yếu tố – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:01:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png yếu tố – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Gan nhiễm mỡ: cải thiện từ những yếu tố nguy cơ http://tapchisuckhoedoisong.com/gan-nhiem-mo-cai-thien-tu-nhung-yeu-to-nguy-co-13983/ Sun, 05 Aug 2018 06:01:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/gan-nhiem-mo-cai-thien-tu-nhung-yeu-to-nguy-co-13983/ [...]]]>

Nhưng trong bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng và các tổn thương do nó gây ra có thể hồi phục được.

Chức năng của gan trong cơ thể

Gan là tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người. Gan xử lý hầu như tất cả những gì chúng ta ăn hoặc uống vào, đồng thời lọc các chất độc có trong máu. Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nếu gan chứa quá nhiều mỡ. Một điều thú vị là gan có thể tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào cũ bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu các tác nhân có hại liên tục có mặt ở gan thì tổ chức xơ sẽ hình thành và gây nên bệnh xơ gan.

Hiện nay, gan nhiễm mỡ đang ngày càng phổ biến. Khoảng 10-20% dân số Mỹ mắc gan nhiễm mỡ mà không liên quan đến viêm gan hoặc có tổn thương nào khác ở gan. Đa phần các trường hợp gan nhiễm mỡ nằm trong độ tuổi từ 40 – 60. Chúng ta cần phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị thích hợp trước khi có những tổn thương thực sự ở gan.

Gan nhiễm mỡNói không với rượu bia, thuốc lá để phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây gan nhiễm mỡ.

Triệu chứng khi gan bị nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường chỉ là bụng ấm ách và hơi khó chịu. Trên lâm sàng, bác sĩ có thể khám thấy gan của bạn hơi to ra một chút. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan. Lúc đó, các triệu chứng chính sẽ là chán ăn, sụt cân, đau bụng hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da.

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân thường gặp nhất là do rượu. Nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn có những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ mà không thuộc nhóm sử dụng nhiều rượu. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ hoặc chuyển hóa mỡ không kịp, lượng mỡ thừa sẽ tích trữ trong các tế bào gan và gây nên gan nhiễm mỡ. Mặc dù vậy, chế độ ăn giàu chất béo cũng chưa hẳn là nguyên nhân của tình trạng này.

Ngoài rượu còn một số nguyên nhân thường gặp khác như: béo phì; mỡ máu cao; tiểu đường; gene di truyền; sút cân quá nhanh; tác dụng phụ của một số loại thuốc như aspirin, steroids, tamoxifen hay tetracyclin.

Cũng có thể gặp trường hợp gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai. Đây là một biến chứng hiếm gặp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Các triệu chứng xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm: buồn nôn và nôn liên tục; đau vùng hạ sườn phải; vàng da; cảm thấy khó chịu khắp cơ thể. Phụ nữ mang thai sẽ được kiểm tra sàng lọc, dự phòng và điều trị từ sớm. Đa phần các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi sinh và không để lại hậu quả về sau.

Các yếu tố nguy cơ

Như đã nêu ở trên, gan nhiễm mỡ hình thành do sự dư thừa mỡ trong gan, tương tự như khi bạn thừa cân hoặc béo phì. Đái tháo đường týp 2 cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Trong đó, sự tích lũy mỡ ở gan có liên quan tới tình trạng kháng insulin (nguyên nhân phổ biến nhất của đái thái đường týp 2).

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ như: uống nhiều rượu; sử dụng quá liều quy định một số loại thuốc như acetaminophen; mang thai; cholesterol máu cao; hàm lượng triglycerid máu cao; suy dinh dưỡng; hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Các phương pháp chẩn đoán

Gan nhiễm mỡ có thể phát hiện được thông qua thăm khám lâm sàng. Bạn nên kể với bác sĩ về các biểu hiện như bụng ấm ách hay chán ăn, cùng với đó là tiền sử về sử dụng rượu và các loại thuốc.

Xét nghiệm máu: Với xét nghiệm máu, chúng ta có thể đánh giá được sự thay đổi của men gan (men gan tăng). Đây không phải là phương pháp chẩn đoán xác định nhưng rất cần thiết trong việc tìm ra nguyên nhân gây tổn thương gan.

Siêu âm: Hình ảnh của gan nhiễm mỡ trên siêu âm là độ hồi âm của nhu mô gan gia tăng tạo nên hình ảnh đặc trưng gọi là “gan sáng”. Bên cạnh đó còn có một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ. Chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện gan nhiễm mỡ, nhưng chưa đánh giá được đầy đủ chức năng gan và nhiều tổn thương khác.

Sinh thiết: Bác sĩ sẽ gây tê cho người bệnh, sau đó sử dụng một kim sinh thiết để lấy ra mảnh tổ chức gan và đưa đi kiểm tra tế bào học. Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân của gan nhiễm mỡ.

Điều trị – quan trọng nhất là giảm yếu tố nguy cơ

Một điều may mắn là gan nhiễm mỡ thường không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn. Lá gan của chúng ta có khả năng tự hồi phục nên nếu bạn điều trị tốt các yếu tố nguy cơ như: tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình nhiễm mỡ của gan. Còn nếu bạn là một người hay uống rượu thì ở một mức độ nào đấy, việc ngừng rượu sẽ giúp gan khỏi hoàn toàn.

Với gan nhiễm mỡ, chúng ta không cần phải sử dụng thuốc hay phẫu thuật mà điều quan trọng nhất là giảm bớt yếu tố nguy cơ. Sau đây là một số lời khuyên cho các bạn: Hạn chế và tránh các loại đồ uống có cồn; Kiểm soát lượng cholesterol và đường máu; Giảm cân khi bạn bị thừa cân.

Nếu bạn mắc gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc do thói quen ăn uống thì tập thể dục thể thao nhiều hơn là điều không thể thiếu (ít nhất 30 phút mỗi ngày); đồng thời loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe; ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh và ngũ cốc. Bên cạnh đó, hãy thay thế thịt đỏ (ví dụ: thịt bò) bằng những loại thịt có protein ít béo như thịt gà hay cá. Với những bệnh nhân tiểu đường hoặc mỡ máu cao, cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ và đều đặn.

TS.BS. Vũ Đình Triển

((Bệnh viện TWQĐ 108))

]]>
5 Yếu tố làm tăng nguy cơ suy giáp http://tapchisuckhoedoisong.com/5-yeu-to-lam-tang-nguy-co-suy-giap-10988/ Wed, 25 Jul 2018 08:43:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-yeu-to-lam-tang-nguy-co-suy-giap-10988/ [...]]]>

Dưới đây là 5 yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giáp.

Bệnh tự miễn

Một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến của suy giáp là bệnh tự miễn trong đó cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại tuyến giáp dẫn tới giảm bài tiết hormon tuyến giáp. Trong số nhiều bệnh tự miễn, bệnh Grave và viêm tuyến giáp Hashimoto là khá phổ biến.

Thiếu i-ốt

Chế độ ăn thiếu i-ốt là một yếu tố nguy cơ gây suy giáp. Vì phần lớn mọi người hiện nay đã sử dụng muối i-ốt, nguy cơ này đã giảm nhưng ở những khu vực khẩu phần i-ốt thấp, nguy cơ này vẫn cao. Do vậy, hãy dùng muối i-ốt để giảm nguy cơ suy giáp.

Tiểu đường týp 1

Không giống tiểu đường týp 2, tiểu đường týp 1 là bệnh di truyền do tự miễn. Vì vậy, những người bị tiểu đường thanh thiếu niên có nguy cơ cao do kháng thể tự miễn.

Mãn kinh

Vì mãn kinh gây ra nhiều thay đổi hormon trong cơ thể, đặc biệt khi bạn ở độ tuổi 50, nguy cơ suy giáp cũng tăng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị suy giáp tạm thời sau khi mang thai.

Thay đổi tuyến yên

Mặc dù không khá phổ biến, những thay đổi trong hoạt động của tuyến yên có thể dẫn tới giảm bài tiết hormon tuyến giáp. Nguyên nhân là vì tuyến yên điều chỉnh sự bài tiết của TSH (hormon kích thích tuyến giáp), từ đó khiến bạn tăng nguy cơ bị suy giáp.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

]]>
Những yếu tố tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-yeu-to-tang-nguy-co-thoai-hoa-diem-vang-10875/ Wed, 25 Jul 2018 08:19:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-yeu-to-tang-nguy-co-thoai-hoa-diem-vang-10875/ [...]]]>

Tuy nhiên, thoái hóa điểm vàng cũng không loại trừ người trẻ tuổi, hơn nữa căn bệnh này còn có xu hướng trẻ hóa. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Điểm vàng là phần nhạy cảm nhất của võng mạc. Điểm vàng được tạo thành từ hàng triệu tế bào cảm quang giúp mắt nhìn được hình ảnh sắc nét và rất quan trọng đối với thị lực trung tâm. Khi điểm vàng bị thoái hóa, thị lực trung tâm sẽ bị mờ hoặc tối, mắt sẽ nhìn thấy các hình ảnh méo mó, thậm chí là không nhìn thấy.

Bệnh này có hai dạng: thoái hóa điểm vàng khô (chiếm 90%) và thoái hóa điểm vàng ướt (chiếm 10%). Thoái hóa điểm vàng ướt tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là nguyên nhân gây nên 90% tình trạng mất thị lực nặng.

Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng vẫn chưa xác định, nhưng có thể kể ra đây các yếu tố nguy cơ cao dẫn tới thoái hóa điểm vàng.

Hút thuốc

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh xuất bản trong tạp chí Nhãn khoa Anh quốc đã kết luận rằng hút thuốc tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Tổng quan của 17 nghiên cứu khác cho thấy có đủ bằng chứng khoa học để kết luận khói thuốc lá có thể gây thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển thoái hóa điểm vàng, hút thuốc lá là một trong những yếu tố hoàn toàn có thể tránh được.Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa.

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa.

Tuổi tác

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với thoái hóa điểm vàng. 25% người trong độ tuổi từ 65-74 mắc thoái hóa điểm vàng. Trên 75 tuổi, số người mắc bệnh là 33%.

Lịch sử gia đình

Thoái hóa điểm vàng dường như là di truyền trong một số gia đình. Có một số gene truyền lại từ người thân có thể làm cho bạn dễ bị bệnh hơn. Có tiền sử gia đình bị thoái hóa điểm mắt liên quan đến tuổi tác cũng cho thấy làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 50%. Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng, nên đặc biệt chú ý đến các yếu tố nguy cơ khác.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp làm tăng khả năng phát triển thoái hóa điểm vàng. Mắt là một cơ quan tập trung nhiều mạch máu. Kết quả là, sự thay đổi huyết áp ảnh hưởng lớn đến mắt. Tăng huyết áp, cũng như các bệnh tim mạch khác, làm tăng khả năng phát triển thoái hóa điểm vàng.

Béo phì

Thừa cân béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng nặng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều chất béo có trong thực phẩm ăn nhanh như khoai tây chiên, đồ nướng, bánh ngọt và bánh quy có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt.

Chế độ dinh dưỡng thấp

Các chất chống ôxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi bị ôxy hóa, một phần có thể chịu trách nhiệm cho những ảnh hưởng của lão hóa và thoái hóa điểm vàng. Bệnh nhân có lượng hấp thu khoáng chất thấp, chẳng hạn như kẽm và các vitamin chống ôxy hóa, như A, C và E, có nguy cơ bị mất thị lực cao hơn do thoái hóa điểm vàng.

Giới tính nữ

Phụ nữ có nguy cơ cao phát triển thoái hóa điểm vàng hơn so với nam giới. Dường như có mối liên hệ giữa thời kỳ mãn kinh và thoái hóa điểm vàng. Phụ nữ khởi phát mãn kinh sớm cũng gây nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, vì phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn, họ có nguy cơ cao bị mù lòa nếu họ mắc bệnh này.

Chủng tộc

Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người da đen, da màu. Mặc dù chúng ta vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì, nhưng số lượng sắc tố có trong mô thực sự có đóng một vai trò. Bệnh nhân có màu mắt sáng cũng có nguy cơ cao hơn những người có mắt sẫm màu hơn.

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc quá nhiều thời gian với ánh nắng mặt trời mà không có kính bảo vệ mắt khỏi tia cực tím sẽ làm tăng tốc độ phát triển thoái hóa điểm vàng. Do đó, những người thường xuyên làm việc ngoài trời cần đeo kính hạn chế, lọc bớt tia UV, tránh không tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại.

Lời khuyên của bác sĩ

Trong các yếu tố nguy cơ nói trên, chỉ có 4 yếu tố chủng tộc, giới tính, tuổi tác, lịch sử gia đình là không thể thay đổi được. Các yếu tố còn lại có thể kiểm soát và phòng ngừa. Càng tích hợp nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng có khả năng phát triển bệnh. Vì thế hãy đến bác sĩ khi thấy các triệu chứng cùng các yếu tố nguy cơ.

Các triệu chứng thoái hóa điểm vàng bao gồm: mờ mắt; gặp khó khăn trong việc xem xét các chi tiết; nhìn mờ ngay cả trong ánh sáng bình thường; thấy một dấu chấm nhỏ màu đen ở khu vực trung tâm hình ảnh, kích thước tăng dần theo thời gian; hình ảnh với những đường thẳng (như cạnh cửa sổ) bị uốn cong hoặc méo.

 

Để phát hiện bản thân có bị thoái hóa điểm vàng hay không, có thể thực hiện kiểm tra tại nhà như sau: Ngồi trong phòng và nhìn ra khung cửa sổ bằng mắt phải trong khoảng 30 giây (dùng tay che mắt bên trái). 10 giây sau, che mắt phải nhìn bằng mắt trái. Khi bỏ tay ra khỏi mắt, nếu bạn nhìn thấy các cạnh của khung cửa sổ vẫn song song hoặc vuông góc với nhau thì điều đó có nghĩa là mắt bạn không bị thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, nếu như bạn lại nhận thấy rằng các khung cửa bị méo, không còn song song với nhau nữa, đó là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hóa điểm vàng. Bạn nên đi gặp bác sĩ nhãn khoa để được điều trị sớm.

 

BS. Nguyễn Ánh Ngọc

]]>
Những yếu tố đẩy nhanh tốc độ lão hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-yeu-to-day-nhanh-toc-do-lao-hoa-10854/ Wed, 25 Jul 2018 08:17:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-yeu-to-day-nhanh-toc-do-lao-hoa-10854/ [...]]]>

Dưới đây là những yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ lão hóa mà bạn cần tránh.

Tinh thần suy sụp

Stress, trầm cảm, lo âu và phiền muộn có thể gây ra sự suy sụp về tinh thần từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể.

Chế độ ăn không lành mạnh

Thói quen ăn uống xấu có thể kích thích stress oxy hóa trong cơ thể do các gốc tự do có hại. Một chế độ ăn không lành mạnh có thể dẫn tới tổn thương da, hình thành nếp nhăn và thậm chí là ung thư. Hấp thu những thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh và các thực phẩm theo mùa giúp duy trì sự trẻ trung và chống lại quá trình lão hóa.

Ngủ thất thường

Ngủ thất thường cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa. Một người phải có giấc ngủ ngon kéo dài 6-8 giờ mỗi đêm. Mô hình giấc ngủ không hợp lý có thể gây quầng thâm ở mắt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thiếu ngủ có thể làm tinh thần mất tỉnh táo và dẫn đến lão hóa sớm.

Hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc và nghiện rượu chắc chắn đẩy nhanh quá trình lão hóa. Chúng làm suy giảm chức năng của các cơ quan chính như thận và phổi. Chúng cũng góp phần gây ra các nếp nhăn. Vì vậy, hút thuốc và uống rượu nhiều khiến da mất đi độ đàn hồi và chảy xệ.

Thiếu những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Những thực phẩm ít chất chống oxy hóa kích thích quá trình lão hóa sớm. Những thực phẩm ít chất chống oxy hóa có thể giảm khả năng trung hòa gốc tự do của thực phẩm dẫn tới tổn thương da.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

]]>
4 yếu tố không ngờ gây béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/4-yeu-to-khong-ngo-gay-beo-phi-10618/ Wed, 25 Jul 2018 07:25:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-yeu-to-khong-ngo-gay-beo-phi-10618/ [...]]]>

Theo thời gian, thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ đối với nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh tim mạch chuyển hóa. Bạn có thể tìm hiểu xem bạn thừa cân hoặc béo phì và liệu sức khỏe của bạn có nguy cơ bằng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI) và đo chu vi vòng eo của bạn. Bên cạnh chỉ số BMI và vòng eo, có một số dấu hiệu dưới đây có thể cảnh báo sớm bạn có nguy cơ bị béo phì.

Để tính BMI của một người, chia trọng lượng của người đó (tính bằng kilôgam) cho bình phương của chiều cao (tính bằng mét). Ví dụ, nếu bạn nặng 70 kg và cao 1,75 mét, chỉ số BMI của bạn là 70/(1,75 x 1,75), tức là 22,9. Chỉ số BMI được đánh giá cụ thể như sau: Lý tưởng (bình thường) BMI là 18,5 đến 22,9kg/m2; Chỉ số BMI từ 23-24,9 kg/m2 là thừa cân; Chỉ số BMI từ 25kg/m2 trở lên là béo phì. Bạn càng béo phì, càng có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Thức ăn nhanh và đồ uống có ga gây béo phì.

Thức ăn nhanh và đồ uống có ga gây béo phì.

Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm

Ngoài việc ngủ đủ giấc ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm và các chứng rối loạn khác, ngủ đủ giấc mỗi tối còn có thể ngăn ngừa tăng cân và béo phì. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng ngủ 7-9 giờ mỗi đêm là cần thiết để gặt hái những lợi ích sức khỏe của một giấc ngủ ngon, trong đó có liên quan đến phòng ngừa bệnh béo phì. Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ có cơ hội tự sửa chữa và phục hồi. Nếu không có đủ thời gian để thực hiện tự sửa chữa và phục hồi trong thời gian kéo dài, kết quả các hormon liên quan stress và các yếu tố viêm khác sẽ được tăng cường giải phóng. Một trong những hormon chính liên quan stress là cortisol, được giải phóng để đối phó với stress mạn tính. Chính cortisol làm tăng lượng glucose vào trong máu để có thể cung cấp thức ăn cho não nhằm đối phó với stress mạn tính. Tuy nhiên, tác dụng phụ không mong muốn của tác động cortisol là khuynh hướng gây tăng cân. Sự tăng cân, theo thời gian, có thể chuyển thành béo phì. Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Vì vậy đối với những người đang cố gắng giảm cân, ngủ đủ giấc sẽ làm tăng cơ hội thành công với việc giảm cân.

Bạn ăn tại nhà ít hơn 7 lần mỗi tuần

Chúng ta đã biết rằng ở các quốc gia tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh có liên quan mạnh đến dịch bệnh béo phì. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang khám phá ra nhiều lợi ích mang lại khi ăn ở nhà. Nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. ở Boston, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng những người ăn trung bình 11-14 bữa trưa và bữa tối được chuẩn bị ở nhà mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh béo phì và đái tháo đường týp 2 thấp hơn 13% so với những người ăn không đến 6 bữa trưa và bữa tối chuẩn bị ở nhà mỗi tuần.

Đi làm bằng ôtô mỗi ngày

Phương thức vận chuyển đi lại là một yếu tố được tìm thấy có liên quan đến thừa cân và béo phì, và nó liên quan đến lối sống ít vận động. Trong một nghiên cứu năm 2017 xem xét chế độ đi làm qua các bản tự báo cáo cá nhân trong nhóm nghiên cứu, phương tiện đi lại được phân loại là phương tiện vận chuyển ô tô cá nhân và phương tiện vận chuyển công cộng của hơn 15.000 cư dân của Vương quốc Anh, kết quả cho thấy những người đi làm bằng phương tiện vận chuyển công cộng đã giảm đáng kể chỉ số khối cơ thể (BMI) so với những người sử dụng phương tiện vận chuyển ôtô cá nhân. Những người đi bộ hoặc đi xe đạp tất cả hoặc một phần của con đường đến nơi làm việc, sau đó tiếp tục sử dụng phương tiện công cộng có chỉ số BMI thấp hơn và  có tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể thấp hơn so với những người đi làm việc chỉ sử dụng xe ôtô riêng.

Di truyền từ cha mẹ

Trong khi các yếu tố liên quan lối sống có thể thay đổi được thì yếu tố di truyền gia đình lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Một số mối liên kết di truyền liên quan với chứng béo phì đã được phát hiện. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng gen FTO có thể cho thấy xu hướng phát triển chứng béo phì ở thanh thiếu niên. Bệnh béo phì đã được tìm thấy mang tính kế thừa ở một số gia đình. Ủy ban chuyên gia liên quan đến dự phòng, đánh giá và điều trị béo phì ở trẻ em và thiếu niên đã ghi nhận: “Các nghiên cứu song sinh đã chứng minh rõ ràng là có nguy cơ di truyền trong chứng béo phì”. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mức độ béo phì của bố mẹ có thể rất quan trọng và đã cho thấy có một mối liên hệ giữa béo phì ở cha mẹ và chứng béo phì phát triển sau đó ở thế hệ con cái; Nói cách khác, con cái của bố mẹ béo phì có nguy cơ cao trở nên bị béo phì. Bạn có nhiều khả năng bị béo phì nếu bố hoặc mẹ của

bạn bị béo phì hoặc cả hai bố mẹ đều béo phì. Điều này phần nào có thể là do vừa  học thói quen ăn uống xấu của bố mẹ bạn và vừa do thừa kế gene gây béo phì ở bố mẹ.

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>
7 yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/7-yeu-to-nao-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre%cc%89-10061/ Wed, 25 Jul 2018 05:00:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-yeu-to-nao-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre%cc%89-10061/ [...]]]>

7 yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

 

Yếu tố di truyền:

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, bên cạnh di truyền thì chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng. Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…

Thời kỳ mang thai và sinh đẻ:

Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)… để con phát triển khỏe.

Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.

Sai lầm trong việc nuôi con:

Chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt… là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.

 

Để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi

Để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi

 

Thói quen ít vận động, đi ngủ muộn:

Các bậc cha mẹ ngày nay chăm sóc con quá kỹ: không cho con tự vận động, đi đâu cũng đưa đón, trẻ ít vận động ngoài trời và ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì chơi thể thao, tập thể dục các môn giúp tăng chiều cao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông… Bên cạnh đó, mọi gia đình có khuynh hướng ngủ muộn (sau 22 giờ) làm rút ngắn giấc ngủ sâu. Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn.

Môi trường sống:

Xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, trẻ hút thuốc thụ động, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

Dậy thì sớm:

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Thừa cân, béo phì:

Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.

Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, bạn phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Chính yếu tố dinh dưỡng kết hợp với môi trường và lối sống đã đưa đến sự cải thiện về chiều cao chứ không phải yếu tố di truyền.

 

BS. Nguyễn Minh Thư

]]>