viêm não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 21 Aug 2018 14:47:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin: Bệnh viêm não Nhật Bản http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-co-the-du-phong-bang-vac-xin-benh-viem-nao-nhat-ban-15461/ Tue, 21 Aug 2018 14:47:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-benh-co-the-du-phong-bang-vac-xin-benh-viem-nao-nhat-ban-15461/ [...]]]>

Virut có sức đề kháng với nhiệt độ cơ thể và tác động hóa học. Virut bị phá hủy ở nhiệt độ trên 560C trong 30 phút; điểm bất hoạt nhiệt (TIP) là 400C. Virut cũng bị bất hoạt trong môi trường axit với pH 1-3 (ổn định trong môi trường kiềm pH 7-9).

Virut rất không ổn định và không sống được trong môi trường tự nhiên; nhạy cảm với ánh sáng cực tím và phóng xạ gamma.

Vật chủ chính

Lợn và lây nhiễm qua muỗi. Các ổ chứa tự nhiên cho virut VNNB là các loài chim (chim diệc).

Động vật khác có thể nhiễm virut VNNB mà có thể không góp phần lan truyền bao gồm: bò, cừu, dê, chó, mèo, gà, vịt, thú hoang dã, các loài bò sát và lưỡng cư.

Phương thức lây truyền: Lây truyền từ động vật (chủ yếu là lợn và chim) sang người qua muỗi đốt (muỗi Culex, chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus).

 

Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.

 

Triệu chứng: Sốt cao, nôn, rối loạn vận động (gồng vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, co giật), tăng tiết đờm rãi, nói khó, ngủ gà gật, mất trí nhớ, lơ mơ, li bì, hôn mê. Có thể không có triệu chứng.

Biến chứng: Để lại di chứng liệt cứng, di chứng thần kinh (không nói được, rối loạn tính cách, thiểu năng trí tuệ…), tử vong.

Đường truyền: Lây truyền chủ yếu vào mùa hè/đầu mùa thu liên quan đến di chuyển của các loài chim từ phương Bắc, các loài chim cũng mang và gây bùng phát virut, muỗi gây nhiễm virut sang lợn. Do đó, dịch bệnh có thể gặp cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu ở các vùng phía Bắc hoặc bệnh dịch quanh năm của vùng nhiệt đới phía Nam.

Có chu kỳ liên tục giữa các loài chim, lợn và muỗi – vectơ truyền bệnh: Chủ yếu là muỗi Tritaeniorhynchus Culex sống ở các vùng ngập nước (ao cá, ruộng lúa, mương) và hoạt động nhiều nhất vào giờ hoàng hôn,

Phòng bệnh không đặc hiệu

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng trại gia súc, lợn sạch sẽ để hạn chế muỗi, nên để chuồng trại xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc để phòng muỗi đốt.

Phòng bệnh đặc hiệu

Tiêm vắc-xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:

Tiêm chủng 3 liều vắc-xin cơ bản:

Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần.

Mũi 3 sau mũi 2 một năm.

Vắc-xin VNNB được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của Chương trình TCMR từ năm 2015. Các bà mẹ cần đưa con đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng thường xuyên khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc-xin VNNB để trẻ được phòng bệnh VNNB hiệu quả.

Chống chỉ định

Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin; các bệnh nhiễm trùng đang tiến triển; phụ nữ mang thai; bệnh tim, thận hoặc gan; bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng; bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung; bệnh về não, bệnh động kinh không kiểm soát được và các bệnh về thần kinh khác; chức năng miễn dịch suy giảm hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng nhẹ tại chỗ tiêm.

Phản ứng nặng: Sốt cao, phát ban dị ứng, phù mạch thần kinh, viêm não tủy, sốc phản vệ.

Vũ Tùng

(theo tài liệu Dự án TCMR và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN)

]]>
Điểm mặt 9 thể viêm não, màng não thường gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/diem-mat-9-the-viem-nao-mang-nao-thuong-gap-14240/ Tue, 07 Aug 2018 05:11:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/diem-mat-9-the-viem-nao-mang-nao-thuong-gap-14240/ [...]]]>

Viêm não Nhật Bản

Là loại viêm não thường gặp nhất ở nước ta. Trẻ em bị bệnh nhiều hơn so với người lớn do chưa có miễn dịch. Thời gian ủ bệnh kéo dài 6 – 16 ngày. Virut viêm não Nhật Bản có thể gây sốt đơn thuần, viêm màng não và viêm não (VMN-VN). Ở trẻ em, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao, rối loạn tinh thần, có thể có co giật (hội chứng não cấp). Ở người lớn, bệnh ít cấp tính hơn, bệnh nhân mệt mỏi trong một vài ngày, sau đó xuất hiện sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện tình trạng rối loạn tinh thần, các dấu màng não, liệt vận động, các dấu thần kinh bệnh lý. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các cơn xoắn vặn chi.

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nặng. Bệnh nhân có thể tử vong trong giai đoạn cấp của bệnh. Nhiều bệnh nhân có di chứng thần kinh sau giai đoạn cấp, bao gồm rối loạn phát triển trí tuệ, động kinh, liệt vận động…). Phụ nữ có thai mắc viêm não Nhật Bản trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ có thể bị sảy thai.

Chăm sóc bệnh nhân viêm não Nhật Bản B tại BV Nhi TƯ. Ảnh: giadinh.net

Chăm sóc bệnh nhân viêm não Nhật Bản B tại BV Nhi TƯ. Ảnh: giadinh.net

Viêm màng não do Haemophilus influenzae týp B (Hib)

Hib thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn, VMN do Hib thường liên quan tới các ổ nhiễm trùng cận kề màng não như viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa hoặc một số bệnh tiềm tàng như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm phổi… Viêm màng não do Hib có thể đi kèm với các biểu hiện khác của nhiễm trùng toàn thân như viêm phổi, viêm mủ hầu họng, viêm cơ, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương… Biểu hiện lâm sàng của VMN do Hib không có gì đặc biệt so với các VMN khác: sốt, đau đầu, nôn… Dấu hiệu màng não có thể rõ hoặc kín đáo. Tỷ lệ tử vong trong VMN do H. influenzae týp B vào khoảng 5%. Một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh còn có các di chứng thần kinh như giảm thính lực hoặc điếc, chậm nói, não úng thủy.

Vi khuẩn HIB

Viêm màng não do não mô cầu (VNMC)

N. meningitidis là tác nhân gây VMN khá phổ biến. Bệnh lây qua đường hô hấp và dễ lan thành dịch. Trẻ em và người trẻ tuổi là nhóm mắc bệnh nhiều nhất. VNMC thường khởi phát cấp tới tối cấp. Hầu hết VNMC thường đi kèm với nhiễm khuẩn huyết. Các biểu hiện thường gặp là sốt cao, rét run, đau đầu, nôn, rối loạn tinh thần. Bệnh nhân thường có hội chứng màng não. Dấu hiệu đặc trưng nhất cho VNMC là ban trên da. Ban thường xuất hiện sớm, phân bố rải rác khắp cơ thể, có dạng dát sẩn màu hồng kích thước 2 – 10mm, chấm xuất huyết. Trong các trường hợp nặng, nhiều vùng da lớn bị xuất huyết và hoại tử. Tình trạng bệnh nhân thường nguy kịch, huyết áp hạ hoặc có thể có sốc, suy đa cơ quan và đông máu nội quản rải rác có thể xảy ra. Nhiễm trùng huyết và VNMC thường có tỷ lệ tử vong cao (10 – 15%), nhất là trong những trường hợp bệnh tối cấp.

Viêm màng não do phế cầu

Phế cầu (S. pneumoniae) là tác nhân gây viêm màng não thường gặp ở người lớn. Bệnh nhân viêm màng não thường có các ổ nhiễm phế cầu kề cận sọ não hoặc ở các cơ quan khác như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm nội tâm mạc… Nhiễm phế cầu nặng thường gặp ở các bệnh nhân có các bệnh cơ địa như nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh ác tính, các bệnh suy giảm miễn dịch.

Viêm não – màng não do các Enterovirus

Các virut đường ruột (Enterovirus) xâm nhập vào não từ đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, nước uống có virut gây bệnh. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi. Triệu chứng người bệnh sốt nhẹ 38oC, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy. Sau 2 – 3 ngày, xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời. Nếu điều trị kịp thời, bệnh khỏi và không để lại di chứng.

Các virut Coxsackie nhóm A và B, virut ECHO thường gây VMN nước trong, có thể kèm theo bại nhẹ. Các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn, hội chứng màng não. Bệnh nhân nhiễm một số virut Coxsackie nhóm A và B có thể biểu hiện bằng hội chứng tay-chân-miệng với các nốt phỏng trên niêm mạc miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số Enterovirus khác có thể gây đau cơ ngực và cơ bụng, viêm cơ tim. Phát ban dạng dát sẩn có thể gặp, nhất là ở trẻ em. Phần lớn các ca bệnh diễn biến lành tính; liệt thường khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nặng và tử vong.

Viêm màng não do tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh

Tụ cầu vàng (S. aureus) và trực khuẩn mủ xanh (Ps. aeruginosae) là hai vi khuẩn hàng đầu gây VMN ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, sau chấn thương sọ não, phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy, viêm nội tâm mạc. Diễn biến VMN do các vi khuẩn này thường nặng, điều trị khó, tỷ lệ tử vong cao.

Biến chứng của quai bị

Là một nguyên nhân VMN-VN khá phổ biến, xuất hiện ở bệnh nhân quai bị, nam mắc nhiều hơn nữ, lứa tuổi dễ mắc VMN do quai bị nhất là trẻ em 5 – 9 tuổi. VMN-VN do quai bị có thể xuất hiện trước, cùng lúc hoặc sau khi sưng các tuyến nước bọt. Trong một số trường hợp, VMN là biểu hiện duy nhất của bệnh. Các bệnh nhân VN thường sốt rất cao, có rối loạn ý thức, liệt thần kinh sọ não. Những biểu hiện ít gặp hơn là viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barre… VMN do quai bị thường diễn biến lành tính. Một số tổn thương não – màng não có thể để lại di chứng vĩnh viễn như điếc, não úng thủy.

Viêm não do Herpes simplex

Khởi phát cấp tính với sốt, đau đầu, rối loạn tính cách, rối loạn ngôn ngữ và trí nhớ. Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có rối loạn tri giác, có thể hôn mê, liệt nửa người.

Virút Herpes

Virút Herpes

Viêm màng não do lao

Là loại viêm màng não kéo dài (mạn tính) thường gặp nhất. Bệnh thường khởi phát bán cấp hoặc từ từ trong khoảng 1 – 2 tuần với sốt và đau đầu tăng dần. Trên lâm sàng, các dấu màng não thường kín đáo. Liệt các dây thần kinh sọ não là dấu hiệu thường gặp (dây VI, VII, III…). Trong các giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể lú lẫn, hôn mê, liệt các chi.

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng chống bệnh viêm não, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Khi đi ngủ, cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong gia đình. Một số dạng viêm não đã có vaccin phòng bệnh, vì vậy, người dân nên tiêm phòng – đây là cách phòng bệnh tốt nhất. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Đức Hà

]]>
Viêm não tủy rải rác do đâu? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-nao-tuy-rai-rac-do-dau-13013/ Sun, 29 Jul 2018 14:39:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-nao-tuy-rai-rac-do-dau-13013/ [...]]]>

 

Đỗ Quốc Thành ([email protected])

Bệnh viêm não tủy rải rác hay còn gọi xơ não tủy rải rác… Bệnh này có tổn thương chất tủy với hiện tượng xơ hóa từng đám một giống như tên gọi của nó. Như chúng ta đã biết, tủy sống là nơi chỉ huy hoạt động của các dây thần kinh ngoại biên đến chi phối vận động và cảm giác của các chi. Khi có tổn thương xơ hóa xảy ra thì các chi của cơ thể bị ảnh hưởng (cảm giác và vận động), triệu chứng là yếu liệt chi và rối loạn cảm giác (đau đớn, dị cảm).

Nguyên nhân của xơ não tủy rải rác còn chưa rõ ràng, người ta cho rằng sự mẫn cảm gene, các quá trình tự miễn (cơ thể người bệnh tự sản xuất một loại kháng thể chống lại chính chất tủy của mình) và nhiễm virut có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ não tủy rải rác. Chẩn đoán chính xác bằng phương pháp đo tốc độ dẫn truyền và đo điện thế kích thích, sinh hóa dịch não tủy, phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như MRI (chụp cộng hưởng từ)…

Về tiến triển của bệnh có 3 dạng: Nhẹ nhất là bệnh không tiến triển gì hoặc chỉ bị cơn tái phát nhẹ thưa thớt; thứ hai là  bệnh tiến triển nặng dần với đợt kịch phát – đợt sau nặng hơn đợt trước làm tình trạng người bệnh xấu dần và cuối cùng là thể diễn biến từng đợt không có quy luật lúc nặng lúc nhẹ và cuối cùng thì tổn thương gây liệt cơ hô hấp.

Vấn đề điều trị ngày nay cơ bản là điều trị triệu chứng bằng các thuốc chống viêm và can thiệp miễn dịch… Tuỳ theo từng dạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị, cũng như loại thuốc, có thể chiếu tia X giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Viêm não mô cầu: Bệnh có thể khiến trẻ tử vong sau 24 giờ http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-nao-mo-cau-benh-co-the-khien-tre-tu-vong-sau-24-gio-12211/ Thu, 26 Jul 2018 12:09:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-nao-mo-cau-benh-co-the-khien-tre-tu-vong-sau-24-gio-12211/ [...]]]>

Theo số liệu thống kê từ Cục Y tế dự phòng, tính từ năm 2011 đến nay, cả nước có 610 trường hợp viêm não mô cầu, trong đó có 25 trường hợp tử vong. Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2016 đã có 6 trường hợp mắc bệnh và 1 ca tử vong.

Mới nhất là trường hợp bé gái 5 tháng tuổi tại TP.HCM nhập viện trong tình trạng sốt cao, da tím tái, đã tử vong chỉ sau vài giờ được xác định là viêm não mô cầu. Được biết đây là ca bệnh viêm não mô cầu đầu tiên ở TP.HCM kể từ đầu năm đến nay.

Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ

Viêm não mô cầu diễn tiến nặng nhanh và có thể gây tử vong trong 24 giờ

Cả 2 trường hợp tử vong được xác định do viêm não mô cầu trong năm nay đều có diễn tiến nặng nhanh và dẫn tới tử vong chỉ trong 48 giờ. Trường hợp đầu tiên của năm là nữ sinh ở Hải Dương đã tử vong chỉ sau 2 ngày sốt nhẹ đau đầu, và trường hợp thứ hai là bé gái 5 tháng tuổi tại TP.HCM được nhắc đến ở trên.

Theo các chuyên gia, mặc dù ít gặp nhưng bệnh viêm não mô cầu được đánh giá là rất nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 2 nhóm tuổi dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi và thanh thiếu niên trong khoảng 14-20 tuổi.

Viêm não mô cầu có thể để lại di chứng nghiêm trọng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh viêm não mô cầu có các triệu chứng xuất hiện đột ngột. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng điển hình là sốt cao, cứng cổ, đau đầu, nôn mửa, biếng ăn và bỏ ăn. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ có biểu hiện thóp phồng hoặc phản xạ bất thường và biểu hiện cứng gáy rõ hơn.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tăng áp lực nội sọ, phù não gây tử vong, hay áp xe não khiến tình trạng nhiễm trùng có thể lan ra toàn bộ cơ thể gây nhiễm trùng huyết và tử vong.

Trẻ mắc bệnh có thể bị di chứng nặng nề

Những trường hợp may mắn sống sót có thể phải chịu di chứng nghiêm trọng như phù não, tổn thương thần kinh trung ương, cắt bỏ các chi, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

Viêm não mô cầu dễ lây qua tiếp xúc gần

Vi khuẩn não mô cầu khu trú trong dịch mũi họng, qua tiếp xúc thông thường chỉ cần dính chút dịch mũi họng như nước bọt, dịch tiết đường hô hấp của người đang ủ bệnh hoặc người phát bệnh là có thể bị nhiễm. Do vậy, khi phát hiện ra cần nhanh chóng cách ly người bệnh, đồng thời cách ly và theo dõi những người đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc và không dùng chung vật dụng sinh hoạt hàng ngày với người bệnh.

Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao

Các chuyên gia y tế cho biết, viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp nghiêm trọng, khó phát hiện sớm bởi các triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị kịp thời khiến tỷ lệ tử vong cao và bệnh dễ lây thành dịch. Nếu không điều trị kịp thời, ở thể tối cấp tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 60-70%, thể viêm màng não mủ tỷ lệ tử vong là 30-40%.

Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu bất thường của trẻ

Với mức độ nguy hiểm và di chứng nghiêm trọng, bệnh viêm não mô cầu không chỉ là mối đe dọa tới sức khỏe cộng đồng mà còn là nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Để bảo vệ và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, phụ huynh nên tránh cho trẻ đến nơi đông người, giữ vệ sinh cho trẻ và của chính bản thân mình, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ thoáng mát, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh với các triệu chứng điển hình, phụ huynh không nên tự ý điều trị mà tốt nhất nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa: Internet

Vân Doãn

]]>
Phòng và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-dieu-tri-benh-viem-nao-nhat-ban-10466/ Wed, 25 Jul 2018 07:06:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-dieu-tri-benh-viem-nao-nhat-ban-10466/ [...]]]>

Thời gian vừa qua, tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa Nhi đã ghi nhận các trường hợp trẻ bị viêm não do siêu vi trùng, trong đó trẻ bị VNNB chiếm con số khá cao. Đây cũng là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều phụ huynh có con nhỏ, vì trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu kém nên cũng có khả năng bị mắc căn bệnh này.

Lứa tuổi thường dễ mắc bệnh VNNB và sự nguy hiểm của bệnh

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virút VNNB đều có thể bị mắc bệnh. Theo Y văn Thế giới, tại những vùng bệnh VNNB lưu hành, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỉ lệ trên 90% số trường hợp mắc bệnh) trong đó đa số là trẻ từ 1 – 5 tuổi.

 

Phòng và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Người lớn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm chủng

 

Hiện tại ở Việt Nam tỉ lệ mắc VNNB cao nhất ở nhóm trẻ em 5 – 9 tuổi, hoặc lớn hơn. Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm chủng, họ có thể bị nhiễm virút khi đi du lịch, đi hợp tác lao động hoặc đi công tác vào vùng bệnh VNNB đang lưu hành.

Bệnh VNNB hiện nay vẫn được xem là bệnh lý nguy hiểm cho con người nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khả năng dẫn đến tử vong là rất cao. Theo các báo cáo thống kê tỉ lệ tử vong của VNNB chiếm khoảng 30%.

Những bệnh nhân may mắn qua khỏi cơn bệnh thì cũng có khoảng 1/3 để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như liệt, chậm phát triển tâm thần, co giật, động kinh, một số trường hợp có thể bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc không nói được, mất trí nhớ, cử động bất  thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, gồng cứng người…

Phương thức lây truyền bệnh VNNB và những dấu hiệu gợi ý

Bệnh được gọi là “viêm não Nhật Bản” vì tại Nhật Bản, người ta đã phát hiện ra trường hợp viêm não đầu tiên do tác nhân này. Đặc biệt vào năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản lần đầu tiên tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là một loại virút thuộc nhóm B của một dòng virút có tên khoa học là Arbovirus do đó bệnh được gọi với một tên khác là bệnh viêm não B hoặc bệnh viêm não mùa hè vì thời điểm mùa hè khí hậu nóng ấm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển đốt người và gây bệnh. Bệnh VNNB lây theo đường máu, do côn trùng (muỗi) đốt hút máu động vật nhiễm virút rồi đốt người, qua đó truyền virút cho người. Virút được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa virút. Năm 1938 cũng các nhà khoa học người Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi có tên Culex tritaeniorhynchus, và sau đó xác định được vai trò vật chủ và ổ chứa chính của virút VNNB là loài lợn và chim.

Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, thích hút máu gia súc, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người người, thường vào thời điểm từ 18h00 – 22h00, muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, mương máng. Bệnh VNNB không thể lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Ở trẻ lớn và người lớn dấu hiệu thường gặp:

– Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao 39 – 400C, kèm đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó dẫn đến co giật, co cứng cơ và lú lẫn.

– Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở não, ở màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là “cứng gáy” và dấu hiệu Kernig (dấu hiệu này do bác sĩ khám và xác định). Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

– Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên không điển hình và khó phát hiện hơn:

– Cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng là: nôn ói nhiều, thóp phồng (nếu còn thóp), khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bồng lên hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.

Phòng và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Phác đồ điều trị và phương pháp phòng bệnh

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virút. Mặc dù đã có thuốc kháng virút nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại vi rút chứ không phải tất cả các virút. Điều trị bệnh VNNB chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp những điều trị hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe cho người bệnh.

Việc tiêm chủng sẽ được áp dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn.
Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ 1 từ 1 – 2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

 

Trẻ nhỏ cần được điều trị tại những bệnh viện tuyến chuyên khoa có đủ phương tiện theo dõi và can thiệp kịp thời những biến chứng nguy hiểm của bệnh giúp trẻ qua khỏi cơn nguy kịch và giảm đến mức thấp nhất những di chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi trẻ khỏi bệnh.

Việc phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo gồm những phương pháp sau:

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, xa nơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Khi đi ngủ cần ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

Tiêm vắcxin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay.

ThS.BS. ĐINH THẠC

]]>
Chủ động ứng phó viêm não Nhật Bản trong “mùa vải” http://tapchisuckhoedoisong.com/chu-dong-ung-pho-viem-nao-nhat-ban-trong-mua-vai-10445/ Wed, 25 Jul 2018 07:04:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chu-dong-ung-pho-viem-nao-nhat-ban-trong-mua-vai-10445/ [...]]]>

 

Hiểu đúng về Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên là viêm não Nhật Bản là do được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản cũng là người tìm ra vi rút gây bệnh và đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản.

Ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống – nơi vi rút nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê, v.v và từ đó truyền sang người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh VNNB.

Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa hè, nóng lắm, mưa nhiều. Thông thường khoảng từ chập choạng tối đến đêm, muỗi từ cánh đồng bay về các chuồng gia súc để kiếm ăn, hút máu súc vật. Nếu chuồng gia súc gần nhà thì muỗi bay vào nhà hút máu người và truyền bệnh. Muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và có thể bay lên cao trên mặt đất khoảng 13 mét – 15 mét.

 

Chu trình lây truyền của vi rút Viêm não Nhật Bản

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia lưu hành viêm não Nhật Bản cao bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine.

Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch thường gặp ở vùng đồng bằng, trung du và cả ở một số khu vực miền núi Tây Bắc nơi trồng nhiều lúa nước có kết hợp nuôi nhiều lợn gần người. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6-7. Hàng năm ở nước ta có khoảng từ vài trăm đến 1000 trường hợp mắc viêm não vi rút và khoảng 20% trong số này là viêm não Nhật Bản. Từ năm 1997 sau khi triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, số mắc và chết do viêm não Nhật Bản đã giảm đi rất nhiều.

Dấu hiệu nhiễm Viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu mắc VNNB thường gặp bao gồm những triệu chứng như: Sốt cao đột ngột 39-40 độ C  kèm đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như  vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê. Với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: sốt, nôn  nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% – 20%

Phòng chống Viêm não Nhật Bản hiệu quả

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi từ năm 1997, ban đầu ở một số tỉnh, thành phố nguy cơ cao và hàng năm mở rộng dần ra các địa phương khác.

Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Điểm rất tích cực là từ năm 2015 chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản hàng tháng ở tất cả các trạm y tế xã thay vì tiêm từng đợt như trước kia. Việc triển khai tiêm vắc xin hàng tháng sẽ giúp tạo được miễn dịch sớm, kịp thời ngay khi trẻ được 1 tuổi. Đây là nỗ lực lớn của ngành y tế góp phần tích cực mang lại quyền lợi nhiều hơn nữa cho người dân vì mục tiêu nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản trên toàn quốc.

 

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sau đây:

– Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

+ Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi

+ Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

+ Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

– Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.

– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

–  Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

– Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thanh Loan

]]>