viêm xoang – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:37:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm xoang – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-xoang-man-tinh-tai-phat-13773/ Sun, 05 Aug 2018 05:37:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-xoang-man-tinh-tai-phat-13773/ [...]]]>

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành chiếm tỉ lệ cao hơn cả, trong đó có người cao tuổi. Nên làm gì để phòng viêm xoang mạn tính tái phát?

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh mũi và thông với hốc mũi. Mặt trong xoang được lót bởi lớp niêm mạc liên tục với niêm mạc của hốc mũi. Vì vậy, chúng cũng có tác dụng làm ấm, làm ẩm và lọc không khí từ bên ngoài đi vào. Xoang có vai trò làm nhẹ đầu, có tác dụng  cộng hưởng và sưởi ấm không khí. Mỗi người trưởng thành có năm đôi xoang, được chia làm hai nhóm: nhóm xoang trước (gồm xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm) thông với mũi qua các lỗ ở phía trước, nhóm xoang sau (xoang sàng sau, xoang bướm) thông với mũi qua các lỗ ở phía sau trên. Đồng thời xoang cũng góp phần làm cho mỗi người có một giọng nói riêng do thể tích và cấu trúc xoang khác biệt. Bởi vì, không khí đi ra khi chúng ta nói va đập vào các thành xoang tạo nên những âm thanh đa dạng cùng với dây thanh âm của thanh quản.

Viêm xoang là gì?

Bình thường, các lỗ của xoang thông thoáng, dịch do xoang tiết ra và không khí luôn có sự lưu thông. Khi những lỗ này bị tắc nghẽn bởi viêm gây phù nề làm cho sự lưu thông bị ngừng trệ sẽ dẫn tới viêm xoang. Nếu bệnh chỉ diễn biến trong vòng 4 tuần liên tục, được gọi là viêm xoang cấp tính. Khi bệnh kéo dài trên 8 tuần liên tục hoặc lâu hơn sẽ trở thành viêm xoang mạn tính. Có thể viêm nhiều xoang một lúc (viêm đa xoang).

Phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát

Nguyên nhân viêm xoang gây làm ảnh hưởng xấu không nhỏ bởi những biểu hiện của nó rất khó chịu, tác động trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không có cách điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng, tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian dài và có thể gây biến chứng. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm xoang cấp do nhiễm khuẩn sau cảm cúm, viêm mũi,viêm amidan… không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu dẫn đến viêm xoang mạn tính. Bởi vì, nhiều trường hợp các biểu hiện bệnh dường như không rõ ràng cho nên việc phát hiện viêm xoang lúc này rất khó hơn nữa do sự nhầm tưởng rằng mình chỉ đang mắc một bệnh nào đó hoặc là tàn dư của bệnh cũ. Một số trường hợp viêm xoang mạn tính do sau khi bị chấn thương, các niêm mạc xoang cũng có thể bị tổn thương do đó nguy cơ nhiễm khuẩn xoang cũng rất cao làm cho chất nhầy ở xoang bị ứ đọng gây tắc nghẽn, không thông thoáng tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn) xâm nhập. Hoặc do tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều khi tiếp xúc với các chất kích ứng trong khi người cao tuổi sức đề kháng đã suy giảm. Bên cạnh đó, việc lạm dụng, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi (không theo chỉ định của bác sĩ) trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân cơ bản để vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm xoang. Viêm xoang mạn tính có thể gặp ở người sống trong môi trường bị ô nhiễm (khói, bụi, ẩm thấp, thiếu vệ sinh…), hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào) hoặc người mắc bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm mũi, họng mạn tính, hen suyễn, khí phế thũng, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…). Ngoài ra, thay đổi thời tiết, nhất là lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, hanh khô hoặc gió mùa đông bắc tràn về, áp thấp nhiệt đới là những điều kiện để bệnh viêm xoang mạn tính tái phát, đặc biệt là viêm xoang mạn tính do dị ứng thường gặp ở người có cơ địa dị ứng, người làm việc trong môi trường có quá nhiều khói bụi, ẩm thấp, thiếu vệ sinh.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp nhất là nhức đầu nặng ở các xoang biểu hiện ở mức độ nhẹ. Dịch tiết màu vàng hoặc hơi xanh hoặc có chảy mủ từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng (nếu viêm xoang sau thường nhức đầu vùng sau, nhức ê ẩm vùng chẩm và gáy sau). Do dịch nhầy nhiều nên gây cản trở hoặc tắc nghẽn mũi, gây khó thở bằng mũi (thở bằng mồm). Ngoài ra, có thể đau nhức và sưng quanh mắt, má, mũi, trán.

Bên cạnh những triệu chứng xuất hiện ở các xoang, còn có thể có những triệu chứng khác như: viêm họng, viêm họng hạt, hơi thở hôi, buồn nôn do dịch viêm chảy qua thành họng… Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính sẽ tăng nặng thêm khi chuyển mùa nhất là lạnh, mưa, ẩm ướt, tắm nước lạnh hoặc để vùng cổ, đầu bị lạnh nhất là những lúc ra khỏi nhà.

 

Nên làm gì?

Trước hết, khi sắp đến lúc thời tiết chuyển mùa nên tái khám bệnh ở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị trước khi mùa lạnh tới, nếu có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp càng cần được khám bệnh sớm để ngăn chặn bệnh tái phát.
Cần tránh lạnh (tắm rửa bằng nước ấm), mặc ấm và giữ ấm cho toàn bộ cơ thể nhất là vùng cổ, ngực, ngay cả tay chân khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh mũi họng bằng cách đánh răng hàng ngày (trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn) và súc họng, miệng bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý). Người mang răng giả cần vệ sinh bộ răng giả hàng tuần.
Mùa lạnh, chế độ ăn uống với người bị viêm xoang mạn tính cũng nên được lưu ý, không nên ăn, uống các thức ăn, nước uống đã lạnh, nguội. Hàng ngày nên uống nước ấm, hạn chế uống bia lạnh, nước giải khát lạnh, có đá. Nếu có điều kiện nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất là người đã có tuổi. Bên cạnh đó, nên tập hít thở không khí trong lành (tránh tập thể dục ở gần đường có nhiều xe cộ qua lại hoặc nơi đông người, nơi có nhiều khói, bụi…) ngày hai lần (sáng và chiều muộn) mỗi lần nên từ 20 – 30 phút.

 

BS. NGUYỄN VĂN BÌNH

]]>
Làm gì để viêm xoang không tái phát? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-viem-xoang-khong-tai-phat-13440/ Fri, 03 Aug 2018 15:36:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-viem-xoang-khong-tai-phat-13440/ [...]]]>

Nguyễn Thanh Huyền (Nam Định)

Như bạn kể, bệnh viêm xoang của bạn tái phát nhiều lần, kéo dài đã nhiều năm nên đã trở thành mạn tính. Viêm xoang mạn tính tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, có nhiều biến chứng nếu không được điều trị tốt. Vì thế, điều đầu tiên bạn cần đi khám khi bị viêm xoang để được điều trị dứt điểm chứ không nên tự chữa ở nhà, theo lời mách bảo. Để phòng ngừa bệnh viêm xoang tái phát, cần lưu ý một số điểm sau: đeo khẩu trang khi đi ra đường, trong môi trường bụi bặm; tránh khói thuốc lá, không uống rượu, bia; tránh để mũi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió của điều hòa hoặc quạt; đối với người mẫn cảm, cần hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi; hạn chế bơi lội vì niêm mạc mũi xoang nhạy cảm với chất chlorine có trong thuốc sát trùng nước hồ bơi, rất dễ bị viêm mũi xoang; tránh stress bởi khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, viêm mũi xoang.

Ngoài ra, cần giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, ăn uống đủ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên, duy trì sự thông thoáng của mũi xoang, từ đó giúp hệ miễn dịch cơ thể mạnh mẽ, các cơ quan hoạt động điều hòa, cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt, trong đó có sự hoạt động của mũi xoang.

BS. Nguyễn Quân

]]>
Mẹo giảm cảm giác khó chịu cho người bị viêm xoang http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giam-cam-giac-kho-chiu-cho-nguoi-bi-viem-xoang-1222/ Wed, 18 Jul 2018 03:10:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giam-cam-giac-kho-chiu-cho-nguoi-bi-viem-xoang-1222/ [...]]]>

Theo Health, điều trị viêm xoang thường mất nhiều thời gian mà rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Tình trạng sưng viêm trong các khoang xoang khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi, đau rát vùng mũi và ho dữ dội… Áp dụng vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nếu bạn bị viêm xoang, nên để sẵn một chai nước muối sinh lý có vòi nhỏ để dùng ngay khi cần thiết. Nước muối có nhiều cách dùng như nhỏ hoặc xịt sâu vào trong khoang mũi để rửa sạch và loại bỏ chất nhầy, tái thông các đường dẫn khí trong mũi và xoang. Duy trì xịt nhỏ mũi ít nhất hai lần trong ngày, bạn sẽ thấy bệnh trạng của mình cải thiện rõ rệt.

Ảnh minh họa: Health.

Ảnh minh họa: Health.

Xông hơi bằng nước nóng

Khi cảm thấy khó chịu vùng mũi, bạn có thể làm ấm xoang bằng cách xông mặt với một chén nước nóng hoặc phủ một chiếc khăn ẩm và ấm lên mặt, trùm lên các hốc xoang. Cho thêm tinh dầu tràm hay bạc hà vào nước xông để gia tăng hiệu quả.

Uống đủ nước

Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày giúp bạn có thể trạng tốt nhất. Không nên dùng nước lạnh để tránh làm tình trạng viêm xoang nặng hơn.

Bổ su​ng vitamin C

Người bị viêm xoang cần bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại tình trạng viêm. Nên ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin C như cam, đu đủ, thơm (dứa), kiwi…

Tránh dùng sữa

Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa tạo ra nhiều đờm trong khoang mũi, gây tắc nghẽn mũi, cản trở sự thông thoáng ở các xoang, làm tắc nghẽn đường lưu thông của không khí. Khi mũi sản sinh nhiều đờm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem… cũng không nên dùng vì dễ gây chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Thi Trân

]]>