viêm tiểu phế quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 11 Dec 2018 14:31:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm tiểu phế quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm tiểu phế quản? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-tre-nho-hay-bi-viem-tieu-phe-quan-17295/ Tue, 11 Dec 2018 14:31:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-tre-nho-hay-bi-viem-tieu-phe-quan-17295/ [...]]]>

Trong một số trường hợp, đặc biệt là nếu có vấn đề sức khỏe cơ bản hoặc trẻ sơ sinh đẻ non, viêm tiểu phế quản có thể trở nên nghiêm trọng và phải nhập viện.

Nhận biết bệnh

Có tới 90% các trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus gây ra. Các virus hay gặp gồm: Adenovirus, corona virus, virus cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus… Vi khuẩn hiếm gặp hơn, có thể là: Ho gà, chlamydia pneumonia, Mycoplasma pneumonia… Viêm tiểu phế quản có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, nước miếng, đờm…) mà trẻ bệnh thải ra, trẻ khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.

Khi bị viêm tiểu phế quản, không có các dấu hiệu đặc trưng bởi các triệu chứng của bệnh thường giống và cũng gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp khác. Tuy nhiên các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ nhận biết được trẻ có mắc bệnh không qua khám bệnh. Các dấu hiệu thường gặp như: Ho, có thể có đờm hoặc không đờm; sốt cao hoặc nhẹ, sốt cơn hoặc liên tục, thậm chí là có trẻ không bị sốt; viêm long hô hấp trên gây sổ mũi nghẹt mũi; đờm tiết ra nhiều, có thể có màu xanh, vàng hay trắng; thở khò khè, thở nhanh; trẻ biếng ăn…

Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm tiểu phế quản?Hình ảnh tiểu phế quản bình thường và bị viêm.

Điều trị viêm tiểu phế quản như thế nào?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em có tới trên 90% là do virus, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh là không cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng có tới 90% các đơn thuốc với chẩn đoán viêm phế quản có sử dụng kháng sinh. Liệu pháp kháng sinh chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn như: Tổng trạng xấu, sốt kéo dài, nghi ngờ ho gà (để tránh lây lan) và ở những trẻ có nguy cơ cao bị viêm phổi; trẻ bị suy giảm miễn  dịch…

Việc điều trị viêm phế quản xoay quanh hai vấn đề: Điều trị triệu chứng và liệu pháp kháng sinh (khi cần).

Điều trị triệu chứng:

Hạ sốt: Mặc dù các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nếu để trẻ sốt ở mức độ vừa phải bệnh sẽ nhanh khỏi hơn là cố tình hạ sốt bằng mọi giá. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao cần phải hạ sốt để tránh các biến chứng có thể gặp. Có 2 loại thuốc hạ sốt quan trọng được dùng cho trẻ là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Nhưng với thuốc ibuprofen chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ. Lau mát để giúp hạ sốt cho trẻ cũng là một biện pháp nhưng không được khuyến cáo thường quy, chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao dùng thuốc hạ sốt không bớt và khoảng cách giữa các cơn sốt dày hơn khoảng thời gian chỉ định uống thuốc. Hiện nay, một số phụ huynh rất thích dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ, nhưng đây là biện pháp không có hiệu quả.

Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm tiểu phế quản?Bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ.

Điều trị ho: FDA (Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) và AAP (Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ) khuyến cáo là không nên dùng thuốc giảm ho cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bởi ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra ngoài. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ… phụ  huynh có thể áp dụng một số  cách an toàn như:  Massage gan bàn chân, uống mật ong pha với nước ấm. Nếu phải dùng thuốc thì nên chọn sản phẩm thảo dược. Thường trẻ chỉ ho nhiều trong tuần đầu sau đó sẽ giảm dần và tự khỏi.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em có tới trên 90% là do virus, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh là không cần thiết.

 

Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi: Không nên dùng các thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi để làm thông, khô mũi trẻ vì nhóm này nguy cơ tác dụng phụ cao, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ. Cần phun hơi ẩm trong phòng có thể giúp trẻ bớt khô mũi. Không cần khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản nếu trẻ không có khò khè, hoặc khò khè nhưng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

Thuốc làm loãng đờm: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… Tuy nhiên hiệu quả của những thuốc này ở trẻ em khá hạn chế. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ được uống đủ nước, mà bản thân nước đã giúp làm loãng đờm tốt rồi, vì vậy khuyến khích trẻ uống nhiều nước là một biện pháp điều trị hỗ trợ quan trọng.

Khí dung thuốc giãn phế quản: Khi trẻ có hiện tượng khò khè do co thắt phế quản có thể bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc giãn phế quản khí dung (ventolin). Tuy nhiên chỉ tiếp tục khí dung nếu tình trạng khò khè có cải thiện phần nào sau lần khí dung đầu tiên. Do vậy nên khí dung tại cơ sở y tế và bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của thuốc. Không nên sử dụng các thuốc giãn phế quản đường uống vì hiệu quả thấp mà lại có tác dụng phụ như: Run tay, hồi hộp đánh trống ngực, đỏ mặt…

Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm tiểu phế quản?Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Thuốc kháng virus: Nói chung là thuốc kháng virus không được khuyến cáo sử dụng thường quy trong bệnh viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, tùy trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể cân nhắc nếu nghi ngờ trẻ bị viêm tiểu phế quản do virus cúm.

Liệu pháp kháng sinh: Chỉ được sử dụng khi trẻ có biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi… Những trường hợp này cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhi.

Dự phòng bệnh trong mùa dịch

Việc phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ em bao gồm: Không cho trẻ tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm đường hô hấp; rửa tay thường xuyên bằng xà bông cho trẻ và người chăm sóc trẻ, huấn luyện trẻ không mút tay, ngậm đồ chơi vì đây là con đường lây bệnh rất quan trọng; hướng dẫn trẻ khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng để hạn chế phát tán virus ra ngoài, vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thật sạch…

Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm tiểu phế quản?Mút tay là nguồn lây bệnh phổ biến ở trẻ.

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông. Nếu muốn bổ sung vi chất để tăng cường sức khỏe như kẽm, vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.  Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, đa dạng thực phẩm và đặc biệt uống nhiều nước. Vứt khăn giấy đã dùng kịp thời, sau đó rửa tay hoặc sử dụng chất rửa tay. Sử dụng ly, bát, thìa… riêng, ưu tiên sử dụng các vật dụng chỉ dùng một lần. Một cách dự phòng bệnh tốt nhất đó là tiêm chủng đầy đủ các mũi cúm, phế cầu, HiB…

BS. Trần Văn

]]>
Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-voi-viem-tieu-phe-quan-do-mua-lanh-am-16907/ Thu, 15 Nov 2018 14:28:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-voi-viem-tieu-phe-quan-do-mua-lanh-am-16907/ [...]]]>

Thông tin bệnh vào mùa tăng nhanh và tăng cao là có thật khiến các bệnh viện nhi của cả miền Nam, đặc biệt là ở TP.HCM, nơi có các bệnh viện Nhi tuyến cuối luôn quá tải.  Tình hình khiến các phụ huynh hoang mang và thậm chí trên mạng xã hội, nhiều người còn truyền nhau về những loại virút lần đầu xuất hiện. Không ít phụ huynh vì quá hoang mang đã phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên thực tế thăm khám cho thấy,  các bệnh lý mà các bé mắc phải, hầu hết đều là những bệnh lý quen thuộc và chủ yếu là viêm tiểu phế quản.

Bệnh viêm tiểu phế quản

Thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng (2 tuổi) với các triệu chứng như sốt ho, khò khè, khó thở… Bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu sớm trong 48 tiếng giống triệu chứng cảm như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy mũi, biếng ăn. Từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh (sau 48 tiếng), bệnh dễ nặng với dấu hiệu khò khè khó thở và ho nặng. Thông thường, bệnh dần khỏi sau từ 7 – 14 ngày.

Ho và khò khè sau viêm tiểu phế quản có thể kéo dài 1 tháng với một số tác nhân như virút Adeno. Những trẻ có thể diễn tiến nặng gồm trẻ mắc bệnh có tiền căn sinh non dưới 35 tuần; trẻ em mắc bệnh ở tuổi nhỏ dưới 12 tuần (3 tháng tuổi); trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, bệnh thần kinh cơ…  Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải, suy dinh dưỡng nặng.

Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩmThường xảy ra trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi

Những dấu hiệu cần đưa đi cấp cứu ngay bao gồm trẻ khó thở rõ, hoặc thở không đều hoặc thở nhanh >70 lần/phút;  trẻ không thể bú được vì ho liên tục và khó khè nặng; xanh tái khi ho, bú gắng sức; da xanh tái, vã mồ hôi.

Những dấu hiệu cho thấy cần tái khám bao gồm trẻ ho, khò khè diễn tiến nặng hơn; trẻ giảm bú hơn 50% hoặc từ chối ăn, bú;  trẻ trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường; tiểu ít hơn 50%, sốt cao trên 390C, ho nặng hơn. Hoặc bất kỳ khi nào bạn thấy lo lắng về tình trạng của trẻ.

Viêm tiểu phế quản do siêu vi hô hấp hợp bào RSV (Respiratory Syncytial Virus)

Đây là loại siêu vi khá phổ biến trong nhóm tác nhân siêu vi gây triệu chứng giống cảm ở trẻ em và người lớn vào mùa bệnh. Năm 1840 RSV ghi nhận đầu tiên từ những trường hợp viêm hô hấp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ theo mùa. Đến năm 1950, RSV một lần nữa được phân lập từ đợt bệnh hô hấp ở loài tinh tinh Coryza trong phòng thí nghiệm, do người chăm sóc lây sang. Năm 1963 Robert Chanocks, mô tả, phân lập đầy đủ tác nhân RSV gây bệnh hô hấp ở trẻ em trên toàn thế giới. Bên cạnh RSV, hiện có nhiều tác nhân siêu vi gây bệnh cảnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu

 

Điều trị viêm tiểu phế quản và can thiệp tối thiểu

Cũng giống như các bệnh lý do tác nhân siêu vi khác gây ra, viêm tiểu phế quản điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu, không điều trị đặc hiệu, vì một cơ thể khỏe mạnh của trẻ sẽ tự vượt qua. Theo dõi và can thiệp đièu trị biến chứng khi cần. Đa số điều trị ngoại trú theo dõi, chỉ điều trị, chăm sóc hỗ trợ. Điều trị can thiệp thuốc tối thiểu không dùng giảm ho, kháng sinh, sirô long đàm… Riêng điều trị biến chứng được áp dụng khi trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, hoặc bội nhiễm viêm phổi do tác nhân vi trùng, hoặc mất nước, suy kiệt.

Phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ đang có bệnh hoặc có triệu chứng giống cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Rửa tay sạch dưới vòi nước bằng các loại xà phòng rửa tay diệt khuẩn thông thường, trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, hạn chế lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng, giọt bắn. Môi trường sống của trẻ không thuốc lá, giảm nguy cơ mắc và biến chứng nặng của các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tránh bệnh chồng bệnh, dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống ngủ nghĩ hợp lý.

Hiện nay, chưa có vắcxin đặc hiệu phòng ngừa RSV, việc tiêm phòng RSV không phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam chưa thực hiện tiêm chủng phòng ngừa tiểu phế quản do RSV.

BS. HUYỀN TÔN NỮ THỤY MY

]]>
Cách chăm sóc trẻ khi chuyển mùa hè – thu cha mẹ nào cũng cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-tre-khi-chuyen-mua-he-thu-cha-me-nao-cung-can-biet-14316/ Tue, 07 Aug 2018 14:27:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cham-soc-tre-khi-chuyen-mua-he-thu-cha-me-nao-cung-can-biet-14316/ [...]]]>

Lưu ý khi dùng điều hoà cho trẻ

Trong tiết trời nóng nực, trẻ ở trong phòng lạnh rồi lại đi ra ngoài trời với nhiệt độ thay đổi đột ngột, cùng thời tiết mưa nắng thất thường, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi làm gia tăng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.

Rất nhiều phụ huynh than phiền về tình trạng trẻ bị ngạt mũi, viêm mũi khi nằm phòng điều hòa. Về vấn đề này, ThS.BS Hồng Quý Quân – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, BV Việt Đức cho biết, điều hoà để quá lạnh sẽ làm cho các mạch ở niêm mạc mũi phản ứng, gây phù nề. Đây là phản ứng tự nhiên để tránh khí lạnh đi vào đường hô hấp. Nhưng để lâu sẽ gây viêm mũi, chảy dịch dẫn đến viêm mũi họng rồi viêm phế quản, viêm phổi.

“Có 1 số điều hoà không được vệ sinh thường xuyên nên khí thổi ra nhiều bụi và vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các cha mẹ cần lưu ý đến việc vệ sinh điều hoà và các đồ dùng trong gia đình”- BS. Quân nói.

Bác sĩ khuyến cáo không nên bật điều hoà cả đêm mà sau khi trẻ ngủ say, thì mở cửa ban công và bật quạt. Nên đắp 1 chăn mỏng khi ngủ tránh cảm lạnh. Ảnh minh hoạ.

 

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị ngạt mũi, viêm mũi khi nằm phòng điều hòa, BS. Quân khuyến cáo, không để điều hoà quá lạnh, chênh giữ nhiệt độ ngoài trời và điều hoà không quá 8 độ C, nhiệt độ phòng nên để trên 26 độ. Với nhà có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên để nhiệt độ 28 độ, với trẻ sơ sinh nên để nhiệt độ 29-30 độ.

Không nên ngồi điều hoà liên tục quá 3 giờ, khi ngồi quá lâu nên đi ra ngoài để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể và không khí hít vào. Mỗi ngày nên tắt điều hoà 2 lần để mở cửa cho không khí lùa vào tránh tồn đọng khí.

Khi đi vào hoặc đi ra điều hoà tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Làm ẩm phòng bằng dụng cụ phun ẩm hay đơn giản là chậu nước để trong phòng. Buổi tối khi ngủ nên nhỏ 2 giọt nước muỗi sinh lý vào lỗ mũi để cho mũi không bị khô.

“Không nên bật điều hoà cả đêm mà sau khi trẻ ngủ say, thì mở cửa ban công và bật quạt. Nên đắp 1 chăn mỏng khi ngủ tránh cảm lạnh. Không để hướng gió điều hoà thẳng vào người trẻ. Thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi, luyện tập thể thao, bổ sung nước đầy đủ và vitamin”- chuyên gia Nhi tư vấn.

Đối phó với cơn ho “rút ruột” khi chuyển mùa ở trẻ

Thời tiết chuyển mùa, độ ẩm lớn khiến số trẻ đến khám tại các bệnh viện vì bệnh hô hấp đều tăng lên. Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), ThS.BS Nguyễn Thành Nam – Phụ trách khoa Nhi cho biết, do thời tiết chuyển mùa, ẩm ướt, tình trạng trẻ ho, sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi đều tăng lên. Các bệnh hô hấp chiếm 50% số bệnh nhân đến khám, vào viện. Đáng lưu ý, những cơn ho dai dẳng của trẻ khiến nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên, sốt ruột đưa con hết viện này đến viện khác khám.

Tại khoa Nhi, BVĐK Đức Giang, số trẻ đến khám vì bệnh lý hô hấp trong thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường gần đây cũng tăng lên. Đặc biệt viêm tiểu phế quản tuy không nhiều nhất, nhưng lại khiến các bậc phụ huynh rất sốt ruột bởi trẻ ho rất lâu. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 15-20 ca bệnh nhi (chủ yếu là các bé dưới 2 tuổi) phải nhập viện điều trị do viêm tiểu phế quản. Thời điểm này những trẻ có cơ địa dị ứng, bệnh lý hen cũng phải hết sức để ý, cần tuân thủ điều trị phác đồ chữa hen của bác sĩ để tránh lên những cơn hen cấp nguy hiểm cho sức khỏe trẻ.

 

Theo các bác sĩ, biểu hiện của viêm tiểu phế quản ở trẻ thường mất mạnh mẽ, gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi). Ban đầu, chỉ giống như cảm lạnh thông thường khi trẻ sổ mũi, ho nhẹ và sốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày. Sau đó, các triệu chứng này sẽ phố biến và tăng lên, trẻ ho rất nhiều, thở nhanh, thở khò khè. Cổ và ngực của trẻ có thể thấy rõ co kéo theo mỗi nhịp thở. Tình trạng sốt kéo dài 4 – 5 ngày và do ho nhiều trẻ bị cảm giác khó thở, rồi nôn mửa kèm ho, có thể xuất hiện cả tiêu chảy.

“Những cơn ho dai dẳng không dứt của trẻ khiến bố mẹ sốt ruột nhất. Nhất là với bệnh lý viêm tiểu phế quản, trẻ ho rất lâu, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến bố mẹ có tâm lý lo lắng. Không ít bố mẹ có tâm lý “chạy vòng quanh”, khám bác sĩ này thấy uống vài ngày thuốc con chưa đỡ lại ôm con đi khám bác sĩ khác.

Trong khi đó, bệnh lý viêm tiểu phế quản gây ho rất lâu, vì vậy việc kiên trì điều trị là rất quan trọng. Người lớn cũng không nên cho trẻ uống thuốc ngừng ho tùy tiện, bởi những cơn ho cũng góp phần đẩy đờm dãi ra ngoài. Với trẻ ho kèm nôn trớ thì không nên cho con ăn quá no, nên uống nước ấm, xịt rửa mũi, họng và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc“- BS. Nam khuyến cáo.

Dương Hải

]]>
Coi chừng trẻ bị viêm tiểu phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/coi-chung-tre-bi-viem-tieu-phe-quan-12637/ Sat, 28 Jul 2018 12:57:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/coi-chung-tre-bi-viem-tieu-phe-quan-12637/ [...]]]>

Mùa lạnh, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh

Bệnh viêm TPQ có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa lạnh. Viêm TPQ là bệnh chỉ thấy ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi, trong đó gặp nhiều nhất là trẻ 3-6 tháng tuổi. Tổn thương các TPQ là bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn làm cho trẻ bị khó thở, khò khè, nếu nặng thì bị thiếu oxy. Bệnh do virut hô hấp gây ra với 2 đặc điểm đáng lưu ý: một là bệnh lây lan rất mạnh nên dễ gây thành dịch ở nhóm trẻ nhỏ; hai là người lớn và trẻ lớn cũng có thể bị mắc bệnh nhưng các triệu chứng chỉ nhẹ như cảm ho thông thường.

Coi chừng trẻ bị viêm tiểu phế quản 1
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Trẻ nhỏ bị bệnh thường có các triệu chứng sau: trẻ như bị cảm trong 2-3 ngày đầu với biểu hiện sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Những ngày sau, trẻ ho nhiều hơn, kèm theo có tiếng thở khò khè, có khi bị khó thở với dấu hiệu thở nhanh hơn bình thường, khi trẻ thở, chúng ta nhìn thấy lồng ngực bị co kéo. Nếu cháu nào bỏ bú và tím tái là bệnh càng nặng. Nhiều khi thấy trẻ thở giống như người bệnh hen suyễn. Với các triệu chứng như trên thì bố mẹ phải đưa trẻ đi khám bệnh ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Diễn biến bình thường của bệnh là trẻ khó thở, khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, sau thời gian này, ho cũng giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được điều trị và chăm sóc tốt. Nhưng cũng có gần 20% ca bệnh kéo dài nhiều tuần. Chụp phim Xquang thấy tổn thương viêm TPQ.

Các biến chứng do viêm TPQ

Trường hợp bệnh không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi do bị bội nhiễm, xẹp phổi do tắc đờm, viêm tai giữa. Trong số này có khoảng từ 1-2% trẻ bị thiếu oxy phải nhập viện để được thở oxy. Bệnh có thể xảy ra nặng, kéo dài, có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở các đối tượng: trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng nặng, bị bệnh tim, phổi từ trước.

Coi chừng trẻ bị viêm tiểu phế quản 2

Tiêu bản tổn thương viêm tiểu phế quản.

Chăm sóc trẻ bị bệnh

Đối với trẻ bị bệnh, việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng để giúp trẻ nhanh bình phục. Các bậc cha mẹ và người thân cần thực hiện chăm sóc trẻ như sau: chú trọng việc nuôi dưỡng trẻ như cho bú đầy đủ sữa mẹ và ăn uống đủ chất nếu trẻ đã đến tuổi ăn dặm. Nên cho trẻ bú và ăn nhiều bữa hơn lúc trẻ chưa mắc bệnh. Nếu trẻ bị nôn ói khi ho nhiều thì phải cho ăn để bù dinh dưỡng ngay. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước vì thiếu nước sẽ làm đờm bị cô đặc, trẻ khó thải đờm khi ho nên bệnh sẽ nặng lên.

Chú ý khai thông đường thở cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn bằng cách nhỏ mũi mỗi lần 2-3 giọt nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) rồi lau sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống theo lời mách bảo của những người không phải bác sĩ vì làm như thế có thể làm trẻ bị bệnh nặng hơn hoặc gây tác hại cho trẻ đang ốm. Không để trẻ hít phải khói thuốc lá, thuốc lào vì khói thuốc có thể làm bệnh của trẻ nặng lên hoặc dễ bị hen suyễn trước mắt cũng như sau này.

Cần đưa trẻ nhập viện ngay khi trẻ có một hay nhiều hơn các triệu chứng sau đây: khó thở tăng lên (thở nhanh, khi thở lồng ngực bị co kéo), tím tái, bú kém hay bỏ bú, không uống được; ngủ li bì, khó đánh thức; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, những trẻ có yếu tố xảy ra bệnh nặng đã nói trên đây.

Coi chừng trẻ bị viêm tiểu phế quản 3

Mô hình cấu trúc virut gây viêm tiểu phế quản.

Biện pháp phòng bệnh

Hiện nay, ở nước ta chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau: tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh; cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh viêm TPQ là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ nhỏ tại tất cả các nước trên thế giới. Một nghiên cứu cho thấy: ở Hoa Kỳ có khoảng 120.000 trẻ viêm TPQ nhập viện hàng năm. Ở nước ta, bệnh viêm TPQ là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM thì hàng năm có khoảng 5.000 – 6.000 trẻ bị bệnh này đến khám bệnh, trong đó trên 2.500 trẻ nhập viện mỗi năm, chiếm 40% số bệnh nhi tại khoa hô hấp. Một vài nghiên cứu khác cho biết: sau khi bị viêm TPQ, có khoảng trên 30% trẻ bị bệnh suyễn.

]]>
Thủ phạm gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-gay-viem-tieu-phe-quan-o-tre-em-12429/ Thu, 26 Jul 2018 12:51:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-gay-viem-tieu-phe-quan-o-tre-em-12429/ [...]]]>

Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thống kê, tử vong nhiễm khuẩn hô hấp cấp đứng hàng thứ 5 trong các bệnh lý ở trẻ.

Virut – Thủ phạm chính

Tác nhân làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp (virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut này có 2 điểm đặc biệt: có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch; người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm virut hợp bào nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Nhưng nếu trẻ dưới 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là VTPQ. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.

Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bị ốm do nhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA… đều có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinh hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải VTPQ.

Virut respiratoire syncytial gây viêm tiểu phế quản.

Biểu hiện khi trẻ bị VTPQ

VTPQ là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc sốt cao. Sau từ 3 – 5 ngày, trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Những trẻ đến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.

Viêm tiểu phế quản xơ hóa tắc nghẽn trên phim Xquang.

Cách theo dõi và chăm sóc trẻ

Nếu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần khám lại đúng hẹn của bác sĩ.

Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị.  Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh. Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải cho thở ôxy, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steriod cho trẻ.

Phòng ngừa hiệu quả bằng cách nào?

Để phòng bệnh cho trẻ, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành. Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt lưu ý vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu.

 

Cảnh giác với biến chứng do VTPQ

Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ nặng hơn, kéo dài hơn, nhiều biến chứng hơn và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Ðây là những trẻ có yếu tố nguy cơ cần được cho nhập viện sớm khi bị VTPQ.

 

 

 

BS. Nguyễn Thị Yến

 

]]>
Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-viem-tieu-phe-quan-cho-tre-12254/ Thu, 26 Jul 2018 12:14:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-benh-viem-tieu-phe-quan-cho-tre-12254/ [...]]]>

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường do virut tấn công gây viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản) và có thể bội nhiễm dẫn đến viêm phế quản. Ðồng thời, viêm tiểu phế quản dễ bị tái đi tái lại, dễ bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị viêm tiểu phế quản

Tác nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do virut như virut hợp bào hô hấp (VRS), có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch và là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện. Virut cúm và á cúm và Adenovirus cũng gây bệnh cho nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là một bệnh hô hấp thường gặp.

Bệnh đa phần xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, tần suất cao  nhất là 3-6 tháng tuổi. Thành của các tiểu phế quản này không có sụn chỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bị viêm. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.

Những trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở trẻ còn yếu. Các bé hay bị viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm VA, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc trẻ bị bệnh phổi bẩm sinh… đều có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc tốt.

Cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu triệu chứng ban đầu thường thấy như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Trẻ thở khó khăn nên trẻ quấy khóc, bỏ bú, da tái và tím. Diễn tiến suy hô hấp nặng, thậm chí ngừng thở nếu không kịp thời điều trị. Những trẻ đến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Cá biệt, một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn trong nhiều tuần.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Tất cả các trường hợp trẻ mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong. Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, sự tái diễn nhiều lần của viêm tiểu phế quản còn là nguyên nhân gây ra hen phế quản sau này.

Chăm sóc trẻ mắc viêm tiểu phế quản

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện. Đối với trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh càng cần được chăm sóc và lưu ý kỹ hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu.

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm tiểu phế quản và các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ, cần chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng.

Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh và duy trì sữa mẹ đến 2 tuổi. Khi trẻ được 6 tháng, cần cho trẻ ăn bổ sung. Tùy thể trạng từng trẻ, có thể tập cho trẻ ăn dặm từ từ, bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi, bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, chất đạm, rau xanh – trái cây, dầu thực vật. Cho trẻ uống đủ nước.

Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm trong mùa đông, khi thời tiết giao mùa chuyển nóng hoặc lạnh đột ngột cần thường xuyên thay quần áo phù hợp, không để trẻ bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tránh để trẻ tiếp xúc gần với trẻ lớn, người lớn đang bị viêm đường hô hấp cũng như các trẻ bệnh khác. Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.

Khi có những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, bú kém, bỏ bú… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

BS. Lê Anh

]]>
Trời lạnh, đề phòng trẻ viêm tiểu phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-lanh-de-phong-tre-viem-tieu-phe-quan-11057/ Wed, 25 Jul 2018 08:50:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-lanh-de-phong-tre-viem-tieu-phe-quan-11057/ [...]]]>

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, có tần suất nhập viện cao tại các khoa hô hấp nhi. Bệnh dễ bị tái đi tái lại, dễ bị biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, vì sao?

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Tác nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do virut như virut hợp bào hô hấp (VRS) chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch và là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.

Viêm tiểu phế quản đa phần xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, tần suất cao nhất là 3-6 tháng tuổi. Thành của các tiểu phế quản này không có sụn chỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bị viêm. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy.

Những trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng còn yếu. Các bé hay bị viêm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc trẻ bị bệnh phổi bẩm sinh… đều có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc tốt. Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi như khói bếp, khói thuốc lá, thậm chí sự thay đổi thời tiết lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ mắc bệnh.viêm tiểu phế quản khi trời lạnh

Trẻ dưới 2 tuổi dễ mắc viêm tiểu phế quản khi trời lạnh.

Những biểu hiện bệnh

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất khi trẻ mắc viêm tiểu phế quản là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Khám thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Trẻ thở khó khăn nên trẻ quấy khóc, bỏ bú và đi dần đến thở mệt, da tái và tím. Diễn tiến suy hô hấp nặng, thậm chí ngừng thở nếu không kịp thời điều trị. Những trẻ đến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn trong nhiều tuần.

Đề phòng biến chứng do viêm tiểu phế quản ở trẻ và cách phòng bệnh

Tất cả các trường hợp trẻ mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong. Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, sự tái diễn nhiều lần của viêm tiểu phế quản còn là nguyên nhân gây ra hen phế quản sau này.

Để phòng ngừa viêm tiểu phế quản và các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ cần chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng. Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh và duy trì sữa mẹ đến 2 tuổi. Khi trẻ ăn dặm cần cho trẻ ăn đủ chất, bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, chất đạm, rau xanh – trái cây, dầu thực vật. Cho trẻ uống đủ nước. Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị viêm đường hô hấp cũng như các trẻ bệnh khác. Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Giữ cho phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, vừa ấm áp và vẫn thông khí. Khi có những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, bú kém, bỏ bú… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện. Đối với trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh càng cần được chăm sóc và lưu ý kỹ hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

BS. Lan Ngọc

]]>
Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-viem-tieu-phe-quan-o-tre-em-10778/ Wed, 25 Jul 2018 08:09:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-viem-tieu-phe-quan-o-tre-em-10778/ [...]]]>

Tác nhân gây viêm tiểu phế quản là virut hợp bào hô hấp (RSV), thường gieo bệnh cho trẻ vào mùa đông và đầu xuân. Biểu hiện, trẻ ho, thở khò khè, ăn uống kém. Viêm tiểu phế quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm là suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa… nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Tác nhân làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virut như virut hợp bào hô hấp (VRS), có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch, virut này chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc. Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản.

Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở. Trẻ lớn hơn, người lớn cũng có thể bị nhiễm VRS nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Khi trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên do virut hợp bào thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bị ốm do nhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm VA… đều có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, trẻ mắc bệnh phổi  hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản (do virut hợp bào hô hấp (RSV) rất hay gặp ở trẻ em trong mùa đông và đầu xuân, chiếm khoảng 40% bệnh nhi nhập viện tại các khoa nhi.

Những biểu hiện khi trẻ bị viêm tiểu phế quản

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ. Sau từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít, nhịp thở nhanh, sốt liên tục, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém, khó thở… lúc này cần đưa ngay trẻ đến các chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng.

Tất cả các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đề cập đến mối liên quan của viêm tiểu phế quản với bệnh hen. Nhiều nghiên cứu cho rằng, sau khi bị viêm tiểu phế quản, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khoảng 1/3 trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể diễn tiến thành hen sau này.

Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ

Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này, vì viêm tiểu phế quản do virut gây nên. Phần lớn trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản RSV nhẹ thường bị ho và khò khè một chút, trẻ vẫn ăn uống tốt thì trong một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có biểu hiện thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc này, bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện.

Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh được bù đủ nước và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ.

Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì trẻ được sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải… Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp, trẻ sẽ được tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ không để trẻ bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi. Môi trường trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, ăn uống kém, tím tái, có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị. Cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Điều cần lưu ý là bạn cần cho trẻ uống thuốc đủ liều và tái khám đúng hẹn của bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả; không nên tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.

 

BS. Lê Thị Hương

]]>