y học cổ truyền – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 23 Jul 2018 17:15:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png y học cổ truyền – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Da động vật làm thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/da-dong-vat-lam-thuoc-2119/ Wed, 18 Jul 2018 04:43:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/da-dong-vat-lam-thuoc-2119/ [...]]]>

Da trâu

Da trâu cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo theo cách ngâm da trâu vào nước vôi trong 1 ngày đêm. Sau đó, rửa sạch, luộc chín, rồi cắt nhỏ, nấu với nước xâm xấp và sôi liên tục trong 1 ngày, 1 đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô cách thủy thành cao đặc, tên thuốc là minh giao. Dược liệu có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận táo, có công dụng trị phong thấp, chân tay đau nhức, tiểu són, động thai, thổ huyết.

Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng cao da trâu trong những trường hợp sau:

Chữa đau vú: keo da trâu nấu với ít giấm cho tan, rồi đắp dán.

Chữa động thai: keo da trâu 20g, tầm gửi cây dâu 50g, lá ngải cứu 12g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

Chữa thổ huyết, băng huyết, đái ra máu: cao da trâu 4g, sợi bông 4g, đốt thành tro uống trong ngày.

Sản phụ bị rong huyết do cơ năng: cao da trâu 20g, ngải cứu tươi 15g, ngũ bội tử 15g tán bột. Sắc ngải cứu lấy nước, bỏ bã, thái cao da trâu cho vào đun loãng ra, rồi hòa với bột ngũ vị tử, uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu són: cao da trâu, vỏ hàu (nung đỏ), lộc nhung, tang phiêu diêu (sao với rượu), liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ nếp hoàn viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 viên với nước muối pha ít rượu vào lúc đói.

Chữa rong kinh, băng huyết: cao da trâu 10g, muội nồi 8g, cao ích mẫu 3g, trộn đều, uống với nước đun sôi để nguội.

Chữa phong thấp, chân tay đau nhức: da trâu 40g, ngâm nước cho mềm, cắt nhỏ, trộn nước cốt gừng, nấu nhỏ lửa cho đặc quánh. Để nguội, phết thuốc lên giấy, dán vào chỗ đau.

Thuốc cầm máu theo kinh nghiệm dân gian: da trâu khô đốt thành than, tán nhỏ, rắc vào nơi tổn thương.

Da rắn

Da rắn còn gọi là xác rắn lột được lấy từ nhiều loại rắn, nhưng tốt nhất là rắn ráo. Dùng sống hoặc phun rượu cho ướt đều, ủ cho ấm rồi sao nhẹ cho khô. Dược liệu có vị ngọt mặn, hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giải độc.

Da động vật làm thuốcDa rắn (xác rắn lột) chống viêm, chữa bệnh trĩ.

Chữa viêm họng: Xác rắn lột cho vào ống tre, đốt lấy khói xông vào cổ họng.

Thuốc đắp chữa nhọt cứng sần (không có mủ): xác rắn lột cắt nhỏ, sao qua, tán bột, tẩm với rượu cho thành bánh, đắp vào nơi tổn thương

Chữa bệnh ngoài da, đầu vú bị nứt nẻ: xác rắn 100g đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn; củ ráy dại 100g, nghệ vàng 100g để tươi, thái mỏng, cho vào dầu vừng, rán khô, bỏ bã. Trộn bột xác rắn lột với dầu các dược liệu, bôi hàng ngày.

Chữa bệnh trĩ: xác rắn lột 1 cái, lá cam sành 1 nắm, phơi khô, đốt thành than, tán bột, hòa với nước cơm bôi.

Đồng bào Thượng ở Tây Nguyên lại dùng xác rắn lột nấu nước uống chữa da khô, ngứa ngáy, hay bong vảy.

Da lừa

Da lừa nấu thành cao gọi là a giao hay cao da lừa thường được dùng làm thuốc bổ. Theo Đông y, a giao có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 3 kinh: phế, can, thận. A giao có tác dụng dưỡng huyết, chữa hư hao gầy gò, xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu, chảy máu cam… với liều dùng hàng ngày là 6-12g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc trong các trường hợp sau:

Chữa tăng huyết áp, kinh nguyệt nhiều: a giao 6g, bồ hoàng 5g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.

Chữa ho ra máu: a giao 8g sao cho phồng, đơn bì 12g, bạch linh 6g, mạch môn 12g; sơn thù, trạch tả tẩm muối sao, hoài sơn mỗi vị 16g, thục địa 60g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, làm viên 10g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên.

Chữa đại tiện ra máu: a giao 12g sao cho phồng, đương quy 8g, xích phục linh 8g, hoàng liên 12g, hoàng nghiệt 6g sao đen, ô mai 6g, gừng nướng thành than 4g, xích thược 2g. Sắc uống.

Trị huyết nhiệt, tiểu ra máu: a giao 4g sao phồng, sinh địa 8g, hoàng cầm đã sao 20g, trắc bá diệp (sao) 4g. Sắc uống sau bữa ăn.

DS. Đặng Văn Nam

]]>
Trị gan nhiễm mỡ bằng y học cổ truyền http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-gan-nhiem-mo-bang-y-hoc-co-truyen-928/ Wed, 18 Jul 2018 02:37:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-gan-nhiem-mo-bang-y-hoc-co-truyen-928/ [...]]]>

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý hay gặp trong xã hội hiện đại và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi lượng mỡ ở gan đạt 5% khối lượng cơ thể, bệnh nhân sẽ được đánh giá là mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Để chữa trị, y học cổ truyền chia ra các thể lâm sàng của bệnh gan nhiễm mỡ như sau:

Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc

Triệu chứng: Đau tức vùng hạ sườn phải, tức ngực, khó chịu, mệt mỏi, hay thở dài, chán ăn, buồn nôn, và với những thay đổi về cảm xúc tăng hoặc giảm, gan sưng, to, lưỡi đỏ sẫm, rêu nhờn mỏng, xung mỹ bí ẩn.

Pháp điều trị: Sơ can lý khí hóa đàm.

Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia vị: Sài hồ 12g, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp nhiệt trở trệ

Triệu chứng: Hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng, da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ,.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang: Chỉ thực 12g, sài hồ 8g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, đại hoàng 3g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát,  đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị gan nhiễm mỡ bằng y học cổ truyềnCác vị trong bài thuốc Đại sài hồ thang thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

 

Đàm thấp trở trệ

Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm, tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả vùng bụng căng đầy.

Pháp điều trị: Hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc.

Bài thuốc: Nhị trần thang hợp Bình vị tán: Thương truật 12g, cam thảo (sao) 4g, hậu phác 12g, trần bì 8g, bạch linh 16g, bán hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ hư thấp trệ

Triệu chứng: Thể trạng bệu, hay mệt, đoản khí hay ra mồ hôi, ăn kém, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt bệu, mạch hư nhược.

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí, táo thấp hóa trọc.

Bài thuốc: Sâm linh bạch truật thang: Đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 16g, phục linh 12g, ý dĩ nhân 12g, biển đậu 12g, liên nhục 12g, cát cánh 8g, sa nhân 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can tỳ lưỡng hư

Triệu chứng: Đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải, bụng đầy trướng, đại tiện phân không thành khuôn, người mệt mỏi, váng đầu, bụng lạnh, ăn uống rất kém, chân tay không có lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ dương, dưỡng can lý khí.

Bài thuốc: Hoàng kì 10g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, đương quy 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát, bạch thược 12g, sài hồ 10g, chích cam thảo 4g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khí trệ huyết ứ

Triệu chứng: Hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, viêm gan mạn tính hoặc có thể chất âm hư hỏa vượng, đau tức hạ sườn, ấn đau, ăn kém mệt mỏi, lưỡi tím kèm ban xuất huyết, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Pháp điều trị: Nhu can lý khí, hoạt huyết hóa ứ.

Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang: Đương qui 12g, đào nhân 12g, chỉ xác 8g, sài hồ 8g, cát cánh 8g, ngưu tất 12g, sinh đại hoàng 6g, hồng hoa 8g, xích thược 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, tăng cường ăn rau xanh, đậu, chú ý dùng các loại rau quả có vị chua. Theo đông y vị chua cải thiện được chức năng gan mật, tăng tiết dịch mật, tốt cho tiêu hóa.

Một số loại thực vật tốt cho người bị gan nhiễm mỡ như: Táo mèo, yến mạch, ngô, tảo bẹ, tỏi, hành tây, táo tây, khoai lang, cà rốt, quả sung.

PGS.TS.BSCKII. Dương Trọng Nghĩa

]]>