Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp chưa được khẳng định một cách chắc chắn nhưng nhiều giả thuyết cho rằng có thể là bệnh tự miễn và di truyền (mẹ truyền cho con gái).
Biểu hiện đầu tiên thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp là đau khớp. Có khoảng 15% số ca đau khớp đột ngột với các triệu chứng viêm cấp (sưng nóng, đỏ, đau). Đa số lúc đầu là đau, viêm một khớp (một trong các khớp bàn tay – cổ tay, bàn tay – ngón tay, khớp gối, cổ chân – bàn chân, ngón chân) và 85% bắt đầu từ từ rồi tăng dần. Đau khớp kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sau đó chuyển qua giai đoạn toàn phát gây viêm và đau thêm nhiều khớp (khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp háng, đốt sống cổ, thái dương hàm, ức đòn).
Đa số lúc đầu là đau, viêm một khớp
Tính chất sưng, đau khớp có xu hướng lan ra 2 bên. Thông thường có ít nhất 3 khớp trong số các khớp này bị sưng và đau. Đặc trưng nhất trong viêm khớp dạng thấp là các khớp sưng, đau đối xứng nhau. Đau khớp nhiều vào ban đêm, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa (mưa nhiều, thời tiết lạnh, rét). Triệu chứng cứng khớp cũng bắt đầu xuất hiện. Cứng khớp thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa mới ngủ dậy. Ngoài đau khớp và cứng khớp, có thể có sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật.
Để chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp cần xét nghiệm tốc độ máu lắng (tăng cao) và tỉ lệ CRP (C Protein Raection) tăng cao, nếu có điều kiện xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor) sẽ dương tính. Đây là một trong các yếu tố quan trọng để xác định viêm khớp dạng thấp. Chụp X- quang các khớp đau sẽ thấy có hình ảnh biến đổi xương (mất vôi, hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương hoặc hẹp khe khớp hoặc dính khớp).
Viêm khớp dạng thấp có thể nhầm với bệnh gì?
Viêm khớp dạng thấp có thể nhầm với một số bệnh về xương, khớp như: đau nhức xương hoặc mỏi cơ hoặc mỏi khớp (nếu đau vùng thắt lưng có thể nhầm với viêm cột sống dính khớp), loãng xương, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, nhất là với người cao tuổi. Bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn cấp tính có thể nhầm với bệnh gút, đặc biệt là nam giới ở lứa tuổi trung niên. Vì vậy, để phân biệt với các bệnh khớp, xương khác, ngoài các dấu hiệu lâm sàng của từng giai đoạn (cấp tính và mạn tính), không thể không xét nghiệm yếu tố RF (chỉ có viêm khớp dạng thấp, yếu tố RF dương tính). Các loại không phải viêm khớp dạng thấp thường không đau khớp đối xứng ở một hoặc nhiều khớp.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, co quắp các ngón tay
Viêm khớp dạng thấp có biến chứng gì?
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động (khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…), gây teo cơ (bắp chân, bàn tay…) và tệ hại nhất là có thể bị tàn phế (khoảng từ 10 – 15%).
15% số ca đau khớp đột ngột với các triệu chứng viêm cấp
Nguyên tắc điều trị
Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bệnh và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Nguyên tắc điều trị là giảm đau, giảm viêm và giảm cứng khớp. Thuốc dùng để giảm đau chống viêm có nhiều loại khác nhau nhưng ngoài tác dụng chính (giảm đau, chống viêm) chúng còn gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và không tự mua thuốc để điều trị cho mình hoặc người nhà khi không có chuyên môn về y học. Những người bị viêm khớp dạng thấp có kèm theo các bệnh về hen suyễn, dạ dày, tăng huyết áp hoặc bệnh về thận càng hết sức thận trọng và khi đi khám bệnh cần cung cấp các thông tin về bệnh tật của mình cho bác sĩ khám bệnh biết. Trên cơ sở đó bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp.
Chụp X- quang các khớp đau sẽ thấy có hình ảnh biến đổi xương
Cần lưu ý với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp hoặc vào khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có khi hàng chục năm, vì vậy đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị, điều trị liên tục không để gián đoạn. Người bệnh hàng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn.
TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG
Tôi 55 tuổi, thường xuyên bị đau khớp vai nhất là khi thời tiết thay đổi và đêm ngủ hai bàn tay đau và khó cử động. Xin hỏi có phải tôi bị viêm khớp dạng thấp?
Phan Thị Bích Hằng ([email protected])
Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp. Đa số trường hợp viêm khớp khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng cũng có khi bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Trước khi dấu hiệu ở khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và khó cử động khớp khi ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân… đối xứng hai bên, khớp sưng đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,… Các khớp viêm tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn II, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động. Ngoài ra, các biến chứng hay gặp ở bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp là: có thể bị loãng xương và dễ gãy do phải dùng các loại thuốc điều trị kháng viêm kéo dài. Hơn nữa, nguy cơ bị đau tim tăng 60% ở những người bị mắc chứng viêm khớp dạng thấp. Do vậy, khi có các biểu hiện viêm khớp dạng thấp như trên người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng đáng tiếc.
BS. Vũ Ngọc Anh
Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% – 3% dân số là người lớn và 20% số bệnh nhân khớp nằm điều trị tại các bệnh viện. Bệnh có tính chất gia đình và yếu tố thuận lợi để bệnh khởi phát là sau chấn thương, cơ thể suy yếu, sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài…
Triệu chứng khởi phát: Bệnh bắt đầu từ từ, tăng dần ở 85% số bệnh nhân, 15% bệnh xuất hiện đột ngột với các dấu viêm cấp, đa số bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón gần), gối. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.
Triệu chứng toàn phát: Viêm nhiều khớp. Biểu hiện sớm là các khớp ở chi, trội hơn thấy ở các khớp xa gốc chi như khớp đốt ngón, đốt bàn tay hoặc bàn chân, cổ tay hoặc cổ chân. Muộn hơn thấy viêm các khớp khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ, thái dương hàm, ức đòn.
Tính chất viêm: Xu hướng viêm các khớp cả hai bên và đối xứng. Sưng, đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ, có thể có tràn dịch ở khớp gối. Đau tăng nhiều về đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng. Viêm khớp hoạt động từng đợt. Giai đoạn muộn, các khớp bị biến dạng như ngón tay có hình thoi, nhất là các ngón 2 và ngón 3. Biến dạng khớp đặc trưng xuất hiện chậm hơn như bàn tay gió thổi, bàn tay lưng lạc đà.
Thăm khám cho người mắc bệnh viêm khớp bàn tay.
Triệu chứng ngoài khớp: Toàn thân có thể sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện cạnh khớp có thể thấy hạt thấp dưới da, hạt nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau có đường kính khoảng 0,5 – 2cm thường gặp ở trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, số lượng từ một đến vài hạt. Da khô teo, phù một đoạn chi, hồng ban lòng bàn tay. Teo cơ rõ ở vùng quanh khớp viêm, viêm gân hay gặp là gân Achille.
Có thể gặp trên lâm sàng nhưng rất hiếm là tổn thương cơ tim kín đáo, có thể có viêm màng ngoài tim. Viêm màng phổi nhẹ, xơ phế nang. Lách to và giảm bạch cầu trong hội chứng Felty. Mất vôi ở xương và gãy tự nhiên. Ngoài ra, còn có thể gặp viêm giác mạc, viêm mống mắt, thiếu máu nhược sắc, rối loạn thần kinh thực vật, nhiễm Amyloid có biểu hiện chủ yếu ở thận, thường xuất hiện rất muộn.
Để chẩn đoán chính xác giai đoạn của viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể được thực hiện một số phương pháp xét nghiệm sau:
Chụp Xquang: Giai đoạn đầu thấy mất vôi ở vùng đầu xương. Sau đó là khuyết xương hay ăn mòn xương phần tiếp giáp với sụn khớp, rồi hẹp khe khớp. Sau cùng là huỷ phần sụn khớp và đầu xương gây dính và biến dạng khớp.
Xét nghiệm sinh học: Gồm dấu hiệu viêm, rối loạn miễn dịch, xét nghiệm dịch khớp. Sinh thiết màng hoạt dịch thấy năm tổn thương: Tăng sinh các hình lông của màng hoạt dịch, tăng sinh các lớp phủ hình lông, xuất hiện những đám hoại tử giống như tơ huyết, tăng sinh mạch máu tân tạo, thâm nhập nhiều tế bào viêm quanh các mạch máu. Khi có từ ba tổn thương trở lên có thể hướng đến chẩn đoán xác định. Sinh thiết hạt dưới da: Ở giữa là một đám hoại tử dạng tơ huyết, xung quanh được bao bọc bởi nhiều tế bào lympho và tương bào.
Do viêm khớp dạng thấp là bệnh tiến triển mạn tính nên hiện nay chưa có biện pháp điều trị khỏi hẳn bệnh. Các liệu pháp điều trị đang được áp dụng chỉ nhằm chấm dứt giai đoạn hoạt động của bệnh, làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế các biến chứng, duy trì chức năng của khớp. Tuy nhiên, cần kết hợp nhiều biện pháp như điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chỉnh hình.
Nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm giảm đau không steroid nhưng chỉ được dùng theo chỉ định chặt chẽ, không được lạm dụng. Các thuốc tác dụng làm thay đổi diễn tiến của bệnh được gọi là nhóm thuốc DMARD (Disease Modifying Anti – Rheumatic Drugs). Các thuốc DMARD kinh điển như D-penicillamin, chloroquin, muối vàng có hiệu quả tốt nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn nên việc sử dụng bị hạn chế. Hiện nay có các thuốc DMARD mới được gọi là DMARD sinh học đang được sử dụng và nghiên cứu đã mang lại nhiều kết quả tốt và ít tác dụng không mong muốn hơn.
TS. Hoàng Hà
A- Các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp:
1- Nguyên nhân do tuổi tác:
Như trên đã nói, hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp và hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-quang bị thoái hóa ít nhất một khớp nào đó. Có thể nói vui, “thời gian sử dụng” chính là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp. Theo thời gian, khiến các cấu trúc xương và sụn bị thoái hóa, bào mòn.
2- Nguyên nhân do bệnh lý:
Một số bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tất cả các lứa tuổi như:
3- Do thừa cân nặng: Hệ xương khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể, vị trí tại các khớp là những vị trí trọng yếu nhất khi cơ thể vận động. Trọng lượng cơ thể càng tăng khiến sức ép lên các khớp càng tăng và gia tăng nguy cơ gây tổn thương khớp. Tất cả mọi người nên tập thể dục đều đặn, vận động phù hợp theo lứa tuổi và cân nặng, để giúp tránh tổn thương hệ xương khớp.
4- Do va chạm hoặc vận động mạnh gây tổn thương xương khớp và có thể để lại di chứng lâu dài (thành bệnh mãn tính): Bởi vì sau các chấn thương, có thể các khớp xương bị nứt, vỡ; lớp sụn bị tổn thương;… Các tổn thương ở khớp do chấn thương về lâu dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm gây ra viêm khớp, khô dịch khớp hay tràn dịch khớp.
B- Tham khảo các loại thuốc hỗ trợ điều trị những bệnh về Khớp thường gặp:
II. Bệnh Khô Dịch Khớp:
III. Bệnh Tràn Dịch Khớp:
C- Tóm lại: Các loại bệnh về xương khớp ngày càng trẻ hóa và phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị càng sớm bệnh càng nhanh khỏi, và không để lại biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp chữa trị theo Đông y có thể không có tác dụng nhanh như Tây y, nhưng không có nhiều tác dụng phụ gây nguy hại đến các cơ quan nội tạng của người bệnh. Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp tốt hơn, tập luyện còn giúp tinh thần người bệnh lạc quan và giúp cơ thể thải độc tố có thể sinh ra trong quá trình điều trị bằng thuốc.
Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm hỗ trợ điều trị nào, mà không có được sự tư vấn của các bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.
]]>
Viêm xương khớp cho thấy phổ biến hơn, là kết quả của sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp. Viêm khớp dạng thấp là kết quả từ một cuộc tấn công khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch lên các khớp, dẫn đến sưng, đau khớp và cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp và gây tàn phế.
1. Khác biệt trong các khu vực bị ảnh hưởng
Xương trong một khớp được bao phủ với lớp sụn làm ngăn xương không chạm vào nhau. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội.
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.
Biến dạng khớp bàn tay do viêm khớp dạng thấp.
2. Khác biệt về nguyên nhân
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn khớp bị phá hủy. Trong khi mọi người tin rằng viêm xương khớp là kết quả do tuổi tác, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra các lý do khác về sự xuất hiện của viêm xương khớp. Sụn bị thương tổn đã được chứng minh là có tình trạng giảm lượng protein và tăng hàm lượng nước. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm xương khớp bao gồm: di truyền, chấn thương, béo phì hoặc thừa cân, áp lực lên khớp lặp đi lặp lại.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nhưng nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.
Khác biệt trong các triệu chứng
Có những điểm tương đồng và khác biệt trong các triệu chứng của viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.
Các triệu chứng viêm xương khớp bao gồm: Đau khớp đặc biệt là sau khi sử dụng lặp đi lặp lại khớp bị ảnh hưởng; Khớp cứng vào buổi sáng kéo dài đến 30 phút; Sưng và nóng các khớp sau khi không hoạt động; Sưng khớp làm hạn chế vận động khớp.
Các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm: Khớp đau và cứng; Sưng khớp; Khả năng vận động khớp bị hạn chế; Nóng đỏ quanh khớp; Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên; Quá mệt mỏi; Xuất hiện các nốt thấp; Tổn thương các khớp đối xứng; Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân; Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan
4. Sự khác biệt trong chẩn đoán
Có những điểm tương đồng trong chẩn đoán, chụp Xquang của một khớp bị ảnh hưởng có thể phát hiện một trong hai bệnh vừa nêu. Có thể chọc hút dịch khớp để phân tích thành phần. Kết quả của các xét nghiệm này giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.
Trong khi xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán bệnh viêm xương khớp, nhưng có thể giúp phát hiện viêm khớp dạng thấp. Sự kết hợp của khám sức khỏe, xét nghiệm và tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm: Kiểm tra và phát hiện yếu tố thấp; Thử nghiệm protein phản ứng C; Kiểm tra Anti-CCP.
5. Khác nhau trong phương pháp điều trị
Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.
Điều trị viêm xương khớp tập trung vào làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường chống đau và viêm trong điều trị viêm xương khớp bao gồm: các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau. Các lựa chọn điều trị viêm xương khớp khác, bao gồm liệu pháp vật lý để ổn định và tăng cường các khớp bị ảnh hưởng, điều trị nhiệt, nghỉ ngơi và giảm cân. Ngoài ra, các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp cũng được sử dụng.
Viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng cách sử dụng 5 loại thuốc chính: thuốc giảm đau; các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs); thuốc chống thấp khớp (DMARDs); chế phẩm sinh học; corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone
Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng có thể can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp khi có chỉ định. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.
BS. Thanh Hoài