Viêm loét đại tràng là một bệnh mạn tính. Những người bị bệnh này thường phải dùng thuốc kéo dài để ngăn ngừa tái phát, giảm nguy cơ ung thư đại tràng và cải thiện chất lượng sống. Bệnh có thể gây đau và đôi khi có thể cần phẫu thuật can thiệp nếu các triệu chứng không giảm sau khi điều trị.
Nếu bạn đang bị viêm đại tràng nhẹ hoặc vừa, 4 loại thảo dược dưới đây có thể có tác dụng hỗ trợ.
1. Nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nó còn được thấy là có hiệu quả đối với những bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho bệnh nhân bị bệnh viêm loét đại tràng nhẹ và vừa uống 100ml lô hội trong 4 tuần. Kết quả là có khoảng 70% bệnh nhân đáp ứng với phương pháp này và có dấu hiệu cải thiện.
2. Nước ép mầm lúa mì
Nước ép mầm lúa mì được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa và nhiều bệnh khác từ 30 năm trở lại đây. Trong năm 2002, các bác sĩ phát hiện thấy nước ép mầm lúa mì tươi có hiệu quả làm giảm đáng kể các triệu chứng của viêm loét đại tràng và cũng có thể giảm độ nặng của xuất huyết trực tràng.
Bắt đầu bằng việc sử dụng 20ml nước ép mầm lúa mì tươi mỗi ngày và có thể tăng dần lượng trong giai đoạn 1 tháng. Tuy nhiên, không nên uống quá 100ml nước mầm cỏ lúa mì mỗi ngày.
3. Nghệ
Curcumin là một hợp chất trong nghệ có đặc tính chống viêm. Hợp chất này có thể giảm bài tiết axit từ dạ dày và bảo vệ chống lại các tổn thương như viêm ở thành dạ dày và thành ống tiêu hóa, cũng như loét dạ dày. Một nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng ăn 1g nghệ sau bữa sáng và bữa tối trong vòng 6 tháng có thể giúp phòng ngừa tái phát viêm loét đại tràng. Bạn có thể chế biến nghệ cùng các món ăn hoặc trộn vào nước.
4. Nước ép dứa
Dứa chứa thành phần bromelain, hoạt động như một chất hỗ trợ tiêu hóa và cũng có đặc tính kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy thành phần này cũng có hiệu quả chống lại viêm loét đại tràng. Uống 2 cốc nước ép dứa mỗi ngày sẽ có tác dụng.
BS Cẩm Tú
Theo THS
(Univadis)