viêm gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 09 Aug 2018 15:18:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Báo động viêm gan siêu vi! http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-dong-viem-gan-sieu-vi-14959/ Thu, 09 Aug 2018 15:18:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-dong-viem-gan-sieu-vi-14959/ [...]]]>

Trong khi tỉ lệ tử vong do bệnh lao và HIV đang giảm, số ca tử vong do viêm gan lại tăng lên.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố Global Hepatits Report 2017. Các số liệu y tế của 163 quốc gia khuyến cáo rằng có khoảng 325 triệu người trên toàn thế giới đang nhiễm virútviêm gan b (HBV) hoặc nhiễm virút viêm gan C (HCV) mạn tính.

Bệnh nhân viêm gan siêu vi chưa tiếp cận điều trị

Lý do bệnh nhân viêm gan siêu vi tử vong là do hầu hết những bệnh nhân nhiễm virút viêm gan không được tiếp cận với những phương pháp kiểm tra và điều trị bệnh, hàng triệu người có nguy cơ tiến triển đến viêm gan mãn tính, ung thư và tử vong. Thật vậy, chỉ 9% số ca nhiễm HBV và 20% các ca nhiễm HCV được chẩn đoán vào năm 2015. Tỉ lệ bệnh nhân tiếp cận được với điều trị còn ít hơn nữa – 8% trong số những ngườiđược chẩn đoán bị nhiễm HBV đang điều trị và chỉ có 7% những người được chẩn đoán nhiễm HCV đã bắt đầu điều trị trong năm đó. Trong khi đó, theo WHO, 95% số người bị viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 2 – 3 tháng.

 

Báo động viêm gan siêu vi!

Thế giới: viêm gan siêu vi làm 1,34  triệu người chết vào  năm 2015

 

Báo cáo của WHO cho thấy gần 1,75 triệu người mắc mới HCV vào năm 2015, đưa tổng số người mắc bệnh viêm gan C trên toàn cầu lên đến 71 triệu người. Điều đáng mừng là số ca nhiễm mới HBV đang giảm nhờ việc tăng cường tiêm phòng vắcxin HBV ở trẻ em. Theo WHO trên thế giới, 84% trẻ em sinh năm 2015 đã nhận được 3 liều vắcxin viêm gan B, nhưng vẫn có khoảng 257 triệu người, chủ yếu là người lớn sinh ra trước thời kỳ vắcxin HBV, đang sống với bệnh viêm gan B mãn tính. Và Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong vùng “điểm nóng” của dịch bệnh viêm gan.

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Viêm gan siêu vi đang được công nhận là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng đòi hỏi một phản ứng cấp bách”. Các thuốc điều trị viêm gan hiện nay cũng như tính hiệu quả không quá khác biệt so với thuốc gốc của các thuốc generic được cấp phép bán ở các quốc gia với thu nhập người bệnh còn thấp trong vùng “điểm nóng” được WHO đánh giá là những thành công bước đầu trong những vấn đề cấp bách của Chiến lược Y tế toàn cầu về viêm gan.

Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong vùng “điểm nóng” của dịch bệnh viêm gan

 

Nhiều hoạt chất đã bị loại vì kháng thuốc và không hiệu quả

Trước đó không lâu, tại Hội nghị Gan mật Thế giới 2017 (Amsterdam – Hà Lan) đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trong đồng thuận mới của WHO và Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh lý Gan châu Âu (European Association for the Study of the Liver – EASL) về chẩn đoán, điều trị cũng như cách quản lý các bệnh lý gan phổ biến hiện nay.

So với phiên bản trước đó năm 2012, bản đồng thuận mới nhất về phác đồ điều trị viêm gan B của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh lý gan châu Âu (EASL 2017 Clinical Practice Guidelines on the management of hepatitis B virút infection) có nhiều đổi mới về thuật ngữ y khoa cũng như phân chia các giai đoạn của viêm gan B mạn tinh. Đồng thời bản đồng thuần này cũng đã đưa ra những khuyến nghị về thuốc điều trị. Những hoạt chất Lamivudine, Adefovir và Telbivudine – đang được đưa ra khỏi danh sách các lựa chọn điều trị, vì chúng không có hiệu quả và dễ bị đề kháng thuốc.

Đặc biệt, lần đầu tiên hoạt chất Tenofovir alafenamide (TAF) đã được thêm vào phác đồ điều trị và khuyến cáo như là sự lựa chọn đầu tay (first-line agent) cho bệnh nhân nhiễm HBV cần điều trị. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về hiệu quả của TAF, cũng như ghi nhận tính an toàn cho thận và xương của TAF so với một số hoạt chất cũ hơn.

95% người bị viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 2 – 3 tháng

 

Bác sĩ Kosh Agarwal của King’s College Hospital (London) phát biểu: “Thay vì chờ bệnh nhân viêm gan siêu vi sẽ bước đến những biến chứng là mắc bệnh thận hoặc bệnh xương, chúng ta nên giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân khỏi những bệnh này. Chúng ta cần phòng ngừa sự xuất hiện đồng thời của những bệnh lý kèm theo trong quá trình điều trị lâu dài bệnh viêm gan B mạn tính”.

Hiện nay Tenofovir alafenamide vẫn chưa có mặt tại Việt Nam, trong đó áp lực về giá cao chắc chắn sẽ là trở ngại cho việc tiếp cận thuốc mới.

Hy vọng mới cho một thế giới không viêm gan

Bên cạnh đó, đối với viêm gan C, nhiều báo cáo về những phát triển liên tục của các thuốc điều trị kháng virút trực tiếp DAA (direct acting antivirals) thế hệ mới đã đem lại hy vọng về một thế giới không viêm gan. Tuy nhiên với lý do chi phí điều trị các thuốc chính hang có giá thành quá cao mà các bệnh nhân tại các nước đang phát triển không thể chi trả nổi.

 

viêm gan siêu vi HBV

Số ca nhiễm HBV  được chẩn đoán vào  năm 2015 chỉ 9%

 

Vì vậy tại các quốc gia đang phát triển có tỉ lệ lưu hành bệnh viêm gan C lớn – trong đó có Việt Nam – các thuốc DAA loại generic (thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học) được cấp phép sử dụng.

Các báo cáo tại Hội nghị ILC 2017 đánh giá cao các nhóm thuốc genenric này do có tỉ lệ chữa khỏi tương tự tương đương trong các thử nghiệm lâm sàng so với thuốc gốc chính hãng, mở ra một lối thoát về gánh nặng kinh tế và điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị viêm gan C. Đặc biệt qua những nghiên cứu mở, đa trung tâm báo cáo về tính an toàn và hiệu quả của thuốc DAA đầu tiên đã được FDA chấp thuận cho điều trị bệnh nhi viêm gan C trên 12 tuổi.

Ngoài ra, với những thông tin của một số nghiên cứu trước đây cho rằng các loại thuốc DAA điều trị viêm gan C có liên quan đến nguy cơ cao ung thư gan, 8 nghiên cứu được trình bày tại ILC 2017 đã đưa ra những bằng chứng ngược lại về nguy cơ tiềm ẩn này. Các chuyên gia đều đồng ý rằng không thể phủ nhận những ưu việt và hiệu quả vượt trội của các thuốc DAA so với những phác đồ điều trị viêm gan C trước đây, tuy nhiên những nguy hại và tác dụng phụ lâu dài của các thuốc DAA cần nhiều nghiên cứu theo dõi lâu dài hơn nữa.

 

Theo WHO,  Việt Nam nằm trong 11 quốc gia có gần 50% gánh nặng do bệnh viêm gan mãn tính bên cạnh các quốc gia khác như: Ai Cập, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Mông Cổ, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Trung Quốc, Uganda.
Còn 17 quốc gia khác có tỉ lệ bệnh viêm gan do virút lưu hành cao, chiếm 70% gánh nặng toàn cầu: Campuchia, Cameroon, Colombia, Ethiopia, Georgia, Kyrgyzstan, Morocco, Nam Phi, Nepal, Peru, Philippines, Sierra Leone, Tanzania, Thái Lan, Ucraina, Uzbekistan và Zimbabwe.

 

ThS.BS. NGUYỄN HIỀN MINH

]]>
Tỷ lệ mắc viêm gan ở Việt Nam vẫn cao http://tapchisuckhoedoisong.com/ty-le-mac-viem-gan-o-viet-nam-van-cao-14202/ Mon, 06 Aug 2018 06:45:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ty-le-mac-viem-gan-o-viet-nam-van-cao-14202/ [...]]]>

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm virut viêm gan của một số nhóm dân cư là từ 6 – 20% đối với virut viêm gan B và khoảng 0,2 – 4% với virut viêm gan C. Đáng chú ý, Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang virut viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 – 25%. Tình hình nhiễm virus viêm gan b ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 – 20%.

Nguy hiểm vì mắc viêm gan

Bệnh nhân N.V.D. (45 tuổi, Lạng Giang- Bắc Giang) vừa nhập viện tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới – Trung Ương trong tình trạng vàng mắt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ và sốt cao không rõ nguyên nhân.  nhân được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm tổng tích máu cho thấy lượng tiểu cầu giảm, có rối loạn đông máu, sinh hóa máy đánh giá chức năng gan thận cho bệnh nhân…. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc viên gan B (HbsAg) và viêm gan C (AntiHCV). Tuy nhiên, may mắn cho bệnh nhân, dù mắc 2 loại virus viêm gan nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nên bệnh chưa tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.

Theo các bác sĩ cho biết, tình trạng mắc bệnh viêm gan B, C như bệnh nhân D không phải là hiếm. Điều đáng lưu ý, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B, C chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan tương đối cao vì xuất hiện hiện tượng người bệnh tự ý bỏ điều trị là tương đối lớn.

Thường phát hiện muộn

Theo thống kê của Chuyên khoa Gan Mật trong 100 bệnh nhân lần đầu tiên đi khám chuyên khoa Gan Mật, có từ 30 – 40 bệnh nhân bị các bệnh lý về gan mật ở mức độ nguy hiểm, thậm chí ung thư gan giai đoạn cuối. Những con số đó chứng tỏ tỉ lệ người mắc bệnh ở giai đoạn muộn tương đối cao, nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm tra sức khỏe chủ động của người dân còn chưa được chú trọng. PGS, TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, nhiều người khi lao động cảm thấy mệt mỏi lại nghĩ mình làm việc quá sức, nhưng thực tế là do viêm gan. Nên những trường hợp có biểu hiện này kéo dài, nên đi khám để sàng lọc, làm xét nghiệm nhanh, để bác sĩ tư vấn, cũng như theo dõi bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Theo các bác sĩ, viêm gan virut là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như: suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Có 5 loại viêm gan virut, trong đó viêm gan B và C lây truyền tương tự như virus HIV bao gồm qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con; viêm gan virus D chỉ lây truyền khi có mặt viêm gan B và có đường lây truyền tương tự. Viêm gan virus A và E lây qua đường phân – miệng do thức ăn, nước uống bị nhiễm nguồn bệnh và thực hành vệ sinh không đầy đủ.  Trong 5 loại virut gây nên viêm gan, virut viêm gan B và C có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nhiều nhất.

Cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh


Dù không có triệu chứng, nhưng theo các chuyên gia y tế, chúng ta vẫn có thể phát hiện bệnh viêm gan B và C giai đoạn sớm để kịp thời điều trị bệnh, đó là khám sức khỏe định kỳ nhằm ngăn ngừa và giảm tử vong do xơ gan, ung thư thư gan.

Nếu phát hiện nhiễm vi rút, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa, gan, mật để được xác định chính xác thể bệnh và được tư vấn để có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, yếu tố quan trọng gây nhiễm virut viêm gan B ở trẻ em qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ đẻ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ em. 90% số trẻ nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm virut viêm gan B mãn tính. Trong khi đó, viêm gan mãn tính lại là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam và ung thư gan là nguyên nhân chính gây tử vong.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan là tiêm phòng vắc xin, trong đó tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh cho trẻ và tuân thủ tiêm các liều sau đó theo lịch tiêm chủng. Đặc biệt, đối với những người mẹ bị mắc viêm gan B thì phải tiến hành đếm số lượng rirus vào đầu quý 3 của thai kỳ (khoảng tháng thứ 7). Nếu nồng độ virus cao nên dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ lây nhiễm cho con. Đối với trẻ được sinh ra từ mẹ bị mắc viêm gan B, ngoài việc tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh còn phải tiêm kháng huyết thanh phòng bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Do vậy, người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao nên đi kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thanh Hà

]]>
Ðiều trị khỏi viêm gan virut C – Cơ hội cho tất cả người bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-khoi-viem-gan-virut-c-co-hoi-cho-tat-ca-nguoi-benh-13462/ Sun, 05 Aug 2018 05:03:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-khoi-viem-gan-virut-c-co-hoi-cho-tat-ca-nguoi-benh-13462/ [...]]]>

Hưởng ứng Ngày Viêm gan Thế giới 28/7/2018 với thông điệp “Xét nghiệm sớm. Điều trị ngay”, một dự án đã được triển khai nhằm hỗ trợ điều trị cho trên 2.000 người bệnh viêm gan C từ tuyến Trung ương đến tuyến huyện.

Tình hình nhiễm virut viêm gan C

Trên thế giới mỗi năm có  khoảng 1,75 triệu ca nhiễm mới virut viêm gan C. Ước tính vào năm 2015, toàn thế giới có 71 triệu người nhiễm virut viêm gan C. Đông Nam Á là một trong những khu vực có số người nhiễm virut viêm gan C cao thứ hai trên thế giới. Tính đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm virut viêm gan C. Theo báo cáo ước tính gánh nặng bệnh tật do viêm gan virut C do Bộ Y tế thực hiện, đến năm 2030, tỷ lệ nhiễm mới virut viêm gan C tại Việt Nam sẽ giảm, nhưng tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư gan và xơ gan tăng lên.

Làm thế nào để biết về tình trạng nhiễm virut viêm gan C?

Chỉ làm xét nghiệm máu mới phát hiện được nhiễm virut viêm gan C.

Những người sau đây nên xét nghiệm máu để phát hiện nhiễm virut viêm gan C (anti-HCV):

Người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có can thiệp xâm nhập tại các cơ sở y tế mà công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa thực hiện tốt.

 

Ðiều trị khỏi viêm gan virut C - Cơ hội cho tất cả người bệnhHướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tại Trung tâm y tế Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

Người thực hiện các thủ thuật xăm trổ tại các cơ sở chưa thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Người có hành vi nguy cơ cao như sử dụng ma túy, nam quan hệ đồng tính,  nhiều bạn tình… Người nhiễm HIV. Thành viên trong gia đình, bạn tình của người nhiễm virut viêm gan C. Phụ nữ có thai, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virut viêm gan C. Người nghi viêm gan bao gồm cả trẻ em (biểu hiện viêm gan trên lâm sàng, men gan tăng…). Người bệnh lọc máu hoặc chạy thận chu kỳ, người cho máu hoặc hiến tạng. Nhân viên y tế. Bất cứ ai cần/mong muốn xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan C.

Bệnh viêm gan virut C có điều trị khỏi được không?

Hiện nay, bệnh viêm gan virut C có thể điều trị khỏi bằng các thuốc điều trị viêm gan C mới gọi là thuốc kháng virut trực tiếp (DAA). Các thuốc DAA mới như  sofosbuvir, daclatasvir, sofosbuvir/ledipasvir, sofosbuvir/velpatasvir, grazoprevir/elbasvir… hiện nay đã có tại Việt Nam. Các thuốc này được sử dụng điều trị cho người bệnh với thời gian điều trị ngắn trong 12 tuần hoặc 24 tuần nếu có xơ gan. Thuốc được sử dụng bằng đường uống, ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao đến 95- 98%. Hiện nay, chi phí điều trị còn cao so với khả năng chi trả của người bệnh. Thuốc chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên nhiều người bệnh chưa có cơ hội được điều trị.

Để hỗ trợ người bệnh viêm gan virut C được điều trị khỏi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp với Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton (CHAI) đã triển khai dự án hỗ trợ điều trị tại 8 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Dự án được triển khai tại Hà Nội (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Trung tâm Y tế Nam Từ Liêm),  Nam Định (Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định) và Hải Dương (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương) từ tháng 7/2017. Từ tháng 8/2018, dự án tiếp tục mở rộng tại các tỉnh Thái Nguyên (Bệnh viện Trung ương Thái nguyên), Quảng Ninh (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh), Nghệ An (Bệnh viện đa khoa Hữu nghị Nghệ An) và Cần Thơ (Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ). Mục tiêu của dự án hỗ trợ điều trị cho trên 2.000 người bệnh viêm gan virut C và thực hiện dự án thí điểm mô hình phân cấp điều trị từ tuyến Trung ương đến tuyến tỉnh và tuyến huyện.

Người bệnh tham gia chương trình sẽ được nhận thuốc daclatasvir 30mg và 60mg (Daklinza) miễn phí và được mua thuốc sofosbuvir 400mg với giá ưu đãi (giảm 40%). Với việc cung cấp miễn phí thuốc daclatasvir hàm lượng 60mg và 30mg là phương án tối ưu đối với người bệnh đồng nhiễm viêm gan C/HIV đang điều trị phác đồ ARV có thuốc efavirenz. Đối với những người bệnh này phải sử dụng thuốc daclatasvir 90mg để đảm bảo hiệu quả điều trị viêm gan virut C.

Tiêu chuẩn khi tham gia dự án

Tất cả người bệnh viêm gan virut C có kết quả xét nghiệm anti-HCV dương tính được tham gia dự án. Nếu xét nghiệm HCV RNA dương tính sẽ được điều trị bằng thuốc DAA theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan virut C của Bộ Y tế.

Chi phí của người bệnh khi tham gia dự án

Chi phí mua thuốc điều trị: khoảng 15 triệu đồng cho 12 tuần điều trị.

Chi phí xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi điều trị: Người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoặc tự chi trả.

Quy trình tham gia dự án điều trị

Người bệnh đến các cơ sở y tế nêu trên có kết quả xét nghiệm anti-HCV dương tính sẽ được tư vấn và xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm virut viêm gan C bẳng xét nghiệm HCV RNA hoặc HCV Ag. Nếu kết quả xét nghiệm HCV RNA hoặc HCV Ag dương tính thì người bệnh được khẳng định viêm gan virut C mạn tính và cần điều trị ngay.

Người bệnh được tư vấn, khám, làm các xét nghiệm cần thiết khác và được phân loại giai đoạn xơ hóa gan, đánh giá xơ gan… Ngoài ra, người bệnh còn được đánh giá các bệnh kèm theo và các thuốc đang điều trị khác. Nhiều  thuốc điều trị viêm gan virut C có thể có tương tác với các thuốc khác mà người bệnh có thể đang sử dụng như thuốc chống lao rifampicine, các thuốc điều trị HIV… Việc tương tác thuốc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và xảy ra các biến cố bất lợi không mong muốn.

Người bệnh điều trị viêm gan virut C sẽ được tư vấn, lập hồ sơ bệnh án, thăm khám, theo dõi định kỳ, nhận thuốc hàng tháng theo quy định của dự án. Để giảm bớt chi phí liên quan đến xét nghiệm, tất cả người bệnh tham gia dự án được khuyến khích và hỗ trợ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế/chuyển bảo hiểm từ cơ sở đăng ký ban đầu đến các cơ sở điều trị viêm gan virut C tại dự án. Người bệnh hoặc những người quan tâm có thể tìm kiếm thêm thông tin tại trang web: https://dieutriviemgan.vn/

TS.BS. Cao Thị Thanh Thủy

]]>
Men gan cao, thủ phạm ở ngay bên ta http://tapchisuckhoedoisong.com/men-gan-cao-thu-pham-o-ngay-ben-ta-13378/ Thu, 02 Aug 2018 15:14:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/men-gan-cao-thu-pham-o-ngay-ben-ta-13378/ [...]]]>

 

Hỏi: Tôi thường thấy quảng cáo thuốc hạ men gan. Xin hỏi men gan là gì? Cơ quan nào tạo ra nó? Chức năng của nó là gì? Tại sao phải uống thuốc để hạ men gan? Xét nghiệm mà thấy có men gan cao thì mắc bệnh gì?

([email protected])

Trả lời: Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Có 4 loại men gan: AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate Amino Transferase); ALT (Alanine Transaminase) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (AlanineAmino Transferase); Alkaline phosphatase; Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT).

Nguyên nhân gây men gan cao: có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu:

Do viêm gan: viêm gan do virút có thể do virút viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virút hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 – 50 ≤ U/l và nữ: 7 – 32 ≤ U/l).

Tổn thương do virút là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virút khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Do uống rượu, bia: đặc biệt là rượu. Lượng men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc liều lượng rượu vào máu và chất lượng rượu. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng cao từ 2 – 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.

Do bệnh sốt rét: men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.

Do bệnh về đường mật: men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.

Do các bệnh lý khác: men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

Trong trường hợp này, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Tuy vậy, có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Chỉ số men gan bình thường:

AST: 20-40UI/L.

ALT: 20-40UI/L.

GGT: 20-40UI/L.

Phosphatase kiềm: 30-110UI/L.

PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam

]]>
Vì sao bị viêm bao gân vai? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-bi-viem-bao-gan-vai-13267/ Tue, 31 Jul 2018 14:52:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-bi-viem-bao-gan-vai-13267/ [...]]]>

Lưu Văn Ông (Quảng Ninh)

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm bao gân vai là do gân ở vai gặp tổn thương, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virut có hại gây viêm nhiễm, đau nhức. Trên thực tế, gân ở vai gặp tổn thương thường do các tác động sau: Hoạt động khớp vai quá mạnh, chấn thương khớp vai do tai nạn, va đập mạnh, té ngã, thường xuyên thực hiện lặp đi lặp lại một số động tác như xoay khớp vai, đưa tay lên cao hoặc đưa ra sau với cường độ mạnh và kéo dài, trật khớp, thoái hóa khớp, gãy xương vai hoặc chấn thương hệ thống dây chằng, sụn, xương dưới sụn…, từng thực hiện phẫu thuật tại khớp vai. Vai có cấu tạo phức tạp với hệ thống cơ, dây chằng, gân, sụn, xương dưới sụn… trong đó, gân có vai trò giúp các cơ hoạt động ổn định và nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên, vai rất dễ gặp chấn thương hoặc bị thoái hóa do phải vận động liên tục, do đó có thể gây viêm bao gân vai cấp tính, nếu tái phát trong thời gian dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc có những biến chứng.

Xác định được nguyên nhân gây viêm bao gân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và những biện pháp phòng tránh tái phát. Chẳng hạn như tập luyện thể dục thể thao hợp lý và đúng cách.Trước khi luyện tập phải thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng để làm ấm, mềm các cơ, gân, chuẩn bị cho gân cơ bước vào hoạt động có hiệu quả. Bài tập thể lực cần tăng dần về số lượng và độ khó. Sau khi tập xong cũng cần có thời gian xoa bóp, nghỉ ngơi làm giãn cơ. Cần tránh làm các động tác nâng tay lên cao quá vai liên tục trong thời gian dài để tránh viêm gân vùng vai. Tránh xách nặng, tránh ngã hay va chạm gây chấn thương.

BS. Nguyễn Hoàng

]]>
Cách trị viêm gân cơ quay khớp vai http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-viem-gan-co-quay-khop-vai-13033/ Sun, 29 Jul 2018 14:42:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-viem-gan-co-quay-khop-vai-13033/ [...]]]>

Nguyễn Minh Hoàng (Hòa Bình)

Viêm gân cơ quay khớp vai khá phổ biến, bệnh thường xảy ra nhiều ở những người trên 40 tuổi hoặc người sử dụng hoạt động cánh tay quá nhiều và lặp đi lặp lại. Nguyên nhân gây ra viêm gân cơ quay khớp vai thường là do chơi các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động vung tay qua đầu lặp đi lặp lại như bơi, nâng tạ và tennis, bóng rổ hoặc trong một số công việc khiến cánh tay phải nâng lên hạ xuống thường xuyên. Chuyển động này gây áp lực lên vai của bạn, từ đó gây viêm các cơ và dây chằng.

Trước hết, bệnh nhân nên thử dùng các phương pháp điều trị như nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm không steroid và hạn chế các hoạt động gây cơn đau. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, có thể áp dụng vật lý trị liệu để duy trì sự linh hoạt của vai. Nếu tất cả các cách trên đều không thể giúp làm giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật thường chỉ được dùng cho các cơn đau nghiêm trọng khi các phương pháp khác không có tác dụng.

Bạn có thể tái khám khi vẫn đau vai và trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị tiếp theo.

BS. Nguyễn Quân

]]>
Viêm gan siêu vi A có thể gây dịch và tử vong do suy gan cấp! http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-sieu-vi-a-co-the-gay-dich-va-tu-vong-do-suy-gan-cap-11074/ Wed, 25 Jul 2018 08:52:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-sieu-vi-a-co-the-gay-dich-va-tu-vong-do-suy-gan-cap-11074/ [...]]]>

Trong 5 năm qua, San Diego ghi nhận trung bình mỗi năm chỉ 28 ca viêm gan do nhiễm siêu vi viêm gan A (HAV).

Viêm gan siêu vi A do thức ăn hay nước bị ô nhiễm

TS. Wilma Wooten, giám đốc Trung tâm Dịch vụ Y tế Công cộng thuộc Cơ quan Y tế và Dịch vụ Con người của quận San Diego, nói: “Đây là một sự bùng phát của viêm gan siêu vi A với mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy. Hầu hết các trường hợp bị viêm gan siêu vi A đều xảy ra trong cộng đồng những người vô gia cư, sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc kết hợp cả hai”.

Viêm gan siêu vi A thường lây lan khi người ta ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm; và  HAV có thể lây truyền từ người sang người thông qua “đường phân – miệng”.

“Về cơ bản, nếu một cá nhân bị HAV và không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, và sau đó HVA gây viêm gan có thể lây lan hoặc làm ô nhiễm môi trường: tay nắm cửa, máy ATM hoặc bất cứ thứ gì họ chạm vào”, TS Wooten nói. Người khác chạm vào những vật dụng đó, rồi không rửa tay trước khi ăn, hút thuốc hoặc sờ vào khuôn mặt cũng có thể bị nhiễm bệnh.

 

Viêm gan siêu vi A có thể gây dịch và tử vong do suy gan cấp!Siêu vi viêm gan A

 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh  Mỹ (CDC), các triệu chứng viêm gan siêu vi A bao gồm vàng da và mắt, sốt, mệt mỏi, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, và phân bạc màu. Triệu chứng thường xuất hiện trong một số ngày và kéo dài chưa đầy hai tháng. Tuy nhiên, một số người có thể bị bệnh suốt 6 tháng. Viêm gan siêu vi A đôi khi có thể gây suy gan và thậm chí tử vong. Mặc dù không có phương pháp điều trị đặc biệt, bác sĩ khuyên bệnh nhân bị viêm gan siêu vi A nên nghỉ ngơi, dinh dưỡng và uống nhiều nước. Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn và không bị các tổn thương gan kéo dài.

Viêm gan siêu vi A thường dẫn đến suy gan cấp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, không giống như viêm gan siêu vi B và C, viêm gan siêu vi A không gây ra bệnh gan mạn tính và hiếm khi gây tử vong, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng suy nhược và suy gan cấp, thường dẫn đến tử vong.

Theo ThS.BS. Nguyễn Hiền Minh, phòng khám chuyên khoa Gan (BV. Nguyễn Tri Phương, TP.HCM), viêm gan siêu vi A không thường xuyên gây ra dịch và có xu hướng bùng phát theo chu kỳ. HAV là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo.

Thế giới đã từng ghi nhận dịch bệnh viêm gan này liên quan đến thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm ở Thượng Hải năm 1988, ảnh hưởng tới khoảng 300.000 người. Ở Đông Nam Á, viêm gan siêu vi A thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu tiến hành ở Indonesia năm 2014 cho thấy, có những vùng tỉ lệ nhiễm HAV ở trẻ em dưới 4 tuổi lên đến 90 – 100%. Việt Nam cũng là nước có mức độ lưu hành rộng rãi căn bệnh này. Một nghiên cứu thực hiện tại tỉnh An Giang cho biết rằng tỉ lệ nhiễm HAV ở trẻ em là 97%. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, HAV là nguyên nhân của khoảng 10 – 15% số trường hợp viêm gan cấp.

Ở các nước đang phát triển có điều kiện kém, hầu hết trẻ em (90%) đã bị nhiễm HAV trước 10 tuổi. Trẻ em bị nhiễm như vậy sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào; và trẻ lớn hơn và người trưởng thành nói chung được miễn dịch. Tuy nhiên, ở các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi, và các vùng có điều kiện vệ sinh tốt hơn, trẻ em thường tránh lây nhiễm HAV khi còn thơ ấu, và sẽ không được miễn dịch khi trưởng thành. Những nhóm tuổi lớn hơn thường nhạy cảm hơn với khả năng mắc bệnh viêm gan siêu vi A và có thể dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh.

“Khi nhiễm HAV, sinh lý bệnh tổn thương gan biểu hiện ở sự phá hủy tế bào nhu mô gan và ứ tắc dịch mật. Trên lâm sàng, thời kỳ này tương ứng với thời kỳ toàn phát của bệnh. Thông thường tình trạng cơ thể người bệnh ban đầu khi nhiễm HAV không đặc hiệu nên thường dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hay các bệnh lý nhiễm trùng khác như sốt, ho, nhức đầu, đau mỏi cơ. Sau nhiễm HAV 5 – 7 ngày, bệnh nhân hết sốt, dấu hiệu vàng mắt, vàng da xuất hiện tăng dần, nước tiểu sậm màu và thường diễn tiến kéo dài 2 – 4 tuần. Bệnh viêm gan A cấp tính thường tự khỏi nhưng có khoảng 2% số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, làm cho người bệnh tử vong”, BS. Hiền Minh giải thích.

Cải thiện vệ sinh, an toàn thực phẩm và tiêm ngừa vắcxin là cách hiệu quả nhất để chống lại viêm gan siêu vi A. Vì thậm chí có một số bệnh nhân không hề có biểu hiện lâm sàng viêm gan siêu vi A cấp tính ra bên ngoài nhưng vẫn là nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Sự lây lan của viêm gan siêu vi A có thể được giảm thiểu bằng cách: cung cấp đầy đủ nước uống an toàn; xử lý nước thải trong cộng đồng; và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên với nước sạch.

Gần 100% trường hợp sẽ có kháng thể bảo vệ đối với HAV trong vòng 1 tháng sau khi tiêm một liều vắcxin. Thậm chí, một liều vắcxin duy nhất trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với HAV cũng có tác dụng bảo vệ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng 2 liều vắcxin để đảm bảo hiệu quả bảo vệ lâu dài khoảng 5 – 8 năm sau khi chủng ngừa.

PHƯƠNG KHÁNH

]]>
Tiêm ngừa viêm gan B mấy mũi là đúng? http://tapchisuckhoedoisong.com/tiem-ngua-viem-gan-b-may-mui-la-dung-10954/ Wed, 25 Jul 2018 08:28:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tiem-ngua-viem-gan-b-may-mui-la-dung-10954/ [...]]]>

Hoàng Hà (Yên Bái)

Theo Chương trình Tiêm chủng quốc gia tại Việt Nam, lịch tiêm chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B có 3 hoặc 4 mũi.

Hầu hết trẻ mới sinh ra đều được tiêm mũi 0 trong 48 giờ đầu, hoặc trong khoảng thời gian 1-2 tuần sau sinh. Những trẻ vì một số lý do y khoa không thể tiêm chủng mũi 0 và cũng không nhất thiết phải tiêm mũi 0 này sau 2 tuần tuổi vì lúc đó cũng không còn tác dụng bảo vệ sớm.

Tuy nhiên, theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ tiêm ngừa 3 mũi khi trẻ 2 – 3 – 4 tháng tuổi), mũi 5 trong 1 tức trong vắc-xin phối hợp ngừa bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib, vì 4 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib cần phải tiêm 3 lần cho trẻ dưới 12 tháng.

Trường hợp con anh đã tiêm 3 lần ngừa viêm gan siêu vi B đơn, vẫn có thể tiêm thêm 1 lần viêm gan trong vắc-xin phối hợp, nhưng thường không đúng lịch tiêm chủng quốc gia và lúc đó trẻ vẫn chưa đủ 3 lần ngừa bệnh do Hib. Vì vậy, khi anh theo lịch hướng dẫn tại địa phương thì con anh vẫn có thể tiêm thêm vắc-xin ngừa bệnh Hib đơn liều mũi 3, nhưng đây là vắc-xin không trong CT TCMRQG, anh sẽ mua trong dịch vụ tại cơ sở y tế được phép tiêm chủng để nhân viên y tế tiêm cho trẻ.

Có một giải pháp xin giới thiệu cho anh nếu anh muốn chủng ngừa viêm gan siêu vi 3 lần liên tiếp mà không tiêm mũi 4 tháng sau đó, khi con anh 3 và 4 tháng tuổi anh có thể chọn vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 (BH – HG – UV – bại liệt – Hib). Như vậy sẽ đủ tất cả 3 mũi cho các bệnh cần chủng ngừa.

BS. Ngọc Anh

]]>
Lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa viêm gan http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-huu-ich-giup-phong-ngua-viem-gan-10715/ Wed, 25 Jul 2018 08:02:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-huu-ich-giup-phong-ngua-viem-gan-10715/ [...]]]>

Có một thực tế là thực phẩm và nước nhiễm bẩn có thể lây truyền viêm gan A và E. Do vậy, ăn thức ăn nấu chín và đảm bảo vệ sinh tại nhà, uống nước đun sôi hoặc nước đã qua xử lý được khuyến nghị để phòng ngừa viêm gan lây qua đường nước. Bạn cũng nên phòng ngừa trong khi bơi. Điều quan trọng là cần đảm bảo rằng nước trong bể bơi là sạch vì bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng từ nguồn nước này.

Hãy cẩn thận trước bất cứ hình thức truyền máu nào. Nếu máu nhiễm bệnh, có khả năng gây bệnh xơ gan và ung thư gan do lây truyền viêm gan b và C. Kiểm tra xem ngân hàng máu của bạn có tuân thủ đúng qui trình để tránh lây nhiễm hay không.

Kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ phẫu thuật, những vật sắc nhọn cần được tiệt trùng và làm sạch đúng cách vì chúng có thể lây truyền viêm gan B và C. Chỉ dùng những loại bơm kim tiêm dùng một lần. Yêu cầu thợ cắt tóc thay lưỡi dao mỗi khi bạn đi cạo hoặc cắt tóc để phòng ngừa nhiễm trùng gan.

Lạm dụng rượu có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ tiêu hóa nhưng nhiều hơn cả là lên gan. Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, ung thư gan rất phổ biến ở những người uống nhiều. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng rượu.

Cần sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục vì quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ với nhiều đối tác tình dục có thể dẫn tới viêm gan B và C. Vi-rút viêm gan có thể truyền qua quan hệ tình dục và do vậy, việc phòng ngừa đúng cách có thể giúp bạn tránh mắc bệnh.

Béo phì là một yếu tố nguy cơ của các bệnh tiêu hóa, một nguyên nhân đáng kể của bệnh gan mạn tính. Nếu bạn bị béo phì, cần tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc đi bộ nhanh để giảm cân. Tập thể dục cần thiết cho tất cả những người có xu hướng tăng cân để giảm nguy cơ mắc bệnh gan trong tương lai.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

]]>
Người viêm gan B nên ăn gì và tránh ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-viem-gan-b-nen-an-gi-va-tranh-an-gi-4390/ Thu, 19 Jul 2018 11:43:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-viem-gan-b-nen-an-gi-va-tranh-an-gi-4390/ [...]]]>

Bệnh Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khi mắc bệnh viêm gan b có thể chia làm nhiều loại: cấp, mạn hay thể kéo dài. Tùy theo mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát.

Dưới đây là chế độ ăn khoa học cho người mắc bệnh viêm gan B

Viêm gan cấp:

Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.

Viêm gan mạn tính:

Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Vì tổn thương gan nên người bệnh chán ăn, ăn khó tiêu vì vậy làm sao để số lượng ăn ít, nhưng chất lượng của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp nhu cầu cho người bệnh.

Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế các thực phẩm quá bổ dưỡng, nên ăn ít thịt.


Người bị viêm gan B, cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau – quả giàu vitamin trong các bữa ăn. Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán

Các thực phẩm chính thích hợp với bệnh nhân viêm gan virut là bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhằm duy trì năng lượng cần thiết (cách chế biến có thể làm nấu nhừ, hoặc xay nhuyễn…).

Cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau – quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo…

Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng… các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ trong gan.

Hạn chế ăn các món cay dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, bột cải, tỏi, gừng. Không uống rượu, bia vì đồ uống có cồn.

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>