viêm loét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 21 Oct 2018 15:19:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm loét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhận biết viêm loét đại trực tràng chảy máu http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau-16490/ Sun, 21 Oct 2018 15:19:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau-16490/ [...]]]>

Do bệnh có các biểu hiện giống như bệnh thông thường khác nên người bệnh chủ quan nhập viện muộn khiến cho việc điều trị khó khăn. Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm là điều vô cùng cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết

Đau bụng là triệu chứng hay gặp. Đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Bệnh nhân có triệu chứng mót rặn khi đại tiện. Giai đoạn đầu bị bệnh thường bị nhầm là bị bệnh lỵ và tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có giảm bớt triệu chứng nhưng sau bệnh ngày càng tăng dần. Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh có biểu hiện khác nhau ở trường hợp điển hình, bệnh nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu, nếu bệnh nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân. Nếu các thể nhẹ, người bệnh không có thay đổi về thể trạng, triệu chứng đại tiện nhầy máu chỉ kéo dài dưới 4 ngày, không có thay đổi thể trạng, không có thiếu máu hoặc giảm protein máu. Bệnh thường chỉ khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma, hiếm khi có tổn thương cao hơn ở phía trên. Các biểu hiện ngoài ruột là rất hiếm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể diễn tiến thành nặng.

Nếu  trường hợp nặng hơn, người bệnh thường khởi đầu bằng đau quặn bụng, rồi đại tiện phân máu, có thể xảy ra vào ban đêm nhưng số lần đại tiện thường dưới 6 lần/ngày. Thường kèm theo sốt, giảm protein máu, làm bệnh nhân mệt mỏi.

Nhận biết viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh trở nên trầm trọng khi người bệnh đại tiện có máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra về ban đêm. Thường có cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Cơ thể suy sụp với nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốt cao, bụng trướng. Nếu không được điều trị kịp thời thì tiến triển rất nặng dẫn đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.

Bệnh nhân có thể sốt, thiếu máu, biểu hiện bằng hoa mắt chóng mặt, nhất là khi ngồi xuống và đứng lên; có thể có phù chân do giảm protein máu khi mắc bệnh lâu ngày. Ở thể nặng có biểu hiện mất nước: khát nước, môi khô, người hốc hác, thậm chí có triệu chứng sốc như: mạch nhanh, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng như sưng đau các khớp, đau vùng thắt lưng và cùng chậu do viêm khớp cùng chậu.

Đau bụng là triệu chứng hay gặp. Đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay

 

Những biến chứng

Ung thư hóa: nguy cơ ung thư hóa ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu tăng lên theo thời gian bị bệnh. Theo nghiên cứu tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong 10 năm đầu của bệnh là 2%, sau 20 năm bị bệnh là 8% và sau 30 năm là 18% .

Phình giãn đại tràng: thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to chủ yếu giãn đại tràng ngang, d > 6cm. Đây là 1 cấp cứu nội khoa vì có nguy cơ thủng đại tràng.

Suy dinh dưỡng: do quá trình viêm mạn tính lâu ngày, do mất albumin qua đường tiêu hóa…

Chảy máu: chảy máu ồ ạt không đáp ứng với điều trị nội khoa. Trong trường hợp này phải đặt ra chỉ định phẫu thuật ngoại khoa can thiệp, cắt toàn bộ đại tràng.

Về chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện đặc trưng khi nội soi đại trực tràng kết hợp với sinh thiết. Khi soi đại trực tràng, cần cẩn thận không nên bơm hơi nhiều vì có thể gây thủng ruột.

Để củng cố cho chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, sinh hóa, giảm vitamin B12, axít folic, Fe huyết thanh. Chụp X-quang khung đại tràng, nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác.

Tùy theo mức độ nặng và phạm vi tổn thương của bệnh mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân sẽ được ưu tiên điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc với các trường hợp thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc hoặc ung thư hóa hoặc dị sản mức độ nặng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Viêm loét đại trực tràng chảy máu chỉ có thể phát hiện được khi làm nội soi, sinh thiết. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có máu, không khuôn, đau bụng nhiều thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để ra tình trạng muộn như: đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn. Mọi người cần được theo dõi thường xuyên 6 tháng 1 lần bằng soi đại tràng, sinh thiết đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.

Cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, theo các chuyên gia tiêu hóa những bệnh nhân vị viêm loét đại trực tràng cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp… Không chỉ thế, căng thẳng quá mức cũng làm tình trạng bệnh viêm loét đại tràng thêm trầm trọng. Nên thư giãn, tránh suy nghĩ quá mức, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.

BS. NGUYỄN PHƯƠNG THÁI

]]>
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày – không thể xem thường http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day-khong-the-xem-thuong-14444/ Wed, 08 Aug 2018 15:28:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-bo-cong-nho-da-day-khong-the-xem-thuong-14444/ [...]]]>

Vị trí của bờ cong nhỏ dạ dày

Dạ dày được phân chia thành nhiều bộ phận, từ phía trên nối với thực quản là tâm vị, đi xuống dưới là hang vị (bờ cong lớn), bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị. Bao phủ phía trong dạ dày là niêm mạc. Niêm mạc có nhiệm vụ bài tiết dịch vị. Dịch vị là một hỗn hợp các chất bao gồm các thành phần như axít clohidric (HCl) và enzyme pepsin. Trong dịch vị có chứa 99.5% nước, 0.5% vật chất chất khô. trong vật chất khô có chứa chất hữu cơ (protein. Các enzim như: axít lactic, ure, axít uric…), chất vô cơ (HCl, muối clorua, muối sunfat của các nguyên tố Ca, Na, K, Mg). Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polipeptid đơn giản hơn nhờ sự hiện diện của enzym pepsin. Ngoài ra, chất nhầy sẽ bao bọc thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa dễ dàng hơn. dịch vị là 1 dịch thể thuần khiết, trong suốt có phản ứng axít và độ pH của dịch vị thay đổi tùy thuộc vào từng loại. Vì một lý do nào đó làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện bệnh. Tùy từng các vị trí của niêm mạc bị tổn thương, được gọi bệnh của từng vị trí đó (viêm, loét hang vị, tâm vị, môn vị, tiền môn vị hoặc bờ cong nhỏ…).

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày - không thể xem thường

Nguyên nhân

Trước đây, nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày dựa theo giả thuyết do thần kinh. Nhưng ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày, trong đó có bờ cong nhỏ có thể do dùng thuốc (thuốc corticoid dùng điều trị bệnh khớp, bệnh dị ứng… hoặc thuốc không steroid dùng điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh khớp hoặc dùng thuốc Tanganyl, Betasec… trong điều trị hội chứng rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não) hoặc do chế độ ăn, uống không hợp lý (ăn nhiều chất chua, cay, nhai không kỹ, ăn vội vàng hoặc uống nhiều rượu, bia nhất là uống rượu, bia lúc còn đói) hoặc gặp ở người bị nhiều stress liên tục và một nguyên nhân chiếm đại đa số (trên 90%) trong viêm loét dạ dày trong đó có bờ cong nhỏ là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Trên 90% trong viêm loét dạ dày trong đó có bờ cong nhỏ là do vi khuẩn Helicobacter pylori

 

Việc vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày đã được phát hiện từ năm 1983 (tác giả đã được nhận giải Nobel Y học năm 2006). Cần lưu ý là vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và nếu mắc bệnh dạ dày do HP, sự  lây lan sẽ theo đường ăn uống mà trong y học gọi là đường phân – miệng. Có nghĩa là vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày, theo phân ra ngoài, nếu quản lý phân không tốt, vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh và vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, vi khuẩn HP theo thực phẩm, nước uống vào dạ dày và gây bệnh cho bao người khác. Viêm bờ cong nhỏ, nếu không được điều trị sớm, đúng sẽ rất dễ dẫn đến loét bờ cong nhỏ, nhất là những người đã có tuổi sức đề kháng giảm.

Triệu chứng

Đó là đau bụng vùng thượng vị (trên rốn), có trường hợp đau lan lên cả vùng xương ức làm cho người bệnh nhầm tưởng bệnh phổi hoặc bệnh tim mạch. Đau có thể lan ra sau lưng. Tính chất đau, có lúc âm ỉ nhưng có lúc dữ dội phải ngồi gập người mới đỡ đau chút đỉnh. Lúc mới mắc bệnh (viêm), thường ăn vào đau (đau lúc no) nhưng khi đã loét, no đói đều đau.

Ngoài ra, người bệnh có thể buồn nôn, hoặc nôn. Khi viêm, loét bờ cong nhỏ,  mùa nào cũng có thể đau bụng, nhưng nhiều trường hợp thay đổi thời tiết đột ngột (mưa nắng thất thường, nóng, lạnh đột ngột, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới), đau bụng sẽ  xuất hiện và  ban đêm cơn đau xuất hiện hoặc đau tăng hơn. Cơn đau bụng (âm ỉ, dữ dội) làm cho người bệnh không muốn ăn, hoặc ăn vào nôn, đa phần là chán ăn, mất ngủ triền miên cho nên người gầy, da xanh, mệt mỏi, kém linh hoạt hay cáu gắt, lười suy nghĩ và thường có một bộ mặt buồn (bộ mặt của người đau dạ dày).

Khi bị đau bụng vùng trên rốn nên đi khám bệnh sớmKhi bị đau bụng vùng trên rốn nên đi khám bệnh sớm

Để chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ có thể chụp dạ dày với thuốc có cản quang (phải nhịn ăn trước khi đến chụp phim), thông thường chụp hàng loạt (5 tư thế khác nhau). Ngày nay, nhờ vào kỹ thuật tiến bộ của y học mà kỹ thuật nội soi dạ dày được áp dụng khá rộng rãi. Nhược điểm của phương pháp này là gây cảm giác khó chịu khi luồn dây mềm có gắn camera vào dạ dày, để khắc phục, có thể áp dụng nội soi dạ dày có gây mê. Kỹ thuật nội soi dạ dày đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo cơ bản và càng có nhiều thâm niên (đồng nghĩa với kinh nghiệm) càng tốt. Nếu muốn biết viêm loét bờ cong nhỏ có phải do vi khuẩn HP hay không có thể thử test HP bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, kỹ thuật này không chắc chắn, bởi vì, tỉ lệ người lành mang vi khuẩn HP rất cao (không gây bệnh). Nếu có điều kiện, tốt nhất là xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân từ (PCR). Đây là một kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác rất cao (gần 100%), hơn nữa nếu trong mảnh sinh thiết (qua nội soi dạ dày) vi khuẩn ít hoặc thậm chí vi khuẩn đã chết phản ứng PCR vẫn dương tính.

Biến chứng

Với các thể loại bệnh của dạ dày, mỗi một vị trí bị bệnh có những đặc điểm nổi trội cần hết sức lưu ý, ví dụ, viêm loét dạ dày – hành tá tràng, đau nhiều, dễ chảy máu, dễ bị thủng nhưng tỉ lệ biến chứng ung thư thường ít hơn. Trong khi đó, viêm loét bờ cong nhỏ hoặc viêm loét môn vị, tiền môn vị ít đau hơn, tỉ lệ gây chảy máu thấp hơn nhưng tỉ lệ bị ung thư hóa cao hơn nhiều. Chính vì vậy, khi bị viêm loét bờ cong nhỏ cần được điều trị tích cực để bệnh chóng khỏi và không nên chủ quan.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị đau bụng vùng trên rốn nên được khám bệnh sớm, đặc biệt phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị đúng. Hiện nay đã có phác đồ điều trị dựa trên nguyên tắc trung hòa dịch vị, ức chế trung tâm sản sinh dịch vị, chống đau, nếu do vi khuẩn HP (phải được xác định ở cơ sở y tế có đủ điều kiện) sẽ được điều trị bằng kháng sinh và an thần.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Đối với các gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây nên cần ăn uống hợp vệ sinh. Các dụng cụ ăn, uống nên sát khuẩn cẩn thận bằng cách rửa sạch bằng xà phòng, luộc bằng nước đun sôi và không dùng chung các dụng cụ, đồ dùng ăn uống (bát, dũa, cốc, chén…). Để không mắc bệnh dạ dày, không nên uống nhiều rượu, bia, không nên hút thuốc và hạn chế uống trà đặc, cà phê (gây rối loạn giấc ngủ), đặc biệt là người cao tuổi. Người cao tuổi khi đã mắc bệnh viêm loét bờ cong nhỏ cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh chủ quan. Bên cạnh đó, cuộc sống cần thoải mái, vô tư và tham gia tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ hoặc đi bộ để khí huyết lưu thông giúp cơ thể chống lại bệnh tật, trong có bệnh dạ dày.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

]]>
Viêm – loét dạ dày: Bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-da-day-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa-14112/ Sun, 05 Aug 2018 06:21:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-da-day-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa-14112/ [...]]]>

Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp được hiểu là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp, song có thể xếp vào hai nhóm chính:

Yếu tố ngoại sinh thường gặp: Vi khuẩn, virus và độc tố của chúng; thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, thức ăn quá cay, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc do tụ cầu, nhiễm E.coli…; các chất kích thích như rượu, chè, cafe. Một số loại thuốc như: aspirin, natrisalicylat, sulfamid, corntancyl, phenylbutazon, reserpin, digitalis, KCl…; nhiễm các chất ăn mòn như muối, kim loại nặng (đồng, kẽm) thuỷ ngân, kiềm, axit sulfuric, axit chlohydric, nitrat bạc; các kích thích nhiệt, dị vật…

Các yếu tố nội sinh: Viêm dạ dày mạn có thể gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…); Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành; urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu; Bỏng, nhiễm phóng xạ; các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shock, bệnh tim phổi cấp, xơ gan; dị ứng thức ăn…

Viêm - loét dạ dàyNội soi phát hiện bệnh ở dạ dày.

Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan toả, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Viêm loét dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề xung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.

Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm không steroid… Với biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.

Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương. Ngoài ra còn phụ thuộc sự hoà loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày và sự trung hoà chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng. Sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu. Trong các trường hợp nặng có thể có shock.

Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả đục thủng và gây viêm phúc mạc. Các sản phẩm khí sinh ra sẽ vào thành dạ dày, người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Hậu quả do viêm dạ dày cấp: Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có thể chuyển từ viêm dạ dày cấp thành viêm mạn nếu bị nhiều đợt. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến shock, truỵ tim mạch…

Trong điều trị, trước hết cần chú ý tới chế độ ăn. Tuỳ theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock. Nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh;
Nếu có xuất huyết tiêu hoá thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hoá; Nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hoá chất thì phải rửa dạ dày… Tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn chia làm hai loại chính là viêm dạ dày mạn vùng thân vị và viêm dạ dày mạn vùng hang vị. Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá.

Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh thường do chế độ ăn uống, do hóa chất, do suy dinh dưỡng, do rối loạn nội tiết, do dị ứng, do yếu tố miễn dịch, di truyền…

Viêm - loét dạ dày

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đó là cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết.

Biến chứng của bệnh: Nếu không điều trị kịp thời nhiều biến chứng có thể xảy ra như: Ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, viêm quanh dạ dày tá tràng, viêm túi mật mạn, viêm tuỵ mạn, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày… Trong đó biến chứng loét dạ dày là biến chứng thường gặp của viêm dạ dày vùng hang vị.

Điều trị như thế nào? Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc băng se hoặc nuôi dưỡng niêm mạc. Cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến một năm thì nội soi dạ dày tá tràng một lần để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổn thương nếu có. Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý. Tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, quá lạnh hoặc cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cafe, thuốc lá.

Loét dạ dày – tá tràng

Đây là một bệnh rất thường gặp, nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá huỷ cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP.

Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguy cơ như: di truyền, tâm lý đặc biệt là các sang trấn tâm lý và áp lực công việc, sự rối loạn vận động dạ dày ruột, các yếu tố môi trường như thức ăn, thuốc lá, và các thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, các thuốc giảm đau không steroid.

Bệnh biểu hiện với triệu chứng đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất từng đợt, kéo dài 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau thì tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi. Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.

Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét, ung thư hoá – tỷ lệ ung thư hoá thấp 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm hang vị mạn tính thể teo thường đưa đến ung thư hoá nhiều hơn (30%) còn loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động của bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang trấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý… là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

ThS.Nguyễn Bạch Đằng

]]>
Viêm loét đại trực tràng chảy máu http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau-14103/ Sun, 05 Aug 2018 06:20:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau-14103/ [...]]]>

Căn nguyên của bệnh chưa rõ, bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, để lại nhiều biến chứng như áp – xe hậu môn, hẹp đại tràng, chảy máu trầm trọng, phình đại tràng nhiễm độc, ung thư hoá…

Biểu hiện và biến chứng

Nổi bật và thường gặp nhất trong VLĐTCM  là đau bụng và tiêu chảy phân máu, kèm theo sốt và sút cân. Tùy từng giai đoạn mà có các biểu hiện khác nhau, thông thường người ta chia làm 3 thể:

Thể nhẹ: Chiếm trên 60% trường hợp, đại tiện nhầy máu chỉ kéo dài dưới 4 ngày, không có thay đổi thể trạng, không có thiếu máu hoặc giảm protein máu. Các biểu hiện ngoài ruột là rất hiếm. Thể này cũng có thể diễn tiến thành thể nặng hơn.

Thể trung bình: Chiếm khoảng 25% trường hợp, các đợt tiêu chảy thường khởi đầu bằng đau quặn bụng, rồi đại tiện phân máu, có thể xảy ra vào ban đêm nhưng số lần đại tiện thường dưới 6 lần/ngày. Thường kèm theo sốt, giảm protein máu, làm bệnh nhân mệt mỏi. Tiên lượng trong thể này kém hơn.

Viêm loét đại trực tràng chảy máuĐau quặn bụng-dấu hiệu khởi phát của viêm loét đại tràng chảy máu.

Thể nặng hoặc thể sét đánh: Chiếm khoảng 15% trường hợp, số lần đại tiện phân máu trên 6 lần/ ngày và thường xảy ra về ban đêm. Thường có cảm giác đau rát buốt hậu môn và mót rặn. Tổng trạng suy sụp với nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốt cao, bụng trướng. Nếu không được điều trị thì tiến triển rất nặng đưa đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.  Các biến chứng thường gặp của viêm loét đại trực tràng chảy máu là biến chứng ở ruột và biến chứng toàn thân.

Các biến chứng nhẹ của ruột là giả polyp, các biến chứng ít gặp hơn là nứt hậu môn, rò và áp-xe hậu môn. Biến chứng nặng của ruột là chảy máu trầm trọng, hẹp đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, thủng và có thể đưa đến ung thư.

Điều trị như thế nào?

Các thuốc thường được dùng phối hợp là corticoid, sulfasalazin và các dẫn chất, azathioprin, cyclosporin. Tùy theo tình trạng, giai đoạn của bệnh, tổng trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cụ thể.

Corticoid: Đây là thuốc có hiệu quả trong điều trị các đợt cấp nặng hoặc vừa nhất là thể viêm đại tràng toàn bộ hoặc đại tràng trái.

Trong đợt tiến triển mức độ nặng của VLĐTCM  có thể dùng corticoid đường tĩnh mạch liều dùng và thời gian tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân, nếu không đáp ứng thì đặt vấn đề cắt đại tràng. Trong đợt tiến triển mức độ vừa và nhẹ có thể dùng corticoid đường uống, liều sử dụng tuỳ theo tình trạng bệnh lý và cân nặng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân dùng corticoid trên 3 tháng mà đáp ứng không tốt thì đặt vấn đề cắt bỏ đại tràng.

Tác dụng phụ của thuốc đặc biệt khi dùng liều cao kéo dài: phù, rối loạn nước và điện giải, teo cơ, loãng xương, loét hoặc chảy máu tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, rậm lông…

Sulfasalazin và các dẫn chất: Nhóm thuốc này thường có hiệu quả trong đợt tiến triển nhẹ hoặc trung bình, trong viêm đại tràng trái hoặc đại tràng sigma – trực tràng. Có thể dùng phối hợp với corticoid để cho hiệu quả điều trị cao hơn. Tác dụng phụ thường gặp là chậm tiêu, buồn nôn, nhức đầu, ngoài ra có một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nặng hơn: nổi ban, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán, bệnh phổi kẽ…

Một số thuốc khác.

Azathioprin (Imuran): Có hiệu quả trong một số trường hợp nặng, khi dùng thuốc cần chú ý bạch cầu hạt, khi lượng bạch cầu hạt trong máu ngoại vi < 1,5 G/L thì không dùng. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân có tổn thương ở gan, người có tiền sử bệnh gan và phụ nữ có thai.

Cyclosporin: Mới được đưa vào sử dụng với hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên khi dùng cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc như tăng huyết áp, rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng gan, rối loạn tiêu hoá, đôi khi có nhức đầu, ban dị ứng, thiếu máu nhẹ.

Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân, động viên bệnh nhân bằng các liệu pháp tâm lý. Trong trường hợp thiếu hụt men lactase thì không cho bệnh nhân dùng sữa, trong đợt tiến triển khẩu phần ăn cần hạn chế chất xơ. Không dùng các chế phẩm của thuốc phiện, thuốc chống tiêu chảy và thuốc kháng cholin vì có thể gây ra phình đại tràng, đặc biệt trong trường hợp có biến chứng phình đại tràng nhiễm độc bệnh nhân phải được theo dõi và điều trị trong trung tâm hồi sức tích cực.

 

BS. Minh Tuyết

]]>
Ðề phòng chảy máu do viêm loét dạ dày – tá tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-chay-mau-do-viem-loet-da-day-ta-trang-13995/ Sun, 05 Aug 2018 06:03:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-chay-mau-do-viem-loet-da-day-ta-trang-13995/ [...]]]>

Mặc dù đã có nhiều loại thuốc điều trị có hiệu quả, nhưng chảy máu do loét dạ dày – tá tràng vẫn là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh loét dạ dày – tá tràng. Có nhiều trường hợp rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị cầm máu kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Nhận biết có khó?

Biểu hiện đầu tiên là buồn nôn và nôn ra máu: Bệnh nhân có cảm giác tanh lợm ở trong miệng, đầy bụng, khó chịu, buồn nôn sau đó nôn ra máu tươi, máu cục thẫm có lẫn thức ăn. Thông thường là nôn ra máu tươi ngay dữ dội là loét dạ dày, nôn ra máu đen thẫm hay máu đen loãng là loét hành tá tràng.

Đại tiện phân đen, thường xuất hiện ngay sau khi nôn ra máu hoặc xuất hiện ngay từ đầu tiên. Phân sền sệt, đen bóng như hắc ín hay như bã cà phê, mùi thối khẳm, lượng phân khá nhiều. Điều đáng nói, bệnh nhân ít khi đau bụng dữ dội, cảm giác đau nóng rát ở vùng trên rốn, có khi đau bụng xuất hiện trước khi chảy máu vài ngày. Kèm theo bệnh nhân có cảm giác hoa mắt chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi nôn ra máu, có khi bị sốc do mất máu (biểu hiện da xanh nhợt, vã mồ hôi, cảm giác ù tai, khát nước). Trường hợp chảy máu ít, từ từ sẽ không thấy biểu hiện sốc mất máu.

Ðề phòng chảy máu do viêm loét dạ dày - tá tràng

Nếu không được phát hiện và điều trị thì mức độ chảy máu ngày càng nặng thêm. (nôn máu đi ngoài phân đen ngày càng tăng). Xét nghiệm máu cho thấy mức độ thiếu máu nặng. Nếu được theo dõi chặt chẽ và có chỉ định đúng, xử lý kịp thời thì bệnh nhân mới có thể qua được.

Đừng để biến chứng

Biến chứng thủng hoặc hẹp môn vị có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của một viêm phúc mạc do thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, tình trạng bệnh nhân rất nặng có các dấu hiệu mất máu và rối loạn điện giải, hội chứng nhiễm trùng, những trường hợp này phải có chỉ định điều trị ngoại khoa kịp thời. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngừng chảy máu sau vài ba ngày, mức độ nôn máu và đi ngoài phân đen giảm dần, huyết động ổn định, thể trạng tốt lên và hồi phục, hết chảy máu, một thời gian sau hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chảy máu đã được ngừng chảy sau 3 – 5 ngày lại chảy máu tái phát, mức độ chảy máu không dữ dội, chảy máu ít nhưng dai dẳng kéo dài.

Chẩn đoán phân biệt

Chảy máu do viêm loét dạ dày cũng cần phân biệt với các trường hợp chảy máu đường tiêu hoá trên như:

Viêm niêm mạc dạ dày với những tổn thương loét trợt nông rải rác khắp toàn bộ niêm mạc dạ dày hoặc viêm dạ dày do uống các loại thuốc. Ngoài ra, ung thư dạ dày thường gặp biến chứng chảy máu nhưng chảy máu do ung thư dạ dày biểu hiện lâm sàng không rầm rộ, thường chảy máu ít, tiến triển từ từ, ít khi nôn máu dữ dội, chủ yếu đi ngoài phân đen, kèm theo cơ thể gầy yếu.

Đối với chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày cũng rất thường gặp và cũng có biểu hiện lâm sàng điển hình một chảy máu đường tiêu hoá trên. Còn chảy máu đường mật cũng có nhiều biểu hiện tương tự với chảy máu do viêm loét dạ dày nhưng ngoài triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen còn kèm theo các triệu chứng đau nhiều ở dưới vùng hạ sườn phải, tình trạng nhiễm trùng đường mật mà biểu hiện chính là sốt cao giao động, sốt rét run, vàng da từng đợt. Một điều cần lưu ý là trước khi nôn máu và đi ngoài phân đen thì bệnh nhân xuất hiện đau nhiều vùng gan.

Do đó, khi nghi ngờ chảy máu tiêu hóa, bạn cần phải đi khám và được các bác sĩ chỉ định nội soi hoặc siêu âm để chẩn đoán sớm bệnh nhằm hạn chế diễn biến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị thế nào?

Có nhiều phương pháp để điều trị chảy máu do viêm loét dạ dày – tá tràng, tùy từng mức độ bệnh và cơ thể người bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Đối với trường hợp nhẹ, loét chưa có biến chứng, chảy máu lần đầu, tổn thương được xác định bằng nội soi là ổ loét non, không có dấu hiệu thoái hóa ác tính, tuổi còn trẻ hoặc quá già… thì các  bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa.

Phẫu thuật nội soi: được chỉ  định trong những trường hợp ổ loét đang còn chảy máu, ổ loét đã cầm nhưng cục máu bám có khả năng bong, bệnh nhân già yếu, có các bệnh lý khác kèm theo, bệnh nhân đang có thai…

Điều trị ngoại khoa sẽ được các bác sĩ cân nhắc khi tình trạng bệnh nhân bị chảy máu nặng, chảy máu kéo dài, chảy máu tái phát mà phát hiện bằng nội soi thấy ổ loét vẫn tiếp tục chảy máu. Chảy máu trên bệnh nhân có biến chứng hẹp môn vị, thủng hoặc ổ loét xác định có khả năng thoái hóa ác tính. Tuổi trên 50 có tiền sử loét dạ dày – tá tràng nhiều năm, điều trị nội khoa nhiều lần không khỏi.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh, người bệnh cần điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày – tá tràng nếu mắc. Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi vì viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn H. pylori lây qua đường ăn uống; Cần tuân thủ nghiêm ngặt sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau theo đúng chỉ định, tránh tự ý mua dùng mà không có chỉ định của bác sĩ; Có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe; Hạn chế uống rượu bia. Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng; Khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua hoặc nghi ngờ chảy máu…, cần đi khám, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

 

BS. Hoàng Văn Long

]]>
Phòng bệnh viêm loét hang vị dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-loet-hang-vi-da-day-13814/ Sun, 05 Aug 2018 05:41:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-loet-hang-vi-da-day-13814/ [...]]]>

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm, loét hang vị dạ dày nhưng với người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả.

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng hang vị ở phần niêm mạc dạ dày bị viêm, cũng tương tự như viêm ở những vị trí khác trong dạ dày (tùy vào vị trí viêm hoặc loét sẽ có những tên gọi khác nhau). Tuy nhiên, viêm hang vị dạ dày không đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ. Viêm hang vị dạ dày là bệnh có thể gặp trong mọi độ tuổi, song đối tượng dễ mắc nhất lại là người trong độ tuổi trung niên và đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây trẻ em cũng có dấu hiệu mắc các bệnh về dạ dày nhiều hơn, thậm chí tình trạng loét dạ dày cũng có thể xảy ra ở trẻ trong khoảng 2 tuổi đầu. Khi viêm hang vị không được điều trị hoặc điều trị không đúng, không kịp thời sẽ dẫn đến loét hang vị dạ dày, lúc này bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, thậm chí gây một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân

Trước đây viêm, loét hang vị dạ dày thường cho thần kinh không ổn định nhưng từ năm 1983 đến nay khoa học đã được chứng minh là viêm loét hạng vị dạ dày nguyên nhân chính là do một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (viết tắt là vi khuẩn HP). Vi khuẩn HP tiết ra một men ureaza làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm, loét. Ngoài vi khuẩn HP gây viêm, loét hang vị dạ dày còn có thể do dùng một số thuốc như:  corticoid (methamethason, prerednison, Solumedrol…), Aspirin, NSAID (thuốc chống viêm không steroid NSAID: non-steroidal anti-inflammatory drug) hoặc do uống nhiều rượu, bia nhất là lúc đói.

Phòng bệnh viêm loét hang vị dạ dày

Triệu chứng

Bệnh nhân bị viêm, loét hang vị thường có những dấu hiệu tương tự như viêm dạ dày, cụ thể như đau phần trên rốn, đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Cơn đau có thể dữ dội hoặc lâm râm, âm ỉ kéo dài có khi vài tiếng đến vài ba ngày vẫn chưa dứt hoặc lâu hơn. Lúc mới bị viêm, đau bụng nhiều khi ăn vào. Đau cả ngày lẫn đêm nhưng ban đêm đau nhiều hơn do dịch vị tiết ra nhiều kích thích niêm mạc đã bị tổn thương. Khi hang vị mới bị loét, đói đau nhiều hơn nhưng khi bệnh đã nặng, no, đói đều đau. Người bệnh thường có ợ hơi, ợ chua hoặc có nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức. Đau thượng vị nhiều hơn khi ăn chua, cay,  chuối tiêu, đu đủ chín hoặc uống rượu, bia. Bệnh nhân có thể bị buồn nôn hoặc nôn nhất là khi dạ dày tiết ra nhiều dịch vị do bị kích thích, đặc biệt khi hang vị bị viêm cấp lan đến gây viêm hẹp môn vị cấp. Người bệnh thường có rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu hoặc khó tiêu, phân lúc lỏng, lúc đặc, đôi khi phân rắn thành cục như phân dê. Do hấp thu bị giảm nên người bệnh thường gầy, da xanh, mệt mỏi, mất ngủ (do bệnh hay đau về đêm).

Viêm loét hạng vị dạ dày nguyên nhân chính là do một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori

 

Để chẩn đoán bệnh viêm, loét hang vị dạ dày có thể chụp X-quang có thuốc cản quang (thường chụp hàng loạt), cần nhịn ăn trước  khi chụp và tốt nhất là rửa dạ dày để chụp.

Hiện nay kỹ thuật nội soi dạ dày – tá tràng được áp dụng khá rộng rãi. Đây là một kỹ thuật khá chính xác, nhanh, thuận lợi nếu được gây mê để nội soi tránh khó chịu cho người bệnh là tốt nhất. Kỹ thuật nội soi còn có giá trị khi sinh thiết niêm mạc tổn thương để xét nghiệm tế bào và xét nghiệm hình thể vi khuẩn HP với 2 kỹ thuật nhuộm gram xác định hình thể vi khuẩn HP và thử test ureaza. Nếu đúng do vi khuẩn HP, kỹ thuật nhuộm gram từ mảnh sinh thiết niêm mạc hang vị cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, cả hai kỹ thuật bác sĩ phải có kinh nghiệm (nội soi) và kỹ thuật viên phải có kỹ thuật tốt (nhuộm gam).

Phòng bệnh viêm loét hang vị dạ dàyKỹ thuật nội soi dạ dày – tá tràng được áp dụng khá rộng rãi

Những biến chứng

Khi bị viêm hang vị, đặc biệt là loét hang vị, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, đúng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đầu tiên phải kể đến xuất huyết dạ dày. So với loét hành tá tràng, loét hang vị ít bị xuất huyết hơn nhưng khi xuất huyết hang vị, nếu không phát hiện sớm để cấp cứu kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa do mất máu dẫn đến trụy tim mạch. Tiếp đến là thủng dạ dày, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm gây nhiễm trùng màng bụng (phúc mạc) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nếu để chậm trễ. Nếu hang vị bị viêm lâu ngày, lan đến môn vị sẽ gây hẹp môn vị làm cho người bệnh ăn không tiêu, chán ăn, đầy bụng, đau âm ỉ suốt ngày đêm, người gầy, da xanh, thậm chí có bệnh nhân phải dùng động tác làm cho nôn hết mới dễ chịu, bởi vì hẹp môn vị sẽ làm ứ đọng thức ăn và dịch vị ngày một gia tăng gây ậm ạch, khó chịu. Biến chứng đáng sợ nhất là ung thư dạ dày. Với các bệnh về dạ dày, nếu bệnh của dạ dày tá tràng sẽ đau nhiều hơn, nguy cơ chảy máu hay xảy ra hơn, nhưng hầu như ít bị ung thư hơn, ngược lại, các bệnh khác của dạ dày, trong đó có viêm loét hang vị tuy đau có ít hơn, xuất huyết ít hơn viêm loét dạ dày tá tràng nhưng tỉ lệ bị ung thư hóa chiếm khá cao.

Nguyên tắc điều trị

Khi thấy đau thượng vị có kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khi được xác định là viêm hoặc viêm loét hang vị cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ và phải kiên trì không thể nóng vội. Người bệnh không nên đọc trên mạng rồi tự chẩn đoán và tự điều trị cho mình hoặc nghe theo sự mách bảo của người không có chuyên môn về y học mua thuốc của họ để điều trị. Nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí nguy hiểm thêm.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để tránh mắc bệnh viêm loét hang vị, người cao tuổi nên có chế độ ăn, uống hợp lý như: không nên ăn quá cay, chua; không nên uống rượu bia quá nhiều nhất là khi đói, hạn chế uống cà phê, trà đặc nếu đã có dấu hiệu viêm hang vị. Sau khi ăn không nên làm việc ngay hoặc không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà cần ngồi thoải mái để thức ăn được nhào trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non. Hàng ngày, người cao tuổi nên có chế độ tập đều đặn, nhẹ nhàng tùy theo sức của mình, không nên gắng nhất là người cao tuổi.

 

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Hạn chế viêm loét khi bị liệt http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-viem-loet-khi-bi-liet-13363/ Thu, 02 Aug 2018 15:07:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-viem-loet-khi-bi-liet-13363/ [...]]]>

Dương Anh Thu (Hải Dương)

Những người phải nằm lâu một chỗ thường bị loét do tì đè.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới loét da là do: chậm thay đổi tư thế bệnh nhân, những trường hợp bệnh nhân kém vận động, chịu áp lực tì đè trong 3 giờ sẽ gây thiếu máu tại chỗ, có thể dẫn tới hoại tử da và tổ chức dưới da. Suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm trùng.

Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh như bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Da bị ẩm ướt liên tục, đặc biệt là trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ.

Để đề phòng loét da, cách tốt nhất là tránh tì đè liên tục lên vùng da nhạy cảm. Bệnh nhân bị liệt hoặc ốm nặng phải nằm lâu trên giường cần được thay đổi tư thế liên tục 2 giờ/1 lần. Nên cho bệnh nhân nằm các loại đệm như đệm hơi, đệm nước, đệm thay đổi được áp lực từng phần.

Đối với bệnh nhân phải ngồi xe lăn, cần được nhấc người khỏi mặt ghế, xe thường xuyên. Giữ da bệnh nhân sạch, khô ráo. Thay quần áo thường xuyên. Trời nắng nên lau mồ hôi và giữ cho da được khô. Bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ cần được làm vệ sinh liên tục, lau khô và xoa bột talc.

ThS. Hà Hùng

]]>
7 thực phẩm chữa viêm loét dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thuc-pham-chua-viem-loet-da-day-10453/ Wed, 25 Jul 2018 07:05:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thuc-pham-chua-viem-loet-da-day-10453/ [...]]]>

Nguyên nhân và triệu chứng loét dạ dày

Loét dạ dày, còn gọi là viêm loét dạ dày. Loét thường gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H. pylori, nhưng thuốc chống viêm không steroid, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, một số loại thực phẩm và căng thẳng có thể làm nặng thêm loét của bạn.

Triệu chứng thường gặp bao gồm khó tiêu, đau bụng, nôn, ợ hơi, giảm cân và ợ nóng. Điều trị thường bao gồm thuốc men, một chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm kích hoạt, tránh uống rượu, không hút thuốc và hạn chế thuốc chống viêm không steroid.

Thực phẩm giảm bớt triệu chứng loét dạ dày

Một số thực phẩm có thể giảm bớt các triệu chứng loét và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

 

loet da day, thuc pham giau chat xo giam viem loet da day va duong tieu hoa

Thực phẩm giàu chất xơ giảm viêm loét đường tiêu hóa

 

1. Sữa chua

Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn “thân thiện” giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

2. Dầu ô liu

Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.

 

Quả nam việt quất

 

3. Quả nam việt quất

Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.

4. Nước lọc

Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.

5. Quả việt quất

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách thêm một số quả việt quất tươi trong ăn sáng. Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông.

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

7. Hạnh nhân

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(theo Live Strong)

]]>
Bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4323/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4323/ [...]]]>

Những thực phẩm cần tránh

Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.

 

Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…

Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

Cần tránh ăn những thức ăn khó tiêu: bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng…) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn… vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.

 

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như bánh mỳ

Ăn thế nào mới đúng?

Nên ăn cơm, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ; rau lá non các loại; thịt cá nạc bỏ xương; sữa bò tươi, sữa hộp các loại; quả chín, quả ngọt, bánh mứt kẹo, mật ong; nước uống không rượu, nước lọc.

2 mẫu thực đơn cụ thể

Thực đơn 1

Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).

Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.

Thực đơn 2

Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.

Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).

Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).

PGS.TS. Trần Đình Toán

]]>
10 bài thuốc dân gian trị viêm loét miệng http://tapchisuckhoedoisong.com/10-bai-thuoc-dan-gian-tri-viem-loet-mieng-2479/ Wed, 18 Jul 2018 18:59:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-bai-thuoc-dan-gian-tri-viem-loet-mieng-2479/ [...]]]>

Một trong những biện pháp trị liệu đơn giản của Đông y đối với căn bệnh này là sử dụng các kinh nghiệm dân gian, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

Viêm loét miệng.

 

Bài 1: rễ cây hoa tường vi 50 – 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài 2: hoàng liên 10g, sắc kỹ với 100ml nước, ngậm vài lần trong ngày.

Bài 3: lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.

Bài 4: tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 – 6 lần trong ngày.

Bài 5: mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài 6: ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Bài 7: hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g, tất cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Bài 8: lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.

Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến, dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.

Bài 9: nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều, dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày.

Bài 10: hoàng liên và can khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>