xuất huyết giảm tiểu cầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 31 Dec 2018 04:55:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png xuất huyết giảm tiểu cầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Điều trị chứng xuất huyết giảm tiểu cầu http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-chung-xuat-huyet-giam-tieu-cau-17586/ Mon, 31 Dec 2018 04:55:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-chung-xuat-huyet-giam-tieu-cau-17586/ [...]]]>

(Nguyễn Dũng Tuấn – Long An)

Hiện nay, điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não. Phác đồ điều trị ở người lớn và trẻ em khác nhau.

Corticosteroid được lựa chọn thường gặp nhất cho chứng giảm tiểu cầu do miễn dịch. Thường dùng thuốc ngày một lần đển giúp nâng số lượng tiểu cầu, dùng trong 1 – 2 tuần và giảm liều dần dần trong 4 – 8 tuần tiếp theo. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ cần phải được theo dõi chặt, đặc biệt nếu dùng lâu. Sau một thời gian dùng ngắn hạn, có thể người bệnh bị kích ứng đường tiêu hóa (đau dạ dày) cùng với những tác dụng phụ khác về rối loạn giấc ngủ, tăng cân, đỏ mặt, tiểu nhiều, giảm đậm độ xương, mụn trứng cá…). Bên cạnh tác dụng phụ, còn có thể gặp bất lợi khác với thuốc này, đó là tiểu cầu sẽ giảm xuống trở lại khi ngưng dùng thuốc.

Phẫu thuật nếu bị chứng giảm cầu do miễn dịch và các điều trị khác không làm tăng được mức tiểu cầu cần thiết thì có thể xem xét đến chỉ định mổ cắt bỏ lá lách. Lá lách là cơ quan phá hủy tiểu cầu nên việc cắt bỏ này giúp tiểu cầu tồn tại lâu hơn. Nhưng cắt bỏ lách thì làm cơ thể bị mất đi một cơ quan giúp chống nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lên cao nhất trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật.

Ngoài ra còn có thể dùng thuốc nhóm điều trị sinh học. Thuốc tấn công tế bào bạch cầu B, loại bạch cầu phá hủy tiểu cầu; thường dùng trong giảm tiểu cầu do miễn dịch thay cho điều trị steroid và không thể phẫu thuật cắt lá lách. Thuốc cũng được dùng trong trường hợp đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách nhưng tiểu cầu vẫn còn thấp. Tác dụng phụ của thuốc là sốt, ớn lạnh, yếu cơ, buồn nôn, đau đầu, suy giảm miễn dịch…

Tiêm globulin miễn dịch đường tĩnh mạch nếu không thể tăng tiểu cầu với steroid hoặc không dung nạp thuốc hoặc tiểu cầu giảm sau khi ngưng điều trị thì có thể bệnh nhân được chỉ định tiêm globulin. Ưu điểm của cách điều trị này là tăng tiểu cầu rất nhanh, tuy nhiên sự tăng này chỉ tạm thời. Tác dụng phụ của thuốc gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt, ớn lạnh.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-xuat-huyet-giam-tieu-cau-13347/ Thu, 02 Aug 2018 15:01:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-xuat-huyet-giam-tieu-cau-13347/ [...]]]>

(Hoàng Anh Tuấn – An Giang)

Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng không hình thành cục máu đông được. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng, nếu bị thiếu tiểu cầu nhiều sẽ gây chảy máu khi bị chấn thương hoặc chảy máu tự phát ở mắt, nướu răng hoặc bàng quang. Ở người khỏe mạnh thì số lượng tiểu cầu từ 150.000 – 400.000 trên một microlit, được xem là giảm tiểu cầu khi số lượng dưới 150.000. Thường giảm tiểu cầu không gây ra triệu chứng nào nếu nhẹ.

Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu

Khi giảm tiểu cầu nặng thì gây ra một số triệu chứng như: xuất huyết niêm mạc (thường gặp là chảy máu mũi hoặc nướu răng, kết mạc mắt, tiểu ra máu, đi cầu phân đen, ở phụ nữ có thể gặp rong kinh …); Chảy máu không cầm được khi bị cắt da, mệt mỏi, lách to, vàng da; chấm xuất huyết dưới da (kích thước bằng đầu kim ở chân, không đối xứng) hoặc xuất huyết thành cục dưới da; vết bầm tím ngoài da (do xuất huyết dưới da biến đổi từ đỏ sang tím rồi vàng).

Nếu giảm tiểu cầu nặng có thể gây mất máu nhiều sau khi chấn thương (té ngã). Chẩn đoán tình trạng giảm tiểu cầu chính xác nhất là bằng xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi hoặc làm tủy đồ qua kim sinh thiết. Ở trẻ em, bệnh khởi phát đột ngột sau khi nhiễm siêu vi vài tuần trước. Thường gặp ở trẻ từ 3 – 5 tuổi, thường là tình trạng nhẹ và tự giới hạn. Trên 70% các trường hợp bệnh tự hồi phục cho dù có hoặc không điều trị.

Ở người lớn thì bệnh khởi phát âm thầm, hay gặp ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi, hầu hết bệnh chuyển thành mãn tính và không tự lui bệnh. Hiện nay, điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não.

Bs.CkII. Đặng Minh Trí

]]>