Một trong những tình trạng chính là tình trạng liệt dạ dày. Nó thường xảy ra khi dây thần kinh phế vị nhanh chóng kiểm soát dạ dày đang đói, gây tổn thương. Khi nó bị tổn thương, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, thực phẩm lưu lại trong cơ thể trong thời gian lâu hơn cần thiết.
Các triệu chứng liệt dạ dày bao gồm ợ nóng, buồn nôn, nôn, khó kiểm soát đường huyết, trướng bụng, chán ăn và giảm cân. Các triệu chứng này có thể xảy ra ở cả người bị tiểu đường týp 1 và týp 2. Liệt dạ dày cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường huyết.
Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến sự phát triển của nhiễm nấm trong đường ruột, đặc biệt khi bệnh tiểu đường được kiểm soát kém. Nhiễm nấm men trong miệng có thể xuất hiện dưới dạng mảng trắng dày phủ trên lưỡi và họng kèm theo đau và nóng rát. Nếu để kéo dài, nó có thể gây ra tình trạng nhiễm nấm thực quản, gây chảy máu đường ruột, ợ nóng và khó nuốt. Các nhiễm trùng đường miệng có thể được chẩn đoán dễ dàng trong khi nấm candida thực quản cần nội soi để chẩn đoán chính xác. Thật may mắn là điều trị hiệu quả có thể tiêu diệt nấm men.
Những người bị bệnh tiểu đường cũng tăng nguy cơ bị celiac, tình trạng dị ứng với gluten. Điều này dẫn tới viêm và dày niêm mạc ruột non. Mối liên quan giữa tiểu đường và celiac là chưa rõ ràng, tuy nhiên, nó có thể dẫn tới tiêu chảy, giảm cân, kém hấp thu thực phẩm. Những người có tiền sử bị tiểu đường kéo dài thường bị tiêu chảy. Khoảng 20% những người bị tiểu đường báo cáo thường xuyên bị tiêu chảy, điều này là do những rối loạn trong ruột non hoặc đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa là phổ biến ở người bệnh tiểu đường nhưng thường không được nhận biết về thực hành lâm sàng. Thời gian tiểu đường và kiểm soát đường huyết là những yếu tố quyết định chính trong tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn tiêu hóa phổ biến. Nếu bạn bị tiểu đường, cách tốt nhất để tránh các rối loạn tiêu hóa là chú ý tới chế độ ăn uống và kiểm soát đường huyết.
BS Thu Vân
(Theo Timesofindia)