vô kinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 12:45:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vô kinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nguyên nhân và cách chữa trị vô kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-vo-kinh-12378/ Thu, 26 Jul 2018 12:45:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-vo-kinh-12378/ [...]]]>

Trong đời người phụ nữ, kinh nguyệt tồn tại khoảng 35-40 năm và thường kết thúc không còn kinh nữa ở tuổi 45-50 hoặc hơn một chút, lúc đó không gọi là vô kinh mà là mãn kinh. Vô kinh là trường hợp người phụ nữ đã hoặc đang ở tuổi có khả năng sinh sản nhưng lại không có kinh nguyệt hàng tháng như các phụ nữ khác.

Vô kinh được chia ra hai nhóm: Vô kinh nguyên phát là trường hợp đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh mà em gái vẫn không có. Vô kinh thứ phát là trường hợp người phụ nữ đã từng có kinh từ một lần trở lên nhưng lại không có trong 3 chu kỳ liên tục (có thể là trên dưới 3 tháng) trở lên. Khi người phụ nữ có thai thì kinh nguyệt hàng tháng cũng không còn nhưng đó là hậu quả của quá trình mang thai (khi có thai, dưới tác động của các chất nội tiết từ buồng trứng và rau thai, người phụ nữ không còn kinh nguyệt nữa) thì gọi là vô kinh sinh lý.

Vô kinh còn được chia ra 2 loại: vô kinh giả và vô kinh thật.

Vô kinh giả khi người phụ nữ thực sự vẫn có kinh hàng tháng nhưng máu kinh không chảy được ra ngoài (để biết là có kinh) mà lại đọng ở bên trong do khuyết tật ở bộ máy sinh dục như không có âm đạo, màng trinh bị bịt kín.

Vô kinh thật là những trường hợp bộ máy sinh dục của người phụ nữ bên ngoài cấu tạo gần như bình thường như mọi phụ nữ khác nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc trưởng thành chưa bao giờ thấy kinh.

Với những dấu hiệu mô tả trên đây, nhận biết một trường hợp vô kinh không có gì khó, nhiều khi chẳng cần đến sự thăm khám của thầy thuốc. Tuy vậy vô kinh do nguyên nhân gì thì đôi khi ngay cả thầy thuốc chuyên khoa cũng không phải dễ dàng tìm ra được.Cấu tạo hệ sinh dục nữ.

Cấu tạo hệ sinh dục nữ.

Các nguyên nhân thường gặp

Vô kinh do tình trạng toàn thân: Có thể gặp vô kinh ở người quá gầy yếu do suy dinh dưỡng, do thiếu máu, nhiễm độc, có bệnh gan, bệnh thận mạn tính…; có người bị vô kinh sau khi phải dùng dài ngày các thuốc an thần, thuốc chuyển hóa hoặc thuốc chống ung thư. Vô kinh có thể xuất hiện khi có những biến động về tâm thần quá mức như vui, buồn, tang tóc, sợ hãi, vất vả, thay đổi môi trường sống…

Vô kinh do rối loạn hoạt động nội tiết: Do vùng chỉ huy nội tiết ở trên não bị suy thoái, hoặc do tăng hoạt động quá mức toàn bộ hệ thống hay từng bộ phận làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống đó; các rối loạn của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng…

Vô kinh do bất thường, dị tật, khuyết tật của cơ thể hoặc của bộ phận sinh dục, đặc biệt ở buồng trứng, tử cung: Có thể do người phụ nữ bị rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể khiến cơ thể nói chung, đặc biệt bộ phận sinh dục không phát triển; người mang dị tật bẩm sinh: không có buồng trứng, không có tử cung. Có khi tuy có buồng trứng, có tử cung nhưng lại không có âm đạo hoặc do màng trinh bịt kín âm đạo gây nên tình trạng vô kinh giả; những trường hợp người phụ nữ do bệnh tật hay tai biến của chửa đẻ gây tổn thương ở não hoặc phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng sẽ bị vô kinh sau mổ; những bệnh ở ngay tử cung, đặc biệt bệnh lao tử cung, những trường hợp phải nạo, hút nhiều lần khiến mất hết niêm mạc tử cung hoặc làm cho tử cung bị dính sẽ đưa đến thiểu kinh (kinh ít) hoặc vô kinh.

Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh, cũng không phải là một triệu chứng  nhưng nó luôn gây ra một sự lo lắng và quan tâm, thậm chí nó có thể là vấn đề khá căng thẳng đối với hầu hết các phụ nữ. Đa phần phụ nữ muốn biết lý do tại sao kinh nguyệt của họ lại không xuất hiện để có thể điều trị thích hợp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để điều trị vô kinh hiệu quả, điều quan trọng là các chị em cần phải biết những nguyên nhân chính gây vô kinh…Tuy nhiên, đối với các nguyên nhân đơn giản gây vô kinh, một vài thay đổi về lối sống và áp dụng các biện pháp để điều trị vô kinh tại nhà có thể góp phần điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Một trong những biện pháp khắc phục vô kinh tại nhà là chị em nên duy trì một lối sống lành mạnh vì điều này có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục đều đặn và vừa sức mỗi ngày. Những phụ nữ không hoạt động thể chất hoặc hoạt động thể chất quá nhiều cũng thường có nguy cơ bị vô kinh. Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo số lượng calo được tiêu thụ mỗi ngày từ tất cả các nhóm thực phẩm thiết yếu.

Biết cân bằng và dung hòa giữa công việc và gia đình, nghỉ ngơi và giải trí.

Nếu cần thiết, chị em cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn đang sử dụng hoặc đề nghị bác sĩ kiểm tra, hoặc cho dùng thuốc hỗ trợ. Mỗi phụ nữ bị vô kinh đều có nguyên nhân riêng và có khi nhiều nguyên nhân cùng phối hợp. Có những nguyên nhân dù tìm được cũng không có khả năng điều trị. Những nguyên nhân dù có cách chữa cũng phải tùy loại mà chọn biện pháp điều trị thích hợp. Vì thế bị vô kinh nhất thiết phải được các thầy thuốc chuyên khoa khám và điều trị, không thể nghe mách bảo, tự dùng thuốc này, thuốc khác vừa tốn tiền vừa nguy hiểm cho sức khỏe.

BS. Đức Nhuận

]]>
19 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt http://tapchisuckhoedoisong.com/19-tuoi-van-chua-co-kinh-nguyet-3632/ Thu, 19 Jul 2018 06:58:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/19-tuoi-van-chua-co-kinh-nguyet-3632/ [...]]]>

Em mong bác sĩ tư vấn giúp em 3 vấn đề như sau:

Thứ nhất, cho em hỏi khi nội soi để biết có hay không có tử cung hay buồng trứng thì nội soi ở đâu là chuẩn nhất, tại hậu môn hay cửa âm đạo? Bởi em đi khám ở một bệnh viện danh tiếng nhưng do chưa quan hệ tình dục lần nào nên không thể soi vào “cửa âm đạo” được, vì thế bác sĩ soi ở hậu môn và kết luận là em bị dị tật bẩm sinh không có tử cung và không thể có kinh nguyệt được.

Thứ hai, em có đọc các bài báo trên mạng, người có màng trinh dày thì ảnh hưởng đến kinh nguyệt, ngăn cản việc ra máu kinh, ngăn không có dấu hiệu có kinh. Vậy là khi màng trinh bị rách thì kinh nguyệt bình thường và có con được phải không bác sĩ?

Thứ ba, em đang học nên chưa thể đám cưới vì thế việc kiểm tra màng trinh là không được. Khi để tình trạng này tới khoảng 25 tuổi thì có thể chữa trị được không, vì em biết nếu để lâu sẽ bị ứ máu kinh, dị tật tử cung… Nhờ bác sĩ chỉ cho em các trung tâm khám sản phụ khoa khoa nổi tiếng để có dịp em sẽ đi khám. Em xin cảm ơn. (Như Nguyệt)

depressedgirl-iStock-000017257-4939-1603

Trả lời:

Em thân mến,

Người phụ nữ có hành kinh là do lớp niêm mạc trong lòng tử cung (thường gọi là dạ con) bong ra hàng tháng dưới ảnh hưởng của hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Màng trinh có một hoặc nhiều lỗ nhỏ nên hành kinh vẫn có thể thoát ra ngoài bình thường mà không cần phải chờ đến khi rách màng trinh.

Em không có kinh ở tuổi 19 thì có một trong hai khả năng: có vấn đề về tử cung hoặc có vấn đề về nội tiết. Nếu em đã đi khám và được kết luận là “không có tử cung” thì tôi e đây là một chẩn đoán đúng. Tuy vậy, nếu muốn chắc chắn hơn, em có thể đến Bệnh viện phụ sản Trung ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội hoặc Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương ở TP HCM để kiểm tra lại.

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ em một điều: Dù kết quả khám có như thế nào thì em cũng không nên bi quan. Có rất nhiều người trên thế gian này không sinh con mà vẫn hoàn toàn hạnh phúc. Điều quan trọng là em sẽ cần nói thật với người yêu em. Nếu bạn ấy vẫn muốn cưới em thì hai người có thể xin con nuôi em ạ.

Chúc em luôn tự tin và hạnh phúc. 

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Bích Thủy
Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation

]]>
26 tuổi chưa từng có kinh nguyệt http://tapchisuckhoedoisong.com/26-tuoi-chua-tung-co-kinh-nguyet-3542/ Thu, 19 Jul 2018 06:51:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/26-tuoi-chua-tung-co-kinh-nguyet-3542/ [...]]]>
Ảnh minh họa: sheknows

Ảnh minh họa: Sheknows.

Bác sĩ dùng một cái gạc inox khám và kết luận em vô kinh do không có tử cung. Em cần làm những biện pháp gì nữa không ạ? (Hà)

Trả lời

Em 26 tuổi và chưa từng có kinh được gọi là vô kinh nguyên phát. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này. Những nguyên nhân thường gặp là bất thường về yếu tố di truyền hoặc rối loạn nội tiết như hội chứng Turner, suy tuyến hạ đồi, những khối u gây tiết nội tiết như u tuyến yên, rối loạn dinh dưỡng… hoặc bất thường giải phẫu học như không có tử cung, không có buồng trứng, bất sản âm đạo, chít hẹp cổ tử cung.

Để xác định nguyên nhân, ngoài việc khám lâm sàng, các phương pháp cận lâm sàng như siêu âm, xét nghiệm nội tiết, MRI, xét nghiệm di truyền… Em có thể đến các bệnh viên chuyên khoa sản để được khám, xét nghiệm chẩn đoán và tư vấn về kế hoạch điều trị em nhé. Thân!

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà
Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM)

]]>