xương khớp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:32:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png xương khớp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ứng phó với bệnh gout http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-pho-voi-benh-gout-14272/ Tue, 07 Aug 2018 05:32:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-pho-voi-benh-gout-14272/ [...]]]>

Bệnh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa khác (béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu…) và các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim…) vốn được coi là những hiểm họa của loài người…

Những biểu hiện của bệnh

Bệnh do tăng acid uric máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, có thể kéo dài 20-40 năm mà không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên. Đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh.

Cơn viêm khớp gout cấp:

Lúc đầu thường là những cơn gout rất điển hình, thể hiện ở khớp ngón I bàn chân (chiếm 75%) , các khớp khác chiếm 25% ( khớp cổ chân, gối, cổ tay, khuỷu…. )

Người bệnh bị đau đột ngột dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết… ở một khớp, thường xảy ra về đêm kèm theo triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24 – 48 giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. Càng về sau đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp, đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động…

Ứng phó với bệnh goutTriệu chứng thường gặp của bệnh gút.

Biểu hiện toàn thân: Người bệnh có thể sốt, rét run, cứng gáy, mệt mỏi…

Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí >10 năm. Càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại. Các cơn viêm khớp cấp xảy ra liên tiếp và không khi nào dứt cơn.

Viêm khớp gout mạn:

Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp…

Các biểu hiện toàn thân khác: Thiếu máu, suy thận mạn tính do các acid uric lắng đọng dưới dạng muối urate ở nhu mô thận. Hiện tượng suy thận lúc đầu tiềm tàng, hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng, tăng dần, chậm nhưng chắc và sẽ không hồi phục, đây là nguyên nhân chính làm tử vong và giảm tuổi thọ cho bệnh nhân gout; sỏi thận do acid uric lắng đọng ở ống thận; tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn lipid máu …

Nguyên nhân gây tăng acid uric

Tăng acid uric trong máu: Do nội sinh (tăng tổng hợp các purin do các quá trình phá hủy các nhân tế bào) và ngoại sinh (do phân hủy các thức ăn có chứa purin), do giảm thải acid uric khỏi cơ thể (acid uric niệu < 800 mg/24h) hoặc do kết hợp cả tăng sản xuất acid uric và giảm thải acid uric.

Về lối sống và điều kiện kinh tế xã hội: Tăng lượng tiêu thụ bia, rượu ở cộng đồng; tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirine cho các bệnh lý tim mạch; tăng sử dụng chế độ ăn giầu purin; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa và béo phì; gia tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi…

Ứng phó thế nào?

Gout là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị và phòng bệnh với 3 mục đích:

Khống chế các đợt viêm khớp Gout cấp: Bằng các thuốc kháng viêm giảm đau, với nguyên tắc dùng sớm, dùng liều cao và ngắn ngày.

Ngăn ngừa tái phát các đợt viêm khớp bằng cách làm hạ và duy trì  acid uric máu ở mức cho phép (< 300 micromol/L hay < 5 mg/dL).

Điều chỉnh bằng chế độ ăn uống: Hạn chế các thức ăn chứa nhiều nhân purin như  phủ tạng động vật (tim, gan, thận, óc…), các loại thịt đỏ, trứng  vịt lộn, cá chích, cá đối, cá mòi, các loại rau mầm, nấm…; dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi, nước suối có gas; bằng thuốc chống tổng hợp acid uric hay thuốc tăng thải acid uric ra ngoài

Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo (nếu có) như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch vành… Giảm và kiểm soát cân nặng…

Nếu được chẩn đoán sớm bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phác đồ điều trị chuẩn.

PGS. TS.BS. Lê Anh Thư

]]>
Ðau khớp gối – Dấu hiệu bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-13665/ Sun, 05 Aug 2018 05:23:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-13665/ [...]]]>

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở đầu gối. Một số là biểu hiện thường gặp và ít nghiêm trọng, một số trường hợp lại đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều trị đau đầu gối sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Quan trọng là phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để chẩn đoán đau đầu gối, vì một số nguyên nhân cần phải điều trị lâu dài để chữa lành hoàn toàn. Nguyên nhân có thể gây ra đau ở đầu gối bao gồm:

Chứng chuột rút

Khi bị chuột rút thường gây đau đằng sau đầu gối. Hiện tượng chuột rút xảy ra khi cơ bắp quá căng thẳng. Sự căng cơ này có thể là do cơ làm việc quá mức mà không được thư giãn, nghỉ ngơi. Căng cơ quá mức có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau của đầu gối. Chẳng hạn có thể cảm thấy một cơn co thắt ở đùi hoặc khoeo chân. Cảm giác giống như một cơn co cơ đột ngột, đau đớn. Đau có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút và có thể từ khó chịu đến đau nghiêm trọng.

Cũng có các nguyên nhân khác gây ra chuột rút bao gồm: mất nước, nhiễm trùng uốn ván, bệnh gan, độc tố trong máu cao, một số vấn đề về thần kinh. Phụ nữ đang mang thai cũng có thể bị chuột rút chân như là một tác dụng phụ bình thường của thai kỳ.

U nang bao hoạt dịch

Khớp gối được bao bọc bởi bao khớp như một túi khép kín. Túi này được che phủ bên trong nhờ màng hoạt dịch. Khi bị chấn thương, bao hoạt dịch có thể tăng tiết dịch một cách quá mức gây tràn dịch khớp gối. Nó có thể thoát vị ra phía sau của gối, đó là u nang bao hoạt dịch còn được gọi là nang Baker (Baker’s cyst). Triệu chứng là đau, căng ở vùng hố khoeo. Nang lớn có thể gây chèn ép thần kinh vùng khoeo chân (nhưng rất hiếm). Các nang có thể phát triển với kích thước của một quả bóng bàn gây cảm giác áp lực ở sau đầu gối, có thể gây cảm giác ngứa rát, đau châm chích.

Ðau khớp gối - Dấu hiệu bệnh gì?Đau ở đầu gối có thể chỉ cần nghỉ ngơi, băng chun tại gối nhưng cũng có khi phải kiểm tra tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối xảy ra do tai nạn, chấn thương, thoái hóa khớp gối… Ngoài ra, người mắc một số bệnh lý khác như bệnh gout, viêm gân, viêm bao hoạt dịch khớp gối, u nang… cũng có thể bị viêm khớp gối. Người bị viêm khớp gối sẽ có các triệu chứng như đau nhức ê ẩm ở khớp gối, đau tăng khi chơi thể thao, lên xuống cầu thang, đau nhiều khi thời tiết thay đổi, đầu gối phát ra tiếng kêu khi di chuyển, cử động khớp gối khó khăn. Viêm khớp gối có thể gây sưng nóng đỏ khớp gối, cứng khớp…, hiện tượng này có thể xuất hiện, mất đi, lặp lại theo chu kỳ.

Vận động viên chạy đường dài, người thường xuyên tập chạy cũng có thể mắc các triệu chứng tương tự do hoạt động quá mức, xương bánh chè, xương chày và xương đùi phải chịu quá nhiều áp lực, ma sát nhiều khiến lớp sụn khớp giữa các xương này dần bị bào mòn, trở nên xù xì thô ráp. Xương ở nơi này dày lên, hình thành các gai xương quanh viền khớp. Điều này gây hiện tượng đau ở khớp gối và hội chứng Runner.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để tránh đau đầu gối, tốt nhất là tránh những chấn thương trực tiếp vào khớp gối. Không nên cử động khớp gối đột ngột như gập gối, vặn xoắn gối, nhảy từ trên cao xuống… Khi đau đầu gối có thể điều trị tại nhà giảm nhẹ các triệu chứng như chườm đá khi bị sưng, hạn chế vận động, để chân nghỉ ngơi, băng chun gối,… Tuy nhiên, nên đến bác sĩ khi đau không giảm, không gập hoặc duỗi được chân, đau chân kèm theo khó thở…

 

Bệnh lý này cần được điều trị sớm bởi có thể gây nhiều nguy cơ. Cụ thể là bệnh viêm khớp gối sẽ ngày càng trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời, khớp dần bị biến dạng, teo cơ xảy ra và còn có thể gây nhiều biến chứng liên quan tới các cơ quan khác như tim mạch…

Chấn thương cơ gân khoeo

Các cơ gân khoeo là một nhóm ba cơ bắp chạy dọc theo mặt sau của đùi từ hông đến ngay dưới đầu gối. Khi bất kỳ một trong những cơ này kéo dài vượt quá giới hạn của nó trong quá trình hoạt động thể chất, chấn thương có thể xảy ra. Người dễ bị chấn thương này là vận động viên (chạy, nhảy, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt…), người tập yoga. Cũng có thể gặp chấn thương cơ gân khoeo khi chạy, nhảy quá mức hoặc dừng đột ngột hay bắt đầu tập luyện lại.

Chấn thương cơ gân khoeo có thể nhẹ không tổn thương quá nhiều. Tuy nhiên, những chấn thương nặng có thể gây đau đớn, khiến không thể đi bộ hoặc thậm chí đứng. Các triệu chứng khác của chấn thương cơ gân khoeo gồm: đau đột ngột và nghiêm trọng khi tập thể dục, cùng với cảm giác giật lên đột ngột; đau ở mặt sau của đùi và phần mông dưới khi đi bộ, thẳng chân hoặc cúi xuống; nhão cơ; bầm tím. Khi gặp những triệu chứng này cần đi khám bác sĩ sớm.

Rách sụn chêm

Sụn chêm nằm lót dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Có hai sụn chêm nằm phía trong và phía ngoài khớp gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Rách sụn chêm có thể xảy ra khi khớp gối bị gập đột ngột hay gối bị vặn xoắn đột ngột trong tai nạn giao thông, chuyển hướng đột ngột trong khi di chuyển, chạy… Ban đầu có thể chưa có biểu hiện nhưng vài ngày sau gối dần dần sưng lên và cảm giác mất linh hoạt gối. Người bệnh có cảm giác đau gối, sưng và hạn chế vận động gối, khớp gối bị kẹt hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi vận động, gối không thể duỗi hết tầm. Rách sụn chêm có thể trầm trọng đến mức phải phẫu thuật. Vì thế nên khám ngay chuyên khoa khi có dấu hiệu bị rách sụn chêm.

Tổn thương dây chằng chéo khớp gối

Các chấn thương dây chằng chéo trước hoặc sau thường xảy ra do đang chạy thì dừng hoặc do thay đổi hướng đột ngột hoặc chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, sau một cú nhảy từ trên cao rơi tiếp đất không thuận… Tương tự như rách sụn chêm, một chấn thương dây chằng chéo có thể gây đau và sưng. Sưng đau sẽ hết dần dù không được điều trị, tuy nhiên tổn thương này có thể nặng (đứt hoàn toàn) gây lỏng khớp gối, teo cơ, thoái hóa khớp gối.

Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nhiều người bị DVT cảm thấy đau hơn khi đứng. Đau thường gặp ở chân và đầu gối. Các triệu chứng khác của DVT có thể bao gồm: da chỗ viêm có màu đỏ, cảm thấy ấm khi áp tay vào; khu vực viêm bị sưng; chân bị ảnh hưởng thấy m ỏi, yếu; các tĩnh mạch bề mặt nổi rõ.

Các yếu tố nguy cơ của DVT có thể bao gồm thừa cân,  tuổi già, hút thuốc lá. Những người có  lối sống tĩnh tại cũng có thể bị chứng DVT. DVT cần được điều trị, vì nó có thể trở nên trầm trọng hơn nếu cục máu đông vỡ ra trong huyết mạch. Nên khám bác sĩ nếu bị sưng, đỏ và đau chân. Nếu bạn bị sưng, đau chân cùng với khó thở hay đau ngực tăng khi hít sâu, hãy đến phòng cấp cứu. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là huyết khối tĩnh mạch sâu. Đó là tình trạng nguy cơ cục máu đông bị bong ra và di chuyển theo tĩnh mạch để đến phổi.

BS. Nguyễn Hoàng

]]>
Vị thuốc chữa bệnh từ rắn http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-thuoc-chua-benh-tu-ran-2262/ Wed, 18 Jul 2018 04:49:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-thuoc-chua-benh-tu-ran-2262/ [...]]]>

Trong các loài rắn, rắn độc chiếm khoảng 25% tổng số, có thể kể đến như hổ mang bành, mai gầm, cạp nia, rắn lục, hổ trâu, hổ lửa, rắn biển… Rắn thường, không có nọc độc như: rắn ráo, rắn dọc dưa, rắn nước… Các bộ phận cơ thể rắn đều được sử dụng để làm thuốc như sau:

Nọc độc của rắn có ở móc độc là hai răng cửa nhọn hơi quặt vào nơi hàm trên,  tuyến tiết nọc ở phía trước móc độc sau môi trên, nhìn từ phía ngoài sau hai u mắt. Khi rắn cắn, răng phập vào, môi trên ép xuống, nọc chứa sẵn trong tuyến bị ép ra. Chất độc nọc rắn gọi chung là zootoxin, có các độc tố crotelotoxin, ophyotoxin, các alcaloid, protein, enzym…, gây độc chủ yếu là những hợp chất chứa N, có tính kiềm và hoạt tính sinh học mạnh hơn cả so với các chất tự nhiên. Tây y dùng nọc rắn với liều lượng thích hợp dưới dạng thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh, sưng khớp, viêm cơ. Nọc rắn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Nọc còn có tác dụng giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối của bệnh.

Mật rắn (thường gọi đởm xà), được chế biến bằng cách dùng một ít trần bì tẩm mật rắn đem sấy, làm đi làm lại nhiều lần, cuối cùng sấy khô, tán bột. Có thể chế bằng cách buộc chặt túi mật rồi tẩm rượu, phơi âm can cho khô, làm 3 lần trong 3 ngày, rồi treo lên cho đến khi khô kiệt để dùng. Mật rắn vị ngọt, cay, không đắng, tác dụng hạ sốt, giảm đau, tiêu đờm giảm ho, nhất là trị hen suyễn ở trẻ em rất tốt.

Vị thuốc chữa bệnh từ rắnXương rắn, huyết rắn làm mạnh gân cốt, trị bệnh khớp.

Huyết rắn (huyết xà) tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận làm mạnh gân cốt. Chữa lưng đau, gối mỏi, sinh lý yếu, thường dùng pha rượu uống.

Xương rắn: Đập chết rắn, đem chôn, sau 3 tháng lấy xương sống, rửa sạch sao vàng cho vào túi vải ngâm rượu, có thể ngâm chung với một số vị thuốc khác, dùng trị phong thấp hiệu quả.

Da rắn (xà thoái):  Dùng xác lột con rắn. Thành phần hóa học chứa kẽm oxide, titan oxide. Xà thoái vị ngọt, mặn, tính bình, quy kinh can, tỳ tác dụng khu phong, chỉ kinh, tiêu sưng, sát trùng, lui màng mộng. Điều trị các chứng co giật ở trẻ, phong ngứa ngoài da, mắt màng nội chướng, dùng ngoài (sao cháy) trị đinh nhọt, lở loét, trĩ rò, lở ngứa, ung sưng, loa lịch.

Mỡ rắn tác dụng bài độc, sinh cơ, làm chóng lên da non, điều trị các trường hợp bỏng lửa, chốc đầu, nứt nẻ da chân, thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.

Thịt rắn được chế biến bằng cách chặt bỏ đầu đuôi, loại bỏ phủ tạng, thịt rắn giàu chất đạm, là nguồn cung cấp các acid amin, dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp. Theo Đông y thịt rắn vị ngọt, tính ấm quy kinh can, tỳ, có tác dụng bổ dưỡng, trừ phong thấp, đau nhức xương khớp, tê mỏi, gai đôi cột sống, thoái hóa khớp, chứng ngứa ngoài da nhất là ngứa kinh niên như  bệnh chàm (eczema).

Rượu rắn được sử dụng như một loại thuốc bổ dưỡng. Dùng rượu 400 ngâm kín với rắn khô hoặc tươi đều được, song phải chế biến chặt bỏ đầu đuôi, tạng phủ, giữ lại mật cho vào rượu ngâm cùng. Ngâm tươi thời gian tối thiểu là 3 tháng. Ngâm khô dùng rắn cắt khúc, nướng vàng, ngâm chừng 1 tháng là có thể dùng được. Theo kinh nghiệm cổ truyền rượu rắn thường được hạ thổ, bằng cách chôn bình rượu xuống đất, lấp kín 3 tháng 10 ngày đào lên sử dụng. Rượu sẽ có mùi thơm đặc biệt và tác dụng bổ dưỡng tăng lên nhiều. Đó là vì trong lòng đất tác động của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) làm gia tăng phản ứng ester hóa giữa rượu và các acid amin. Sản phẩm ester tạo ra mùi thơm cho rượu, lượng acid amin tham gia phản ứng càng nhiều, thúc đẩy mạnh sự phân cắt (thủy phân) protein làm tăng thành phần bổ dưỡng trong rượu. Rượu rắn thường được ngâm phối hợp với một số vị thuốc bổ khác như thục địa, nhân sâm, hà thủ ô, đương quy, xuyên khung, đỗ trọng, thỏ ty, kỷ tử, hoàng kỳ. Các dược liệu phải ngâm riêng rồi lấy dịch chiết pha chung rượu rắn để uống. Rượu rắn tác dụng tốt trong những trường hợp thận dương suy kém, đau xương khớp, viêm, đau dây thần kinh ngoại biên, suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương, di tinh, tảo tiết, trí lực thần kinh suy giảm. Những người huyết hư sinh phong không nên dùng.

DS. Phạm Hinh

]]>