viêm tai giữa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 28 Nov 2018 14:30:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm tai giữa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm tai giữa ở trẻ em: Có cần phải điều trị tại chỗ? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tai-giua-o-tre-em-co-can-phai-dieu-tri-tai-cho-17109/ Wed, 28 Nov 2018 14:30:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tai-giua-o-tre-em-co-can-phai-dieu-tri-tai-cho-17109/ [...]]]>

Tôi đã dùng thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ tai tại chỗ, nhưng cháu vẫn không khỏi được dứt điểm. Tôi nghe nói, nếu nhỏ tai cho con nhiều, còn ảnh hưởng đến thính thực của bé nên càng lo lắng. Xin cho biết tôi có nên tiếp tục nhỏ tai cho con hay không?

Hoàng Thị Thu Hân (Hà Nội)

Bạn Hân thân mến, chúng ta (kể cả người bệnh và khá nhiều thầy thuốc) hay có quan điểm đau đâu chữa đấy. Đau trong thì uống đau ngoài thì bôi… Chính vì thế, đa phần khi đi khám, nếu con bị viêm tai giữa phụ huynh sẽ được kê vài lọ nhỏ tai. Vậy nhỏ tai trong viêm tai giữa cấp trẻ em có thực sự cần thiết? Trong thư bạn không cho biết loại thuốc nhỏ tai con bạn là gì, nên tôi không đưa ra lời khuyên cụ thể được. Tuy nhiên, xin được giải thích về các loại thuốc nhỏ tai để bạn có thêm thông tin, có thể có ích cho bạn. Thuốc nhỏ tai gồm:

Thuốc giảm đau chứa chất gây tê như lidocaine, benzocaine… Khi nhỏ thuốc này vào sau 30 phút triệu chứng đau tai sẽ giảm 25% trong nhóm trẻ có dùng thuốc so với nhóm không dùng thuốc.  Nhưng lưu ý những thuốc này chỉ dùng trong giai  đoạn đầu của viêm tai giữa (giai đoạn sưng đau: màng nhĩ phồng căng, sung huyết) một khi màng nhĩ đã thủng, mủ chảy ra thì cấm dùng. Thêm nữa, không  được sử dụng các chế phẩm nhỏ tai có chữa chất gây tê này cho trẻ dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị viêm tai giữa, bị đau, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ ngủ thì liệu pháp giảm đau nên cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen thì tiện lợi hơn, hiệu quả và kéo dài hơn trong điều trị đau do viêm tai giữa cấp. Chích  rạch màng nhĩ giải áp, đồng thời cần phối hợp với uống kháng sinh trong tình huống đau nặng.

Viêm tai giữa ở trẻ em

Kháng sinh cũng thường được mọi người có thói quen nhỏ tai cho trẻ, các loại đó là: ofloxacin, ciprofloxacin, chloramphenicol, tobramycin… Tuy nhiên, trong thực tế, đối với những trường hợp viêm tai giữa cấp chưa thủng màng nhĩ thì việc nhỏ tai bằng kháng sinh không có tác dụng gì. Đối với viêm tai giữa cấp đang chảy mủ tai, việc nhỏ kháng sinh vào tai chưa được nghiên cứu nhiều và chưa có khuyến cáo. Kinh nghiệm cho thấy việc nhỏ kháng sinh trong tình huống này là không cần thiết và chỉ cần uống kháng sinh là đủ.

Đối với viêm tai giữa mạn hoặc có đặt ống thông vòi nhĩ mà đang chảy mủ tai việc nhỏ kháng sinh (ofloxacin, ciprofloxacin) tỏ ra có hiệu quả tương đương với kháng sinh đường uống.

Hy vọng bài viết này sẽ thay đổi thói quen thực hành trong việc dùng thuốc nhỏ tai trong viêm tai giữa ở trẻ em. Còn riêng đối với trường hợp bé nhà chị Hân, chị nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa nhi đủ kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhi để được khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả tốt nhất. Bởi trong thư chị kể bé không sốt, không quấy khóc, do đó biện pháp uống kháng sinh và nhỏ tai có vẻ là chưa hợp lý (tôi không biết là chị đã đưa con đi khám ở những nơi nào). Trong đa số trường hợp, viêm tai giữa bắt đầu từ viêm mũi, khi điều trị dứt điểm tình trạng viêm mũi họng thì tình trạng viêm tai cũng sẽ hết. Thậm chí, việc điều trị viêm mũi chỉ đơn giản bằng nước muối biển, nhưng cần sự tỉ mỉ của phụ  huynh. Chị cũng cần thường xuyên rửa tay, đồ chơi của bé… để tránh cho bé bị viêm mũi họng tái phát.

BS. Trần Công

]]>
Trẻ dễ bị viêm tai giữa tiết dịch http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-de-bi-viem-tai-giua-tiet-dich-15973/ Thu, 13 Sep 2018 14:25:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-de-bi-viem-tai-giua-tiet-dich-15973/ [...]]]>

Thời gian gần đây, tôi có gặp một số trẻ em đến khám thính lực bị viêm tai giữa thời kỳ đầu của giai đoạn tiết dịch trong hòm nhĩ, được phát hiện nhờ nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ. Một số cháu mới bị viêm mũi họng và đã điều trị, một số cháu không có biểu hiện gì là đang bị bệnh.

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Cứ 10 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc bệnh này. Triệu chứng chính của bệnh là nghe kém. Trẻ đang ở giai đoạn học nói nếu mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng làm chậm quá trình học nói, chậm quá trình phát triển ngôn ngữ dẫn tới ảnh hưởng phát triển trí thông minh.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch, tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu hay được nhắc đến là rối loạn chức năng vòi nhĩ. Vòi nhĩ có chức năng làm cân bằng áp suất tai giữa và áp suất không khí bên ngoài. Khi vùng mũi họng bị viêm (niêm mạc mũi họng dày lên, VA sưng to…) gây tắc cửa vòi nhĩ làm áp suất âm trong hòm nhĩ (tai giữa) tăng lên gây sự tiết dịch các tế bào niêm mạc hòm nhĩ vì vậy hòm nhĩ có dịch gọi là viêm tai giữa tiết dịch. Ngoài ra, vì vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và rộng hơn ở người lớn rất nhiều nên vi trùng, virút vùng mũi họng dễ đi theo đường vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút với giai đoạn đầu là sự tiết dịch ở hòm nhĩ. Cũng chính vì sự khác biệt này nên bệnh viêm tai giữa có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em nhưng trẻ em bị nhiều hơn.

Viêm tai giữa tiết dịch nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn là viêm tai giữa tụ mủ, nếu tiếp tục không điều trị sẽ gây viêm tai giữa thủng nhĩ…

 

Tuy nhiên, vì giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch triệu chứng rất nghèo nàn nên cha mẹ thường không nhận biết. Ngay cả nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cũng có thể chẩn đoán bỏ sót bệnh này vì ít khi các bé có biểu hiện nóng sốt, đau tai. Khám tai giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch màng nhĩ thường bình thường, khi bệnh nặng hơn có thể thấy bóng khí ở màng nhĩ hay mực nước ở hòm nhĩ, bệnh nặng nữa lúc đó màng nhĩ mới bắt đầu dày đỏ. Ở giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch soi tai bằng đèn hay thậm chí nội soi tai cũng cho kết quả bình thường. Để chẩn đoán sớm bệnh viêm tai giữa tiết dịch:

Về phần bác sĩ, nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một nghiệm pháp quan trọng cần chỉ định. Nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một trong những nghiệm pháp để đánh giá tai giữa. Kết quả cho biết tai giữa bình thường hay đang bị bệnh của nó nhiều khi có trước những triệu chứng được biểu hiện ở bệnh nhân. Vì thế dù nội soi tai bình thường bệnh nhân cũng cần được đo nhĩ lượng để phát hiện sớm dịch trong tai giữa. Tùy theo kết quả của nhĩ lượng đồ chúng ta cũng có thể biết tình trạng ứ dịch nhiều hay ít trong tai giữa.

Về phần cha mẹ, người chăm sóc bé, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém hơn trước nên cho bé đi khám ở bác sĩ tai mũi họng, nếu bác sĩ quên cho kiểm tra thính lực và nhĩ lượng thì nên đề nghị bác sĩ cho con mình được kiểm tra những test này. Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng. Khi bị viêm mũi họng nên điều trị tích cực để tránh biến chứng viêm tai. Đối với trẻ nhỏ ngoài việc giữ vệ sinh vùng mũi họng không nên cho bé bú sữa ở tư thế nằm…

TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

]]>
Khó phát hiện trẻ bị viêm tai giữa http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-phat-hien-tre-bi-viem-tai-giua-1248/ Wed, 18 Jul 2018 03:14:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-phat-hien-tre-bi-viem-tai-giua-1248/ [...]]]>

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) cho biết, ngày nay có rất nhiều trẻ bị viêm tai giữa. Tại phòng khám tai mũi họng nơi bà làm việc cứ 10 trẻ đến khám thì có đến 9 trẻ bệnh. Có thể do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc cũng có thể là do nhờ kỹ thuật chẩn đoán hiện đại nên nhiều trẻ được phát hiện hơn.

Theo tiến sĩ Dinh, đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Nhiều trường hợp từ viêm mũi, sang xoang, sang tai. Tai mũi họng là 3 đường thông nhau, vì thế khi bị chảy nước mũi mà trẻ chưa biết xì thì chất nhày sẽ ứ đọng lại trong mũi. Ở người lớn, mỗi lần nuốt nước bọt thì vòi nhĩ thông với tai mới mở ra không khí ùa vào. Nhưng ở trẻ, vòi này mở khiến dịch tiết nhày ở mũi họng có thể chảy thẳng vào tai, gây viêm. Trường hợp nhẹ thì không sao, nặng hơn thì bị điếc vì mủ trong tai.

kho-phat-hien-tre-bi-viem-tai-giua

Khám kiểm tra sức khỏe cho bé. Ảnh minh họa. N.P.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn và cả virus. Vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Bên cạnh đó, vi trùng cũng có thể xâm nhập thẳng vào tai, những trường hợp này ít hơn.

“Biểu hiện bệnh có sự khác nhau theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bỏ bú hoặc khóc thét lên. Trẻ lớn hơn thì có thể bị sốt, kèm (hoặc không kèm) viêm hô hấp trên, đau tai, màng nhĩ viêm đỏ…”, tiến sĩ Dũng cho biết.

Theo các chuyên gia, bố mẹ phải tinh mới thấy được các dấu hiệu của bệnh, chỉ trường hợp cấp tính mới sốt. Qua soi tai bác sĩ có thể thấy màng nhĩ phồng lên, ứ dịch trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng.

Trong một số trường hợp có thể phải dùng kháng sinh như trẻ dưới 6 tháng; trẻ 6 tháng đến 2 tuổi nếu chẩn đoán chắc chắn hoặc chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng; trẻ trên 2 tuổi có chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng. Các trường hợp khác thì điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh. Quan trọng là giữ vệ sinh mũi họng, có trường hợp hút mũi không cũng khỏi, mũi sạch thì tai khô.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, cha mẹ cần chú ý giữ mũi trẻ khô, mũi khô thì tai khô. Mũi hơi ướt thì phải nhỏ nước muối, hút mũi, không cho dịch ứ đọng – môi trường vi khuẩn phát triển. Đồng thời chú ý chữa triệt để viêm mũi họng, tránh để vi trùng, vi khuẩn lây lan lên tai. Bên cạnh đó cần cải thiện môi trường sống của trẻ, đi bơi thì cần chọn những nơi nước tương đối sạch, nên trang bị mũ và nút tai dành cho trẻ.

Ở trẻ lớn, nếu nước vào tai, cha mẹ nên dạy trẻ nghiêng đầu, lắc nhẹ hoặc nhảy lò cò để vẩy nước ra khỏi tai. Đồng thời, kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài. Có thể lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám.

Phương Trang

]]>