y tá – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 31 Oct 2018 15:28:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png y tá – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nguyên nhân nào gây tăng men gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-nao-gay-tang-men-gan-16662/ Wed, 31 Oct 2018 15:28:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-nao-gay-tang-men-gan-16662/ [...]]]>

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của con người. Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson’s Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan kỳ diệu. Tuy thế, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ khi bị tổn thương quá nặng, gan bị “sưng phồng” lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau “tưng tức” hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới thì bệnh nhân mới nhận ra triệu chứng.

Chức năng chuyển hóa nhiên liệu

Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa chất khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, nên gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu khác sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau…

Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan chế biến và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.

Chuyển hóa đường

Ðường là nguồn năng lượng chính cho não, hồng huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào gan. Trong thời gian “nhịn ăn” này, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho não. Khi gan có van đề, thì khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự tăng giảm thất thường của chất đường trong máu.

Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau: Đường đơn, đường đôi và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức mà không cần phải biến chế hoặc thay đổi. Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi. Một trường hợp ngoại lệ là nho, một loại trái cây chứa đựng nhiều glucose (một loại đường đơn) nhất. Ðường đôi như lactose (đến từ sữa), sucrose (đến từ các loại đường mía, đường củ cải cũng như đa số các loại trái cây) cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ. Nhiều người Việt Nam, vì thiếu phân hóa tố lactase, nên không thể tiêu hóa được chất sữa. Những người này thường bị sình bụng, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy sau mỗi lần uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm pha chế từ sữa như bơ, cheese, v.v.

Tinh bột cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai… Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau. Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.

Chuyển hóa chất béo

Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà. Vì thế, khi gan bị tổn thương, “nhà” sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ. Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và chế biến các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ. Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt nâu (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua …

Bào chế và  thoái biến chất đạm

Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích, chất albumin này là những “xe vận tải” chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan có vấn đề, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thũng. Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu. Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

Thanh lọc độc tố

Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ tan trong nước sẽ được loại qua thận. Những độc tố tan trong mỡ, sẽ được chế biến bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan có vẩn đề, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.

Tổng hợp chất mật

Chất mật sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Do vậy khi gan có vấn đề thì khả năng sản xuất chất mật sẽ từ từ giảm dần, gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, khi có bệnh ở gan, bệnh nhân sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác “lang thang” trong máu. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một “bộ phận siêu việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài…

BS.Lê Anh Tiến

]]>
Dị ứng có gây tăng men gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/di%cc%a3-ung-co-gay-tang-men-gan-15839/ Thu, 06 Sep 2018 14:44:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di%cc%a3-ung-co-gay-tang-men-gan-15839/ [...]]]>

Đặng Văn Trọng ([email protected])

Theo thư em viết thì không biết em có thừa cân không, vì những người gan nhiễm mỡ thường là người béo hoặc uống nhiều bia rượu (còn gọi bụng phệ – bụng bia). Với người thừa cân, xét nghiệm triglycerit cao tức có tăng mỡ máu thì siêu âm gan sẽ thấy hình ảnh gan nhiễm mỡ. Nếu gan nhiễm mỡ nhẹ, chức năng gan bình thường thì không có gì đáng lo, chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống cân đối, nhiều rau quả và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên thì sau 3-6 tháng các chỉ số sẽ ổn định. Nếu gan nhiễm mỡ trên 40% thì cần điều trị thuốc kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện. Trường hợp của em do sử dụng một số thuốc nên men gan có thay đổi là đúng, nếu ngừng thuốc thì men gan sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, không biết em có đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội hoặc da liễu, hay tự chữa dị ứng. Vì vậy, lời khuyên là em nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định để tránh những biến chứng đáng tiếc. Vì một số thuốc có thể độc với gan, do đó gây tăng men gan. Còn bệnh trào ngược dạ dày, em nên khắc phục bằng cách không nên nằm ngay sau ăn, không nên ăn quá no, không uống nhiều bia rượu. Nếu thừa cân, cần thực hiện chế độ giảm cân. Định kỳ khám sức khỏe 1năm /lần.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Viêm sụn nắp cấp: Bệnh lý tai mũi họng không thể coi thường http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-sun-nap-cap-benh-ly-tai-mui-hong-khong-the-coi-thuong-14186/ Mon, 06 Aug 2018 06:26:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-sun-nap-cap-benh-ly-tai-mui-hong-khong-the-coi-thuong-14186/ [...]]]>

Bệnh lý vùng sụn nắp

Sụn nắp nằm ngay dưới đáy lưỡi, vùng hạ họng. Bệnh lý sụn nắp hay gặp nhất là viêm sụn nắp cấp, ngoài ra còn có thể gặp u nang sụn nắp, lao sụn nắp.

U nang sụn nắp là một khối u lành tính, có thể được coi là một loại u lành tính, do tắc những đường dẫn lưu của các tuyến vùng sụn nắp gây ra các khối gọi là u nang. Nếu khối này nhỏ, không gây biểu hiện ảnh hưởng tới sinh hoạt như nuốt vướng thì có thể không cần can thiệp. Khi khối u nang sụn nắp phát triển, ảnh hưởng tới chức năng nuốt hoặc gây thay đổi giọng nói, khó thở… lúc này khối u có chỉ định phẫu thuật để loại bỏ.

Lao sụn nắp thường đi kèm với lao thanh quản và lao phổi vì sụn nắp là một phần của cấu trúc thanh quản. Niêm mạc sụn nắp phù nề, bề mặt nhiều giả mạc bẩn. Biểu hiện thường kèm theo liệt dây thần kinh hồi quy trái, dây thanh nề, đỏ, bẩn. Tuy nhiên, nếu có điều trị khỏi cũng gây biến dạng sụn nắp.

Viêm sụn nắp cấpCấu tạo và vị trí của sụn nắp: Nắp sụn nhỏ rất mỏng nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn không cho thức ăn vào khí quản.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phù nề sụn nắp

Viêm sụn nắp cấp có thể do 2 nhóm nguyên nhân chính:

Nhiễm khuẩn: người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae (25%), Streptococcus pneumoniae, do virut như herpes simplex virus (HSV) và nấm Candida, Aspergillus.

Không do nhiễm khuẩn: thay đổi nhiệt độ xảy ra sau khi nuốt các đồ ăn quá nóng hoặc hít phải hơi nóng (như cocain hoặc cần sa được đốt nóng), uống rượu, côn trùng cắn gây phản ứng dị ứng phù nề, xạ trị vùng đầu cổ cũng có thể gây ra tình trạng viêm phù nề sụn nắp.

Bên cạnh viêm nhiễm, việc uống rượu bia là một yếu tố thuận lợi xuất hiện viêm sụn nắp cấp và bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ yếu liên quan đến dị ứng thức ăn hoặc đồ uống gây viêm thượng thanh môn cấp. Bệnh viêm sụn nắp cấp có kèm theo bệnh đái tháo đường, viêm nhiễm vùng tiểu khung hoặc phối hợp cả hai bệnh trên.

Nuốt đau, thở rít và giọng nói bị thay đổi – Coi chừng!

Người bệnh sẽ thấy cảm giác điển hình là đau họng và nuốt đau. 50% số bệnh nhân có giọng ngậm hột thị. Có thể xuất hiện các triệu chứng: tăng tiết đờm dãi, có thở rít và tắc nghẽn đường hô hấp. Sốt cao nếu do nguyên nhân nhiễm khuẩn, trường hợp không phải do nhiễm khuẩn thì có thể có sốt nhẹ hoặc không sốt. Bệnh nhân thường ít khi ho.

Khám hạ họng thanh quản thấy: phù nề vùng sụn nắp, hẹp phễu thanh thiệt và sụn  phễu. Sụn nắp có thể viêm nề nhiều tạo hình ảnh “mõm cá mè”. Có thể có viêm loét hay viêm mủ thanh thiệt. Áp-xe thanh thiệt cũng có thể gặp. Một số trường hợp phù nề băng thanh thất.

Có thể gây tử vong tức thì nếu không được xử trí kịp thời

Diễn biến viêm sụn nắp cấp tiến triển theo 2 xu hướng: Tiến triển nhanh tới tắc nghẽn đường thở gây tử vong nếu không được xử trí can thiệp kiểm soát đường thở; Tiến triển nhẹ dần đi nếu không có tắc nghẽn đường thở và các triệu chứng sẽ hết dần sau vài ngày.

Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở trong viêm thượng thanh môn cấp đã được nhắc đến là: tuổi cao, đái tháo đường, khởi bệnh nhanh (trong vòng 16 giờ), thay đổi giọng nói, ứ đọng xuất tiết, mạch nhanh, bạch cầu trong máu tăng cao, có ổ áp-xe.

Về điều trị

Điều trị ngoại khoa: để kiểm soát đường thở, có hai phương pháp được áp dụng hiện nay là đặt nội khí quản và mở khí quản. Nếu đặt nội khí quản thất bại có thể có nguy cơ tử vong do co thắt. Bệnh nhân cần mở màng nhẫn giáp hay mở khí quản cấp cứu.

Điều trị nội khoa: Kháng sinh Cephalosporin thế hệ III hoặc Amoxicillin + acid clavulanic là những kháng sinh đầu tay trong điều trị viêm thượng thanh môn cấp. Liệu trình điều trị từ 7 – 10 ngày. Corticoid có vai trò quan trọng trong việc giảm phù nề của đường thở. Có thể dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch kết hợp với khí dung.

TS.BS. Phạm Thị Bích Đào

]]>
Màu của ráy tai báo hiệu những bất thường về tình trạng sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/mau-cua-ray-tai-bao-hieu-nhung-bat-thuong-ve-tinh-trang-suc-khoe-10849/ Wed, 25 Jul 2018 08:16:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mau-cua-ray-tai-bao-hieu-nhung-bat-thuong-ve-tinh-trang-suc-khoe-10849/ [...]]]>

Màu của ráy tai báo hiệu những bất thường về tình trạng sức khỏe

 

Ráy tai, còn được gọi là cerumen, là một chất tiết tích tụ trong ống tai ở hầu hết các động vật có vú, bao gồm cả con người. Ráy tai có chức năng bôi trơn giúp sóng âm truyền đi dễ dàng, ngăn ngừa côn trùng nhỏ, bụi bẩn, vi khuẩn,… xâm nhập vào tai.

 

  1. Màu vàng: Nếu bạn nhận thấy ráy tai có màu vàng, hơi ướt và dính, điều đó có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng sức khoẻ hoàn hảo, ống tai không bị nhiễm trùng.

  2. Màu xám: Ráy tai có màu xám, ướt và dính, đó là những bụi bẩn được lấy ra cùng ráy tai. Nhưng nếu ráy tai có màu xám, khô và giòn, kèm theo cảm giác ngứa, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh chàm bội nhiễm.

  3. Màu vàng nhạt: ráy tai màu vàng nhạt thường thấy ở trẻ dưới 8 tuổi. Tuy nhiên nếu người trưởng thành có ráy tai màu vàng nhạt thì đó là dấu hiệu thiếu vitamin B nhẹ.

  4. Màu nâu tối: Nếu ráy tai có màu nâu tối và dính, có thể do cơ thể toát nhiều mồ hôi. Bạn nên kiểm tra xem có mắc bệnh cao huyết áp hoặc cholesterol cao hay không.

  5. Màu nâu tối, thành mảng dày: Nếu ráy tai có màu nâu tối, thành mảng dày, có thể là do rối loạn hormon do căng thẳng và lo lắng.

  6. Ướt và chảy ra ngoài: nếu bạn thấy ráy tai quá lỏng, chảy ra ngoài, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương màng nhĩ và cần sự chăm sóc y tế.

  7. Ráy tai có máu: Nếu bạn nhận thấy dấu vết của máu trong ráy tai, đó có thể là một dấu hiệu của tổn thương màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai nghiêm trọng.

    BS. Tuyết Mai

    (theo Univadis/Boldsky)

    ]]>