võng mạc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 10 Aug 2018 04:46:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png võng mạc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tắc tĩnh mạch võng mạc do đâu? http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-tinh-mach-vong-mac-do-dau-15010/ Fri, 10 Aug 2018 04:46:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-tinh-mach-vong-mac-do-dau-15010/ [...]]]>

Tôi đi khám soi đáy mắt, được chẩn đoán tắc tĩnh mạch võng mạc do tăng huyết áp. Xin hỏi bác sĩ vì sao như vậy, cách phòng và trị thế nào?

Phạm Văn Chương (Quảng Ninh)

Tắc tĩnh mạch võng mạc là tình trạng một tĩnh mạch của võng mạc bị nghẽn. Lúc này, sự lưu thông máu ở vùng bị tắc sẽ gây ứ trệ làm các chất trong mạch máu thoát ra khỏi thành mạch, đi vào võng mạc gây phù nề võng mạc, giảm thị lực.

Biểu hiện thường gặp nhất khi bị tắc tĩnh mạch võng mạc là người bệnh đột ngột thấy mờ mắt, tiếp đến là hiện tượng ruồi bay. Nguyên nhân gây ruồi bay là do khi tĩnh mạch võng mạc bị tắc, trên võng mạc có thể xuất hiện những mạch máu mới. Những mạch máu mới này rất dễ vỡ và khi vỡ gây chảy máu ở bên trong mắt tạo nên hiện tượng ruồi bay.

Ngoài ra, có thể người bệnh thấy đau trong mắt (tuy ít gặp hơn) nhưng khi thấy triệu chứng đau trong mắt tức là đã bị biến chứng tăng nhãn áp.

Khi bị tắc tĩnh mạch võng mạc, nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bị cườm nước, xuất huyết trong mắt, bong võng mạc, mù. Tất cả những biến chứng này đều có thể ngăn ngừa trong trường hợp phát hiện và điều trị sớm.

Vì vậy, để phòng ngừa các tổn thương mạch máu của mắt cũng như các cơ quan khác như tim, thận và não người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường…, cần định kỳ khám đo huyết áp và đường huyết đồng thời dùng thuốc đều đặn theo đơn.

Bên cạnh đó, người bệnh nên kiểm tra mắt thường xuyên tại chuyên khoa mắt sẽ giúp bác sĩ theo dõi được mức độ nặng của huyết áp để có biện pháp phòng ngừa, điều trị tích cực.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Ánh sáng xanh và sức khỏe con người http://tapchisuckhoedoisong.com/anh-sang-xanh-va-suc-khoe-con-nguoi-14255/ Tue, 07 Aug 2018 05:21:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/anh-sang-xanh-va-suc-khoe-con-nguoi-14255/ [...]]]>

Hơn nữa, ánh sáng xanh còn góp phần gây khô mắt vì nó có năng lượng cao nhất so với các bước sóng ánh sáng khả kiến khác.

Ánh sáng xanh có từ đâu?

Mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là lúc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Tuy nhiên, trong nhịp sống “không có màn đêm” của các thành phố “không ngủ” như hiện nay, các thiết bị do con người tạo ra cũng không ngừng phát ra tia sáng xanh mà chúng ta không hề chú ý tới; đó là các thiết bị chiếu sáng rất quen thuộc như: đèn huỳnh quang – một trong những thiết bị chiếu sáng trong nhà chủ yếu của mọi gia đình; đèn LED – thành phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử có thể phát sáng mà chúng ta sử dụng hằng ngày như màn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng…

Lượng ánh sáng xanh phát ra bởi các thiết bị nhân tạo không đáng kể như lượng ánh xanh có trong bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, thời gian và khoảng cách mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử khiến cho các bác sĩ mắt và nhà chăm sóc sức khỏe lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người do chúng gây ra.

Khi con người tiếp xúc với nguồn bức xạ khổng lồ một cách dễ dàng lại chính là một nguy cơ tiềm ẩn. Bởi vì, về đêm, ánh sáng phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể chúng ta (chu kỳ ngày – đêm, chu kỳ giấc ngủ và thời gian tỉnh táo), giấc ngủ bị ảnh hưởng và tệ hơn nữa, các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì và sự thoái hóa sớm của đôi mắt.

Ánh sáng xanh và sức khỏe con ngườiMàn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng… phát ra tia sáng xanh

Các ánh sáng có màu sắc khác nhau gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Sóng ánh sáng xanh – loại ánh sáng rất có lợi vào ban ngày, lại là kẻ gây hại nguy hiểm vào ban đêm. Sự phổ biến của các màn hình phát sáng (màn hình điện thoại, máy tính…) cũng như các bóng đèn tiết kiệm năng lượng đang tăng dần nguy cơ con người tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm.

Thời gian và khoảng cách
mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người

 

Có phải ánh sáng xanh lúc nào cũng có hại?

Ánh sáng xanh không phải lúc nào cũng có hại, một số thời điểm tiếp xúc với ánh sáng xanh đặc biệt có lợi. Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng khả kiến năng lượng cao giúp thúc đẩy sự “làm mới”, hỗ trợ chức năng ghi nhớ, nhận thức và tăng cảm hứng. Trong đó, ánh sáng xanh còn giúp cân bằng chu kỳ sinh học của cơ thể. Thậm chí các liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý. Điều quan trọng là thời điểm tiếp xúc trong ngày. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì chu kỳ sinh học khỏe mạnh nhưng nếu lượng ánh sáng xanh quá nhiều vào ban đêm, điều đó thật sự gây hại.

Giảm thiểu ánh sáng xanh được không?

Mặc dù ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nó lại là giải pháp cho các quan ngại về môi trường, nhu cầu về thắp sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ. Đèn huỳnh quang và đèn LED tiết kiệm năng lượng hơn các thiết kế đèn dây tóc cũ, nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn. Vì vậy chúng ta không đơn giản có thể giảm thiểu ánh sáng xanh bằng việc ngưng sử dụng các thiết bị trên.

Về đêm, ánh sáng phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể chúng ta

 

Richard Hansler, một nhà nghiên cứu ánh sáng ở ĐH Carroll, Cleveland, ghi lại rằng đèn dây tóc cũ tạo ra ít ánh sáng xanh và luôn thấp hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Tính chất vật lý của đèn huỳnh quang không thể thay đổi, nhưng lớp phủ bên trong chúng có thể làm giảm lượng sáng xanh. Đèn LED có hiệu suất cao hơn đèn huỳnh quang, nhưng chúng tạo ra một lượng ánh sáng xanh tương tự như đèn huỳnh quang. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ưu tiên sử dụng cách chiếu sáng bằng đèn LED hơn là đèn huỳnh quang.

 

Bạn có thể làm gì?

– Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kỳ sinh học và quá trình tổng hợp melatonin.

– Tránh nhìn vào màn hình sáng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.

– Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, hãy nên mang một cặp kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng bước sóng xanh và lục.

– Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp bạn dễ ngủ vào buổi tối cũng như thúc đẩy quá trình “làm mới” của cơ thể.

 

ThS. TRẦN HOÀI LONG

]]>