viêm loét dạ dày – tá tràng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 05 Nov 2018 09:45:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm loét dạ dày – tá tràng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ăn để viêm loét dạ dày – tá tràng không nặng thêm http://tapchisuckhoedoisong.com/an-de-viem-loet-da-day-ta-trang-khong-nang-them-16724/ Mon, 05 Nov 2018 09:45:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-de-viem-loet-da-day-ta-trang-khong-nang-them-16724/ [...]]]>

Bệnh loét dạ dày – tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 5-10% dân số và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng là 10%. Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính.

Triệu chứng thường thấy khi viêm loét dạ dày – tá tràng là: vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi nếu là loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu là loét tá tràng có thể sau ăn lại đau tăng.

Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm 1

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn những thức ăn mềm như cháo thịt băm.

Chế độ ăn trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tiêu chí nương nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.

Nguyên tắc của chế độ ăn: Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như gạo tẻ, bánh mỳ. Thức ăn phải mềm, được chế biến nhừ, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Ăn những thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị; thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.

 

Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm 2

Những thức ăn nên dùng: Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ; Thịt nạc, cá hấp, luộc, om; Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt; Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong; Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.

Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà, hành muối, các loại thức ăn nguội; Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc; Không dùng thức ăn chua, quả chua; Bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

PGS.TS. Trần Minh Đạo

PGS.TS. Trần Minh Đạo

]]>
Bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4323/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4323/ [...]]]>

Những thực phẩm cần tránh

Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.

 

Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…

Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

Cần tránh ăn những thức ăn khó tiêu: bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng…) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn… vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.

 

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như bánh mỳ

Ăn thế nào mới đúng?

Nên ăn cơm, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ; rau lá non các loại; thịt cá nạc bỏ xương; sữa bò tươi, sữa hộp các loại; quả chín, quả ngọt, bánh mứt kẹo, mật ong; nước uống không rượu, nước lọc.

2 mẫu thực đơn cụ thể

Thực đơn 1

Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).

Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.

Thực đơn 2

Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.

Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).

Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).

PGS.TS. Trần Đình Toán

]]>