viêm thanh quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:51:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm thanh quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngừa viêm thanh quản cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-viem-thanh-quan-cap-13907/ Sun, 05 Aug 2018 05:51:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-viem-thanh-quan-cap-13907/ [...]]]>

Viêm thanh quản cấp xảy ra quanh năm, nhưng mùa mưa, ẩm ướt, lạnh, rét, bệnh dễ xuất hiện hơn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người nhất là  trẻ em và người cao tuổi. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được.

Tại sao mùa lạnh bệnh viêm thanh quản cấp dễ xuất hiện?

Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước thanh hầu, trước đốt sống cổ (C3 -C6), nối hầu với khí quản. Trong các tháng cuối năm do thời tiết chuyển lạnh khiến số bệnh nhân đến khám và điều trị viêm thanh quản cấp gia tăng. Nguyên nhân, do thời tiết thay đổi, nhất là khi có những đợt rét đậm, rét đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp nên dễ dẫn đến viêm thanh quản cấp, đặc biệt là trẻ em và người có tuổi bởi sức đề kháng kém.

Những người bị viêm họng cấp bởi vi khuẩn, virut hoặc vi nấm, nhất là sau mắc bệnh cúm, từ đây bệnh sẽ lan sang thanh quản và gây nên viêm thanh quản cấp. Ngoài ra, có nhiều trường hợp viêm thanh quản cấp xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh (mưa nhiều, gió mùa tràn về hoặc sau tắm…) hoặc hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất, bụi bẩn hoặc nói nhiều (bệnh nghề nghiệp), khóc nhiều (trẻ em)…

Nội soi phát hiện viêm thanh quản.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, viêm mũi hoặc viêm họng – mũi xuất tiết, ngấy sốt và sốt thực sự, kèm theo đau họng, có cảm giác nóng, khô họng, ho khan, có cảm giác ngứa, rát. Từ ho khan chuyển sang ho có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, lạc giọng, thậm chí mất tiếng sau vài ba ngày. Vì vậy, khàn tiếng, mất tiếng đột ngột là triệu chứng rất đặc trưng của viêm thanh quản cấp. Những triệu chứng trên thường kéo dài trong vài ba ngày, sau đó giảm dần và khoảng sau 7 ngày có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi bị viêm thanh quản cấp do chủ quan hoặc vì trời lạnh không đi khám bệnh hoặc tự mua thuốc điều trị khi bệnh không khỏi mới đến cơ sở y tế, bệnh đã nặng và có biến chứng (viêm khí – phế quản, viêm phổi) gây không ít khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm (viêm phổi).

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Khi đã bị viêm thanh quản cấp, để bệnh chóng khỏi, trước tiên là hạn chế nói và tiếp đến là cần đi khám bệnh ngay để tránh bệnh nặng thêm. Trong khi chưa thể đi khám bệnh được, cần làm nóng vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm, tránh cổ bị lạnh (không uống nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh). Nếu có thể xông họng bằng một số tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng… và dùng thuốc nhỏ mũi thông thường (otrivin, naphazolin,…), sau đó đi khám bệnh để được điều trị đúng. Người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm, đặc biệt không tự mua kháng sinh để điều trị, bởi vì, dùng kháng sinh không đúng sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, về sau khi mắc bệnh nhiễm trùng rất khó điều trị, hơn nữa vi khuẩn kháng thuốc đó còn lan ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Về phòng bệnh, để không mắc bệnh viêm thanh quản cấp, mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Hàng ngày nên tắm rửa bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió nhất là trẻ em và người có tuổi. Phòng ngủ cần đủ ấm và tránh gió lùa. Khi ra đường cần mặc ấm, cổ nên quàng khăn, tay, chân nên đi tất và nên đeo khẩu trang

Những người làm việc trong các môi trường độc hại cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động một cách nghiêm túc, nhất là đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Người làm nghề thuyết trình viên hoặc nghề nhà giáo nên tập thói quen nói vừa đủ cho học sinh, sinh viên, học viên đủ nghe và nên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy để giúp hạn chế nói (micro, máy chiếu,…)

Hàng ngày cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa là súc họng bằng nước muối nhạt (nước muối sinh lý) trước khi đánh răng. Cần hạn chế, tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào.

BS. Việt Bắc

]]>
Cách phòng viêm thanh quản http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-viem-thanh-quan-13876/ Sun, 05 Aug 2018 05:48:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-viem-thanh-quan-13876/ [...]]]>

Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm và khó chữa, nhưng nó gây khó chịu cho bệnh nhân bởi khả năng nói bị giảm sút.

Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp được cấu tạo bởi các sụn, là phần đầu của đường dẫn khí ngay dưới họng. Trong thanh quản có 2 dây thanh âm, mỗi khi dây thanh âm rung là phát ra âm thanh. Viêm thanh quản là viêm ở dây thanh âm hoặc toàn bộ niêm mạc phủ thanh quản. Viêm thanh quản gây ra khàn tiếng, thậm chí tắt tiếng hoàn toàn. Đôi khi viêm thanh quản có thể gây khó thở do hiện tượng sưng nề nặng, đặc trưng bởi tiếng thở rít khi hít vào. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cảm lạnh thông thường do siêu vi hoặc các nhiễm trùng khác ở vùng hầu họng là nguyên nhân thường gặp nhất ở cả trẻ em và người lớn.

Khi la hét hoặc nói to, nói nhiều quá mức cũng gây viêm thanh quản. Trường hợp này không phải do nguyên nhân nhiễm trùng mà hay gặp ở người lớn, những người phải sử dụng giọng nói nhiều trong quá trình làm việc như giáo viên, ca sĩ…

Cách phòng viêm thanh quản

Bệnh nhân hít phải hóa chất, ví dụ như chất tẩy rửa hoặc xăng dầu. Những công nhân bán xăng hay xưởng hóa chất hay bị ảnh hưởng bởi tác nhân này.

Uống quá nhiều rượu hoặc hút quá nhiều thuốc lá.

Bệnh trào ngược dạ dày, khi luồng trào ngược có độ acid cao sẽ gâ y viêm thanh quản.

Ngoài ra, có một số tình trạng không phải viêm thanh quản nhưng cũng có thể gây ra khan tiếng, thậm chí tắt tiếng, chẳng hạn như: Bất thường cấu trúc bẩm sinh dây thanh âm, nguyên nhân này thấy ở trẻ nhỏ mới sinh trong những tháng đầu; những rối loạn của cơ ảnh hưởng tới phát âm; ung thư  hầu họng.

Biểu hiện của bệnh

Tùy nguyên nhân mà có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên đặc điểm chung của viêm thanh quản gồm có: Khan tiếng, tắt tiếng, ho ông ổng, thở rít khi hít vào (gặp ở trẻ em). Ngoài ra, sốt, ho, sổ mũi là biểu hiện hay gặp nếu viêm thanh quản do nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp. Ợ hơi, ợ chua, đau – nóng rát sau xương ức là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày. Khan tiếng mạn tính, từ từ tăng dần hay gặp ở người lớn hút thuốc lá, uống rượu nhiều hay đặc thù công việc phải tiếp xúc với hóa chất hoặc nói nhiều.

Có một số trường hợp, khi biểu hiện của bệnh không rõ ràng và khó xác định, bác sĩ cần soi thanh quản để xác định nguyên nhân gây viêm thanh quản, thông qua nội soi có thể thấy được bất thường thanh quản như hạt xơ dây thanh, viêm mạn tính do trào ngược dạ dày, khối u…

Đối với trẻ nhỏ soi thanh quản thường khó thực hiện, xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định tác nhân gây viêm thanh quản là vi khuẩn hay vi-rút.

Cần làm gì để hạn chế chứng viêm thanh quản?

Tùy thuộc nguyên nhân gây viêm thanh quản, bệnh nhân có thể làm những điều dưới đây sẽ góp phần giảm nhẹ và nhanh khỏi bệnh:

Nếu chứng viêm thanh quản là do bạn sử dụng giọng nói quá mức, chẳng hạn bạn làm giáo viên, ca sĩ…, thì nghỉ ngơi, hạn chế phát âm quá nhiều quá mạnh sẽ giúp bạn thuyên giảm. Việc sử dụng micro để phóng đại giọng nói sẽ giúp bạn đỡ phải nói lớn.

Nếu chứng viêm thanh quản do thói quen uống rượu hay hút thuốc quá nhiều, tốt hơn cả là từ bỏ nó hoặc giảm bớt càng nhiều càng tốt.

Nếu viêm thanh quản do hít phải hóa chất, hãy tránh những hóa chất đó nếu có thể. Nếu không thể tránh, ít nhất cũng phải đảm bảo rằng bạn hít được nhiều không khí sạch nhiều hơn. Nếu công việc của bạn phải ở gần khói hóa chất hãy dùng khẩu trang hoặc quạt thông gió để hạn chế bụi hóa chất có thể đi vào làm tổn thương thanh quản của bạn.

Nếu chứng viêm thanh quản gây ra bởi trào ngược acid từ dạ dày lên, cần điều trị bệnh này trước tiên. Bạn cần thực hiện đầy đủ các bước như sau: Uống thuốc giảm tiết acid dạ dày (được bác sĩ kê toa, chẳng hạn omeprazol, esomeprazol). Tránh những thức ăn có thể làm triệu chứng của bệnh trào ngược nặng lên: Rượu, cà phê , chocolate… Dừng hút thuốc nếu bạn  đang hút thuốc. Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày hơn là ăn một lần với lượng thức ăn lớn. Không nằm ít nhất là 3 tiếng đồng hồ sau bữa ăn cuối cùng. Kiểm soát trọng lượng cơ thể nếu bạn thừa cân hay béo phì. Không nên mặc đồ (áo, dây nịt…) quá chật chội.

Khi nào  cần tới gặp bác sĩ?

Trẻ em nếu có biểu hiện khan tiếng, mất tiếng, thở rít cần tới gặp bác sĩ ngay. Chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ em có thể gây ra tình trạng khó thở, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp chỗ thanh quản gây nguy hiểm cho trẻ.

Cách phòng viêm thanh quảnHình ảnh thanh quản bình thường và biểu hiện khi bị viêm.

Đối với người lớn thì tùy thuộc vào thời gian, độ nặng cũng như các triệu chứng kèm theo của viêm thanh quản, khi cảm thấy quá mệt mỏi hoặc khó chịu thì cần đến gặp bác sĩ. Hầu hết viêm thanh quản  cấp tự phục hồi trong vòng 2-3 tuần lễ. Nhưng nếu bạn bị khan tiếng hay tắt tiếng kéo dài quá 2 tuần mà không thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ để được tìm xem có tổn thương thực thể gì không và được điều trị.

Ngoài ra, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ nếu bạn bị đau họng và có thêm các triệu chứng như: Sốt từ 38,5 độ C trở lên; họng đau nhiều và không có dấu hiệu cải thiện sau 5-7 ngày.

Cần gọi cấp cứu hoặc tới khoa cấp cứu của bệnh viện nếu bạn cảm thấy: Khó thở; khó nuốt nước miếng; sưng phù vùng cổ hoặc lưỡi; không thể quay cổ hoặc khó mở rộng miệng… vì những dấu hiệu trên có thể có một vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra.

Điều trị vêm thanh quản như thế nào?

Đối với trẻ em, thường viêm thanh quản là do nguyên nhân nhiễm trùng cấp tính, do nhiễm siêu vi. Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ quyết định theo dõi hay can thiệp bằng thuốc. Trong thực hành lâm sàng, với những em bé có dấu hiệu khó thở bác sĩ sẽ cho khí dung các thuốc chống phù nề thanh quản, thuốc kháng viêm đường uống hoặc tiêm. Nếu tình trạng khan tiếng không thuyên giảm sau 2 tuần thì trẻ cũng cần được đánh giá lại bệnh bởi bác sĩ nhi khoa.

Đối với người lớn, tùy thuộc nguyên nhân mà điều trị khác nhau. Nếu viêm thanh quản là hậu quả của cảm lạnh hay một nhiễm trùng nhẹ, thường không cần điều trị gì cả, tuy nhiên nếu tình trạng khan tiếng không cải thiện sau 2 tuần có thể có một nguyên nhân nào đó khác. Vì thế cũng tùy thuộc nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ có hướng xử trí và phác đồ điều trị riêng.

BS. Trần Hiền Mai

]]>
Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họng http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-ly-vung-mui-hong-13614/ Sun, 05 Aug 2018 05:18:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-ly-vung-mui-hong-13614/ [...]]]>

Bệnh viêm họng, viêm thanh quản

Trong mùa nắng nóng, viêm họng, viêm thanh quản thường xảy ra khi có sự thay đổi nhiệt độ vùng họng, thanh quản, do thói quen ăn uống (nóng- lạnh đột ngột) khiến niêm mạc họng chưa đủ thời gian làm ấm như chức năng vốn có, đồng thời làm thay đổi môi trường sống của một số loại vi khuẩn cơ hội trong họng, thanh quản và nhanh chóng gây bệnh; do nhiễm các virut hoặc vi khuẩn gây bệnh mùa hè như virut cúm A và B; do vi khuẩn (vi khuẩn thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer)… Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi có thể dễ dàng gây các bệnh trên bao gồm tiếp xúc với các yếu tố vật lý, hoá học độc hại (làm việc trong môi trường bụi bẩn…), thói quen chưa hợp lý trong sinh hoạt (uống rượu, bia, nước giải khát lạnh rồi đi hát karaoke…).

Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họng

Những bệnh viêm họng thường gặp khi trời nắng nóng

Viêm họng do vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp gây bệnh viêm họng trong mùa nắng nóng là những vi khuẩn đã liệt kê ở trên.

Viêm họng do nấm: Có nguyên nhân từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Viêm họng do hội chứng trào ngược: Loại viêm họng do trào ngược cũng hay gặp trong mùa hè do tần suất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi khàn tiếng.

Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họngUống nước lạnh dẫn đến chênh lệch nhiệt độ vùng họng dễ bị viêm họng.

Viêm họng do dị ứng: Mùa hè có nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói…), thức ăn lạnh như các loại kem, các loại loại nước giải khát… Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quinke thanh quản).

Nhận diện viêm họng, viêm thanh quản

Khi bị viêm họng, người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virus). Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Với bệnh viêm thanh quản, người bệnh có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ. Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào). Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt.

Điều trị viêm họng cấp và viêm thanh quản cấp

Sử dụng thuốc toàn thân: Bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm, thông dụng nhất là nhóm beta lactam, trường hợp có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh này có thể thay thế bằng nhóm macrolid, tất nhiên phải có sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa; hạ sốt, giảm đau; điều trị triệu chứng giảm phù nề, chống dị ứng; corticoid liều cao ngắn ngày được coi là có hiệu quả tốt.

Điều trị tại chỗ: Bằng các biện pháp khí dung họng – thanh quản với hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề; giữ ấm, chườm nóng vùng cổ; hạn chế nói trong 3 – 5 ngày; các thuốc súc họng có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý…

Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họngVi khuẩn tan huyết nhóm A, thủ phạm gây viêm họng.

Chú ý: Nếu viêm thanh quản cấp xảy ra ở trẻ dưới một tuổi thì cần rất cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng phải mở khí quản.

Viêm xoang mùa nắng không nên xem nhẹ

Mùa hè là mùa có nhiệt độ cao nhất trong năm và độ ẩm ở Việt Nam thường cao trên 80% làm cho không khí oi bức. Thói quen ăn uống đồ lạnh, uống nước đá lạnh, ngồi trong phòng điều hòa lạnh là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm mũi xoang xuất hiện và có nguy cơ nặng hơn. Bên cạnh đó, đi bơi- một thói quen mùa nóng gây ảnh hưởng đến viêm mũi xoang nếu không biết phòng tránh, đặc biệt bơi ở bể bơi công cộng, có nguy cơ chứa nhiều hóa chất, vi khuẩn… hay bơi ở ao hồ, sông suối, nguồn nước không đảm bảo, đôi khi bị ô nhiễm đều tác động kích thích lên niêm mạc mũi xoang gây viêm mũi xoang hoặc những người dị ứng với các thành phần có trong nước sẽ làm cho tình trạng dị ứng của mũi xoang tái diễn trở lại.

Ngoài ra, khói bụi, ô nhiễm môi trường cùng mưa nắng thất thường và dịch bệnh đường hô hấp như virus cúm các chủng, viêm amidan cấp do vi khuẩn… làm  giảm sức đề kháng của hệ thống bảo vệ đường hô hấp, vì thế nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ rất dễ thành viêm mũi xoang. Người bệnh thường có biểu hiện sau một đợt sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong một tuần lại sốt cao trở lại kèm theo đau nhức vùng mặt kèm chảy dịch mũi xanh, thị lực có thể giảm. Đây là biểu hiện của viêm mũi xoang cấp và việc điều trị đúng chuyên khoa tai mũi họng là rất cần thiết, vì bệnh không tự khỏi được có thể diễn biến theo chiều hướng xấu như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa.

Chủ động phòng tránh bệnh mũi họng

Tuân thủ tối đa quy định về bảo hộ lao động khi làm việc ở trong môi trường ô nhiễm. Nếu công việc cần thiết thì nên tránh những nơi ô nhiễm, khói bụi. Nên uống nước nhiều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung lượng muối khoáng cần thiết khi làm việc trong môi trường nắng nóng như công nhân làm đường… bằng dung dịch oserol. Bạn hãy lưu ý khi ra đường cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi và đường hô hấp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi cũng như các tác nhân dị ứng khác mà cơ thể có thể bị tác động, nhất là những người có cơ địa dị ứng.

Hạn chế sử dụng đồ uống, giải khát quá lạnh. Đối với người thường xuyên ngồi phòng điều hòa, tránh bật nhiệt độ thấp dưới 26 độ C. Nếu bắt buộc phải mở điều hòa lạnh, cần giữ ấm đường hô hấp bằng cách mang theo chiếc khăn mỏng. Điều hòa cũng cần được vệ sinh định kỳ để tránh tích tụ bụi, vi khuẩn, nấm mốc. Khi đi bơi, nên chọn bơi ở những nơi vệ sinh sạch sẽ, tránh nguồn nước bị ô nhiễm.

Những người có tiền sử viêm mũi xoang dị ứng, cần tuân thủ điều trị đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng thuốc tùy tiện như uống, xịt thuốc một vài ngày thấy giảm thì ngưng… Kết hợp vừa sử dụng thuốc, vừa tuân thủ thói quen sinh hoạt mới là biện pháp tốt nhất để chữa khỏi bệnh.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào

]]>
Viêm thanh quản cấp do virut http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-do-virut-11619/ Wed, 25 Jul 2018 11:57:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-do-virut-11619/ [...]]]>

Viêm thanh quản cấp do virut là một bệnh rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi thời tiết chuyển khí hậu nóng lạnh đột ngột là yếu tố thuận lợi của bệnh viêm thanh quản cấp. Viêm nhiễm có thể lan nhanh từ mũi họng xuống thanh quản hoặc ngược lại.

Bệnh có nguy hiểm?

Qua nghiên cứu, người ta phát hiện nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do virut: influenza, virut APC, Myxovirut, virut cúm, á cúm…

Bệnh xuất hiện đột ngột sau một buổi đi về khuya, mặc lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm, uống bia rượu lạnh… Bệnh nhân thấy đau mình mẩy, nhức đầu, nuốt nước bọt thấy khô rát và đau, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường xuyên, sau đó người bệnh bắt đầu có các triệu chứng của viêm thanh quản cấp.

Viêm thanh quản cấp do virut 1

Ho – biểu hiện của viêm thanh quản.

Biểu hiện của viêm thanh quản cấp chủ yếu là sốt, ho và khàn tiếng. Bệnh diễn biến trong vòng 5 – 7 ngày rồi tự khỏi nếu không có biến chứng, nhất là những trường hợp bội nhiễm dẫn đến những bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng chung của cơ thể giảm sút như viêm tai, viêm phổi… Chính vì thế, cần phải theo dõi sát, điều trị đúng và kịp thời, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của biến chứng như đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở…, phải đưa người bệnh vào viện ngay. Viêm thanh quản cấp ở người lớn diễn biến chủ yếu theo chiều hướng tốt, chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol, giảm ho, chống phù nề, nên sử dụng corticoid trong những trường hợp này với thời gian 7 ngày… Bệnh nhân dần dần hết sốt, không ho và tiếng nói trong dần trở lại.

Tuy nhiên, viêm thanh quản cấp ở trẻ em diễn biến lại khá nguy hiểm do đặc điểm ở trẻ em là hiện tượng phù nề dữ dội trong khi kích thước đường thở của trẻ lại nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Phù nề thường khu trú ở hạ thanh môn, có thể lan rộng xuống khí, phế quản. Niêm mạc thanh quản màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Đôi khi quá trình viêm tạo nên những ổ áp-xe rồi vỡ loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí, phế quản dẫn đến viêm khí phế quản.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ biểu hiện triệu chứng chính là khó thở kèm theo tiếng khóc khàn. Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh. Khó thở kiểu thanh quản tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Tiếng ho ông ổng như tiếng chó sủa khi viêm nhiễm lan sâu xuống hạ thanh môn (ngay dưới thanh quản). Thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu chi tím.

Triệu chứng toàn thân xấu. Trẻ sốt cao 39-40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt. Lúc này, soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc nhiều xuất tiết nhầy, hai dây thanh xung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn – đây chính là nguyên nhân gây khó thở. Bệnh tiến triển bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng và trẻ tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời.

Điều trị thế nào?

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em phải được điều trị tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng và theo dõi chặt chẽ: Cho trẻ thở oxy hỗ trợ; Nếu thấy khó thở nặng, phải mở ngay một lỗ thở ở bên dưới chỗ phù nề thanh quản (mở khí quản); Kháng sinh toàn thân đường tiêm nhóm ß lactam hoặc phối hợp với nhóm macrolid; Tiêm tĩnh mạch các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm corticoid; Nếu có cơn co thắt, phải sử dụng thêm thuốc chống co thắt như salbutamol dạng khí dung hoặc tĩnh mạch; Sử dụng các thuốc an thần để tránh các kích thích tạo cơn khó thở; Nâng cao thể trạng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ chống đỡ lại bệnh.

Một số ít trường hợp bệnh nhân dưới 1 tuổi, viêm thanh quản cấp sau đó bị bội nhiễm liên cầu ß tan huyết nhóm A hoặc tụ cầu trở thành viêm thanh – khí – phế quản ngạt thở. Lúc này, quá trình phù nề xuất phát từ hạ thanh môn, sau đó lan nhanh xuống khí – phế quản, đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều nhầy đặc quánh làm tắc lòng khí – phế quản. Trẻ đột ngột sốt cao và khó thở nặng, khó thở nhanh, thở ậm ạch, có ran ở phổi. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường tử vong sau 24 giờ.

Việc phòng tránh viêm thanh quản cấp cho trẻ nhỏ là hết sức cần thiết do mức độ  nặng nề của bệnh. Tránh không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời khi trời khuya. Không đưa trẻ đi chơi những chỗ đông người, nhất là khi đang có dịch. Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ trong mùa lạnh. Người lớn tránh đi uống bia rượu khuya khi thời tiết thay đổi.

TS. Phạm Bích Đào

]]>
Viêm thanh quản cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-10931/ Wed, 25 Jul 2018 08:25:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-10931/ [...]]]>

 

Khám họng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: P. Văn

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân đến khám vì bị viêm thanh quản cấp gia tăng, đó là do thời tiết thay đổi nhất là khi có những đợt rét đậm, rét đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp nên dễ dẫn đến viêm thanh quản cấp.

Khởi đầu của viêm thanh quản cấp thường do bị viêm mũi, hoặc viêm mũi – họng xuất tiết, cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột (ngoài ra, cũng có thể do nói hoặc la hét nhiều…). Bệnh hay gặp ở trẻ em, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên không thích ứng kịp khi thời tiết thay đổi hoặc những người phải nói nhiều do yêu cầu nghề nghiệp.

Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho (lúc đầu ho từng cơn, ho khan, sau đó ho có đờm nhầy). Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Những triệu chứng trên của bệnh thường kéo dài trong vài ngày. Sau đó, các triệu chứng giảm dần, khoảng sau 7 ngày thì khỏi. Ban đầu có thể chỉ khỏi cơn ho, sốt, chảy mũi nhưng khàn tiếng có thể kéo dài thêm một vài ngày nữa mới khỏi hẳn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi bị viêm thanh quản cấp do chủ quan nghĩ chỉ bị viêm họng nhẹ hoặc vì trời lạnh tâm lý ngại đi khám, thường tự điều trị ở nhà, khi bệnh không đỡ mới đến cơ sở y tế. Bởi vậy, nhiều bệnh nhân tới khám đã bị viêm khí – phế quản, viêm phổi… gây khó thở nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và cũng do tự điều trị ở nhà, lạm dụng nhiều thuốc nhất là kháng sinh nên gây khó khăn trong quá trình điều trị. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu của bệnh như mất tiếng, hoặc giọng khàn, nói khó khăn kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm; khó thở, hít vào có tiếng rít; tiếng ho khàn, người mệt nhiều và gần như không nói được; khàn tiếng kéo dài dùng thuốc không thấy đỡ (có thể là biểu hiện của chứng ung thư các dây thanh âm)… cần đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Để phòng viêm thanh quản cấp, cần lưu ý không để bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm đặc biệt là giữ ấm cổ, gan bàn chân, tay. Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi nên đeo khẩu trang. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự thâm nhập của vi rút, vi khuẩn. Trước khi đi ngủ nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi có những triệu chứng sớm của viêm mũi, viêm họng cấp cần điều trị ngay. Hạn chê tối đa việc hút thuốc…

Bác sĩ  Huy Thông

]]>