xoắn tinh hoàn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 04:26:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png xoắn tinh hoàn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mất tinh hoàn vì chẩn đoán nhầm bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-tinh-hoan-vi-chan-doan-nham-benh-3295/ Thu, 19 Jul 2018 04:26:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-tinh-hoan-vi-chan-doan-nham-benh-3295/ [...]]]>
zxzxzxz

Xoắn tinh hoàn nếu điều trị muộn dễ dẫn đến vô sinh do tinh hoàn rất nhanh bị hoại tử.

Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM), cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện cuối tuần qua trong tình trạng hai tinh hoàn đã bị tổn thương nặng.

“Nguyên nhân dẫn đến tổn thương là do chứng xoắn tinh hoàn. Bệnh nhân đến bệnh viện quá muộn khiến tinh hoàn đã teo lại không thể cứu chữa nên phải cắt bỏ”, bác sĩ Dũng nói.

Người nhà cho biết, thấy hai bên mang tai của cậu con trai sưng to, sau đó cậu than đau bìu, nghĩ bệnh quai bị nên đến thầy lang chữa trị. “Chữa được hai ngày thì em thấy đau nhiều ở tinh hoàn nên vào bệnh viện”, bệnh nhân nói.

Các bác sĩ cho biết, xoắn tinh hoàn là bệnh thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì (10-15 tuổi). Tinh hoàn xoắn khiến máu không đến được, khiến tinh hoàn rất nhanh hoại tử. Bệnh có biểu hiện đau đột ngột một bên bìu, sưng to vùng này và thường kèm theo ói.

Thời gian vàng điều trị là trong 6 giờ đầu tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu đến sớm, hầu hết bệnh nhân cứu được tinh hoàn. Vào viện trong khoảng 6-12 giờ sau đau, khả năng cứu còn 50%. Đến bệnh viện sau một ngày sẽ không cứu được.

Thiên Chương

]]>
Teen nên cẩn trọng với chứng đau tinh hoàn http://tapchisuckhoedoisong.com/teen-nen-can-trong-voi-chung-dau-tinh-hoan-3287/ Thu, 19 Jul 2018 04:26:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/teen-nen-can-trong-voi-chung-dau-tinh-hoan-3287/ [...]]]>
sasasa

Xoắn cuống treo tinh hoàn dễ gây hoại tử tinh hoàn do thiếu máu.

Thạc sĩ – bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu cuối tuần qua trong tình trạng đau dữ dội. Thăm Bác sĩ xác định tinh hoàn bên trái của bệnh nhân đã bị hoại tử.

“Nguyên nhân do cuống tinh hoàn bị xoắn khiến máu không thể đến được để nuôi. Phần hoại tử buộc phải cắt bỏ. May mắn là bệnh nhân vẫn còn một bên để sản sinh tinh trùng”, bác sĩ Dũng nói.

Bố bệnh nhân cho biết, con trai ông đang khỏe mạnh thì bỗng dưng đau ở bìu. “Chúng tôi cho là cháu bị viêm nhiễm do không giữ gìn vệ sinh tốt nên chỉ mua kháng sinh ở nhà thuốc uống mà không đi khám. Đến ngày thứ 5 thì cháu đau dữ dội nên mới đến bệnh viện”.

Theo bác sĩ Dũng, đây không phải là ca bệnh cá biệt. Mỗi năm, khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân tiếp nhận hàng chục trường hợp tương tự. Hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn do không nghĩ đến chứng xoắn tinh hoàn.

Hơn một tháng trước, cậu học sinh lớp 11 nhà ở Bình Phước nhập viện trong tình trạng đau tinh hoàn cũng phải cắt bỏ “kho tinh binh”. Cậu bị xoắn tinh hoàn nhưng lại nghĩ quai bị nên chỉ đến thầy lang điều trị.

Bệnh nhân cho biết, “túi bi” đau kéo dài, sau đó hai bên mang tai nhức và sưng to. “Em chịu đựng gần hai ngày mới dám báo cho bố mẹ. Nghi bệnh quai bị nên em đến thầy lang ở gần nhà chữa trị, nhưng càng chữa chỗ ấy càng đau nhiều hơn”, thiếu niên này nói.

Trước đó không lâu, cũng tại Bệnh viện Bình Dân, một học sinh lớp 10 ở Tây Ninh mắc chứng xoắn tinh hoàn đã phải cắt bỏ một bên “bi” do nhập viện quá muộn. “Một bên tinh hoàn của em đã hoại tử do thiếu máu nuôi phải cắt bỏ”, bác sĩ Dũng nói.

Theo bác sĩ Dũng, xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành, thấy nhiều hơn ở tuổi dậy thì (khoảng 65% ở độ tuổi 12-18). Bệnh do tinh hoàn tự xoay quanh trục treo (thừng tinh) làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu đến nuôi tinh hoàn. Biểu hiện ban đầu của bệnh là bất ngờ đau tinh hoàn, thường xảy ra một bên, sau đó sưng. Nhiều bệnh nhân còn kèm theo chứng khó chịu, buồn nôn.

Hiện y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân của bệnh xoắn tinh hoàn. Một trong những yếu tố dẫn đến bệnh là sự chuyển đổi nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Chưa có bằng chứng cho thấy vận động quá mức như chạy nhảy là nguyên nhân khiến xoắn tinh hoàn.

Theo bác sĩ Dũng, nguy hiểm nhất là việc phát hiện và điều trị muộn. “Thời gian chữa trị thành công là sau 6 giờ phát bệnh. Sau nửa ngày, khả năng chữa lành chỉ còn 75%, sau một ngày tỷ lệ thành công chỉ còn 20% và chậm hơn nữa thì thường phải tháo bỏ tinh hoàn”, bác sĩ Dũng cho biết.

Từ những đặc điểm của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa Nam học khuyên phụ huynh và nam giới trong độ tuổi dậy thì phải đặc biệt chú ý. Khi có dấu hiệu đau tinh hoàn thì phải đến bệnh viện khám ngay.

Trung Hào

]]>
Xoắn tinh hoàn, thanh niên phải cắt bỏ bộ phận sinh tinh http://tapchisuckhoedoisong.com/xoan-tinh-hoan-thanh-nien-phai-cat-bo-bo-phan-sinh-tinh-3253/ Thu, 19 Jul 2018 04:23:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xoan-tinh-hoan-thanh-nien-phai-cat-bo-bo-phan-sinh-tinh-3253/ [...]]]>

Bệnh nhân cho hay, lúc đầu anh thấy một bên tinh hoàn tưng tức, sau đau nhiều hơn cả hai bên. Anh mua thuốc giảm đau uống nhưng cơn đau ngày càng tăng, quyết định về TP HCM khám thì đã quá muộn.

xoan-tinh-hoan-1369623749_500x0.jpg
Chứng xoắn khiến máu không đến được để nuôi tinh hoàn. Bộ phận này sẽ hoại tử hoàn toàn sau một ngày phát bệnh. Ảnh minh họa: Childrenscolorado

Theo các bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, khi anh Thành đến bệnh viện, cả hai tinh hoàn đã hoại tử do thiếu máu nuôi. Nguyên nhân được xác định do chứng xoắn dây treo tinh hoàn. “Không thể cứu vãn, chúng tôi đành phải dùng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt cả hai tinh hoàn cho bệnh nhân”, thạc sĩ – bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân nói.

Bác sĩ Dũng cho biết, đây không phải là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận ca xoắn tinh hoàn nhập viện muộn phải cắt bỏ “bi”. “Hầu hết bệnh nhân thấy đau thì nghĩ tinh hoàn bị va đập hoặc mắc bệnh quai bị, mà không biết có nguy cơ hỏng cơ quan sinh sản “, bác sĩ Dũng nói.

Xoắn tinh hoàn là bệnh thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì (10-15 tuổi). Tinh hoàn xoắn khiến máu không đến được, rất nhanh hoại tử. Bệnh có biểu hiện đau đột ngột một bên bìu, sưng to và thường kèm theo ói.

Thời gian vàng điều trị là trong 6 giờ đầu tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu đến viện sớm, hầu hết bệnh nhân cứu được tinh hoàn. Vào viện trong khoảng 6-12 giờ sau đau, khả năng cứu còn 50%. Nhập viện sau một ngày sẽ không thể cứu được bộ phận sinh tinh binh. Những người bị cắt bỏ tinh hoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong chuyện sinh sản.

Thiên Chương

* Tên bệnh nhân đã thay đổi

]]>
Mất một tinh hoàn vì chậm đi khám http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-mot-tinh-hoan-vi-cham-di-kham-3109/ Thu, 19 Jul 2018 03:49:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-mot-tinh-hoan-vi-cham-di-kham-3109/ [...]]]>

Vừa được mổ cấp cứu cắt một bên tinh hoàn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hôm qua, chàng thanh niên 23 tuổi vẫn chưa hết sốc vì tình trạng bệnh diễn biến bất ngờ của mình.

Trước đó, khi mới đau, anh đi khám nhưng không phải ở chuyên khoa nam học. Anh nói với bác sĩ mình bị đau cả lưng, hông và mới tập gym nên được chẩn đoán là giãn dây chằng lưng và cho thuốc uống. Sau mấy ngày uống thuốc mà bìu vẫn không bớt đau, anh tìm đến bác sĩ nam khoa, kết quả siêu âm xác định xoắn tinh hoàn, phải mổ cấp cứu vì vùng này đã hoại tử. 

Theo bác sĩ Bắc, xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp cứu, nếu được chẩn đoán sớm và xử trí trong vòng 6 giờ tính từ lúc có biểu hiện đau thì có thể khắc phục được và giữ nguyên tinh hoàn. Trường hợp bệnh nhân vào viện muộn sau một ngày thì thường phải cắt bỏ vì tinh hoàn bị xoắn khiến máu không đến nuôi được, hoại tử rất nhanh. Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Phòng khám nam khoa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết đây là một trường hợp rất đáng tiếc vì bệnh nhân còn trẻ, chưa có gia đình, con cái nhưng không thể cứu vãn được chức năng một bên tinh hoàn vì đã quá muộn.

Theo bác sĩ, xoắn tinh hoàn không phải là bệnh hiếm và khó chữa nhưng số ca phát hiện và xử lý muộn khá nhiều. Lý do là nhiều bạn trẻ e ngại, không đi khám sớm khi có dấu hiệu đau bìu hoặc khám không đúng chuyên khoa, dễ bị chẩn đoán nhầm. Xoắn tinh hoàn có biểu hiện đặc trưng là đau cấp tính vùng bìu – khá giống với triệu chứng của tình trạng viêm tinh hoàn. Tuy nhiên có thể phân biệt hai bệnh này dựa trên một số dấu hiệu như:Bác sĩ cho biết, xoắn tinh hoàn hay gặp ở trẻ trai tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây tình trạng này nhưng có một số yếu tố thuận lợi cho bệnh như giai đoạn cơ bìu hoạt động mạnh (khi dậy thì), chạy nhảy nhiều, chấn thương vùng kín, thời tiết lạnh (cơ bìu phải co lại để sưởi ấm cho tinh hoàn). Các yếu tố này chỉ có tính chất thúc đẩy xoắn xảy ra trên các tinh hoàn có bất thường về giải phẫu.

– Viêm tinh hoàn, bệnh nhân thường bị sốt, còn trường hợp xoắn tinh hoàn thì không kèm sốt.

– Nếu xoắn tinh hoàn, khi dùng tay nâng lên thì vùng này càng đau hơn; còn viêm thì đau sẽ bớt đi.

– Ở trường hợp bị xoắn, tinh hoàn thường nằm cao, còn khi viêm tinh hoàn nằm thấp phía dưới.

Để khẳng định chắc chắn tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân siêu âm màu. Nếu hình ảnh siêu âm cho thấy không có đường mạch vào nuôi dưỡng tinh hoàn thì có thể xác định đúng là bệnh nhân bị xoắn bộ phận này.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc cho biết, thông thường khi cắt đi một bên tinh hoàn, bên còn lại sẽ phát huy hết khả năng để bù đắp cho bên bị mất. Tuy nhiên, nếu như tinh hoàn còn lại không hoạt động tốt thì người bệnh sẽ giảm khả năng sinh sản do tinh trùng ít, chất lượng kém. Ngoài ra, việc thiếu hụt hoóc môn do một bên tinh hoàn hoạt động không tốt còn khiến bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới đời sống tình dục sau này. Quan trọng hơn cả là việc cắt bỏ tinh hoàn khiến nam giới dễ tự ti, mặc cảm.

Vương Linh

]]>