gây ung thư ở mức độ tế bào như thế nào?
Giai đoạn 1: Sốc không thể tránh
Trong giai đoạn này, một người trải qua một cú sốc tình cảm nghiêm trọng trong khoảng thời gian 18-24 tháng trước khi được chẩn đoán ung thư. Cú sốc này ảnh hưởng tới giấc ngủ sâu và việc sản sinh melatonin trong cơ thể. Melatonin ức chế sự phát triển các tế bào ung thư. Khi phần trung tâm phản xạ cảm xúc này của não bị tổn thương do tổn thương cảm xúc, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu bị phá vỡ, điều này có thể dẫn tới ung thư.
Giai đoạn 2: Cạn kiệt adrenalin
Hormon stress tăng làm cạn kiệt hàm lượng adrenaline ở tuyến thượng thận. Cơ thể tích trữ một lượng có hạn adrelanin và stress cảm xúc khiến cho lượng tích trữ này bị cạn kiệt nhanh chóng. Điều này có thể bắt đầu giai đoạn 3, sự lan rộng của nấm ung thư gây ra bởi đột biến tế bào.
Giai đoạn 3: Nấm ung thư
Trong giai đoạn này, các vi sinh vật nhỏ cần cho cuộc sống trong cơ thể biến đổi thành nốt sùi giống như nấm men để lên men glucose và axit lactic dư thừa trong tế bào. Sau đó, nốt sùi này di chuyển tới nhân tế bào để tái sinh, giải phóng các sản phẩm chất thải axit, được gọi là mycotoxin, ức chế sự phục hồi ADN tế bào và sự sản sinh các gien ức chế khối u quan trọng. Thiếu gien ức chế khối u điều chỉnh quá trình gây chết tế bào, các tế bào này bị đột biến thành tế bào ung thư.
Giai đoạn 4: Thiếu niacin
Hàm lượng adrenalin bị cạn kiệt gây thiếu hụt các dopamin trong não. Dopamin tạo ra adrenalin và vì nhiều dopamin được sử dụng trong quá trình stress kéo dài, các axit amin tạo ra serotonin để bù đắp tâm trạng của con người. Rối loạn này gây ra hậu quả là sự cạn kiệt tryptophan cần thiết để tổng hợp niacin cho hô hấp tế bào. Tryprophan bình thường chuyển đổi niacin thành các enzym được sử dụng cho quá trình hô hấp tế bào, chuyển đổi glucose và tạo ra năng lượng ATP. Thiếu niacin, tế bào này sẽ lên men glucose, gây đột biến tế bào và hình thành ung thư.
Giai đoạn 5: Cạn kiệt vitamin C
Trong thời gian căng thẳng kéo dài, tuyến thượng thận cũng giải phóng vitamin C vào cơ thể để giảm bớt tác động căng thẳng lên tim và huyết áp. Vitamin C cần thiết để ngăn ngừa tế bào ADN chuyển đổi chất thải khí oxy thành oxy và nước trong tế bào. Sự tiêu hao vitamin C liên tục trong quá trình bị căng thẳng làm tăng tổn thương ADN ti thể tế bào và đột biến, khiến cho các tế bào bình thường bị đột biến thành tế bào ung thư.
Giai đoạn 6: Ức chế miễn dịch
Hệ miễn dịch bị ức chế do hàm lượng cortisol tăng. Một người bị căng thẳng cảm xúc kéo dài nghiêm trọng bị kiệt sức và do vậy tuyến thượng thận và tuyến giáp mệt mỏi. Hàm lượng khoáng chất bị suy kiệt vì căng thẳng làm giảm lượng khoáng chất trong cơ thể. Các khoáng chất cần cho hệ miễn dịch hoạt động. Hệ miễn dịch bắt đầu bị yếu đi và ngừng sản sinh tế bào T sản sinh interleukin-2, tế bào B và các tế bào tiêu diệt tự nhiên, đại thực bào và bạch cầu trung tính. Không có các tế bào miễn dịch, nấm như nấm men vi khuẩn hình thành trong các tế bào liên tục phát triển và các tế bào ung thư mới hình thành liên tục nhân lên.
Như vậy không còn nghi ngờ về vai trò của cảm xúc tiêu cực lên sức khoẻ, đặc biệt khi chúng bị kìm nén. Do đó, nếu bạn đang tức giận, hãy tìm một cách lành mạnh để giải toả nó. Giữ cảm xúc này trong lòng có thể gây chết người.
Một số cách lành mạnh để giải toả tức giận gồm
- Tập luyện
- Thực hành thở có kiểm soát
- Thư giãn cơ
- Sử dụng đồ chơi giảm stress
- Tìm một điều gì đó gây cười
- Nghe âm nhạc để tĩnh tâm
- Lặp lại các câu nói tự trấn tĩnh
BS Thu Vân
(Theo LH)