1. Ung thư
Theo nghiên cứu ở 5,4 triệu người thì cứ tăng 1 điểm về chỉ số khối lượng cơ thể hay BMI trong dân số chung sẽ có thêm 3.790 người mắc bệnh ung thư mỗi năm. Trong khi đó, BMI trung bình của người dân Mỹ hiện đã tăng gần 2,5 điểm ở đàn ông và gần 4 điểm ở phụ nữ kể từ năm 1971 đến nay. Theo Viện Ung thư Quốc gia, béo phì làm tăng 34.000 ca ung thư ở nam giới và 50.000 ở phụ nữ Mỹ mỗi năm. Nhưng nếu nhóm trưởng thành giảm chỉ số BMI 1%, 2,2 pound (1kg) thì có thể tránh được 100.000 ca ung thư mới mỗi năm.
Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) được tính bằng công thức BMI = trọng lượng: (chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55kg, cao 1,6m thì BMI= 55 : (1,6)2 = 21,48. Phân loại béo phì dựa trên chỉ số BMI: 18,5- 24,9 là bình thường; 25,0–29,9 là thừa cân; 30,0–34,9 là béo phì độ I; 35,0–39,9 là béo phì độ II và trên 40,0 là béo phì độ III.
2. Đau nửa đầu
Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy, bệnh đau nửa đầu thực sự có liên quan đến trọng lượng. Nghiên cứu này do ĐH y khoa Johns Hopkins thực hiện ở gần 4.000 người, theo đó, chỉ số MBI càng cao thì nguy cơ đau nửa đầu càng lớn. Những người béo phì có nguy cơ đau nửa đầu ít nhất 14 lần/tháng cao tới 81% so với những người có MBI ở ngưỡng tối ưu, riêng phụ nữ trên 50 nếu béo phìdễ bị đau nửa đầu mạn tính.
Người béo phì dễ mắc bệnh ung thư, đau nửa đầu, rối loạn giấc ngủ…
3. Nguy cơ hiếm muộn
Theo nghiên cứu của Ấn Độ ở 300 phụ nữ béo phì, phụ nữ thừa cân trở lên rất khó mang thai, hơn 90% trong số này phát triển bệnh đa nang buồng trứng – dạng bệnh dễ dẫn đến vô sinh. Còn theo nghiên cứu của Đại học y khoa Columbia, Mỹ, lý do của hiện tượng này là những thay đổi hormon được sản xuất bởi các mô mỡ. Chính điều này nhiều cơ sở khám và điều trị vô sinh ở Mỹ không muốn điều trị cho phụ nữ có chỉ số BMI cao. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể mang thai chỉ vài tháng sau khi phẫu thuật giảm cân.
4. Sinh non
Nhóm phụ nữ dư thừa trọng lượng béo phì là nhóm rất khó giữ thai, dễ bị sinh non – đó là kết luận trong một nghiên cứu mới nhất vừa đăng trên tạp chí American Medical Association, nhất là nhóm có chỉ số BMI trên 35. Các tác giả nghiên cứu cho rằng, quá nhiều mỡ sẽ “gia nhiệt” gây nóng và làm suy yếu tử cung và màng tử cung. Dù lý do nào chăng nữa, sinh non cũng để lại nhiều hệ luỵ, nhất là tỷ lệ tử vong và khuyết tật kéo dài ở trẻ sơ sinh.
5. Rối loạn giấc ngủ
Các chuyên gia ở BV Mayo Clinic – Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu cho hay, giấc ngủ và dư thừa trọng lượng có nhiều quan hệ mật thiết. Gần 80% số người lớn tuổi ở Mỹ béo phì gặp rắc rối về giấc ngủ. Ngủ kém làm tăng hàng loạt các loại bệnh như đái tháo đường, tim mạch và trớ trêu thay, nó lại làm tăng chính căn bệnh béo phì của người trong cuộc. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ phát sinh vòng bụng to. Ví dụ, những người ngủ ít hơn 5 tiếng/đêm mắc chứng “bụng bia” cao gấp 15% so với nhóm ngủ ít nhất 7 tiếng. Một trong những nguy cơ sức khỏe trực tiếp từ béo phì là chứng ngưng thở khi ngủ, thở hổn hển hoặc ngừng thở giây lát khi ngủ. Hiện tượng này được gây ra bởi sự gia tăng chất béo xung quanh vùng cổ, nó chèn ép và làm hẹp đường khí thở vào – ra, nhất là khi nằm ngửa, gây giảm chất lượng giấc ngủ, có ít oxy trong máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn.
6. Phát sinh bệnh tâm thần
Theo nghiên cứu của ĐH Yale (UoY), Mỹ, mặc dù những người béo thường dễ bị cộng đồng trêu đùa, nhưng họ thường bị kỳ thị, nhạo báng và dễ bị bắt nạt ở mọi lứa tuổi, gây giảm lòng tự trọng, phát sinh nhiều bệnh tâm thần như mặc cảm, tự ti, trầm cảm và nặng hơn có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Cụ thể, 40% trẻ em tìm cách điều trị để giảm cân nói rằng họ đã bị bắt nạt hay trêu chọc bởi ngay thành viên trong gia đình, nếu phụ nữ béo phì, mức độ bị kỳ thị càng cao, 72% phụ nữ béo phì được hỏi có ít nhất một thành viên trong gia đình họ nhạo báng. Với nghiên cứu trên, những người xung quanh, thành viên gia đình nên thay đổi cách nhìn, đối xử tốt với người bị béo phì hơn sẽ có lợi, giúp họ giảm cân nhanh, bởi đây là bệnh chứ không phải tật nên cần có sự thông cảm ngay chính trong gia đình.
7. Khó tìm bác sĩ
Cũng theo nghiên cứu của UoY, sau nhạo báng, kỳ thị thì những người béo phì khó tìm bác sĩ để chữa trị bệnh. Cụ thể, 67% đàn ông và phụ nữ thừa cân bị xấu hổ hay bị bắt nạt ngay trong văn phòng bác sĩ, 50% bác sĩ chữa bệnh phát hiện thấy nhóm bệnh nhân béo phì “vụng về, xấu xí, yếu ý chí và dường như không tuân thủ điều trị” và 24% y tá từ chối điều trị bệnh nhân béo phì. Chính điều này làm tăng sự tự ti của người bệnh và thực tế, chính nhóm người này cũng rất ngại đến gặp bác sĩ nên việc điều trị cho chính bản thân gặp nhiều khó khăn.
DS. Chu Trang Nhung
((Theo ABCNews, 4/2016))