Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại. Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và đặc biệt là trẻ em.
Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
Trẻ em phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động nếu người mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai, hoặc nếu mẹ là người hút thuốc thụ động, hoặc trẻ sống với người hút thuốc. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ mà có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khỏe.
Hút thuốc thụ động có thể gây ra sự tổn thương vĩnh viễn tới động mạch của trẻ, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khi trưởng thành.
Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh hen suyễn, cảm lạnh cũng như viêm màng não và tai. Tỷ lệ mắc viêm tai giữa tái phát và chảy mủ tai mạn tính ở trẻ có liên quan với hút thuốc lá thụ động và tỷ lệ này cao hơn ở trẻ không phơi nhiễm với khói thuốc lá là 1,3 lần (đối với viêm tai giữa tái phát) và 1,4 lần (đối với chảy mủ tai mạn tính).
Trong vô số những cái hại do“bố hút con chịu”, các nhà khoa học Mỹ vừa bổ sung thêm một tác hại nguy hiểm của việc hút thuốc thụ động, đó là làm giảm thính lực của trẻ vị thành niên. Sở dĩ có tác hại này là vì trong khói thuốc lá có chứa những hóa chất có hại cho sự cung cấp máu tới các cơ quan thính giác. Khi tác động kéo dài gây thành bệnh mạn tính ở những cơ thể đang phát triển, ngăn cản các em sau này chọn các nghề nghiệp liên quan đến âm thanh.
Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh hen suyễn, cảm lạnh cũng như viêm màng não và tai.
Hút thuốc thụ động có thể gây tổn thương lâu dài tới động mạch của trẻ em, khiến các mạch máu bị lão hóa sớm hơn 3 năm so với bình thường. Các tổn thương biểu hiện qua việc thúc đẩy sự dày lên của thành mạch máu đồng nghĩa với việc gia tăng các cơn đau tim và đột quỵ trong cuộc sống sau này, theo báo cáo mới nhất trong tạp chí European Heart. Các nhà nghiên cứu cho biết, sự khác biệt giữa độ dày màng mạch trong và giữa ở trẻ là chưa đáng kể, tuy nhiên nó lại rất quan trọng và có ý nghĩa chẩn trị khi trẻ em đến tuổi trưởng thành vào khoảng 20 năm sau này. Một nghiên cứu trên hơn 2.000 trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi cho thấy, chúng có nguy cơ bị tác động cao hơn nếu cả bố và mẹ đều hút thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hút thuốc gián tiếp (hay hút thuốc thụ động) có thể gây ra sự tổn thương vĩnh viễn tới động mạch của trẻ, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khi trưởng thành.
(Nguồn tham khảo: Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá Quốc gia)
Nhật Hạ