Tập luyện
TS. Warner nói rằng tập thể dục đều đặn ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần là “yếu tố quan trọng nhất trong lối sống” để giảm nguy cơ ung thư vú tái phát. Tuy nhiên, chỉ 13% số người sống sót sau điều trị ung thư vú ở Hoa Kỳ đáp ứng mục tiêu hàng tuần đó. Nguyên nhân do người bệnh thường bị mệt mỏi sau một trận đấu căng thẳng với quá trình điều trị bệnh. Nhưng vì tập thể dục làm giảm tình trạng viêm và mức độ kích thích tố có liên quan đến tái phát nên việc tập luyện rất cần thiết và được coi như người phòng vệ tốt nhất trước căn bệnh này.
Duy trì cân nặng
Giảm cân thường là một sự thay đổi lành mạnh nhưng không liên quan chặt chẽ đến giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Tuy nhiên lại có bằng chứng rõ ràng rằng tránh được tăng cân và chấp nhận một chế độ ăn uống lành mạnh trong và sau khi điều trị ung thư vú sẽ có nhiều lợi ích cho cơ thể. BS. Elisa Port, giám đốc phẫu thuật vú tại Trung tâm Vú Dubin của Bệnh viện Mount Sinai và là một nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Ung thư Vú của Mỹ cũng đồng ý rằng, phụ nữ béo phì và thừa cân có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn những người duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Tránh uống quá nhiều
Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Quốc tế về Ung thư cho thấy, những người sống sót sau liệu trình điều trị ung thư vú uống rượu nhiều hơn một lần mỗi ngày có nguy cơ tái phát cao hơn 28% so với nhóm đối chứng. Chính vì vậy, uống một cách có kiểm duyệt, có thể lên tới 3-4 ly mỗi tuần nhưng không nên uống rượu mỗi ngày.
Uống thuốc đều đặn mỗi ngày
Việc tuân thủ các thuốc được kê toa là việc quan trọng nhất để tránh nguy cơ tái phát cho phụ nữ mắc ung thư vú. Nhiều nghiên cứu, bao gồm một bài báo năm 2016 trên Tạp chí Y học New England đã cho thấy, các tác nhân chống estrogen và các chất ức chế aromatase có thể ngăn chặn ung thư vú trở lại. Tuy nhiên, do các tác dụng phụ và các yếu tố khác, rất nhiều phụ nữ ngừng dùng các loại thuốc này, hoặc không dùng theo đúng quy định.
Bổ sung vitamin C và D
Mặc dù các bằng chứng hỗ trợ bổ sung vitamin không nhiều nhưng nhận xét của Warner cho thấy, uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư vú. Mức thấp của vitamin D cũng liên quan đến kết quả ung thư tồi tệ hơn, và do đó uống bổ sung vitamin D có thể có lợi cho các trường hợp mắc loại ung thư này.
Thay đổi cách ăn uống
Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ việc nhịn ăn không liên tục hoặc kéo dài khoảng cách giữa các bữa ăn có thể mang lại những lợi ích sức khoẻ lâu dài. Một nghiên cứu vào năm 2016 đăng trên Tạp chí y khoa JAMA cho thấy, những bệnh nhân ung thư vú không ăn trong 13 giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ tái phát đáng kể so với những phụ nữ nhịn ăn. Để thực hiện điều này không khó, người bệnh có thể ăn bữa cuối cùng của ngày vào lúc 8 giờ tối hôm trước và ăn sáng vào sáng hôm sau lúc 9 giờ.
Uống trà xanh hàng ngày
Mặc dù vẫn chưa được khẳng định nhưng một nghiên cứu tại Nhật Bản đã phát hiện nguy cơ tái phái ung thư vú giảm 31% ở những phụ nữ uống 3 ly trà xanh trở lên mỗi ngày so với những người không uống. Nguyên nhân là do trong trà xanh có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình sản xuất các enzyme có hại cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm lấn và phát triển của các khối ung thư.
Lê Thu Lương
(Theo Prevention)