vitamin D – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 07 Dec 2018 04:46:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vitamin D – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bổ sung canxi và vitamin D3 như thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/bo-sung-canxi-va-vitamin-d3-nhu-the-nao-17251/ Fri, 07 Dec 2018 04:46:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bo-sung-canxi-va-vitamin-d3-nhu-the-nao-17251/ [...]]]>

Tôi 72 tuổi, bị loãng xương nặng. Vừa rồi, nghe một người mách nên mua loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng canxi và vitamin D3 cao sẽ giúp chữa được bệnh loãng xương. Tôi có nên dùng không?

Trần Văn Thành (Bắc Ninh)

Việc bổ sung canxi kèm vitamin D3 một cách hợp lý sẽ rất có lợi đối với những người có nguy cơ thiếu xương, nhưng là đối với những người còn trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ đang tuổi sinh đẻ. Việc bổ sung này nhằm giúp cho cơ thể những đối tượng nói trên có thể tích lũy tối đa canxi vào “kho dự trữ canxi” – tức là bộ khung xương của cơ thể dành cho sau này cơ thể cần đến. Còn sau khi bước sang tuổi trung niên, sự thoái hóa xương luôn mạnh hơn sự tổng hợp xương. Bổ sung canxi lúc đó chủ yếu là có ý nghĩa làm giảm bớt sự hủy xương, làm chậm lại quá trình mất xương, chứ không giúp điều trị được bệnh loãng xương như của bác.

Đối với người cao tuổi hoặc những bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, suy thận… thì việc sản xuất ra các chất kích thích tăng trưởng và hormon tăng trưởng đã bị suy giảm. Khi các chất kích thích tăng trưởng bị thiếu hụt sẽ dẫn tới thiếu hụt protein vận chuyển canxi vào máu, làm hạn chế khả năng hấp thu canxi. Như vậy nên cho dù có bổ sung nhiều canxi và vitamin D3 thì cũng không tăng hấp thu vào máu. Ngoài ra, khi canxi dư thừa trong máu có thể gây ra nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, lượng canxi lớn giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến tim mạch; giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho…

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm là thuốc hoặc thực phẩm chức năng được quảng cáo là hỗ trợ điều trị loãng xương. Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà họ quảng bá và tuyên truyền theo hướng có lợi cho việc tăng tiêu thụ sản phẩm nên chỉ nói về mặt tích cực của canxi, vitamin D3… mà không nói rõ về những nguy cơ có thể xảy ra hoặc cách dùng cho từng đối tượng như thế nào thì có hiệu quả. Trong trường hợp của bác, cần đi khám và bổ sung canxi, vitamin D (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ.

DS. Bùi Sỹ Thành

]]>
Dấu hiệu bạn bị thiếu vitamin D http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-ban-bi-thieu-vitamin-d-17187/ Tue, 04 Dec 2018 14:28:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-ban-bi-thieu-vitamin-d-17187/ [...]]]>

Gãy xương

Một trong những vai trò hàng đầu của vitamin D là giúp ruột hấp thu calci để đưa vào máu. Thiếu vitamin D, cơ thể có thể lấy canxi trong xương khiến xương yếu đi.

Đau mạn tính và yếu cơ

Thiếu hụt vitamin D cũng là nguyên nhân dẫn đến đau cơ, khớp và các dạng đau cơ xương. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu của thiếu hụt vitamin D.

Dấu hiệu bạn bị thiếu vitamin D

Rụng tóc

Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rụng tóc nhiều do vitamin D giúp điều chỉnh sự biểu hiện của gen thúc đẩy phát triển nang tóc bình thường.

Buồn ngủ

Nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan giữa cơn buồn ngủ ngày với hàm lượng vitamin D thấp. Thiếu vitamin D là nguyên nhân kiến chúng ta thường xuyên buồn ngủ.

Huyết áp cao

Có mối liên kết giữa tăng huyết áp và tình trạng thiếu vitamin D. Hàm lượng vitamin D trong cơ thể cao giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Ra nhiều mồ hôi

Ra mồ hôi rất tốt cho sức khỏe nhưng ra mồ hôi quá nhiều cho thấy lượng vitamin D trong cơ thể thấp. Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể thiếu vitamin D.

Hệ miễn dịch yếu

Thiếu vitamin D có thể làm gia tăng bệnh viêm nhiễm. Những người thiếu vitamin D thường tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp.

Dễ kích thích, trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy những người thiếu vitamin D thường dễ bị kích thích và trầm cảm.

BS.Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

]]>
Có cần bổ sung vitamin D khi đã tắm nắng? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-can-bo-sung-vitamin-d-khi-da-tam-nang-16326/ Tue, 09 Oct 2018 14:25:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-can-bo-sung-vitamin-d-khi-da-tam-nang-16326/ [...]]]>

Trần Thu Hằng (Hà Nội)

Chị Hằng thân mến!

Không biết con có triệu chứng gì điển hình không mà mẹ lại lo lắng đến việc thiếu vitamin D như vậy. Tuy nhiên, những băn khoăn của mẹ là rất cần thiết vì việc bổ sung vitamin D không đúng cách cũng gây hại. Nếu thiếu vitamin D trẻ còi xương, chậm lớn, sức đề kháng kém, còn khi thừa vitamin D lại cũng gây cho trẻ chán ăn, biếng ăn…

Vitamin D từ ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ.

Vitamin D từ ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ.

Việc bổ sung vitamin D qua “tắm nắng” là không thể thiếu vì ngoài vitamin D thì quá trình tắm nắng cũng giúp bé tăng cường sức đề kháng, ánh nắng cũng có tác dụng nhất định trong việc loại bỏ một số vi khuẩn nên em bé được tắm nắng chắc chắn tốt hơn việc cứ ôm em bé trong nhà.

Hiện tại không có một khuyến cáo nào có thể xác định được chính xác tắm nắng như thế nào, trong khoảng thời gian bao lâu thì đủ lượng vitamin phù hợp cho trẻ nhỏ, vì lượng vitamin D được tổng hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tuổi, diện tích da, thời gian phơi nắng, sắc tố da của mỗi trẻ… và các yếu tố địa lý như vĩ độ, mùa, thời điểm tắm nắng trong ngày và cả ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ngay cả khi cho bé tắm nắng thì em cũng nên theo dõi các biểu hiện của con. Ngay khi có các dấu hiệu thiếu canxi như ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, biếng ăn quấy khóc… thì nên đưa con đi khám để xác định mức độ thiếu và được bổ sung một cách hợp lý.

ThS.DS. Ngô Thị Nam Phương

]]>
Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dau-hieu-canh-bao-thieu-hut-vitamin-d-o-phu-nu-11252/ Wed, 25 Jul 2018 09:15:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dau-hieu-canh-bao-thieu-hut-vitamin-d-o-phu-nu-11252/ [...]]]>

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở chị em:

Kiệt sức

Khi cơ thể không hấp thu được calci do thiếu vitamin D, bạn luôn cảm thấy yếu và kiệt sức. Hãy đảm bảo đủ lượng vitamin D mà cơ thể cần để hỗ trợ cung cấp năng lượng cần thiết cho cả ngày.

Đau cơ và xương

Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy của thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ là hiện tượng đau cơ và xương nặng. Khi chúng ta có tuổi, suy yếu xương có thể là một vấn đề thường gặp, tuy nhiên nếu đau cơ xảy ra ở những người trẻ, đó có thể là do thiếu hụt vitamin D.

Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ

Dễ bị gãy xương

Khi xương yếu, ngay cả một cú ngã nhẹ có thể làm gãy xương. Đây cũng là một dấu hiệu của thiếu hụt vitamin D.

Thường xuyên ốm

Thiếu hụt vitamin D có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bạn thường xuyên bị ốm. Vitamin D hỗ trợ cơ thể tạo ra các hợp chất kháng khuẩn giúp phòng bệnh.

Trầm cảm

Một vài nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt vitamin D có thể gây trầm cảm, đặc biệt ở phụ nữ. Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với chức năng não bộ.

Vết thương lâu lành

Thiếu vitamin D có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này, hãy kiểm tra xem bạn có bị thiếu hụt vitamin D không.

Rụng tóc

Căng thẳng có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên, chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng, thiếu các dưỡng chất trong cơ thể như vitamin D có thể gây rụng tóc ở phụ nữ.

BS P.Liên

(Theo boldsky)

]]>
Dấu hiệu thiếu hụt vitamin D http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-thieu-hut-vitamin-d-5352/ Thu, 19 Jul 2018 14:01:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-thieu-hut-vitamin-d-5352/ [...]]]>

Riêng ở nam giới, thiếu hụt vitamin D gây ra nhiều rắc rối về sức khỏe và có những nguyên nhân khác với nữ giới, do đó cũng có những giải pháp xử trí khác.

Nếu bạn không dành đủ thời gian dưới ánh nắng mặt trời, bị dị ứng sữa hoặc tuân theo chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt, bạn có thể gặp phải các triệu chứng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D còn được gọi là “vitamin nắng”, thật vậy, cơ thể sản sinh ra vitamin D khi bạn phơi nắng. Bạn cũng có thể tìm thấy vitamin D trong một số thực phẩm, chẳng hạn như dầu cá, cá và lòng đỏ trứng. Các triệu chứng thiếu vitamin D ở nam giới có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Các triệu chứng thiếu vitamin D

Rối loạn cương dương: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người đàn ông bị rối loạn chức năng cương dương có lượng vitamin D thấp hơn đáng kể. Điều này đặc biệt đúng ở những người đàn ông bị rối loạn cương dương nặng. Nghiên cứu cũng thấy rằng những người đàn ông với rối loạn cương dương thường có một số bệnh về tim và có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D.

Đau xương: Vitamin D đóng một vai trò trong việc giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, vì vậy bạn có thể gặp đau trong xương khi bạn thiếu vitamin D. Đau có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Bạn có thể nhận thấy khớp của bạn cứng hơn vào buổi sáng. Xương của bạn bị tổn thương vì cơ thể bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi và sự hấp thu canxi không đầy đủ dẫn đến đau xương.

Nhiễm khuẩn tái phát: Vitamin D cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, có nghĩa là bạn có thể bị bệnh hoặc bị nhiễm bệnh thường xuyên khi không có đủ vitamin D. Nên tăng lượng vitamin D cho cơ thể nếu bạn dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là với cảm lạnh hay cúm.

Các triệu chứng khác: Ngoài ra, có thể có một số triệu chứng thiếu vitamin D khác ở nam giới như yếu cơ, dễ gãy xương, giảm tập trung suy nghĩ, mệt mỏi không giải thích và dị dạng xương. Một trong những dấu hiệu thiếu hụt vitamin D là hay ra mồ hôi trán hay gặp ở nam giới.

Nguyên nhân thiếu hụt vitamin D

Thiếu hụt vitamin D có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là các gợi ý:

Do ăn chay thường xuyên: Một nguyên nhân phổ biến là do tuân theo chế độ ăn chay thuần chay. Vitamin D chủ yếu được tìm thấy trong cá, sữa, dầu cá, gan bò. Nếu không cung cấp đủ các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể làm giảm lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin DĂn các loại thực phẩm giàu vitamin D.

Không dành đủ thời gian dưới ánh nắng mặt trời: Đây là lý do bị thiếu vitamin D thường gặp. Cơ thể sản xuất ra vitamin D khi da tiếp xúc và hấp thụ ánh sáng mặt trời. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian trong nhà hoặc che chắn cơ thể quá kín khi ra ngoài có thể làm hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và dẫn đến thiếu hụt vitamin D.

Bệnh lý thận: Đôi khi thiếu hụt vitamin D vì chức năng thận không hoạt động bình thường. Bình thường, thận phải hoạt động tối ưu để chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động. Một số bệnh có thể làm suy giảm chức năng thận và hậu quả gây thiếu hụt vitamin D dạng hoạt động.

Bệnh lý tiêu hóa: Các rối loạn dạ dày ruột, bệnh Crohn và bệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng xấu lên chức năng ruột và làm kém hấp thụ vitamin D đồng thời sẽ gây ra triệu chứng thiếu hụt vitamin D.

Do béo phì: Những người béo phì cũng có thể thiếu vitamin D. Các tế bào mỡ lấy ra vitamin D từ máu, có nghĩa là bạn có thể bị thiếu hụt vitamin D nếu bạn bị béo phì hay thừa cân.

Xử trí thiếu hụt vitamin D

Bổ sung vitamin D: Bạn có thể phải bổ sung vitamin D để đối phó với những thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên, cần bổ sung bao nhiêu, liều lượng như thế nào thì cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vì thiếu hay thừa vitamin D đều gây hại cho sức khoẻ.Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn có thể lựa chọn thức ăn giàu vitamin D để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin D. Một số lựa chọn tốt bao gồm lòng đỏ trứng, pho mát, thịt bò, nấm, dầu cá. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ cũng có thể giúp điều trị chứng thiếu hụt vitamin D. Hơn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy một số thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm sữa chua, sữa, nước cam, ngũ cốc.

Tận dụng ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn gốc tự nhiên mạnh mẽ nhất cho sản xuất vitamin D. Bạn không phải mất hàng giờ dưới ánh mặt trời, đơn giản chỉ cần đảm bảo rằng bạn dành một ít thời gian (khoảng 15 phút) bên ngoài mỗi ngày. Chỉ có hai bàn tay và khuôn mặt của bạn tiếp xúc trong thời gian đó là đủ. Chỉ cần khoảng 15 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mùa hè có thể cung cấp cho bạn với 3.000 – 5.000IU vitamin D.

Trong trường hợp bạn bị bệnh hoặc không thể ra ngoài, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra mức vitamin D của bạn và dùng chất bổ sung vitamin D khi cần thiết.

BS. Thanh Hoài

]]>
5 phút thư giãn phòng thoái hóa đốt sống cổ http://tapchisuckhoedoisong.com/5-phut-thu-gian-phong-thoai-hoa-dot-song-co-4695/ Thu, 19 Jul 2018 12:36:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-phut-thu-gian-phong-thoai-hoa-dot-song-co-4695/ [...]]]>

Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi mà còn xảy ra với những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động, những người lao động phổ thông, người miền núi thường phải cúi, gùi, vác nặng… Để phòng tránh và điều trị sớm bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên có một chế độ ăn hợp lý, vận động thư giãn, luyên tập, xoa bóp vai gáy để cho máu được lưu thông tốt, tránh tình trạng bị thoái hóa.

Dinh dưỡng cho người thoái hóa đốt sống cổ

Bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng từ hải sản, cung cấp một lượng vitamin D tự nhiên rất tốt cho hệ xương khớp. Các loại cá hồi, sò, là nguồn cung cấp omega 3 giúp kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Đặc biệt, những người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn hàu, tôm, cua, ốc… có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, glucid, chất béo, kẽm, magie, canxi… giúp cho xương chắc khỏe, ngăn chặn các bệnh do thoái hóa xương khớp gây ra. Mỗi tuần, chúng ta cần bổ sung vào thực đơn của mình 2 – 3 bữa thủy hải sản sẽ rất tốt cho việc điều trị thoái hóa khớp.

Cần ăn nhiều rau xanh như bắp cải, cà rốt, súp lơ… Trong bắp cải có chứa vitamin K giúp tái tạo và ngăn ngừa rạn xương; cà rốt và súp lơ chứa nhiều vitamin A, C, E giúp bảo vệ và tăng cường dịch khớp. Hoa quả cũng là một trong những yếu phẩm rất tốt cho những người bị xương khớp. Vitamin trong các loại trái cây như cam, bưởi, dứa…  không chỉ giúp kháng viêm an toàn mà còn ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau khi viêm khớp. Chuối tiêu cũng là một loại trái cây đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ, nó cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa xương khớp và tăng hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

5-phut-giup-thu-gian-dot-song-co

5 phút giúp thư giãn đốt sống cổ

Trong quá trình lao động ở tư thế cúi nhiều, mang vác nặng thường xuyên cần có thời gian nghỉ 5 phút giúp thư giãn đốt sống cổ. Cách tập rất đơn giản bằng cách hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Từ từ chuyển động phần đầu sang trái, thở ra, mắt nhìn sang trái. Sau đó quay về vị trí ban đầu, hít vào. Rồi tiếp tục chuyển động sang phải, mắt nhìn sang phải, thở ra; trở về vị trí ban đầu, hít vào. Ngoài ra, có thể nhún vai, nghiêng bên phải, bên trái, cúi về phía trước, ngửa ra sau và dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Khi thở ra đầu nghiêng về bên trái, khi hít vào đầu nghiêng về bên phải.

Mỗi người nên thực hiện các động tác trên ít nhất 5 phút mỗi lần, cứ cách 1 tiếng/lần. Sau khi thực hiện các động tác trên, tốt nhất nên đi lại một chút hoặc làm các động tác đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng để có thể bổ trợ cho sức khoẻ toàn cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Yến

]]>
Vitamin D – vitamin của nắng http://tapchisuckhoedoisong.com/vitamin-d-vitamin-cua-nang-4623/ Thu, 19 Jul 2018 12:24:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vitamin-d-vitamin-cua-nang-4623/ [...]]]>

Vitamin D không chỉ bảo đảm sự phát triển bình thường của bộ xương, duy trì sự cân bằng canxi nội môi, duy trì hằng định nồng độ canxi ngoài tế bào, tham gia kiểm soát nồng độ canxi trong máu cùng với hormon cận giáp trạng (PTH) và calcitonin mà còn tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào, điều hòa miễn dịch, điều hòa huyết áp… và phòng chống ung thư.

vitamin của nắng…

Ngoại trừ trẻ sơ sinh, một phần nhu cầu vitamin D của trẻ được huy động từ nguồn dự trữ từ khi còn là bào thai, vitamin D được đưa vào cơ thể qua thức ăn như gan, trứng, bơ, dầu cá thu, cá hồi, cá dầu… dưới dạng vitamin D hoặc các chất tiền vitamin D (ergosterol và 7 dehydrocholesterol), và được cơ thể tổng hợp ở da. Do vậy, vitamin D được mệnh danh là vitamin của nắng.

Vitamin D từ thức ăn được cơ thể hấp thu ở phần ruột non (chủ yếu ở tá tràng), rồi theo hệ thống bạch mạch vào máu. Vì một bệnh lý nào đó gây rối loạn sự bài tiết mật, chẳng hạn bị tắc mật, xơ gan, viêm gan… thì quá trình hấp thu vitamin D sẽ bị ảnh hưởng. Và vì bất kỳ lý do gì làm trở ngại tới sự hấp thu mỡ, chẳng hạn viêm tụy, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin D. Tuy nhiên, bữa ăn hằng ngày thực sự mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vitamin D, phần còn lại là do da tổng hợp dưới tác động quang hóa của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời, biến tiền chất của vitamin D là 7 dehydrocholesterol ở lớp Malpighi của biểu bì chuyển thành tiền vitamin D3 (ergocalciferol) rồi thành vitamin D3 (cholecalciferol). Quá trình này phụ thuộc vào nhiều nhân tố: độ tuổi, tiền vitamin D3, màu da, mùa, thời gian trong ngày, vùng địa lý… Ở đây, nồng độ vitamin D, canxi, phospho và PTH trong máu là những nhân tố điều hòa sinh tổng hợp vitamin D. Khi canxi trong máu giảm sẽ kích thích bài tiết PTH để huy động canxi từ xương vào máu làm tăng canxi trong máu và giảm bài tiết canxi qua thận, đồng thời làm giảm phosphat trong máu. Khi ánh nắng mặt trời quá nhiều hay tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, tiền vitamin D sẽ được chuyển thành dạng không có hoạt tính sinh học nên không xảy ra tình trạng sản xuất thừa vitamin D, và không bị ngộ độc vitamin D.

…và là một hormon đích thực

Vitamin D có đầy đủ tính chất của một hormon steroid cổ điển, do cơ quan nội tiết (ở thận) tổng hợp. Trong cơ thể, qua một quá trình biến đổi thành dạng có hoạt tính sinh học, vitamin D theo tuần hoàn máu đến các tế bào đích ở ruột và xương… Khi canxi, phospho trong máu giảm, PTH huyết thanh tăng sẽ kích thích tổng hợp vitamin D. Ngược lại, canxi máu tăng, phosphat được giữ lại ở thận, PTH huyết thanh và vitamin D giảm sẽ ức chế tổng hợp vitamin D.

 

Vitamin D từ ánh nắng rất cần thiết cho sự phát triển của con người

Vitamin D từ ánh nắng rất cần thiết cho sự phát triển của con người. (Nguồn ảnh: vitamindcouncil.org/shutter stock)

Tại ruột: chức năng hormon chính của vitamin D là kích thích vận chuyển canxi và phospho từ ruột vào máu, tham gia tiêu hủy xương với sự hợp lực của PTH. Quá trình hấp thu canxi xảy ra suốt chiều dài của ruột nhưng chủ yếu ở tá tràng. Khi thiếu vit D, quá trình này bị ngưng trệ, cơ thể trong trạng thái cân bằng canxi âm, sự khoáng hóa xương bị rối loạn. Sự hấp thu phosphat (PO3_) ở ruột cũng chịu tác động của vitamin D, song so với canxi, hoạt động này là phụ vì sự hấp thu phosphat phần lớn là thụ động. Do vậy, khi bị thiếu vit D hoặc suy thận gây rối loạn chuyển hóa vitamin D, sự hấp thu canxi bị ngừng lại nhưng sự hấp thu P3O4 ở ruột vẫn bình thường.

Tại xương: hormon này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của xương, là thành phần không thể thiếu được cho quá trình khoáng hóa xương. Các nghiên cứu trên động vật gợi ý rằng, vit D tác động đến sự khoáng hóa xương thông qua sự bình thường hóa canxi, phospho huyết thanh, bằng cách kích thích quá trình hấp thu tại ruột và tăng cường tiêu xương làm tăng canxi, P3O4 trong dịch ngoại bào. Vì thế, trong trường hợp ngộ độc vitamin D kéo dài sẽ xảy ra mất khoáng lan tỏa ở xương.

Như thế, vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng canxi nội môi , khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa muối khoáng và sự bài tiết PTH, thiếu hụt sự khoáng hóa trong xương. Hậu quả là, giảm trương lực cơ, đau cơ, trẻ em bị còi xương, còn người lớn bị loãng xương.

Một tiềm năng đáng được quan tâm

Tuy còn nhiều điều chưa rõ và phải tiếp tục nghiên cứu về cách tác động của nó, song hiện có khá nhiều bằng chứng chứng tỏ vitamin D là nhân tố giàu tiềm năng trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư:

Các nghiên cứu labo và trên động vật mới đây cho thấy, vitamin D đã chặn đứng sự phát triển của các tế bào bất thường, giúp tiêu diệt các tế bào lạ và hạn chế sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng các khối u.

Một số nghiên cứu cho thấy, ở các cộng đồng đông dân có nồng độ vitamin D trong máu cao hơn có tỉ lệ ung thư thấp hơn, những người béo phì có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn cũng có tỉ lệ ung thư cao hơn, những người bị bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng phát triển ung thư do chức năng thận của họ suy yếu không thể biến đổi vitamin D thành một dạng có hoạt tính sinh học được.

Các nhận xét dịch tễ học cho thấy, các cư dân ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và các vùng phía Bắc bán cầu (như vùng Scandinavia) có tỉ lệ ung thư cao hơn những người sinh sống ở những vùng quanh năm nhận được ánh nắng mặt trời, hay người da đen có tỉ lệ ung thư cao hơn người da trắng do da của họ có nhiều sắc tố hơn đã ngăn cản quá trình tổng hợp vit D ở da; hoặc người cao tuổi có tỉ lệ ung thư cao hơn do khả năng tạo vitamin D của da ở tuổi này bị suy giảm nhiều.

Các nghiên cứu độc lập mới đây cũng phát hiện thấy, vitamin D đã giúp cơ thể chống lại lymphoma và các bệnh ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư phổi và cả ung thư da.

Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu do tiến sĩ Edward Giovannucci – giáo sư y học và dinh dưỡng học ở Đại học Harvard chỉ đạo cũng cho kết luận: không một nhân tố nào đem lại lợi ích chống ung thư chắc chắn như vitamin D.

Nhu cầu vitamin D của cơ thể

Thay đổi theo tuổi, giới, màu da, tình trạng dinh dưỡng… Để xác định được nhu cầu này là không dễ, bởi một phần đáng kể nhu cầu đã được đáp ứng nhờ quá trình tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, nên theo các cố vấn về dinh dưỡng của Chính phủ Hoa Kỳ thì khẩu phần thích hợp hằng ngày của những người dưới 50 tuổi là 200 UI, 50-70 tuổi: 400 UI, trên 70 tuổi: 600 UI. Có ý kiến đề nghị khẩu phần vitamin D dành cho người trưởng thành là 1.000 UI/ngày.

Vì nguồn vitamin D trong thiên nhiên không nhiều, không dễ kiếm, trong khi các viên thuốc không làm tăng nồng độ vitamin D trong máu được bao nhiêu, còn các thực phẩm bổ sung hiện thời hầu hết ở dạng D2, hiệu lực kém hơn D3 nhiều, nên mọi người cần biết cách tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời, nhất là trong những ngày đông tháng giá. Theo các chuyên gia, mọi người tắm nắng 3 lần trong 1 tuần lễ (mỗi lần 15 phút) là đủ. Nhớ tắm nắng vào buổi sáng trong khoảng thời gian từ khi mặt trời mới mọc đến 9 giờ sáng, tránh phơi mình trên bãi biển dưới trời nắng. Về mùa đông, do ngày ngắn, tia nắng lại chiếu quá xiên, lượng tia tử ngoại không đủ để da tạo vitamin D nên cần bổ sung vitamin D3. Những người có lớp da sẫm màu, cũng cần bổ sung vitamin D. Vấn đề là bổ sung khi nào và bổ sung bao nhiêu thì không thể tự ý sử dụng mà phải do các bác sĩ chỉ định, bởi nếu quá liều sẽ gây tích lũy canxi trong cơ thể.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

]]>