viêm loét dạ dày – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 05 Nov 2018 09:45:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm loét dạ dày – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ăn để viêm loét dạ dày – tá tràng không nặng thêm http://tapchisuckhoedoisong.com/an-de-viem-loet-da-day-ta-trang-khong-nang-them-16724/ Mon, 05 Nov 2018 09:45:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-de-viem-loet-da-day-ta-trang-khong-nang-them-16724/ [...]]]>

Bệnh loét dạ dày – tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 5-10% dân số và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng là 10%. Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính.

Triệu chứng thường thấy khi viêm loét dạ dày – tá tràng là: vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi nếu là loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu là loét tá tràng có thể sau ăn lại đau tăng.

Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm 1

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn những thức ăn mềm như cháo thịt băm.

Chế độ ăn trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tiêu chí nương nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.

Nguyên tắc của chế độ ăn: Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như gạo tẻ, bánh mỳ. Thức ăn phải mềm, được chế biến nhừ, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Ăn những thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị; thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.

 

Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm 2

Những thức ăn nên dùng: Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ; Thịt nạc, cá hấp, luộc, om; Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt; Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong; Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.

Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà, hành muối, các loại thức ăn nguội; Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc; Không dùng thức ăn chua, quả chua; Bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

PGS.TS. Trần Minh Đạo

PGS.TS. Trần Minh Đạo

]]>
Viêm – loét dạ dày: Bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-da-day-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa-14112/ Sun, 05 Aug 2018 06:21:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-loet-da-day-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa-14112/ [...]]]>

Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp được hiểu là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp, song có thể xếp vào hai nhóm chính:

Yếu tố ngoại sinh thường gặp: Vi khuẩn, virus và độc tố của chúng; thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, thức ăn quá cay, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc do tụ cầu, nhiễm E.coli…; các chất kích thích như rượu, chè, cafe. Một số loại thuốc như: aspirin, natrisalicylat, sulfamid, corntancyl, phenylbutazon, reserpin, digitalis, KCl…; nhiễm các chất ăn mòn như muối, kim loại nặng (đồng, kẽm) thuỷ ngân, kiềm, axit sulfuric, axit chlohydric, nitrat bạc; các kích thích nhiệt, dị vật…

Các yếu tố nội sinh: Viêm dạ dày mạn có thể gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…); Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành; urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu; Bỏng, nhiễm phóng xạ; các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shock, bệnh tim phổi cấp, xơ gan; dị ứng thức ăn…

Viêm - loét dạ dàyNội soi phát hiện bệnh ở dạ dày.

Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan toả, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Viêm loét dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề xung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.

Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm không steroid… Với biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.

Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương. Ngoài ra còn phụ thuộc sự hoà loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày và sự trung hoà chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng. Sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu. Trong các trường hợp nặng có thể có shock.

Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả đục thủng và gây viêm phúc mạc. Các sản phẩm khí sinh ra sẽ vào thành dạ dày, người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Hậu quả do viêm dạ dày cấp: Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có thể chuyển từ viêm dạ dày cấp thành viêm mạn nếu bị nhiều đợt. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến shock, truỵ tim mạch…

Trong điều trị, trước hết cần chú ý tới chế độ ăn. Tuỳ theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock. Nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh;
Nếu có xuất huyết tiêu hoá thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hoá; Nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hoá chất thì phải rửa dạ dày… Tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn chia làm hai loại chính là viêm dạ dày mạn vùng thân vị và viêm dạ dày mạn vùng hang vị. Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá.

Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh thường do chế độ ăn uống, do hóa chất, do suy dinh dưỡng, do rối loạn nội tiết, do dị ứng, do yếu tố miễn dịch, di truyền…

Viêm - loét dạ dày

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đó là cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết.

Biến chứng của bệnh: Nếu không điều trị kịp thời nhiều biến chứng có thể xảy ra như: Ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, viêm quanh dạ dày tá tràng, viêm túi mật mạn, viêm tuỵ mạn, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày… Trong đó biến chứng loét dạ dày là biến chứng thường gặp của viêm dạ dày vùng hang vị.

Điều trị như thế nào? Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc băng se hoặc nuôi dưỡng niêm mạc. Cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến một năm thì nội soi dạ dày tá tràng một lần để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổn thương nếu có. Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý. Tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, quá lạnh hoặc cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cafe, thuốc lá.

Loét dạ dày – tá tràng

Đây là một bệnh rất thường gặp, nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá huỷ cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP.

Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguy cơ như: di truyền, tâm lý đặc biệt là các sang trấn tâm lý và áp lực công việc, sự rối loạn vận động dạ dày ruột, các yếu tố môi trường như thức ăn, thuốc lá, và các thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, các thuốc giảm đau không steroid.

Bệnh biểu hiện với triệu chứng đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất từng đợt, kéo dài 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau thì tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi. Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.

Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét, ung thư hoá – tỷ lệ ung thư hoá thấp 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm hang vị mạn tính thể teo thường đưa đến ung thư hoá nhiều hơn (30%) còn loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động của bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang trấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý… là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

ThS.Nguyễn Bạch Đằng

]]>
Ðề phòng chảy máu do viêm loét dạ dày – tá tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-chay-mau-do-viem-loet-da-day-ta-trang-13995/ Sun, 05 Aug 2018 06:03:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-chay-mau-do-viem-loet-da-day-ta-trang-13995/ [...]]]>

Mặc dù đã có nhiều loại thuốc điều trị có hiệu quả, nhưng chảy máu do loét dạ dày – tá tràng vẫn là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh loét dạ dày – tá tràng. Có nhiều trường hợp rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị cầm máu kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Nhận biết có khó?

Biểu hiện đầu tiên là buồn nôn và nôn ra máu: Bệnh nhân có cảm giác tanh lợm ở trong miệng, đầy bụng, khó chịu, buồn nôn sau đó nôn ra máu tươi, máu cục thẫm có lẫn thức ăn. Thông thường là nôn ra máu tươi ngay dữ dội là loét dạ dày, nôn ra máu đen thẫm hay máu đen loãng là loét hành tá tràng.

Đại tiện phân đen, thường xuất hiện ngay sau khi nôn ra máu hoặc xuất hiện ngay từ đầu tiên. Phân sền sệt, đen bóng như hắc ín hay như bã cà phê, mùi thối khẳm, lượng phân khá nhiều. Điều đáng nói, bệnh nhân ít khi đau bụng dữ dội, cảm giác đau nóng rát ở vùng trên rốn, có khi đau bụng xuất hiện trước khi chảy máu vài ngày. Kèm theo bệnh nhân có cảm giác hoa mắt chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi nôn ra máu, có khi bị sốc do mất máu (biểu hiện da xanh nhợt, vã mồ hôi, cảm giác ù tai, khát nước). Trường hợp chảy máu ít, từ từ sẽ không thấy biểu hiện sốc mất máu.

Ðề phòng chảy máu do viêm loét dạ dày - tá tràng

Nếu không được phát hiện và điều trị thì mức độ chảy máu ngày càng nặng thêm. (nôn máu đi ngoài phân đen ngày càng tăng). Xét nghiệm máu cho thấy mức độ thiếu máu nặng. Nếu được theo dõi chặt chẽ và có chỉ định đúng, xử lý kịp thời thì bệnh nhân mới có thể qua được.

Đừng để biến chứng

Biến chứng thủng hoặc hẹp môn vị có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của một viêm phúc mạc do thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, tình trạng bệnh nhân rất nặng có các dấu hiệu mất máu và rối loạn điện giải, hội chứng nhiễm trùng, những trường hợp này phải có chỉ định điều trị ngoại khoa kịp thời. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngừng chảy máu sau vài ba ngày, mức độ nôn máu và đi ngoài phân đen giảm dần, huyết động ổn định, thể trạng tốt lên và hồi phục, hết chảy máu, một thời gian sau hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chảy máu đã được ngừng chảy sau 3 – 5 ngày lại chảy máu tái phát, mức độ chảy máu không dữ dội, chảy máu ít nhưng dai dẳng kéo dài.

Chẩn đoán phân biệt

Chảy máu do viêm loét dạ dày cũng cần phân biệt với các trường hợp chảy máu đường tiêu hoá trên như:

Viêm niêm mạc dạ dày với những tổn thương loét trợt nông rải rác khắp toàn bộ niêm mạc dạ dày hoặc viêm dạ dày do uống các loại thuốc. Ngoài ra, ung thư dạ dày thường gặp biến chứng chảy máu nhưng chảy máu do ung thư dạ dày biểu hiện lâm sàng không rầm rộ, thường chảy máu ít, tiến triển từ từ, ít khi nôn máu dữ dội, chủ yếu đi ngoài phân đen, kèm theo cơ thể gầy yếu.

Đối với chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày cũng rất thường gặp và cũng có biểu hiện lâm sàng điển hình một chảy máu đường tiêu hoá trên. Còn chảy máu đường mật cũng có nhiều biểu hiện tương tự với chảy máu do viêm loét dạ dày nhưng ngoài triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài phân đen còn kèm theo các triệu chứng đau nhiều ở dưới vùng hạ sườn phải, tình trạng nhiễm trùng đường mật mà biểu hiện chính là sốt cao giao động, sốt rét run, vàng da từng đợt. Một điều cần lưu ý là trước khi nôn máu và đi ngoài phân đen thì bệnh nhân xuất hiện đau nhiều vùng gan.

Do đó, khi nghi ngờ chảy máu tiêu hóa, bạn cần phải đi khám và được các bác sĩ chỉ định nội soi hoặc siêu âm để chẩn đoán sớm bệnh nhằm hạn chế diễn biến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị thế nào?

Có nhiều phương pháp để điều trị chảy máu do viêm loét dạ dày – tá tràng, tùy từng mức độ bệnh và cơ thể người bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Đối với trường hợp nhẹ, loét chưa có biến chứng, chảy máu lần đầu, tổn thương được xác định bằng nội soi là ổ loét non, không có dấu hiệu thoái hóa ác tính, tuổi còn trẻ hoặc quá già… thì các  bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa.

Phẫu thuật nội soi: được chỉ  định trong những trường hợp ổ loét đang còn chảy máu, ổ loét đã cầm nhưng cục máu bám có khả năng bong, bệnh nhân già yếu, có các bệnh lý khác kèm theo, bệnh nhân đang có thai…

Điều trị ngoại khoa sẽ được các bác sĩ cân nhắc khi tình trạng bệnh nhân bị chảy máu nặng, chảy máu kéo dài, chảy máu tái phát mà phát hiện bằng nội soi thấy ổ loét vẫn tiếp tục chảy máu. Chảy máu trên bệnh nhân có biến chứng hẹp môn vị, thủng hoặc ổ loét xác định có khả năng thoái hóa ác tính. Tuổi trên 50 có tiền sử loét dạ dày – tá tràng nhiều năm, điều trị nội khoa nhiều lần không khỏi.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh, người bệnh cần điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày – tá tràng nếu mắc. Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi vì viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn H. pylori lây qua đường ăn uống; Cần tuân thủ nghiêm ngặt sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau theo đúng chỉ định, tránh tự ý mua dùng mà không có chỉ định của bác sĩ; Có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe; Hạn chế uống rượu bia. Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng; Khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua hoặc nghi ngờ chảy máu…, cần đi khám, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

 

BS. Hoàng Văn Long

]]>
7 thực phẩm chữa viêm loét dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thuc-pham-chua-viem-loet-da-day-10453/ Wed, 25 Jul 2018 07:05:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thuc-pham-chua-viem-loet-da-day-10453/ [...]]]>

Nguyên nhân và triệu chứng loét dạ dày

Loét dạ dày, còn gọi là viêm loét dạ dày. Loét thường gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H. pylori, nhưng thuốc chống viêm không steroid, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, một số loại thực phẩm và căng thẳng có thể làm nặng thêm loét của bạn.

Triệu chứng thường gặp bao gồm khó tiêu, đau bụng, nôn, ợ hơi, giảm cân và ợ nóng. Điều trị thường bao gồm thuốc men, một chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm kích hoạt, tránh uống rượu, không hút thuốc và hạn chế thuốc chống viêm không steroid.

Thực phẩm giảm bớt triệu chứng loét dạ dày

Một số thực phẩm có thể giảm bớt các triệu chứng loét và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

 

loet da day, thuc pham giau chat xo giam viem loet da day va duong tieu hoa

Thực phẩm giàu chất xơ giảm viêm loét đường tiêu hóa

 

1. Sữa chua

Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn “thân thiện” giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

2. Dầu ô liu

Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.

 

Quả nam việt quất

 

3. Quả nam việt quất

Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.

4. Nước lọc

Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.

5. Quả việt quất

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách thêm một số quả việt quất tươi trong ăn sáng. Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông.

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

7. Hạnh nhân

Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(theo Live Strong)

]]>
10 thực phẩm dự phòng viêm loét http://tapchisuckhoedoisong.com/10-thuc-pham-du-phong-viem-loet-6036/ Sat, 21 Jul 2018 02:58:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-thuc-pham-du-phong-viem-loet-6036/ [...]]]>

Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn dự phòng các bệnh viêm loét:

1. Mật ong

Loại thực phẩm kỳ diệu chống nhiễm khuẩn và vi khuẩn này tấn công các loại vết thương hở, đặc biệt là các tổn thương trong bệnh viêm loét. Mật ong cũng giúp dự phòng sự phát triển không mong muốn của bệnh và hỗ trợ điều trị.

2. Sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo khác

Các sản phẩm sữa ít béo, đặc biệt là sữa chua chứa nhiều probiotic và vi khuẩn lành mạnh giúp dự phòng và điều trị bệnh viêm loét.

bapcai-2277-1434763586.jpg

3. Thịt nạc và thịt gia cầm

Thịt nạc và thịt gia cầm là những loại thực phẩm đặc biệt có hiệu quả trong dự phòng loét dạ dày. Hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn để tránh viêm loét do chúng có hàm lượng chất béo và muối thấp.

4. Cải bắp

Cải bắp là vua của các loại thực phẩm có thể dự phòng viêm loét do chúng có chứa S-methylmethionine.

5. Rau mầm

Dùng khoảng một nửa cốc rau mầm, đặc biệt là rau mầm Brussels cũng giúp dự phòng loét trong cơ thể. Chúng chứa các hợp chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể và giết chết những vi khuẩn xấu.

6. Súp lơ trắng

Súp lơ trắng có hàm lượng rất cao hợp chất sulforaphane rất cần thiết để dự phòng và điều trị viêm loét dạ dày. Loại thực phẩm được ưa thích này cũng cung cấp một lượng lớn vitamin C và chất xơ.

xuplo1-2704-1434763586.jpg

7. Những thực phẩm nhiều chất xơ

Cnêhất xơ rất cần thiết nếu bạn mắc các bệnh liên quan tới dạ dày, ruột đặc biệt là trong loét dạ dày-tá tràng. Bạn nên đưa những loại thực phẩm giàu chất xơ giúp dự phòng loét vào chế độ ăn để có được hiệu quả tối đa.

8. Lê

Lê rất giàu các chất flavonoid lành mạnh và chất chống oxy hóa giúp dự phòng loét dạ dày. Ngoài ra, chúng cũng giàu chất xơ giúp điều tiết quá trình tiêu hóa trong cơ thể.

9. Dầu

Không phải tất cả các loại dầu đều được coi là lành mạnh với bệnh viêm loét. Chỉ có 2 loại dầu có vai trò như thực phẩm trong dự phòng loét là dầu oliu và dầu canola. Chúng giúp ngăn ngừa loét dạ dày vì có chứa hàm lượng cao các chất béo lành mạnh.

10. Súp lơ xanh

Các nghiên cứu đã khẳng định rằng súp lơ xanh có chứa các hợp chất lành mạnh như sulforaphane có lợi trong dự phòng và điều trị các vết loét gây đau đớn.

Hải Ngân
(Theo Boldsky)

]]>
Bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4323/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4323/ [...]]]>

Những thực phẩm cần tránh

Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.

 

Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…

Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

Cần tránh ăn những thức ăn khó tiêu: bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng…) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn… vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.

 

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như bánh mỳ

Ăn thế nào mới đúng?

Nên ăn cơm, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ; rau lá non các loại; thịt cá nạc bỏ xương; sữa bò tươi, sữa hộp các loại; quả chín, quả ngọt, bánh mứt kẹo, mật ong; nước uống không rượu, nước lọc.

2 mẫu thực đơn cụ thể

Thực đơn 1

Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).

Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.

Thực đơn 2

Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.

Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).

Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).

PGS.TS. Trần Đình Toán

]]>