viêm họng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 15:18:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm họng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chớ coi thường bệnh viêm họng cấp khi giao mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-benh-viem-hong-cap-khi-giao-mua-16132/ Tue, 25 Sep 2018 15:18:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-benh-viem-hong-cap-khi-giao-mua-16132/ [...]]]>

Viêm họng cấp là bệnh thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, rất dễ mắc trong điều kiện thời tiết chuyển mùa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng.

Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy, ra một cách đột ngột bởi vi sinh vật (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng) và do một số yếu tố liên quan. Với virut có thể là virut cúm, virut sởi, virut Adeno. Vi khuẩn gây bệnh viêm họng cấp thường do vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S. pyogenes) bởi vì nó là thủ phạm gây viêm họng dẫn đến biến chứng viêm khớp cấp, tổn thương van tim (dược gọi là thấp tim tiến triển) hoặc biến chứng viêm cầu thận cấp, nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến suy thận. Ngoài các nguyên nhân đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (nóng, lạnh đột ngột), ẩm ướt, độ ẩm cao, bụi bẩn (bụi công nghiệp, bụi bẩn), khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ).

Triệu chứng của bệnh viêm họng do virut: phần miệng hầu bị sưng phồng và đỏ tấy lên.

Những triệu chứng ban đầu

Bắt đầu sốt cao, đột ngột (39 – 400C), tuy nhiên, có một số trường hợp (trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nặng, người cao tuổi sức yếu) có thể sốt không cao, thậm chí không sốt. Các triệu chứng ớn lạnh kèm theo nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn, ngủ kém thường xuất hiện. Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau. Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt (ăn, uống, nuốt nước bọt) và khi nói, đau lan lên tai. Có thể có nghẹt mũi (một hoặc hai bên), chảy mũi nước và ho. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể có khàn tiếng.

Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết, xuất huyết thành sau họng (nếu do virut). Ở người còn amidal sẽ sưng to, nếu viêm tái phát, amidal thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt hoặc miệng các hốc amidal.

Bệnh dễ chuyển thành viêm tai, viêm mũi xoang khi sức đề kháng yếu

Bệnh viêm họng cấp thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt hoặc được điều trị đúng, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi), không được chữa trị kịp thời, bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm phổi nặng hoặc trở thành viêm họng mạn tính. Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A, có thể gây nên bệnh thấp tim tiến triển hoặc viêm cầu thận cấp.

Chẩn đoán viêm họng cấp, ngoài khám lâm sàng, xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, chỉ số CRP (C Reaction Protein) dương tính. Xét nghiệm nhày họng bằng phương pháp nhuộm đơn thấy nhiều tế bào bạch cầu, vi khuẩn (trực khuẩn hoặc cầu khuẩn). Nhuộm bằng phương pháp gram có thể thấy cầu khuẩn gram dương hoặc âm hoặc thấy cả xoắn khuẩn Vincent. Nếu có điều kiện nuôi cấy chất nhày họng sẽ xác định được loại vi khuẩn gì gây viêm họng cấp, trên cơ sở đó thực hiện kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Khi nghi ngờ bị viêm họng cấp, cần được khám, tốt nhất là khám chuyên khoa Tai mũi họng. Người bệnh cần tuân theo đơn của bác sĩ khám bệnh, mua đúng thuốc và uống thuốc đủ liều, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường, sử dụng ORS như sau: trẻ nhũ nhi dùng 50ml/lần x 2-3 lần/ngày; trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần x 2 -3 lần/ngày; trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần x 2-3 lần. Với người lớn, dùng theo nhu cầu. Ngoài ra, nên uống thêm các loại nước trái cây (cam, chanh, dưa hấu…). Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, lỏng, dễ nuốt. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm, rửa bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng hằng ngày như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hàng ngày, tốt nhất là nước muối sinh lý 9%o. Khi đi ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang để tránh bụi. Nhà ở phải thoáng mát, tránh ẩm thấp. Không nên hút thuốc lá, lào và không nên uống nước lạnh, nước có đá…

BS.Đặng Phương Linh

]]>
Chớ coi thường viêm họng cấp tính và triệu chứng viêm họng cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-viem-hong-cap-tinh-va-trieu-chung-viem-hong-cap-15646/ Sun, 26 Aug 2018 15:15:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-viem-hong-cap-tinh-va-trieu-chung-viem-hong-cap-15646/ [...]]]>

Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi…

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus…), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae…). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes). Đây là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida). Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.

Viêm họng cấp, bệnh hay gặp lúc chuyển mùa 1Khi có các biểu hiện đầu tiên của viêm họng, cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Ảnh: Hải Dương

Những biểu hiện

Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.

Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ. Các trường hợp viêm họng cấp do virut thì hiện nay việc xác định loại virut gì gây bệnh còn gặp không ít khó khăn.

Tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).

Điều trị phải theo chỉ định của bác sĩ

Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS như sau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 – 3 lần/ngày. Với người lớn dùng theo nhu cầu.

Viêm họng cấp, bệnh hay gặp lúc chuyển mùa 2Vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng viêm họng cấp. Ảnh: H.L

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Phòng ngừa viêm họng cấp thế nào?

Để phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.

Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Khi bị viêm họng kéo dài cần tới thăm khám để được điều trị tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng

]]>
Ðau một bên họng – Vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mot-ben-hong-vi-sao-14177/ Mon, 06 Aug 2018 06:15:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mot-ben-hong-vi-sao-14177/ [...]]]>

Trong bài này, chúng ta xem xét những nguyên nhân có thể gây đau họng ở một bên và cần gặp bác sĩ.

Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết hay hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của  hệ miễn dịch. Chúng có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai và có thể bị viêm, sưng khi làm nhiệm vụ này. Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

Hạch bạch huyết gần họng nhất nằm ở hai bên cổ, có thể gây ra cảm giác đau khi chúng sưng lên hoặc viêm. Hạch bạch huyết bị sưng có nhiều nguyên nhân. Đôi khi hạch bạch huyết chỉ sưng, gây đau họng ở một bên. Một số bệnh có thể dẫn đến hạch bạch huyết bị sưng bao gồm: cảm lạnh hoặc cúm, viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, nhiễm khuẩn tai, một chiếc răng bị viêm hoặc áp-xe răng, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (Mononucleosis) do virut Epstein-Barr (EBV), tổn thương nhiễm khuẩn vùng da trong khu vực, ung thư, HIV…

Ðau một bên họngSưng hạch bạch huyết một bên cổ có thể gây đau.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau (Post nasal drips) là chỉ tập chứng gây ra do dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành sau họng gây vướng họng, đau họng, ho, ngứa họng. Bệnh có thể do viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm lạnh. Những nguyên nhân phối hợp là hội chứng trào ngược thực quản dạ dày, những rối loạn nội tiết và suy giảm miễn dịch. Hội chứng chảy dịch mũi sau thường xảy ra kéo dài, do dịch tiết liên tục có thể gây khó chịu, gây cảm giác đau ở một bên họng trong một số trường hợp.

Viêm amidan

Amidan nằm ở phía sau của cổ họng. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virut, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virut làm cho amidan bị sưng lên, viêm amidan xuất hiện. Đôi khi chỉ một bên amidan bị viêm, gây ra đau đớn ở một bên. Điều trị viêm amidan thường bằng kháng sinh.

Áp-xe quanh amidan

Áp-xe thường gây ra bởi một viêm nhiễm do vi khuẩn. Một áp-xe quanh amidan hình thành trong các mô gần amidan, thường là khi viêm amidan trở nên nghiêm trọng hoặc do không được điều trị. Nó có thể gây đau dữ dội ở một bên cổ họng. Nó cũng có thể gây sốt, sưng hạch bạch huyết và khó nuốt. Một người có áp-xe quanh amidan cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây khó thở.

Tổn thương cổ họng

Nhiều nguyên nhân có thể làm tổn thương phần sau của miệng hoặc cổ họng, bao gồm: bỏng do thực phẩm nóng hoặc chất lỏng nóng, do thức ăn có cạnh sắc, do đặt nội khí quản… Nếu một bên cổ họng bị đau do bị xước hoặc bị bỏng, nuốt nước muối sinh lý ấm có thể làm dịu các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là một tình trạng gây ra hội chứng dạ dày, bao gồm tăng acid dạ dày, trào ngược vào ống thực quản và hầu họng. GERD có thể tệ hơn vào ban đêm và khi nằm xuống. Khi nằm nghiêng một bên theo thói quen, axit dạ dày trào ngược có thể dẫn đến đau một bên cổ họng. Các triệu chứng khác của GERD bao gồm: đau hoặc nóng rát ở giữa ngực, cảm giác nghẹn cổ họng như có vật chèn, khàn tiếng, ho khan, nóng rát trong miệng. Nếu GERD không được xử lý, để quá lâu, có thể làm tổn thương thực quản và cổ họng. Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Bệnh tay-chân-miệng

Như tên của nó, bệnh do virut này thường gây ra vết loét trên tay, bàn chân và miệng. Các vết loét có thể phát triển ở phần sau của miệng, thành họng và một bên có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bệnh tay-chân-miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng nó cũng có thể lây lan cho trẻ lớn hơn và người lớn. Cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh tay-chân-miệng.

Tổn thương dây thanh quản

Sử dụng thanh quản quá mức trong các hoạt động như nói, la hét, ca hát… có thể dẫn đến tổn thương dây thanh quản. Một tổn thương có thể hình thành ở một bên, gây ra một vùng cổ họng bị đau. Khi dây thanh quản tổn thương thường sẽ nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói, chẳng hạn như khàn giọng. Những loại tổn thương này thường điều trị dễ dàng. Cho cơ quan phát âm nghỉ ngơi giúp làm dịu tổn thương dây thanh quản. Trong một số trường hợp, tổn thương sẽ cần phẫu thuật.

Khối u

Mặc dù chúng là một trong những nguyên nhân gây ra đau họng ít nhất, các khối u có thể ảnh hưởng đến cổ họng và các vùng lân cận. Chúng có thể lành tính hoặc là ung thư. Một khối u có thể gây đau ở một bên cổ họng khi nằm ở khu vực này. Các triệu chứng có thể bao gồm: một khối u ở cổ, khàn tiếng, ho kéo dài, giảm cân không rõ lý do, có máu trong nước bọt hoặc đờm máu…

BS. Nguyễn Văn Bách

]]>
Phải làm gì khi bị viêm họng cấp? http://tapchisuckhoedoisong.com/phai-lam-gi-khi-bi-viem-hong-cap-13917/ Sun, 05 Aug 2018 05:52:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phai-lam-gi-khi-bi-viem-hong-cap-13917/ [...]]]>

Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm A, viêm mũi, viêm xoang… hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như: cúm, sởi.

Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy, có thể nói họng  là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh ở hầu họng. Có nhiều thể lâm sàng, tuy nhiên do tính chất thường gặp và sự trầm trọng của các biến chứng, phạm vi bài viết này xin đề cập tới 2 thể bệnh hay gặp: viêm họng đỏ cấp,viêm họng giả mạc.

Viêm họng đỏ cấp

Viêm họng đỏ cấp chiếm 90% số ca viêm họng cấp. Rất thường gặp trong mùa lạnh khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh cơ thể chưa thích ứng hoặc hệ miễn dịch kém nên viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm virút (chủ yếu chiếm 60 – 80% gồm Adénovirus, virút cúm…). Sau đó do độc tố của virút, cấu trúc giải phẫu của amiđan và sức đề kháng của cơ thể đã gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như: liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A. Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.

Phải làm gì khi bị viêm họng cấp?

Dấu hiệu nhận biết:

Bệnh thường xảy ra đột ngột, bệnh nhân thường sốt vừa (38 – 390C) hoặc sốt cao, người ớn lạnh, nhức đầu, kém ăn cảm giác khô nóng ở trong họng, dần dần đau rát trong họng nhất là khi nuốt, kể cả chất lỏng. Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy, có thể khàn tiếng nhẹ,và thường có kèm theo chảy mũi nhầy, tắc mũi.

Khám thấy hạch góc hàm sưng và hơi đau. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ. Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp nhầy trắng như nước cháo phủ trên mặt amiđan. Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết và hốc mũi đọng xuất tiết nhầy.

Nếu là do virút, bệnh thường kéo dài 3 – 5 ngày thì tự khỏi, các triệu chứng giảm dần. Nếu là do vi khuẩn bội nhiễm đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài ngày hơn và đòi hỏi điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Biến chứng:

Nếu không có biện pháp can thiệp viêm họng đỏ cấp có thể viêm tấy hoặc ápxe quanh A. Viêm tấy hoặc ápxe các khoảng bên họng, ápxe thành sau họng ở trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi. Viêm tấy hoại thư vùng cổ rất hiếm gặp nhưng tiên lượng rất nặng. Bệnh nhân có thể tử vong. Biến chứng thường gặp khác là viêm thanh khí phế quản, viêm phổi; viêm tai giữa cấp; viêm mũi, viêm xoang cấp. Ngoài ra có thể có biến chứng viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc Rendu Osler, choáng nhiễm độc liên cầu hoặc cá biệt có thể nhiễm trùng huyết.

Điều trị:

Bệnh nhân cần được khám và tư vấn dùng kháng sinh hợp lý. Điều trị tại chỗ súc họng và nhỏ mũi. Điều quan trọng bệnh nhân cần vệ sinh miệng họng và bàn tay thường xuyên giúp nhanh khỏi. Ăn uống đủ chất cung cấp các vitamin cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm họng giả mạc

Viêm họng giả mạc chiếm khoảng 2 – 3%. Nguyên nhân thường gặp là do trực khuẩn bạch hầu Klebs – Loefler gây nên với đặc điểm là viêm họng có giả mạc lan rộng, có phản ứng hạch và toàn thân có hội chứng nhiễm độc. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu gặp ở trẻ em và có thể gây tử vong. Từ khi có vắcxin trong chương trình TCMR, bệnh đã giảm đi rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết và tiến triển bệnh:

Thường thể hiện bằng hai hội chứng lớn là nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, trẻ sốt vừa 38 – 38,50C, bắt đầu từ từ người mệt mỏi, da xanh, không chịu chơi, biếng ăn, có khi mệt lả, mạch yếu có khi không đều, tiểu ít, nước tiểu đỏ, có thể có albumin. Ở thể ác tính, trẻ sốt cao, vật vã, xanh tái, dẫn tới mê sảng. Trẻ thấy đau họng, lúc đầu đau nhẹ, sau đau tăng dần, chảy nước mũi nhầy, có khi lẫn máu. Nếu giả mạc lan xuống hạ họng hoặc thanh quản, em bé có ho, khàn tiếng, khó thở thanh quản nặng dần. Khám họng thấy giả mạc mỏng hoặc dày, màu trắng hoặc xám, có khi xám đen phủ trên bề mặt amiđan, lan đến các trụ, có khi đến tận lưỡi gà và thành sau họng. Giả mạc rất dính khó bóc, dễ chảy máu và không tan trong nước, lấy đi giả mạc hình thành lại rất nhanh. Thường là nặng cần phải điều trị kịp thời. Ở thể nhẹ, nếu điều trị có thể khỏi nhanh chóng. Ở thể nặng, có thể tử vong nhanh chóng trong vài ngày do nhiễm độc. Dù được điều trị tích cực, bạch hầu họng cũng có thể lan xuống thanh quản gây bạch hầu thanh quản làm bệnh nhân khó thở có thể tử vong.

Điều trị:

Tất cả bệnh nhân viêm họng do bạch hầu đều phải được điều trị tại bệnh viện bằng giải độc tố bạch hầu và kháng sinh, đồng thời phối hợp với tiêm corticoides. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, đề phòng biến chứng tim. Nếu có biến chứng xuống thanh quản cần mở khí quản, hỗ trợ hô hấp.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa lạnh, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sốt, ho đau rát họng, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, các bà mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Ngoài ra cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây để phòng bệnh cho trẻ như: thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng đủ dưỡng chất, trẻ nhỏ cần được bú mẹ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vệ sinh cho trẻ; tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ theo lịch của chương trình TCMR; uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng; luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, khói bụi.
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường như sulfarin, nước muối sinh lý tra mũi cho trẻ. Với trẻ lớn cần tạo cho trẻ thói quen tốt là súc miệng và họng bằng nước muối ấm mỗi tối sau khi đánh răng và trước khi đi ngủ.

 

BS. NGUYỄN VĂN DŨNG

]]>
Những điều cần biết về viêm họng cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-hong-cap-13888/ Sun, 05 Aug 2018 05:49:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-hong-cap-13888/ [...]]]>

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nguyên nhân của viêm họng cấp thường là virus (chiếm đa phần) hoặc vi khuẩn.

Viêm họng do virus: Như trên đã nói, hầu hết viêm họng cấp ở cả trẻ em và người lớn đều do virus gây ra. Các virus gây viêm họng thường gặp là: virus gây bệnh cảm lạnh (Rhinovirus), virus cúm, enterovirus, adenovirus,  Epstein-Barr virus…

Các triệu chứng của viêm họng cấp do virus bao gồm: Sốt (có thể có sốt hoặc không sốt, sốt từ nhẹ đến cao); chảy nước mũi, nghẹt mũi; đỏ mắt, tiết nước mắt, sưng mắt; ho khan tiếng, cảm thấy đau ở phần cuối của miệng, đau khi nuốt vào. Ở trẻ em có thể dễ ói, đặc biệt sau ăn, một số trẻ có kèm theo tiêu phân lỏng, phát ban ngoài da.

Triệu chứng của viêm họng do vi khuẩn: Liên cầu beta tan huyết nhóm A là vi khuẩn hay gặp nhất, chiếm 10% ở người lớn và lên đến 30% các trường hợp viêm họng cấp ở trẻ em vào mùa đông. Các triệu chứng bao gồm: Đau họng; sốt (thường trên 38 độ); sưng đau hạch cổ; họng sưng có xuất tiết mủ; chấm đỏ xuất huyết trên vòm họng. Đối với trẻ em có thể phát ban trên da, có thể đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng… Viêm họng do liên cầu khuẩn A thường không có sổ mũi, ho hay đỏ mắt kèm theo. Đối với trẻ em lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ tuổi học đường (trên 5 tuổi) tuy nhiên trẻ nhỏ hơn cũng có thể bị.

Những điều cần biết về viêm họng cấpChấm đỏ tại vòm họng trong bệnh viêm họng cấp do liên cầu khuẩn.

Điều trị như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây viêm họng là virus hay vi khuẩn mà có phác đồ điều trị khác nhau.

Nếu nguyên nhân gây viêm là vi khuẩn liên cầu thì ngoài thuốc điều trị triệu chứng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Thời gian điều trị kháng sinh thường là 10 ngày. Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus, thì chỉ điều trị triệu chứng và chờ bệnh tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Các điều trị đó bao gồm:

Thuốc giảm đau: Những thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen, ibuprofen đều có thể được sử dụng để giảm đau, hạ sốt ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có sốt mà chưa loại trừ sốt xuất huyết thì không nên dùng ibuprofen, aspirin.

Súc họng: Súc họng bằng nước muối là một phương pháp truyền thống trong điều trị chứng viêm họng – amidan cấp.  Có thể mua nước muối sinh lý tại các tiệm thuốc tây hoặc tự chế tại nhà (1/4-1/2 muỗng cà phê muối, tương đương 1.5-3g muối hòa vào 250 ml nước ấm).

Xịt họng: Dùng thuốc xịt họng có chứa thuốc tê (benzocaine, phenol…)  cũng giảm được tình trạng đau họng, tuy nhiên hiệu quả cũng không nhiều hơn phương pháp ngậm kẹo cứng. Phương pháp này không được khuyến cáo cho trẻ em…

Ngậm viên kẹo cứng: Ngậm một viên kẹo cứng có chứa chất gây tê giảm đau cũng là một phương pháp hiệu quả để giảm đau họng. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho người lớn, trẻ lớn trên 6 tuổi vì nguy cơ nghẹn ở trẻ nhỏ.

Bù nước: Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ em, vì họng đau và dễ nôn nên trẻ có nguy cơ mất nước, cần cho trẻ uống nước mát và theo dõi trẻ. Quan trọng nhất là theo dõi nước tiểu (nếu 4-6 giờ liên tục trẻ không đi tiểu, hoặc không ướt tã hãy cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay).

Không khuyến cáo sử dụng các thực phẩm, vitamin hay các chế phẩm khác được quảng cáo trên internet hay các cửa hàng nhằm mục đích giảm đau họng. Do sự phơi nhiễm hóa chất cũng như thông tin về liều lượng không chính xác, thiếu các nghiên cứu về độ an toàn cũng như hiệu quả của các sản phẩm này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bị viêm họng, nếu có bất kỳ biểu hiện nào sau đây, bệnh nhân cần được gặp bác sĩ  ngay: Cảm thấy khó thở, phát ban ngoài da, khó nuốt, chảy nước miếng, sưng phù vùng cổ hoặc lưỡi, cứng cổ hoặc rất khó mở miệng, có bệnh nền sẵn như bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh tim bẩm sinh…

BS. Trần Văn

]]>
Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họng http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-ly-vung-mui-hong-13614/ Sun, 05 Aug 2018 05:18:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-ly-vung-mui-hong-13614/ [...]]]>

Bệnh viêm họng, viêm thanh quản

Trong mùa nắng nóng, viêm họng, viêm thanh quản thường xảy ra khi có sự thay đổi nhiệt độ vùng họng, thanh quản, do thói quen ăn uống (nóng- lạnh đột ngột) khiến niêm mạc họng chưa đủ thời gian làm ấm như chức năng vốn có, đồng thời làm thay đổi môi trường sống của một số loại vi khuẩn cơ hội trong họng, thanh quản và nhanh chóng gây bệnh; do nhiễm các virut hoặc vi khuẩn gây bệnh mùa hè như virut cúm A và B; do vi khuẩn (vi khuẩn thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer)… Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi có thể dễ dàng gây các bệnh trên bao gồm tiếp xúc với các yếu tố vật lý, hoá học độc hại (làm việc trong môi trường bụi bẩn…), thói quen chưa hợp lý trong sinh hoạt (uống rượu, bia, nước giải khát lạnh rồi đi hát karaoke…).

Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họng

Những bệnh viêm họng thường gặp khi trời nắng nóng

Viêm họng do vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp gây bệnh viêm họng trong mùa nắng nóng là những vi khuẩn đã liệt kê ở trên.

Viêm họng do nấm: Có nguyên nhân từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Viêm họng do hội chứng trào ngược: Loại viêm họng do trào ngược cũng hay gặp trong mùa hè do tần suất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi khàn tiếng.

Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họngUống nước lạnh dẫn đến chênh lệch nhiệt độ vùng họng dễ bị viêm họng.

Viêm họng do dị ứng: Mùa hè có nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói…), thức ăn lạnh như các loại kem, các loại loại nước giải khát… Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quinke thanh quản).

Nhận diện viêm họng, viêm thanh quản

Khi bị viêm họng, người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virus). Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Với bệnh viêm thanh quản, người bệnh có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ. Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào). Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt.

Điều trị viêm họng cấp và viêm thanh quản cấp

Sử dụng thuốc toàn thân: Bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm, thông dụng nhất là nhóm beta lactam, trường hợp có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh này có thể thay thế bằng nhóm macrolid, tất nhiên phải có sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa; hạ sốt, giảm đau; điều trị triệu chứng giảm phù nề, chống dị ứng; corticoid liều cao ngắn ngày được coi là có hiệu quả tốt.

Điều trị tại chỗ: Bằng các biện pháp khí dung họng – thanh quản với hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề; giữ ấm, chườm nóng vùng cổ; hạn chế nói trong 3 – 5 ngày; các thuốc súc họng có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý…

Cảnh giác với bệnh lý vùng mũi họngVi khuẩn tan huyết nhóm A, thủ phạm gây viêm họng.

Chú ý: Nếu viêm thanh quản cấp xảy ra ở trẻ dưới một tuổi thì cần rất cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng phải mở khí quản.

Viêm xoang mùa nắng không nên xem nhẹ

Mùa hè là mùa có nhiệt độ cao nhất trong năm và độ ẩm ở Việt Nam thường cao trên 80% làm cho không khí oi bức. Thói quen ăn uống đồ lạnh, uống nước đá lạnh, ngồi trong phòng điều hòa lạnh là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm mũi xoang xuất hiện và có nguy cơ nặng hơn. Bên cạnh đó, đi bơi- một thói quen mùa nóng gây ảnh hưởng đến viêm mũi xoang nếu không biết phòng tránh, đặc biệt bơi ở bể bơi công cộng, có nguy cơ chứa nhiều hóa chất, vi khuẩn… hay bơi ở ao hồ, sông suối, nguồn nước không đảm bảo, đôi khi bị ô nhiễm đều tác động kích thích lên niêm mạc mũi xoang gây viêm mũi xoang hoặc những người dị ứng với các thành phần có trong nước sẽ làm cho tình trạng dị ứng của mũi xoang tái diễn trở lại.

Ngoài ra, khói bụi, ô nhiễm môi trường cùng mưa nắng thất thường và dịch bệnh đường hô hấp như virus cúm các chủng, viêm amidan cấp do vi khuẩn… làm  giảm sức đề kháng của hệ thống bảo vệ đường hô hấp, vì thế nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ rất dễ thành viêm mũi xoang. Người bệnh thường có biểu hiện sau một đợt sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong một tuần lại sốt cao trở lại kèm theo đau nhức vùng mặt kèm chảy dịch mũi xanh, thị lực có thể giảm. Đây là biểu hiện của viêm mũi xoang cấp và việc điều trị đúng chuyên khoa tai mũi họng là rất cần thiết, vì bệnh không tự khỏi được có thể diễn biến theo chiều hướng xấu như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa.

Chủ động phòng tránh bệnh mũi họng

Tuân thủ tối đa quy định về bảo hộ lao động khi làm việc ở trong môi trường ô nhiễm. Nếu công việc cần thiết thì nên tránh những nơi ô nhiễm, khói bụi. Nên uống nước nhiều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung lượng muối khoáng cần thiết khi làm việc trong môi trường nắng nóng như công nhân làm đường… bằng dung dịch oserol. Bạn hãy lưu ý khi ra đường cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi và đường hô hấp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi cũng như các tác nhân dị ứng khác mà cơ thể có thể bị tác động, nhất là những người có cơ địa dị ứng.

Hạn chế sử dụng đồ uống, giải khát quá lạnh. Đối với người thường xuyên ngồi phòng điều hòa, tránh bật nhiệt độ thấp dưới 26 độ C. Nếu bắt buộc phải mở điều hòa lạnh, cần giữ ấm đường hô hấp bằng cách mang theo chiếc khăn mỏng. Điều hòa cũng cần được vệ sinh định kỳ để tránh tích tụ bụi, vi khuẩn, nấm mốc. Khi đi bơi, nên chọn bơi ở những nơi vệ sinh sạch sẽ, tránh nguồn nước bị ô nhiễm.

Những người có tiền sử viêm mũi xoang dị ứng, cần tuân thủ điều trị đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng thuốc tùy tiện như uống, xịt thuốc một vài ngày thấy giảm thì ngưng… Kết hợp vừa sử dụng thuốc, vừa tuân thủ thói quen sinh hoạt mới là biện pháp tốt nhất để chữa khỏi bệnh.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào

]]>
Viêm họng hạt hay tái phát, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-hat-hay-tai-phat-vi-sao-13471/ Sun, 05 Aug 2018 05:03:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-hat-hay-tai-phat-vi-sao-13471/ [...]]]>

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính, viêm nhiễm kéo dài và quá lâu. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng gây khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Vậy viêm họng có nguy hiểm và tại sao lại hay tái phát như vậy?

Các lý do thường gặp dẫn đến viêm họng hạt

Nguyên nhân thường gặp là do viêm mũi xoang mạn tính làm dịch chảy từ các xoang xuống thành sau họng khiến niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm họng viêm và bắt đầu xuất hiện hạt ở thành sau họng; viêm amidan mạn tính, dù bệnh nhân có điều trị viêm amidan bằng cách phẫu thuật thì viêm họng hạt vẫn có thể xuất hiện, thậm chí nhiều hơn do các lympho ở thành sau họng sẽ phát triển để bù đắp vào phần đã bị cắt bỏ. Ngoài ra, viêm họng hạt còn do một số nguyên nhân như làm việc trong môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá, do hội chứng trào ngược dạ dày, suy gan, rối loạn dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt: người bệnh chỉ có một vài triệu chứng ngứa hay vướng họng, thường hay khạc nhổ để cảm giác ngứa họng bớt đi. Đôi lúc họng thấy khô rát khó chịu nhưng không có triệu chứng sốt như những bệnh tai mũi họng thông thường khác. Bên cạnh cảm giác nuốt vướng là nuốt đau. Bệnh nhân có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo ngứa, ho cơn. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đi ngủ. Nằm nghiêng bên nào thì tắc mũi ở bên đó. Tiếng nói có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Những bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá, hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên lại tăng thêm.

Viêm họng hạt hay tái phát, vì sao?Viêm họng hạt mạn tính.

Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch tiết nhầy dọc theo vách họng. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp.

Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo, chính vì thế càng có tuổi bệnh viêm họng hạt càng đỡ dần. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hóa. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.

Viêm họng hạt có dẫn đến ung thư vòm họng không?

Bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng là hai căn bệnh về đường hô hấp điển hình, tuy hai bệnh có biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng lại có rất nhiều triệu chứng trùng lặp với nhau. Chính vì vậy, với những triệu chứng ban đầu rất khó để có thể phân biệt rõ ràng viêm họng hạt với một căn bệnh có thể gây tử vong như ung thư vòm họng. Nếu người bệnh xem nhẹ và bỏ qua các triệu chứng của bệnh có thể tiến gần hơn tới nguy cơ tử vong. Về bản chất, bệnh viêm họng hạt là một bệnh lành tính, mặc dù thường gây ra tình trạng khó chịu nhưng không hề nguy hiểm. Trái lại, ung thư vòm họng lại là căn bệnh ác tính, tốc độ phát triển và diễn biến của bệnh nhanh và khó lường, nên nó chính là mối đe dọa tới tính mạng. Bệnh viêm họng hạt nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp-xe vòm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang. Khi tình trạng viêm họng trở nên nặng có thể gây ra viêm ngoài màng tim, viêm khớp,… Nếu để tình trạng viêm họng hạt kéo dài làm cho họng sưng to, ho kéo dài, thậm chí là ho ra máu, khạc ra nhiều đờm, thường xuyên bị những cơn đau đầu dữ dội,… bệnh có thể biến chứng dẫn đến ung thư vòm họng.

Bệnh dễ tái phát – điều trị khó khăn

Điều trị viêm họng hạt còn gặp nhiều khó khăn. Việc điều trị chỉ bằng đốt các hạt bởi hóa chất hay đốt điện thì rất khó giải quyết dứt điểm viêm họng hạt. Lý do khó thành công bởi vì mỗi lần đốt chỉ được một số hạt to và mỗi lần đốt như vậy lại kích thích vùng niêm mạc xung quanh đó cũng như các hạt nằm trên vùng niêm mạc đó có thể phát triển nhanh hơn.

Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị hiện tượng viêm nhiễm thì khó có thể khỏi bệnh được, bệnh lại tái phát và nhiều khi còn nặng hơn.

Vì vậy, để điều trị viêm họng hạt có hiệu quả cao, người ta khuyên cần loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm gây ra. Muốn vậy cần phải xác định viêm họng hạt do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Để làm được điều đó thì cần nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn hoặc vi nấm và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho điều trị tiêu diệt mầm bệnh là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó cần khám mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không, nếu có phải điều trị kết hợp lúc đó mới hy vọng điều trị viêm họng hạt có kết quả.

Phòng ngừa bệnh tái phát

Người bệnh cần giữ sạch răng miệng, đánh răng và súc miệng kỹ sau ăn. Không hút thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít thở phải nhiều khói thuốc do người khác hút), kiêng rượu mạnh, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh… Luôn giữ ấm vùng cổ, tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn. Khi bị viêm họng cấp cần điều trị dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính.

BS. Vũ Lê Hải

]]>
Viêm họng do trào ngược dạ dày – thực quản có dễ chữa khỏi? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-do-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-de-chua-khoi-13417/ Fri, 03 Aug 2018 15:21:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-do-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-de-chua-khoi-13417/ [...]]]>

Nguyễn Ánh (Hà Nội)

Trào ngược thực quản độ A là tình trạng ở niêm mạc dạ dày xuất hiện tình trạng tổn thương do acid HCL hoặc dịch mật bị trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản được chia ra các cấp độ A, B, C, D, O. Đối với trào ngược thực quản độ A, điều trị bằng hai cách là điều chỉnh lối sống và dùng thuốc.

Một số yếu tố gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể là việc người bệnh sử dụng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, dùng nước ngọt có ga hoặc người bệnh dùng café, trà hay thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng trào ngược. Nên tránh những thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như đồ uống có cồn, ga. Hạn chế tình trạng ăn quá no vào một lúc, trước khi đi ngủ 2h thì bạn cũng nên hạn chế ăn uống, nên nằm kê cao đầu khi ngủ để thức ăn không bị đẩy lên ống thực quản. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, kiểm soát cân nặng. Bệnh nhân cũng nên hạn chế mặc quần áo quá chật để quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ. Nếu như không được điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: acid trào ngược lên thực quản khiến người bệnh có thể bị khản giọng, viêm thanh quản; nặng hơn là viêm mũi họng và các bệnh đường hô hấp; gây chảy máu thực quản, loét thực quản; hẹp thực quản; ung thư thực quản…

BS. Nguyễn Tuyết

]]>
Vì sao trời lạnh hay bị đau rát họng? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-troi-lanh-hay-bi-dau-rat-hong-13186/ Sun, 29 Jul 2018 15:04:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-troi-lanh-hay-bi-dau-rat-hong-13186/ [...]]]>

Hoàng Thị Loan (hoangthiloan…@gmail.com)

Bạn hay bị đau rát họng, có khi còn bị ho, khạc có đờm, sổ mũi, hay gặp khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết có thể do các bệnh: viêm mũi xoang dị ứng theo mùa, theo thời tiết lạnh, khiến dịch viêm chảy xuống họng, gây viêm họng mạn tính; do viêm amidan mạn tính: gây đau rát, vướng trong họng, ho nhất là khi trời lạnh; do trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, sẽ gây viêm họng do axít từ dạ dày trào ngược lên thực quản, lên họng. Viêm họng mạn tính do hít phải khói thuốc lá, thuốc lào. Do môi trường sống có những yếu tố gây ô nhiễm như khói, bụi, mùi lạ…

Mỗi bệnh lại cần có phương pháp điều trị và sử dụng thuốc khác nhau.

Vì vậy, bạn cần đến khám ở chuyên khoa tai-mũi-họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Để phòng bệnh, bạn cần chú ý giữ ấm mũi họng, cổ và ngực khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi, vi khuẩn. Bạn cũng cần ăn uống đầy đủ và thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

 

BS. Nguyễn Minh Hạnh

]]>
Cách chữa bệnh viêm họng đúng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chua-benh-viem-hong-dung-10995/ Wed, 25 Jul 2018 08:44:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chua-benh-viem-hong-dung-10995/ [...]]]>

Viêm họng gây đau rát họng, khó khăn trong việc nuốt nước miếng, ăn uống… Bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy chúng ta cần làm gì để chữa trị viêm họng ở trẻ nhanh và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng gây ra đau rát ở cổ họng có thể được gây ra bởi virus cảm lạnh hoặc cúm. Bệnh sởi, thủy đậu và bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể gây ra viêm họng. Trong thực tế, nguyên nhân thường gặp nhất của viêm vọng là do bị nhiễm virus.

Bệnh viêm họng

Nóng rát – đau họng là biểu hiện chính của bệnh viêm họng

Thủ phạm phổ biến nhất là khuẩn liên cầu nhóm A, nhưng điều này không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững mới biết đi. Một trong những loại vi khuẩn gây ra viêm họng ở bệnh ho gà.

Khói thuốc lá, lông mèo, lông chó, phấn hoa từ giống cúc vàng hoặc không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cuống họng của bé và gây ra các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô.

Các biến chứng của bệnh viêm họng

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như viem hong không được điều trị một cách kịp thời như nhiễm trùng tai (viêm tai), nhiễm trùng xoang (viêm xoang), viêm phổi, viêm màng não và sốt thấp khớp. Trong số các biến chứng này thì sốt thấp khớp và viêm cầu thận đáng quan tâm nhất.

Sốt thấp khớp: bệnh thấp khớp là một biến chứng nặng của viêm họng. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể làm cho các vi khuẩn còn lại trong amidan kích thích các phản ứng miễn dịch một cách dai dẳng. Việc kích thích các phản ứng miễn dịch này có thể gây viêm ở các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả não, tim, khớp và da. Tình trạng này được gọi là sốt thấp khớp và nó thường xảy ra sau 2-4 tuần sau khi bị viêm họng. Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh thấp khớp là ảnh hưởng đến tim có thể gây ra sẹo ở van tim.

Bệnh thận: các phản ứng của hệ thống miễn dịch của người bị viêm họng cũng có thể gây ra viêm thận (viêm cầu thận sau khi bị liên cầu khuẩn tấn công). Biến chứng này phổ biến hơn nhưng ít nguy hiểm so với sốt thấp khớp.

Viêm thận có thể xảy ra từ 1-3 tuần sau khi viêm họng và thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Trẻ em có nguy cơ bị viêm thận cao sau khi bị viêm họng. Các triệu chứng có thể bao gồm máu trong nước tiểu, mắt cá sưng phù và đôi mắt sưng húp.

Điều trị bệnh

Cách chữa viêm họng: Việc điều trị kháng sinh uống, toàn bộ quá trình uống thuốc 10 ngày phải hoàn thành, thậm chí nếu các triệu chứng bị đẩy lùi sau 2-3 ngày, bạn cũng phải tiếp tục uống thuốc để đảm bảo rằng nhiễm trùng không quay trở lại và để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh sốt thấp khớp và bệnh thận.

Penicillin V: được dùng bằng đường uống và là kháng sinh thường được chỉ định cho hầu hết viêm họng.

Amoxicillin: là một loại kháng sinh uống thay thế penicillin rất hữu ích, không giống như penicillin V, nó có thể uống trong lúc ăn.

Penicillin G benzathin A: một liều tiêm bắp duy nhất và có thể được sử dụng ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc penicillin bằng cách uống hoặc không có khả năng để hoàn thành quá trình uống thuốc trong 10 ngày.

Erythromycin ethyl succinat (ví dụ như E-Mycin): là một loại kháng sinh thay thế uống phù hợp cho những người bị dị ứng với penicillin.

Phòng ngừa bệnh thế nào?

Một phần quan trọng của quản lý nhiễm trùng viêm họng là để ngăn chặn sự lây lan cho người khác. Các bước đơn giản để giúp ngăn ngừa sự lây lan của viêm họng bao gồm.

Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho; Rửa và làm khô tay thường xuyên và kỹ lưỡng; Tránh tiếp xúc vật lý gần với những người mắc bệnh; Không dùng chung thực phẩm, chất lỏng hoặc ăn chung, uống chung với người bị nhiễm; Nếu viêm họng được xác định chắc chắn, hãy ở nhà trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

ThS. Lưu Minh Quân

]]>