viêm nhiễm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 20 Dec 2018 12:46:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm nhiễm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vệ sinh đúng cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-dung-cach-phong-ngua-viem-nhiem-phu-khoa-17451/ Thu, 20 Dec 2018 12:46:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-dung-cach-phong-ngua-viem-nhiem-phu-khoa-17451/ [...]]]>

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.

Theo các nhà chuyên môn, nhiều trường hợp chị em phụ nữ khi mắc bệnh ngại ngùng không điều trị, bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng như: Viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng có thể dẫn tới vô sinh… Bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có vị trí gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu khiến cho vùng kín (âm hộ) luôn ẩm ướt, kết hợp với cấu trúc mở hẳn ra ngoài nên vùng kín rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh hằng ngày. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín hằng ngày, đúng cách là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa mắc cũng như tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Ngâm mình lâu dưới nước bị ô nhiễm dễ mắc bệnh phụ khoa. Ảnh: N. Viên

– Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện.

– Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

– Tránh lội và ngâm mình lâu ở vùng nước ô nhiễm.

– Trong kỳ kinh phải dùng băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).

Cần vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.

Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ. Lưu ý: Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm rửa phụ khoa, tuy nhiên các bạn gái nên đọc kỹ thành phần, tác dụng để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp cho việc chăm sóc vùng kín hằng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thu

]]>
Phòng viêm nhiễm sau phục hình răng bằng cấy ghép implant http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-viem-nhie%cc%83m-sau-phuc-hinh-rang-bang-cay-ghep-implant-15491/ Tue, 21 Aug 2018 15:56:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-viem-nhie%cc%83m-sau-phuc-hinh-rang-bang-cay-ghep-implant-15491/ [...]]]>

Trong các điều tra về thực trạng sức khỏe răng miệng những năm gần đây, tỷ lệ mất răng ở người Việt Nam vẫn còn ở mức cao: 10% số người nghiên cứu bị mất răng. Nghiên cứu năm 2011 cho thấy, ở người cao tuổi, tỷ lệ mất răng ở mức cao: 81,12% trong đó có 51% người bị mất răng chưa được làm răng giả bao giờ, số lượng răng mất trung bình là 5,93 răng/người. Để khắc phục những răng đã mất, cấy ghép implant ra đời. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau phẫu thuật cần được bệnh nhân tuân thủ, tránh tình trạng viêm sau cấy ghép.

Trước thực trạng đó, các phương pháp phục hình răng đã mất cho bệnh nhân cũng được đầu tư nghiên cứu và có những tiến bộ lớn, đáng kể nhất là implant nha khoa. Các bệnh nhân sẽ được đặt 1 trụ implant vào trong xương hàm với các đường kính và chiều dài tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, sau khoảng thời gian từ 2 – 6 tháng, trụ implant ổn định, các răng giả sẽ được lắp lên trên. So với các phương pháp phục hình khác, phương pháp này đem lại cho bệnh nhân hiệu quả ăn nhai, phát âm tốt hơn, thẩm mỹ và nhỏ gọn. Đặc biệt là với những bệnh nhân lớn tuổi mất nhiều răng đây thực sự là cuộc cách mạng. Các bệnh nhân sẽ được thăm khám các yếu tố ở trong miệng, chụp Xquang vùng xương hàm cần đặt implant, xét nghiệm các yếu tố về máu và hội chẩn với các chuyên khoa khác trong trường hợp cần.

Những điều cần lưu ý

Tuy nhiên, để hiệu quả được lâu dài, bác sĩ cũng như bệnh nhân phải có những lưu ý về quy trình, kỹ thuật và theo dõi, chăm sóc. Nếu không bệnh nhân có thể bị bệnh viêm quanh implant mà biểu hiện của nó là: lợi sưng đỏ, dễ chảy máu,  đau, lung lay implant và tăng dần, có thể chảy mủ, tiêu xương xung quanh implant trên phim Xquang và hậu quả lâu dài là thất bại implant, implant bị rơi khỏi xương hàm.

Nguyên nhân do đâu?

Viêm quanh implant do vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi. Chúng được hình thành cả về phía bác sĩ và bệnh nhân. Hiện tượng mất đỉnh xương hàm được các bác sĩ chỉ ra là do: chấn thương khi phẫu thuật, chịu lực quá tải khi mang răng giả, nhiễm khuẩn. Mặt khác, cũng cần lưu ý viêm quanh implant là tiến triển bệnh nặng nề hơn của viêm niêm mạc quanh implant. Nếu chỉ viêm niêm mạc, bệnh nhân chỉ có biểu hiện lợi viêm nề đỏ, không có túi lợi nghĩa là không có mất bám dính, tiêu xương. Trường hợp này chỉ cần loại bỏ mảng bám vi khuẩn là được.cấy ghép implant

Phục hình hàm giả toàn phần tựa trên 4 implant (trái), phục hình 1 răng tựa trên implant (phải).

Chữa trị thế nào?

Về phía bác sĩ, từ khâu khám chẩn đoán đã phải lập kế hoạch chi tiết cho từng bệnh nhân ở các giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị phẫu thuật thường là: hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm soát mảng bám răng, điều trị viêm lợi, viêm quanh răng, các áp-xe hay biến chứng nhiễm trùng vùng cuống răng, dùng kháng sinh và dung dịch súc miệng dự phòng… Giai đoạn phẫu thuật phải tuân theo nguyên tắc tiệt trùng và vô trùng, đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật của đặt implant. Phòng phẫu thuật phải có hệ thống khử khuẩn bằng tia cực tím, rửa tay đúng quy trình, không phẫu thuật chung với bệnh nhân có nguồn nhiễm khuẩn…

Sau phẫu thuật, tùy theo bệnh nhân mà bác sĩ phải có chỉ định thích hợp về kháng sinh, dung dịch súc miệng, chế độ chăm sóc răng miệng, ăn uống. Giai đoạn lắp phục hình: khi gắn trụ phải dùng gel có yếu tố khử khuẩn là chlohexidine.  Giai đoạn tái khám và chăm sóc: Trong 1 năm đầu các bác sĩ thường hẹn bệnh nhân khám lại 2- 3 tháng/lần, trong các năm tiếp theo là 6 – 12 tháng/lần. Với các biểu hiện sớm của viêm quanh implant như lợi sưng đỏ, có túi lợi quanh implant, các bác sĩ thường vệ sinh, nạo túi, làm nhẵn bề mặt và loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Với các biểu hiện nặng hơn có thể phẫu thuật làm sạch, phẫu thuật nạo túi lợi, ghép mô liên kết khi có chỉ định và kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ – toàn thân. Dụng cụ nạo phải là dụng cụ chuyên dụng sử dụng bằng máy hoặc bằng tay làm bằng các vật liệu: nhựa, grafite, teflon, titan, vàng.

Còn với trường hợp implant lung lay mức độ 3: lung lay theo chiều ngang trên 0,5mm; mức độ 4: lung lay theo cả chiều ngang và dọc mà mắt thường nhìn thấy được thì nên tháo bỏ implant, vệ sinh cho bệnh nhân và chờ liền thương để lên kế hoạch đặt implant khác.

Về phía bệnh nhân:  Quan trọng nhất là phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng lịch, chăm sóc răng miệng đúng phương pháp. Khi chăm sóc răng miệng, tuyệt đối không dùng tăm hoặc các dụng cụ thô bạo dễ làm sang chấn mô lợi, tạo viêm và mất bám dính. Các dụng cụ thường được dùng là: chỉ tơ nha khoa, chỉ chuyên dụng, bàn chải kẽ, bàn chải búi, máy xịt nước (tăm nước), nước súc miệng có chlohexidine 1,2%.

TS. Đàm Ngọc Trâm (Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt(Viện Đào tạo răng hàm mặt- Đại Học Y)

]]>
Vệ sinh kinh nguyệt để tránh viêm nhiễm http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-kinh-nguyet-de-tranh-viem-nhiem-8698/ Sun, 22 Jul 2018 03:30:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-kinh-nguyet-de-tranh-viem-nhiem-8698/ [...]]]>

Trong những ngày hành kinh, lúc máu kinh thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn những ngày không có kinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung. Ngoài ra nhiều người không biết giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách cộng với một số quan niệm sai lầm hay “kiêng kỵ” tắm rửa khi hành kinh chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,… có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.

Vệ sinh đúng cách sẽ tránh được viêm nhiễm

Để vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, cần thực hiện như sau:

Vào những ngày có kinh mặc dù cơ thể có mệt mỏi nhưng không nên “kiêng” hoặc ngại mà cần phải tắm rửa thường xuyên. Cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước sạch để tắm, không dùng nước múc ở ao, hồ, sông, suối. Không nên ngâm người trong bồn tắm, ao, hồ hoặc bơi lội.

hay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 – 5 lần một ngày. Mỗi lần thay băng vệ sinh dùng nước chín còn ấm thay rửa. Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vì nhiều người theo thói quen hoặc có suy nghĩ là xà phòng diệt khuẩn tốt nên thường vệ sinh bằng xà phòng tắm. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vì chất kiềm trong xà phòng làm rối loạn độ cân bằng kiềm toan của âm hộ, âm đạo. Chỉ nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.

Nên rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh; khi rửa đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước. Không đưa tay thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu trong âm đạo; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng. Nếu bạn dùng bằng vải xô thì cần ngâm xà phòng và giặt thật sạch, phơi ở nơi có nắng, ít bụi là tốt nhất.

Ngoài ra cần chú ý ăn uống điều độ, đủ chất. Tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng trong những ngày có kinh.

Những hiểu biết cũng như ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn và phòng tránh được những viêm nhiễm đường sinh dục do thiếu vệ sinh gây ra.

Bác sĩ Thúy An

]]>