viêm đường hô hấp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 20 Sep 2018 14:26:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm đường hô hấp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mối nguy hại viêm đường hô hấp tái phát lúc giao mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/moi-nguy-hai-viem-duong-ho-hap-tai-phat-luc-giao-mua-16053/ Thu, 20 Sep 2018 14:26:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/moi-nguy-hai-viem-duong-ho-hap-tai-phat-luc-giao-mua-16053/ [...]]]>

Thời tiết thay đổi và nỗi lo viêm đường hô hấp tái phát

Với các bậc phụ huynh có con nhỏ, thời tiết thay đổi là thời điểm đáng lo ngại nhất khi lúc này, cơ thể trẻ dễ dàng bị tấn công bởi vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm đường hô hấp.

Đổi thời tiết và nỗi lo viêm đường hô hấp tái phát ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Nắng mưa thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi khiến cho những virus gây bệnh cúm, viêm họng, cảm lạnh…sinh sôi. Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng kém, là đối tượng dễ dàng bị tấn công và nhiễm bệnh. Vì thế, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh vào lúc giao mùa luôn cao hơn mọi thời điểm trong năm.

Khi mắc những căn bệnh này, dấu hiệu thường gặp đó là: sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, quấy khóc, bỏ ăn, đau họng, nhức đầu, nôn trớ, đi ngoài…

Ở nước ta, trẻ em nhiễm khuẩn đường hô hấp tăng cao trong 5 năm gần đây do thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm… Bệnh viêm đường hô hấp có tỉ lệ tái nhiễm bệnh cao nhất và cũng là bệnh gây tử vong đáng lo ngại.

Mối nguy hại của viêm đường hô hấp tái phát

Mối nguy cơ tiềm ẩn của viêm đường hô hấp tái phát thường xuyên là khiến suy giảm sức đề kháng, biếng ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Điều này dễ dàng ảnh hưởng tới giai đoạn phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển các kỹ năng và trí tuệ.

Biếng ăn, suy dinh dưỡng là một trong những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ khi trẻ thường xuyên mắc bệnh viêm đường hô hấp tái phát (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan khi thấy trẻ ho hắng, sốt, nhức đầu, sổ mũi…bởi cho rằng đây là những triệu chứng đơn giản. Thế nhưng, trên thực tế, những căn bệnh đơn giản ở trẻ hoàn toàn có thể chuyển biến khó lường.  Từ viêm họng với những dấu hiệu ho hắng đơn giản, nếu không được xư trí đúng cách, để lâu dễ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm, đáng sợ như viêm phổi, viêm phế quản…Thậm chí nếu không chữa dứt điểm, trẻ có thể mắc những căn bệnh mãn tính như hen suyễn… Trên thực tế, khoa Nhi tại các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc chứng viêm phổi nguy hiểm tới tính mạng vì cha mẹ chủ quan với những dấu hiệu ho, sốt.  Ho, sốt, nôn trớ nhiều còn có thể khiến trẻ kiệt sức, mất nước nghiêm trọng…dẫn tới ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Sử dụng kháng sinh khi mắc bệnh viêm đường hô hấp có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm.

Viêm đường hô hấp còn khiến trẻ có nguy cơ phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Sử dụng kháng sinh là con dao 2 lưỡi, có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi ở trẻ. Dùng kháng sinh lâu dài khiến trẻ bị suy yếu hệ miễn dịch, điều đó càng làm cho trẻ dễ dàng mắc bệnh, dẫn tới vòng luẩn quẩn cứ ốm lại phải dùng kháng sinh. Kháng sinh cũng ảnh hưởng tới các cơ quan trọng yếu trong cơ thể trẻ như gan, thận…

Cần làm gì khi trẻ thường xuyên bị ho, sốt, cảm cúm

Có thể chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường sinh sống giúp trẻ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắ bệnh này. Những trẻ có tiền sử mắc phải bệnh viêm đường hô hấp thì càng cần chủ động hơn trong việc giúp phòng ngừa bệnh lý này hoàn toàn.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm chất là một trong những phương pháp tự nhiên giúp trẻ chống lại những yếu tố gây bệnh

Để phòng, chống bệnh khi nhiệt độ đột ngột giảm cần tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên bổ sung lượng nước sinh bù tân dịch bị hao tổn do bài tiết. Tốt nhất là các loại nước có tính mát, nước hoa quả, đồ uống thể thao.

Luôn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ tốt, vệ sinh răng miệng đúng cách và rửa mũi bằng nước muối sinh lý phòng bệnh.

Khi trẻ đã có dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi…cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân bị bệnh là do vi khuẩn hay virus và có phương án điều trị phù hợp.

Nếu không cần phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ có thể tích cực chăm sóc trẻ tại nhà.  Trẻ bị ho nhiều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây nôn trớ khiến trẻ có nguy cơ bị mất nước, cha mẹ nên dùng những loại siro giảm ho thành phần thiên nhiên an toàn giúp loãng đờm, long đờm… Đây là biện pháp hữu hiệu giúp bé giảm những cơn ho và dễ chịu hơn.

Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.

Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

]]>
Phòng bệnh viêm hô hấp cho con trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-ho-hap-cho-con-trong-mua-he-15338/ Fri, 17 Aug 2018 14:39:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-ho-hap-cho-con-trong-mua-he-15338/ [...]]]>

Tại các bệnh viện Nhi lớn trong cả nước những ngày này có rất đông trường hợp trẻ nhập viện do viêm đường hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng cao.

Nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp ở trẻ trong mùa hè

Virus hợp bào đường hô hấp

Có nhiều loại virus gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là các virus hợp bào hô hấp (RSV). Virus này rất dễ lây cho mọi người, cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc. Đặc biệt thời điểm tháng 6, 7 trẻ được nghỉ hè. Việc di chuyển khiến người mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ suy giảm cộng thêm việc thay đổi môi trường liên tục, nguy cơ tiếp xúc với virus tăng cao.

Ảnh minh hoạ

Người lớn mắc loại virus này chỉ cảm ho thông thường, nhưng nếu lây cho trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi thì 90% sẽ bị bệnh viêm tiểu phế quản, tuổi càng nhỏ càng nặng. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nhiễm phải loại vi rút này thì khả năng phải nhập viện và thở oxy là rất cao. Đối với trẻ em khi nhiễm loại vi rút này, trong 1-2 ngày đầu thường bị sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi. Từ ngày thứ 3 trở đi, bệnh sẽ thể hiện rất rõ với 3 triệu chứng chính: ho nhiều, thở khò khè hay khó thở. Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Thời tiết nóng ẩm

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí tăng làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, mất nước, sức đề kháng suy giảm

Đồ ăn lạnh tràn lan vào mùa hè

Vì thời tiết mùa hè nắng nóng nên các đồ ăn lạnh thường xuyên xuất hiện trong nhà. Tủ lạnh luôn hoạt động hết công suất với đá lạnh, kem và trái cây… Trẻ em ăn quá nhiều đồ lạnh dễ gây ra viêm họng.

Ở trẻ nhỏ thì mồ hôi là nguyên nhân gây nhiễm lạnh, nhất là khi trẻ mặc quần áo không thoáng mát, mồ hôi thấm ngược lại cơ thể. Trẻ bị nhiễm lạnh là điều kiện dễ gây ra các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản. Trong khi đó, trẻ lớn thường chủ quan, tắm ngay khi đang nhiều mồ hôi cũng dễ gây ra cảm lạnh.

Lạm dụng máy điều hòa

Sử dụng điều hòa 24/24 h mỗi ngày nhưng lại để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ ở ngoài trời. Điều đó khiến cơ thể trẻ khó thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên, dễ chuyển sang viêm phổi nếu không được chăm sóc tốt.

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong ngày hè

Điều hòa trong nhà chỉ nên để khoảng 26 độ. Tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột bằng cách trước khi cho bé ra ngoài phải tăng điều hòa lên khoảng gần bằng với nhiệt độ ở ngoài, mở cửa và đứng giữa cửa khoảng vài phút để bé thích nghi với nhiệt độ. Không bật quạt thốc trực tiếp vào mặt bé. Khi đi từ ngoài vào nhà không nên bật điều hòa ở mức nhỏ (dưới 20 độ) để tránh nóng.

Mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé với thời tiết, cho bé uống đủ nước, tăng cường hoa quả giàu vitamin C… Giữ vệ sinh sạch sẽ nhắc bé rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu bé có dấu hiệu khò khè hay chảy nước mũi mẹ cần cho bé súc miệng nước muối loãng…

“Nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng, tăng cường sức đề kháng tự nhiên chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho trẻ hiện nay. Sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn… xâm nhập gây bệnh. Đây là biện pháp duy nhất vừa dự phòng vừa giải quyết các bệnh hô hấp cho trẻ một cách hiệu quả và bền vững nhất. Cha mẹ có thể giúp con tăng sức đề kháng tự nhiên bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vận động… và bổ sung sản phẩm chuyên biệt có chứa B-glukan tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé” PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội cho biết.

Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ. Imunoglukan giúp giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải dùng kháng sinh.

Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt hơn 30 quốc gia.Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin truy câp website hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

]]>