viêm túi mật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 12 Aug 2018 15:49:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm túi mật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm gan B, viêm túi mật âm thầm sát hại chúng ta như thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-viem-tui-mat-am-tham-sat-hai-chung-ta-nhu-the-nao-15115/ Sun, 12 Aug 2018 15:49:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-viem-tui-mat-am-tham-sat-hai-chung-ta-nhu-the-nao-15115/ [...]]]>

Th.s Nguyễn Thị Thu Hương, Phòng khám Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: viêm gan, viêm mật là căn bệnh giết người thầm lặng bởi không có triệu chứng rõ ràng nên khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh mới tìm tới gặp bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm gan, viêm mật thường phát hiện bệnh rất tình cờ khi đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu. Hoặc khi bệnh phát ra ngoài có những biểu hiện chán ăn mệt mỏi, vàng da.

Theo Th.s. Nguyễn Thị Thu Hương trong các loại viêm gan, viêm gan B và C nguy hiểm. Sau giai đoạn cấp, viêm gan b, C có thể trở thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, điều đáng sợ rằng nhiều trường hợp dù sinh hoạt lành mạnh, nhưng vẫn bị ung thư gan, thậm chí có gia đình có nhiều người cùng mắc căn bệnh này do vi rút gây nên.

Trường hợp bệnh nhân Đ. N. Đ (nam, 37 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ. Anh Đ. đã phát hiện ung thư gan khi khám khi đi sàng lọc tại một bệnh viện tại Hà Nội. Trước đó 15 năm, bệnh nhân phát hiện viêm gan B, đến năm 2015 thì điều trị thuốc ức chế virus Baraclud theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân tái khám và chưa phát hiện u gan tại thời điểm khám (tháng 2/2016).

Khoảng vài tháng gần đây bệnh nhân xuất hiện vết bầm trên da khi va chạm. Vì vậy, bệnh nhân đã đi khám và điều trị nhưng kết quả không được khả quan.

 

Những trường hợp gia đình có nhiều người mắc ung thư, nhất là ung thư gan có thể chỉ định sử dụng thuốc ức chế virus sớm hơn để giảm nguy có ung thư gan

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Thu Hương – người khám và điều trị cho bệnh nhân Đ. cho biết, qua xét nghiệm bệnh nhân Đ, có HbeAg dương tính, số lượng vi rút HBV: 35700 copies/ml, chỉ số tầm soát ung thư gan cao (AFP 305.69 ng/ml). Kết quả siêu âm: ổ bụng phát hiện 2 khối u gan trên nền xơ gan.

Ngay sau đó, bác sĩ tiến hành khai thác tiền sử bệnh thì được biết, bệnh nhân có mẹ qua đời vì ung thư gan/viêm gan B. Gia đình có 5 anh em đều bị lây do nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, chị gái thứ 4 phát hiện ung thư gan cách đây 4 năm.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy số ca nhiễm vi rút viêm gan ở Việt Nam khoảng 20 triệu người, trong đó có 8 triệu người bị xơ gan và ung thư gan.

Ths. Hương cho biết, cách phòng viêm gan tốt tất là nên đi tiêm vắc xin phòng ngừa, đối với viêm gan B, A. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: Cắt móng tay, bông tẩy trang, tăm xỉa răng, bàn chải đánh răng…); Không dùng chung bơm kim tiêm các vật dụng khác như: kim châm cứu, xăm mình, khuyên tai…

Để hạn chế những hậu quả do tính chất gia đình của bệnh gan gây ra, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương khuyến cáo, những trường hợp nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, đặc biệt là những trường hợp gia đình có nhiều người ung thư cần được khám định kỳ 3 tháng/lần để tầm soát bệnh tốt nhất. Ngoài ra, cần xét nghiệm đột biến Precore và Promomotor nếu thấy số lượng virus HBV-DNA>= 1,0×105 copies/ml.

Những trường hợp gia đình có nhiều người mắc ung thư, nhất là ung thư gan có thể chỉ định sử dụng thuốc ức chế virus sớm hơn để giảm nguy có ung thư gan. Việc điều trị thuốc ức chế virus viêm gan B sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan chứ không ngăn chặn hoàn toàn nguy có ung thư gan.

Để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ, đúng thời gian.

Tử vong nhanh do viêm túi mật

Ths.BS Nguyễn Thị Thu Hương cũng cho biết, không chỉ bệnh viêm gan nguy hiểm mà bệnh viêm túi mật nếu không điều trị sớm, nguy cơ tử vong sẽ cao. Như các bệnh tật khác khi bệnh nhân bị viêm túi mật sẽ có những biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân có thể đau, sốt, vàng da, ăn uống kém. Bệnh nhân viêm túi mật có thể bị tử vong nhanh do bị viêm nhiễm trùng và nhiễm độc.

Viêm túi mật có thể trở phát triển thành viêm đường mật và viêm đường mật nằm trong gan. Từ đó nó có thể gây viêm gan, xơ gan do mật.

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Thu Hương, những bệnh nhân viêm túi mật mãn tĩnh có thể chuyển biến thành ung thư túi mật, nhưng tỷ lệ rất ít và hiếm gặp. Bệnh ung thư túi mật thường không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh tiến triển nặng khi khởi phát, bệnh nhân sẽ đau hạ sườn phải, da vàng, gầy sút cân, buồn nôn hoặc nôn mửa, bụng chướng…

Do bệnh ung thư túi mật thường không được chẩn đoán sớm cho nên điều trị ung thư túi mật rất khó. Vì ung thư lan rộng và nhanh sang nhiều cơ quan khác đặc biệt là gan

Thanh Loan

]]>
Viêm túi mật có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tui-mat-co-nguy-hiem-13513/ Sun, 05 Aug 2018 05:08:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tui-mat-co-nguy-hiem-13513/ [...]]]>

Viêm túi mật được chia thành cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm túi mật cấp tính là tình trạng túi mật bị viêm xảy ra một cách đột ngột và viêm túi mật mạn tính là khi túi mật bị viêm với mức độ nhẹ hơn, nhưng tình trạng viêm này diễn tiến trong một khoảng thời gian khá dài. Đây thường là kết quả của các đợt viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần mà không được điều trị. Lâu ngày, túi mật sẽ bị tổn thương và dày lên, nếu không được phát hiện túi mật có thể bị teo nhỏ và mất khả năng lưu trữ, tống xuất dịch mật xuống ruột non. Bệnh hay gặp ở nữ, tuổi thường gặp 40 – 60.

Làm thế nào để nhận biết?

Tùy theo biểu hiện viêm túi mật cấp tính hay mạn tính mà lâm sàng có các triệu chứng khác nhau.

Viêm túi mật cấp tính

Bệnh nhân viêm túi mật cấp tính thường khởi phát bởi cơn đau quặn gan, sau đó diễn tiến đưa đến nhiễm trùng và tắc mật. Có khoảng 60-70% bệnh nhân với cơn đau đầu tiên tự lui bệnh. Tuy nhiên những cơn đau kéo dài về sau sẽ đưa đến đau lan tỏa cả vùng hạ sườn phải, lan đến vùng bả vai phải, vai phải. Đau tăng khi ho và hít sâu, bệnh nhân thường nôn và chán ăn; vàng da chỉ xuất hiện khi có viêm phù nề hoặc hạch chèn ép vào đường dẫn mật chính nên thường không có hoặc đến muộn.

Viêm túi mật có nguy hiểm?Vị trí và hình ảnh viêm túi mật trong ổ bụng.

Khám vùng hạ sườn phải thường rất đau, túi mật to và đau trong khoảng 50% trường hợp, nghiệm pháp Murphy (+), có thể có dấu hiệu liệt ruột vùng hạ sườn phải.

Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính cao, bilirubin máu bình thường, trong trường hợp bilirubin máu cao thì có kèm thêm tắc hoặc viêm đường mật chính.

Siêu âm: Là một chẩn đoán tốt, nhạy và chính xác, giúp chẩn đoán viêm túi mật cấp với hình ảnh túi mật to. Ngoài ra, siêu âm còn giúp chẩn đoán nguyên nhân như sỏi, giun và biến chứng như thủng, xuất tiết dịch quanh túi mật và trong ổ bụng, cũng như bệnh lý kèm theo của gan và tụy.

CT scanner cũng cho những kết quả tương tự.

Viêm túi mật cấp tính, nếu không điều trị kịp thời, có thể xuất hiện nhiều biến chứng:

Viêm mủ túi mật: Viêm mủ thường xảy ra do diễn tiến của viêm túi mật cấp trong khi ống túi mật bị tắc nghẽn và bội nhiễm dịch mật bị ứ trệ rồi hóa mủ do vi khuẩn. Lâm sàng tương tự như viêm mật với sốt cao, đau dữ dội hạ sườn phải, bạch cầu tăng cao, nhiễm trùng nhiễm độc nặng; thường có nguy cơ nhiễm trùng huyết Gr (-) hoặc thủng túi mật. Cần phải được chẩn đoán kịp thời để được phẫu thuật và dùng kháng sinh thích hợp.

Ứ nước túi mật hay nang nước: Là hậu quả của sự tắc nghẽn lâu ngày ống túi mật, thường là do sỏi lớn kẹt. Túi mật sẽ căng to có thể nhìn thấy được, không đau, mềm nhiều khi xuống tận hố chậu phải. Cần cắt bỏ để phòng viêm hoại thư hoặc thủng.

Viêm túi mật có nguy hiểm?Vi khuẩn Klebsiella gây viêm túi mật.

Hoại thư và thủng: Hoại thư là hậu quả của viêm và thiếu máu thành túi mật, thành túi mật sẽ dày ra, sau đó có vùng hoại tử hoặc hoại tử toàn bộ. Do những điều kiện thúc đẩy như quá căng, viêm tắc mạch máu, đái tháo đường, viêm mủ hoặc xoắn túi mật. Hoại thư thường là tiền đề cho thủng túi mật. Thủng khu trú thường là do áp xe túi mật.

Viêm túi mật mạn tính

Túi mật viêm mạn tính là một loại bệnh thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật.

Khi có sỏi đường mật nhất là sỏi cổ túi mật hoặc giun chui đường mật sẽ gây tắc nghẽn đường mật. Muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp.

 

Viêm túi mật mạn tính có đặc điểm là có nhiều lần tái phát triệu chứng như sỏi mật. Bệnh nhân đau âm ỉ và ấn đau vùng hạ sườn phải, đau xuyên lên vai lưng phải, bụng trên đầy, ngực tức, ợ hơi, biếng ăn, sắc mặt kém tươi nhuận, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhày hoặc vàng nhày.

Các triệu chứng trên không nặng nhưng dai dẳng không hết, lúc ăn các chất dầu mỡ khó tiêu vào thì đau tăng, miệng khô, họng khô. Người bứt rứt, táo bón, nước tiểu vàng đậm, nếu có sỏi ống mật thường kèm nôn, buồn nôn, lưỡi đỏ, ít rêu.

Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào hình ảnh siêu âm

Viêm túi mật mạn tính, nếu không được điều trị dứt điểm, sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới ung thư túi mật.

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Bệnh gây ra do vi khuẩn chiếm đến 50 – 85% trường hợp. Vi khuẩn thường gặp là E. coli, Klebsiella, Streptococcus nhóm D, Staphylococcus, và Clostridium.

Bình thường, trong cơ thể, gan sản xuất mật và chuyển xuống ống mật và dự trữ ở túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn.

Khi có sỏi đường mật nhất là sỏi cổ túi mật hoặc giun chui đường mật sẽ gây tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp. Sự căng của túi mật gây ra thiếu máu kèm viêm nhiễm có thể gây hoại thư túi mật. Một số hiếm trường hợp viêm túi mật không do tắc nghẽn như do chấn thương bụng vùng túi mật, trong đái tháo đường, viêm nút quanh động mạch, nhiễm trùng huyết.

Viêm túi mật có nguy hiểm?Viêm túi mật gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị như thế nào?

Người bệnh nghỉ ngơi, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải. Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn như nospa hay sparmaverin. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cho chỉ định dùng kháng sinh phù hợp:

Nhóm imidazol (metronidazol, tinidazol, ornidazol): Khi dùng nhóm thuốc này cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay… Các dấu hiệu này thường nhẹ và mất sau khi cơ thể đào thải hết thuốc. Đặc biệt, đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết động học khi sử dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải được theo dõi công thức bạch cầu. Thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.

Nhóm quinolon thế hệ 2, ciprofloxacin hoặc peflacin là thuốc được lựa chọn đầu tiên do giá thành rẻ, hiệu quả cao. Thuốc hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hoá. Thức ăn và các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu thuốc.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy; gây đau nhức xương khớp, kém phát triển xương khớp nhất là ở tuổi đang phát triển; ngoài ra có thể có các biểu hiện khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có trường hợp kích động, động kinh nhất là khi dùng cùng với theophylin, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu.

Trong trường hợp bệnh nặng cần sử dụng phối hợp kháng sinh và dùng bằng đường tiêm, thường phối hợp thêm với cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim, ceftriazon hoặc cefuroxim. Ngoài ra, cần chú ý đến nhiễm các vi khuẩn kỵ khí, do đó cần phối hợp thêm metronidazol hoặc clindamycin (dalacin).

Chỉ tiến hành mổ cấp cứu trong trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa mà tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng hoặc có biến chứng ngoại khoa như túi mật hoại tử, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật. Hiện nay thường mổ túi mật qua đường nội soi.

BS. Nguyễn Bạch Đằng

]]>
Viêm túi mật: Chủ quan là nguy http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tui-mat-chu-quan-la-nguy-10490/ Wed, 25 Jul 2018 07:10:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tui-mat-chu-quan-la-nguy-10490/ [...]]]>

Mật được tiết thường xuyên khi ăn và cả khi không ăn. Khi không ăn, mật tiết ra được tích lại trong một túi, đó là túi mật. Túi mật luôn chứa khoảng 30-50ml dịch mật cô đặc. Khi chúng ta ăn, dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Nên mặc dù là một bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng túi mật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người. Tuy nhiên, khi túi mật bị viêm thì nó có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Viêm túi mật Chủ quan là nguy

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Hơn 90% các trường hợp liên quan đến sỏi và giun ở đường mật – túi mật. Khi có sỏi đường mật, nhất là sỏi cổ túi mật hoặc giun chui đường mật sẽ gây tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp. Sự căng của túi mật gây ra thiếu máu kèm viêm nhiễm có thể gây hoại tử túi mật. Một số hiếm trường hợp viêm túi mật không do tắc nghẽn như do chấn thương bụng vùng túi mật, trong đái tháo đường, viêm nút quanh động mạch, nhiễm khuẩn huyết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Tùy theo biểu hiện viêm túi mật cấp tính hay mạn tính mà lâm sàng có các triệu chứng khác nhau.

Với viêm túi mật cấp tính: Thường khởi phát bởi cơn đau quặn gan, sau đó diễn tiến đưa đến nhiễm khuẩn và tắc mật. Có khoảng 60-70% bệnh nhân với cơn đau đầu tiên tự lui bệnh. Tuy nhiên, những cơn đau kéo dài về sau sẽ đưa đến đau lan tỏa cả vùng hạ sườn phải, lan đến vùng vai phải. Đau tăng khi ho và hít sâu, bệnh nhân thường nôn và chán ăn. Vàng da chỉ xuất hiện khi có viêm phù nề hoặc hạch chèn ép vào đường dẫn mật chính nên thường không có hoặc đến muộn. Khám vùng hạ sườn phải thường rất đau, túi mật to và đau trong khoảng 50% trường hợp, nghiệm pháp Murphy (+),… Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán viêm túi mật cấp với hình ảnh túi mật to.

Với viêm túi mật mạn tính: Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật. Viêm túi mật mạn tính có đặc điểm là có nhiều lần tái phát triệu chứng như sỏi mật. Bệnh nhân đau âm ỉ và ấn đau vùng hạ sườn phải, đau xuyên lên vai lưng phải, bụng trên đầy, ngực tức, ợ hơi, biếng ăn, mệt mỏi. Các triệu chứng trên không nặng nhưng dai dẳng không hết, lúc ăn các chất dầu mỡ khó tiêu vào thì đau tăng. Người bứt rứt, táo bón, nước tiểu vàng đậm. Chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Sỏi túi mật: Rất nhiều bệnh nhân có sỏi túi mật mà không có triệu chứng. Hoặc có thể có những triệu chứng như: khó tiêu, đầy bụng, nhất là khi ăn trứng, ăn mỡ; đau ở vùng dưới bờ sườn phải, đau ê ẩm. Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sinh hoạt bình thường. Vì các triệu chứng không rõ ràng nên không thể xác định chắc chắn có sỏi hay không có sỏi mà chỉ có thể nghi ngờ. Muốn xác định phải siêu âm ổ bụng.

Có thể gây biến chứng nghiêm trọng

Thông thường, viêm túi mật cấp để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Chẳng hạn bệnh sỏi túi mật nếu không được can thiệp lấy hết sỏi có thể diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm, chết người. Nếu nước ở túi mật làm cho túi mật căng to và đau. Ứ nước thường do hòn sỏi kẹt ở cổ hay ống túi mật; nhiễm khuẩn túi mật làm cho trong túi mật có mủ, dẫn tới thành túi mật hoại tử rồi thủng gây viêm phúc mạc và tử vong nếu không được mổ khẩn cấp cắt túi mật. Cũng có trường hợp gây áp-xe túi mật cũng phải mổ cấp cứu. Hoặc trở thành đám quánh túi mật gây đau tái đi tái lại nhiều lần. Một điều cảnh báo, với viêm túi mật phải điều trị dứt điểm.

Điều trị thế nào?

Điều trị nội khoa: Nghỉ ngơi, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải. Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn… Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cho chỉ định dùng kháng sinh phù hợp.

Điều trị ngoại khoa: Chỉ tiến hành mổ cấp cứu trong trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa mà tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng hoặc có biến chứng ngoại khoa như túi mật hoại tử, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật.

Ngăn ngừa thế nào?

Như trên đã nói, hơn 90% các trường hợp viêm túi mật liên quan đến sỏi và giun ở đường mật – túi mật, do đó phòng ngừa bệnh lý này bằng cách ngăn ngừa các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Cụ thể: chế độ ăn uống ít chất béo, hạn chế các đồ ăn có nhiều cholesterol; vệ sinh ăn uống, trước khi ăn cần rửa tay sạch để tránh nhiễm giun; định kỳ xét nghiệm tìm trứng giun sán trong phân, nếu có phải tẩy giun sán; khi nghi ngờ mắc bệnh sỏi mật phải đi khám ngay; nếu viêm túi mật mạn tính cần điều trị dứt điểm để phòng ung thư.

Chế độ dinh dưỡng khi bị viêm túi mật

Khi bị viêm túi mật cấp tính, cần để cho túi mật nghỉ ngơi bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các chất béo trong chế độ ăn và cả chất protid vì chúng làm cho túi mật tăng co bóp. Chế độ ăn chỉ nên có glucid như nước đường, nước quả, nước rau, cho thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền. Nên ăn nhạt, nhiều chất xơ để chống táo bón, có thể cho ăn sữa đã tách bơ.

Viêm túi mật Chủ quan là nguy

Trong trường hợp bị viêm túi mật mạn tính, bệnh nhân thường có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần áp dụng một chế độ ăn nương nhẹ chức năng mật, cụ thể là hạn chế chất béo; mỗi ngày chỉ nên ăn thịt một lần, dùng loại thịt trắng và nạc, không có mỡ. Dùng thịt tươi, nấu đơn giản: hấp, luộc, tránh xào, rán, nướng… dùng bổ sung thêm đạm thực vật, chọn chế độ ăn giàu glucid vì dễ tiêu, không ảnh hưởng xấu đến mật.

 

Viêm túi mật Chủ quan là nguy

BS. Trần Quang Nhật

]]>