vitamin B – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:38:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vitamin B – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vitamin B1 có giúp người nghiện rượu cải thiện trí nhớ? http://tapchisuckhoedoisong.com/vitamin-b1-co-giup-nguoi-nghien-ruou-cai-thien-tri-nho-13006/ Sun, 29 Jul 2018 14:38:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vitamin-b1-co-giup-nguoi-nghien-ruou-cai-thien-tri-nho-13006/ [...]]]>

Tuy nhiên, tôi không biết uống như thế nào mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Lệ Thu (Huế)

Đúng là vitamin B1 có vai trò to lớn trong điều trị nghiện rượu, nhưng uống vitamin B1 chưa chắc có tác dụng phục hồi trí nhớ cho chồng bạn nói riêng và những người nghiện rượu khác nói chung.

Người nghiện rượu được định nghĩa là uống rượu liên tục trên 10 năm, mỗi ngày uống ít nhất 300ml rượu loại 40 độ cồn.

Do người nghiện rượu đã uống rượu trong một thời gian quá dài với số lượng rượu quá lớn nên có nhiều cơ quan trong cơ thể họ bị tổn thương, đáng chú ý nhất là não, gan và dạ dày.

Não bị teo và thoái hóa mất myelin do bị bỏ đói vì không có đủ axit amin và glucoza. Điều này dễ hiểu do người nghiện rượu ăn rất ít thịt, tinh bột, rau xanh… Hơn nữa, rượu dễ dàng ngấm vào não gây tổn thương trực tiếp cho các tế bào thần kinh. Khi não đã bị teo và thoái hóa mất myelin quá nhiều thì chẳng có cách nào, chẳng có thuốc nào giúp nó phục hồi được. Khi đó thì vitamin B1 chẳng có tác dụng cải thiện trí nhớ ở các bệnh nhân này.

Gan bị nhiễm mỡ, bị viêm, bị xơ… khiến chức năng suy giảm, vì vậy không tổng hợp đủ axit amin cho não.

Dạ dày bị viêm teo niêm mạc nên mất khả năng hấp thụ vitamin B1, khi đó mỗi ngày người nghiện rượu có uống đến 1gram vitamin B1 cũng chẳng ích gì. Trong lâm sàng, người ta phải dùng vitamin B1 liều cao đường tiêm bắp mới có tác dụng, còn đường uống thì thuốc được hấp thụ rất kém.

Như vậy, khi uống rượu đến một ngưỡng nào đó thì người bệnh bị tổn thương nhiều cơ quan không thể hồi phục. Đáng buồn thay não lại là cơ quan bị tổn thương đầu tiên và trầm trọng nhất nên trí nhớ của người nghiện rượu rất kém, cả trí nhớ gần và trí nhớ xa. Bằng cách chụp CT Scanner hoặc chụp MRI sọ não, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ trầm trọng của tổn thương não.

Bỏ rượu là phương cách duy nhất mang lại hy vọng cho người nghiện rượu có thể phục hồi các cơ quan trong cơ thể. Nếu người nghiện rượu vẫn tiếp tục uống rượu thì dù cho có uống vitamin B1 hàng ngày cũng không thể cải thiện được tình trạng trí nhớ tồi tệ của họ. Như vậy tốt nhất chị cần khuyên chồng chị bỏ rượu, chứ uống vitamin B1 cũng chẳng có mấy tác dụng trong tình trạng của anh nhà.

PGS.TS. Bùi Quang Huy

]]>
Cách giữ vitamin B1 trong thực phẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-giu-vitamin-b1-trong-thuc-pham-5349/ Thu, 19 Jul 2018 14:00:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-giu-vitamin-b1-trong-thuc-pham-5349/ [...]]]>

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 là ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên vitamin nhóm B nói chung và vitamin B1 nói riêng đều có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Do vậy việc xay sát các loại ngũ cốc (gạo, mì) quá kỹ sẽ làm cho lượng vitamin B1 bị hao hụt nhiều. Cứ 100g gạo tẻ giã có 0,12mg vitamin B1; 100g gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B1 và nếu là gạo xay sát kỹ cho thật trắng chỉ còn 0,02 mg vitamin B1.

Cách giữ vitamin B1 trong thực phẩm

Cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 trong bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, khi chế biến cũng không vo gạo quá kỹ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%). Đối với vùng nông thôn miền núi nấu cơm bằng bếp củi cần đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì khi gặp nước sôi nóng đột ngột làm lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành một lớp keo giữ vitamin B1 không bị hoà tan ra nước và bị phân huỷ.

Các loại thịt, đậu hạt, cá, trứng… cũng giàu hàm lượng vitamin B1. Một số loại cá nước ngọt, cá nước mặn, động vật có vỏ cứng (tôm, cua, trai, sò…) có chứa men thiaminase làm phân huỷ vitamin B1. Tuy nhiên men này không bền vững và bị phá huỷ khi nấu nướng, chúng chỉ tồn tại và gây ảnh hưởng khi ăn một lượng lớn tôm, cá sống. Theo nghiên cứu 100g thịt lợn có 0,53mg vitamin B1, 100g thịt bò có 0,2mg vitamin B1, 100g thịt gà có 0,15mg vitamin B1; 100g lươn có 0,15mg vitamin B1; 100g lòng đỏ trứng gà có 0,32mg vitamin B1, 100g trứng vịt có 0,54mg vitamin B1; 100g đỗ xanh hạt có 0,72mg vitamin B1.

Chính vì vậy, ở vùng miền núi, nông thôn do điều kiện kinh tế khó khăn thì việc bổ sung vitamin B1 qua ngũ cốc, rau xanh là vô cùng quan trọng. Như vậy để phòng chống thiếu vitamin B1 cần lưu ý khi xay xát chế biến gạo quá kỹ; trong bảo quản cất giữ gạo (tránh cho gạo ẩm, mốc) và rau tươi như rau dền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, tỏi… các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng… Các loại thực phẩm rau củ quả giàu vitamin B1 nên bảo quản ở môi trường tự nhiên, ngay sau khi thu hoạch hoặc mua về dùng ngay vì tính chất nhạy nhiệt của chúng. Ngoài ra, hàm lượng dưỡng chất vitamin B1 sẽ bị mất dần nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.

Bác sĩ Kim Thanh

]]>