viêm mũi dị ứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 17 Jan 2019 14:28:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm mũi dị ứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm mũi dị ứng và hen suyễn: “Bạn đồng hành” mùa đông xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-di-ung-va-hen-suyen-ban-dong-hanh-mua-dong-xuan-17839/ Thu, 17 Jan 2019 14:28:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-di-ung-va-hen-suyen-ban-dong-hanh-mua-dong-xuan-17839/ [...]]]>

Trong điều kiện thời tiết lạnh, lại đang giao mùa giữa mùa đông và xuân, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất lớn như hiện nay cộng với các yếu tố ô nhiễm môi trường như khói, bụi… thì các chứng bệnh dị ứng có nhiều điều kiện để phát triển và gia tăng. Hai chứng bệnh dị ứng thường gặp nhất là viêm mũi dị ứng và hen. Hai bệnh có liên quan đến nhau và làm gia tăng bệnh cảnh của nhau.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm lớp lót (niêm mạc) trong mũi và hầu họng. Tình trạng viêm làm cho lớp lót này trở nên nhạy cảm bất thường và có thể bị kích ứng bởi không khí lạnh, khói, mùi khó chịu, ăn thực phẩm có nhiều kích thích (tiêu, ớt,…) và khói thuốc lá. Biểu hiện có thể là ngứa, đau họng, nghẹt mũi hay chảy nước mũi.

Hen suyễn là một bệnh lý ở hệ hô hấp, trong đó, đường phế quản bị thu hẹp lại do phản ứng với tác nhân gây dị ứng như bụi, thú nuôi trong nhà, nấm mốc, phấn hoa, khói, mùi, bụi nước, rượu, thuốc lá; không khí lạnh; một số thuốc chữa bệnh hay các kích thích về cảm xúc. Đường hô hấp bị thu hẹp sẽ tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho. Tình trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu của cơn hen là thở dồn dập và khò khè; ho từng cơn tạo ra đờm trong; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn, thở ra nhiều; nhịp tim nhanh, tiếng từ trong cuống phổi khiến người bệnh xanh xao vì thiếu ôxy và có thể bị đau ngực hay mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn có một vấn đề chung là dị ứng. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng lại các chất gây dị ứng. Mũi và phế quản cùng thuộc hệ hô hấp. Vì thế, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thống kê ở Úc thấy rằng, đa số những người bị hen suyễn có bị viêm mũi dị ứng (lên đến 80%). Lưu ý rằng, triệu chứng của hen suyễn có thể che đậy triệu chứng viêm mũi dị ứng, vì thế nếu bạn bị hen suyễn, nên kiểm tra xem mình có bị viêm mũi dị ứng hay không. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường gặp là: đau họng thường xuyên, chảy nước mũi, ngứa mũi, khàn giọng, nghẹt mũi thường xuyên mà không có các triệu chứng khác, thường phải thở bằng miệng (đặc biệt lúc ngủ) và hay gặp ở trẻ em, ngủ thường hay ngáy, mũi mất cảm giác về mùi, thường hay bị rối loạn giấc ngủ…

Viêm mũi dị ứng có thể làm cho việc kiểm soát hen suyễn trở nên khó khăn hơn. Điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng có thể làm giảm cơn hen suyễn và giúp cho phổi làm việc tốt hơn. Viêm mũi dị ứng đặc biệt là khi bị nghẹt mũi rất dễ làm mất ngủ và mất ngủ lại gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó dễ bị lên cơn hen. Do cơn hen thường hay tái phát vào ban đêm.

Những điều cần tránh khi bị viêm mũi dị ứng và hen

Không nên hút thuốc và tránh ngồi gần người hút thuốc lá. Khói thuốc lá làm cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn trở nên tồi tệ hơn và nó cũng làm cho các thuốc dự phòng giảm tác dụng.

Thường thì cùng dị ứng nguyên có thể khởi phát cả hen suyễn lẫn viêm mũi dị ứng, vì vậy, rất hữu ích khi xác định được các dị nguyên gây dị ứng và tránh chúng khi có thể. Tuy nhiên, việc này lại rất khó khăn. Điều cần làm trước tiên là phải tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi, khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà… Cũng nên tránh stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở. Nếu có điều kiện, bạn nên trang bị máy lọc không khí trong phòng làm việc và phòng ngủ (các phòng này phải tương đối kín), làm không khí sạch hơn nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh máy lọc không khí giúp kiểm soát hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Các loại thực phẩm người bị bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng không nên dùng thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại nước uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị dị ứng và lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly.

Biện pháp dự phòng hữu hiệu: Sự kiên trì rèn luyện là tập thở để kiểm soát cơn hen. Có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều ôxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh để phòng bệnh và cải thiện được sức khỏe.

Luôn mang theo mình thuốc xịt mũi họng

Về cơ bản, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng và hen cần đi khám bệnh đều đặn và tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên, loại thuốc xịt để cắt và kiểm soát các cơn hen và viêm mũi dị ứng cấp tính là loại thuốc mà người bệnh cần luôn mang theo bên mình. Viêm niêm mạc mũi và họng gây ra nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Vì vậy, đa số những biện pháp điều trị hiệu quả là xịt thuốc có chứa glucocorticoid vào trong mũi giúp ngăn chặn phản ứng viêm. Các thuốc xịt glucocorticoid này cũng tương tự với các thuốc xịt glucocorticoid trong dự phòng hen suyễn nhưng khác về cách thức sử dụng. Khi gặp phải cơn hen và viêm mũi dị ứng cấp tính, bệnh nhân cần dùng ngay loại thuốc xịt này để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

BS. Đông Hà

]]>
5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ Wed, 07 Nov 2018 17:10:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người cao tuổi, do niêm mạc quá nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dị ứng phế quản, hen phế quản. Người dễ bị bệnh là có cơ địa nhạy cảm, làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ở trẻ còn kèm các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy.

– Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

– Ho khan, đau họng và khạc đờm kéo dài.

– Mất mùi, mất vị giác. 

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt, ngứa mắt, đau mắt. 

– Cảm giác giống người bị cảm cúm lâu ngày. 

– Hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím. 

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng 

– Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.

– Khi đi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cần đeo khẩu trang.                  

– Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nhất là khi gia đình có người bị bệnh dị ứng.

– Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình như tôm, cua, ốc. 

Cao Khẩm

]]>
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-viem-mui-di-ung-tai-phat-13336/ Thu, 02 Aug 2018 14:58:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-viem-mui-di-ung-tai-phat-13336/ [...]]]>

Vũ Thanh Huy (Nam Định)

Viêm mũi dị ứng mùa hè được xếp vào nhóm viêm mũi dị ứng theo mùa. Triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng trong ngày hè thường bắt đầu bằng giai đoạn khởi phát từ 5-15 ngày, người bệnh thường bị ngứa ở khoang mũi, sống mũi, cảm thấy khô ở niêm mạc họng, thanh quản, khóe mắt. Sau giai đoạn khởi phát sẽ xuất hiện thêm hiện tượng hắt hơi từng tràng, khó thở vì cuốn mũi sưng nề và chảy nước mắt, mắt đỏ…

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng vào mùa hè, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với khói, bụi, ô nhiễm môi trường. Giữ vệ sinh nơi ở, làm việc sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, lông súc vật (chó, mèo…), tránh để nấm mốc phát triển. Tránh sử dụng điều hòa quá lạnh (nhiệt độ tối ưu 27-29 độ C), không để quạt thốc chính diện vào mặt hoặc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột sẽ khiến niêm mạc mũi dễ bị tổn thương. Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nghiêm trọng nhưng không nên để lâu, lâu ngày bệnh có thể thành mạn tính. Bạn cũng không nên tự dùng thuốc trị nghẹt mũi bởi có thể dẫn tới những biến chứng xấu. Tốt nhất nên đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên của viêm mũi dị ứng.

BS. Nguyễn Thông

]]>
Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-viem-mui-di-ung-cho-tre-1598/ Wed, 18 Jul 2018 03:33:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-viem-mui-di-ung-cho-tre-1598/ [...]]]>

Tôi cũng cho con đi điều trị nhiều nơi mà không thuyên giảm. Hiện giờ tôi rất lo lắng sợ để lâu bệnh của con dễ bị hen suyễn. Xin giới thiệu cho tôi địa chỉ nào uy tín, hiệu quả để chữa bệnh cho tôi biết. (Thảo, Krong Nang, Dak Lak).

anh2-1372153347_500x0.jpg
Ảnh: allergyasthma.wordpress.com.

Trả lời:

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do cơ địa dị ứng, nhiễm trùng (huyết nhiệt); dị ứng do trời lạnh, thời tiết thay đổi (phế hư – vệ khí hư) dễ gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây ra bệnh.

Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, ngạt thở, nước mũi trong hoặc có mủ đặc quánh, đau đầu, mờ mắt. Trường hợp có vách ngăn, cong vẹo hay các cục thịt thừa (pholip) thì bị ngạt nhiều, khó thở, tai ù.

Một khi nặng, bệnh dễ biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm họng hạt, viêm amydan… hay bị đau đầu, mất ngủ. Bệnh sẽ khó chữa hơn.

Vì tai, mũi, họng thông nhau nên khi chữa bệnh viêm mũi dị ứng cần phải chữa toàn diện mới khỏi. Nếu bạn đã chữa Tây y nhiều mà không được, hãy thử chuyển sang y học cổ truyền xem sao. Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, được chế thành dạng thuốc bột hoặc thuốc nhỏ giống thuốc nhỏ mũi rất dễ sử dụng cho trẻ em. Bạn có thể tìm các địa chỉ uy tín để mua.

Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch Hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội

 

]]>
Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-di-ung-co-the-gay-nhieu-bien-chung-1401/ Wed, 18 Jul 2018 03:25:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-di-ung-co-the-gay-nhieu-bien-chung-1401/ [...]]]>

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Công Minh, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, bệnh viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng gồm suyễn, nổi mề đay, chàm da. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng cao ở những nước công nghiệp phát triển do ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện những dị nguyên mới.

Chưa có số liệu thống kê nhưng số bệnh nhân viêm mũi dị ứng đang có khuynh hướng tăng dần tại TP HCM trong các năm gần đây. Những trường hợp dị ứng từ môi trường làm việc như ở các xí nghiệp da giày, cắt may, hóa chất tăng đáng kể.

Theo bác sĩ Công, viêm mũi dị ứng là những phản ứng quá mức của cơ thể, xảy ra khi hít phải vật lạ trong không khí. Bình thường khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ. 

Người bị viêm mũi dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện nào của bệnh trong khi đó các xét nghiệm lại chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể. Thế cân bằng này không ổn định và bệnh dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi như tiếp xúc quá lâu với các tác nguyên gây dị ứng, tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết (phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai).

Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau. Ảnh minh họa: Lê Phương.

Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng…, cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm mũi về sau. Ảnh minh họa: Lê Phương.

Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng: Thường do các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất.

Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên.

Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.

Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng

– Nhảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên.

– Ngứa mũi và mắt. Có thể kèm theo ngứa tai.

– Nghẹt mũi hai bên hay đổi bên.

– Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.

Các triệu chứng phụ bao gồm:

– Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.

– Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản.

– Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa.

– Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm.

– Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.

– Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm).

– Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.

Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.

Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.

Tăng cường sức đề kháng

– Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

– Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.

– Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.

– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

– Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.

– Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.

Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi (tránh tiếp xúc lâu giữa niêm mạc mũi và kháng nguyên, bụi, hóa chất, vi trùng), giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.

Giải mẫn cảm đặc hiệu

Khi thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc, không dung nạp thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.

Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%, có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Vài điều cần lưu ý về viêm mũi dị ứng

–  Cách điều trị tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc dị nguyên.

– Tốt nhất là dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.

– Nếu dùng corticoids thì an toàn nhất là dùng dạng thuốc phun tại chỗ.

– Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để đảm bảo kết quả.

– Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.

– Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.

– Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.

– Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Lê Phương

]]>
5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-1240/ Wed, 18 Jul 2018 03:10:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-1240/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người cao tuổi, do niêm mạc quá nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dị ứng phế quản, hen phế quản. Người dễ bị bệnh là có cơ địa nhạy cảm, làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ở trẻ còn kèm các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy.

– Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

– Ho khan, đau họng và khạc đờm kéo dài.

– Mất mùi, mất vị giác. 

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt, ngứa mắt, đau mắt. 

– Cảm giác giống người bị cảm cúm lâu ngày. 

– Hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím. 

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng 

– Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.

– Khi đi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cần đeo khẩu trang.                  

– Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nhất là khi gia đình có người bị bệnh dị ứng.

– Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình như tôm, cua, ốc. 

Cao Khẩm

]]>