viêm da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 20 Sep 2018 04:46:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thực phẩm cần kiêng khi viêm đa khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-kieng-khi-viem-da-khop-16037/ Thu, 20 Sep 2018 04:46:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-kieng-khi-viem-da-khop-16037/ [...]]]>

Trần An (Hải Dương)

Viêm, thoái hóa xương khớp mà điển hình là viêm đa khớp dạng thấp, gout (gút) là bệnh rất phổ biến. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng đôi khi trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Viêm đa khớp là một bệnh hệ thống, trong đó tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp, thường là những khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân, có khi ảnh hưởng đến khớp gối và khớp háng. Bệnh thường khởi phát âm thầm, gây phù nề, đau đớn, cứng khớp lúc buổi sáng thức dậy, gây hạn chế vận động và biến dạng khớp. Ngoài ra, bệnh còn gây mệt mỏi, đau cơ và khó chịu. Bệnh thường không thể chữa khỏi triệt để, dễ tái phát nên chế độ ăn là rất quan trọng. Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp hoặc gút cao, vì vậy cần giảm cân theo chế độ ăn kiêng từ từ, nhằm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp, cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn. Nên ăn thịt heo, thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò… ăn nhiều rau và trái cây tươi; với bệnh nhân gút, cần hạn chế đạm để giảm lượng axit uric trong máu và tinh thể uric trong khớp. Nên hạn chế ăn các loại thịt, nội tạng, cá, trứng, xúc xích, các loại đậu, măng tây, nấm, súp lơ. Đặc biệt phải tránh rượu, thuốc lá, cà phê, trà. Để giảm đau và viêm khớp, nên sử dụng các loại dầu chứa nhiều axit béo omega-3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân. Hạn chế ăn mỡ động vật, thức ăn giàu cholesterol. Người bị bệnh gút mạn tính cần nghiêm túc thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.

BS. Văn Hào

]]>
Cảnh giác với biến chứng do viêm da cơ địa http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-bien-chung-do-viem-da-co-dia-14214/ Mon, 06 Aug 2018 14:47:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-bien-chung-do-viem-da-co-dia-14214/ [...]]]>

Bệnh VDCĐ (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ và bệnh rất hay tái phát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây VDCĐ

VDCĐ liên quan khá chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm…) tức là di truyền. Kết quả tổng kết của các tác giả cho thấy 60% người bị VDCĐ, khi sinh con, con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 35%) hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn, cà phê, rượu, bia… Ngoài ra, có thể gặp ở người mắc bệnh về gan làm cho gan bị tổn thương không thực hiện được chức năng thải độc của nó.Khi mắc bệnh về da, cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

Khi mắc bệnh về da, cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

Biểu hiện của bệnh VDCĐ

Triệu chứng thường biểu hiện qua các giai đoạn của bệnh:

Giai đoạn cấp tính, vùng da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh) sẽ hình thành các mụn mủ và vẩy tiết. Vùng da bị viêm trong bệnh VDCĐ, với trẻ nhỏ thường biểu hiện ở hai má và trán, sau đó lan ra mặt (xung quanh miệng thường không bị). Tổn thương da ban đầu là da khô, ngứa lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời xuất hiện ban đỏ, phù nhẹ, nổi mẩn, ngứa và mụn nước, sau đó loét, chảy dịch, kết vảy, có khi chảy máu do gãi nhiều. Vị trí hay gặp là mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan ra tay, thân mình.

Giai đoạn bán cấp, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.

Giai đoạn mạn tính, da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt sẽ gây đau, với trẻ sẽ khóc nhiều, kém ăn, ít ngủ. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn ở giai đoạn này hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen suyễn (ở trẻ gọi là viêm phế quản co thắt hoặc hen phế quản).

Những biến chứng thường gặp do bệnh VDCĐ

VDCĐ nói chung không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng, kịp thời hoặc trị liệu không phù hợp sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, có thể để lại những vết sẹo nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương da về sau. Bởi vì, đặc điểm của VDCĐ gây ngứa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, chính vì vậy mà da ngày một bị dày lên, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét da ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ngứa, với trẻ nhỏ sẽ hay quấy khóc, ăn kém, ngủ kém; với trẻ lớn, người lớn sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.Tổn thương do viêm da cơ địa.

Tổn thương do viêm da cơ địa.

Mặt khác, sau ngứa, bệnh dần dần nặng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vẩy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm vi khuẩn, nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Bởi vì, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. Hậu quả của nhiễm trùng da do viêm da cơ địa (gãi) sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị hết bội nhiễm làm mất mỹ quan, nhất là bệnh xảy ra ở vùng mặt. VDCĐ nếu kéo dài khiến làn da trở lên sần sùi, mẩn đỏ, dày lên gây mất thẩm mỹ rất lớn, nhất là ở các vị trí nguy hiểm như mắt, mặt. Đáng chú ý nhất là VDCĐ rất hay tái phát, đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc tràn về…)

Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Phụ nữ mang thai mắc bệnh VDCĐ có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi, hơn nữa việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho bà mẹ mang bầu cũng khá khó khăn.

VDCĐ ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng…) trên người có cơ địa dị ứng.

Khi nghi bị VDCĐ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng.

Nguyên tắc phòng bệnh

Cần hạn chế tiếp xúc với các loại dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hóa chất gây dị ứng, lông chó, mèo hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ kích thích (tôm, cua,…). Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay. Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt. Nếu đã mắc VDCĐ, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

BS. Việt Bắc

]]>
Viêm đại tràng co thắt, nguyên nhân nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-dai-trang-co-that-nguyen-nhan-nao-14213/ Mon, 06 Aug 2018 14:46:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-dai-trang-co-that-nguyen-nhan-nao-14213/ [...]]]>

Như vậy có phải tôi bị viêm đại tràng co thắt? Vì sao bị bệnh? Có chữa khỏi hẳn không?

Tống Văn Kim(Hà Nam)

Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, nhưng đặc trưng nhất vẫn phải kể đến biểu hiện đau bụng. Các cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trước hoặc sau bữa ăn, thậm chí ngay trong khi ăn. Đặc biệt là đau kéo dài hơn và cũng đau nặng hơn khi sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia hoặc các thực phẩm cay nóng như ớt… Khi gặp phải những vấn đề về tinh thần, đặc biệt là khi đang bị stress thì biểu hiện viêm đại tràng co thắt tăng lên gấp nhiều lần, khi đó các biểu hiện đau thường xuất hiện ở bụng trên, dưới rốn, hai bên và nhiều vị trí xung quanh khác. Biểu hiện đặc trưng thứ ba là cảm giác đau bụng muốn đi ngoài liên tục, đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là những người bệnh mới mắc các chứng về viêm đại tràng co thắt. Tức là mới đi xong lại muốn đi tiếp. Bệnh gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu và làm suy giảm sức khỏe nói chung, mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng. Như trên đã nói, nguyên nhân của bệnh có nhiều, do vậy tốt nhất là tránh các nguyên nhân để bệnh không khởi phát như ăn uống hợp vệ sinh, không ăn sống, gỏi, tiết canh…; tránh stress. Khi phát hiện các triệu chứng, cần khám và điều trị sớm tại chuyên khoa nội tiêu hóa.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Cẩn trọng chứng viêm da do tiếp xúc cây trồng, ánh sáng http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-chung-viem-da-do-tiep-xuc-cay-trong-anh-sang-13480/ Sun, 05 Aug 2018 05:04:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-chung-viem-da-do-tiep-xuc-cay-trong-anh-sang-13480/ [...]]]>

Viêm da do tiếp xúc cây trồng, ánh sáng là một viêm da nhiễm độc ánh sáng do người bệnh tiếp xúc với những thực vật (cây cỏ) nhạy cảm ánh sáng kết hợp tia cực tím có bước sóng dài (UVA 320-380 m). Nguyên nhân là do trong các loài cây cỏ này có chứa chất tăng nhạy cảm ánh sáng (thúc đẩy cơ thể hấp thụ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời) mà phát bệnh. Các chất làm tăng nhạy cảm ánh sáng chính được tìm thấy trong các loài thực vật là furocoumarins bao gồm psoralens và 5-methoxypsoralens (5 MOP), 8-methoxypsoralens (8 MOP), angelicin, bergaptol và xanthotal.

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc trực tiếp với cây trồng (chạm vào, ngắt bẻ cây…). Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu 24 giờ sau khi phơi nhiễm và cao điểm trong khoảng 48 -72 giờ. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và bao gồm: những vùng da phồng rộp, đỏ, viêm da, ngứa, cảm giác bỏng rát, tăng cảm giác đau, những mảng da bị vảy da (sau khi mụn nước vỡ)

Vị trí tổn thương: Phần lớn xảy ra ở vùng hở (thường là mu tay, cánh tay, mu chân, mặt) hoặc bất kì chỗ nào, nơi tiếp xúc và vùng phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời. Các mảng mụn nước ở mặt thường có hình dạng không đều. Hay gặp trên vùng da đã bị phơi nhiễm với hóa chất. Ví dụ, mụn nước nhỏ có thể là kết quả của việc tiếp xúc với nước trái cây. Các sọc trên da có thể chỉ ra rằng vùng da của họ tiếp xúc cây trồng.

Một số người chỉ gặp phản ứng viêm rất nhẹ sau khi phơi nắng có thể thậm chí không nhận thức được rằng họ đã có phản ứng. Sự tăng sắc tố có thể là đầu mối đầu tiên mà đã phát triển thành bệnh viêm da do tiếp xúc cây trồng và ánh sáng. Người bệnh cần lưu ý: da ướt, mồ hôi và trời nóng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ban đầu, trong khi phơi nắng có thể làm tối màu sắc da.

Khi các triệu chứng ban đầu giảm, thường là sau 7-14 ngày, da có thể có dấu hiệu sẫm màu, được biết đến như là tăng sắc tố. Giai đoạn này gọi là sắc tố sau viêm, có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc vài tháng.Viêm da xảy ra sau tiếp xúc với thực vật và ánh sáng mặt trời.

Viêm da xảy ra sau tiếp xúc với thực vật và ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm da do tiếp xúc ánh sáng và cây trồng, bất kể giới tính, tuổi tác hay chủng tộc. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chứng viêm da này, bao gồm:

Tiếp xúc với một số cây trồng và các sản phẩm thực vật. Quả cam quýt và các loại dầu từ trái cây có múi có thể gây ra chứng viêm da do tiếp xúc cây trồng, ánh sáng. Nhiều thực vật và rau có chứa các hợp chất hóa học gây ra sự nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Các hóa chất này được gọi là chất cảm quang. Một ví dụ của một bức xạ là psoralen. Một số loài thực vật phổ biến có chứa psoralen bao gồm: rau mùi, mùi tây, cà rốt, cần tây, sung… Khi tiếp xúc với ánh sáng UVA, psoralen gây ra các phản ứng quang hóa trong da. Những phản ứng này làm hỏng tế bào da dẫn đến các triệu chứng được mô tả ở trên.

Sử dụng nước hoa hoặc dầu có chứa hoá chất thực vật nhất định. Do tác động của ánh sáng mặt trời khi phải làm việc ngoài trời.

Cần lưu ý rằng bệnh viêm da do tiếp xúc ánh sáng và cây trồng thường bị chẩn đoán sai. Có thể bị nhầm lẫn với: viêm da dị ứng, bỏng hóa học, viêm tế bào, nhiễm nấm da, các dạng viêm da tiếp xúc khác, cháy nắng…

Trong một số trường hợp, viêm da do tiếp xúc cây trồng, ánh sáng có thể dẫn đến những biến chứng sau: nhiễm khuẩn và nấm da, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sự tái phát của các triệu chứng khi phơi nhiễm tiếp theo…

Các trường hợp nhẹ của bệnh viêm da do tiếp xúc ánh sáng và cây trồng không phải lúc nào cũng cần sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài, thì người bệnh nên đến khám tại các cơ sở khám chuyên khoa da liễu.

Các phương pháp điều trị và phòng ngừa

Hầu hết các trường hợp viêm da do tiếp xúc ánh sáng và cây trồng đều chỉ cần can thiệp tối thiểu. Điều trị nhằm giảm đau và rút ngắn thời gian các triệu chứng. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (tránh xa loại cây gây bệnh và tránh phơi nhiễm ánh sáng). Tránh các chất kích thích da khác (trong khi bị bệnh thì nên hạn chế dùng nước hoa). Giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt, đặc biệt là khi tia UV ở mức cao nhất (từ 10-15 giờ hàng ngày), có thể giúp ngăn ngừa sự tăng sắc tố trở nên tối hơn. Nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Nên mặc quần áo bằng vải nhiều cotton và tránh sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể gây ra các triệu chứng tồi tệ hơn. Bảo vệ da với quần áo phù hợp khi ở ngoài trời và trong khu vực nhiều cây cối. Mang găng tay khi làm vườn, chế biến thực vật…

Áp lạnh: đặt một khăn lạnh vào vùng da bị tiếp xúc.

Có thể sử dụng một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng bệnh như: Kem bôi tại chỗ có chứa corticosteroid sẽ làm giảm chứng viêm và ngứa. Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống corticosteroid hoặc thuốc kháng histamin cho các triệu chứng nặng. Trường hợp bị đau rát nặng nề có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như acetaminophen và ibuprofen, có thể giúp giảm đau và sưng tấy.

Các trường hợp nặng của bệnh viêm da do tiếp xúc ánh sáng và cây trồng, hoặc những người có vùng tổn thương lên đến hơn 30% da, có thể cần điều trị tại bệnh viện bao gồm điều trị bằng corticosteroid và tiêm truyền tĩnh mạch để thải bớt độc tố và tác nhân gây dị ứng.

BS. Trần Đức

]]>
Ðể thoát khỏi vòng xoắn ngứa – gãi – ngứa của viêm da thần kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/de-thoat-khoi-vong-xoan-ngua-gai-ngua-cua-viem-da-than-kinh-13478/ Sun, 05 Aug 2018 05:04:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-thoat-khoi-vong-xoan-ngua-gai-ngua-cua-viem-da-than-kinh-13478/ [...]]]>

Ngứa và ngứa dữ dội là biểu hiện đầu tiên và đặc trưng của bệnh

Ngứa là dấu hiệu đầu tiên, do đó thường gọi là “ngứa liken hóa” khu trú ở một vùng da, có sẵn yếu tố chà xát (cổ áo, thắt lưng) ẩm ướt lép nhép (khí hư) ở bệnh nhân rối loạn thần kinh, ngứa ban đầu nhẹ và nổi thành cơn sau thành đợt dữ dội nhất là về đêm. Ngứa từng cơn khiến người bệnh mất ngủ, kích động bệnh nhân dùng tay gãi thương tổn. Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều trở thành đỏ sẩn hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sẩn dẹt bóng, sau thành một đám, có xu hướng hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ. Ở những đám điển hình có thể phân biệt 3 vùng: vùng ngoài sẫm màu hơi ráp, da hơi nhăn, hơi cộm, vùng giữa có sẩn nhỏ san sát bên nhau, màu đỏ sẫm, mặt bóng dạng liken, đôi khi có vảy da, có vết gãi xước, vùng trung tâm rộng hơn cả, màu sẫm dày cộm, hằn da nổi rõ thành vệt chéo nhau, ở giữa các hằn da có sẩn dẹt, bóng.

Xuất hiện những vảy xám, đục, có khi trắng như bột: Tùy từng vị trí, có khi trên mặt đám vẩy da xám đục, có khi trắng như bột, sừng hóa ở các nếp, tổn thương có thể hơi chợt. Ở bìu da cộm, sẫm màu, hằn da sâu, dễ bị chợt nhiễm khuẩn phụ. Ở niêm mạc âm hộ có thể có bựa trắng dạng bạch sản. Ở bẹn, nách có thể liken hóa phì đại, thành đám sùi cộm, thành khối u rất ngứa.

Ðể thoát khỏi vòng xoắn ngứa - gãi - ngứa của viêm da thần kinhHình ảnh viêm da thần kinh trên vùng cổ ngực.

Đám viêm bì thần kinh có thể đơn độc hoặc đối xứng, hoặc rải rác nhiều nơi, tiến triển hàng tháng, hàng năm, hay tái phát, ngày càng cộm càng sẫm màu hoặc bạc màu dạng bạch biến. Do ngứa gãi nhiều thành nhiễm khuẩn phụ, nổi đinh nhọt áp-xe cạnh tổn thương. Bệnh càng nặng càng ảnh hưởng đến thần kinh của bệnh nhân.

Truy tìm nguyên nhân

Căn nguyên ban đầu chưa rõ, chỉ biết rằng ngứa, gãi, dày da và liken hóa là một vòng luẩn quẩn làm cho bệnh nặng thêm. Kích thích ban đầu, dường như liên quan đến stress hoặc rối loạn xúc cảm, gây ra chu kỳ ngứa – gãi – ngứa. Điều này kích thích tăng sản biểu bì phản ứng mà biểu hiện trên lâm sàng là liken hóa. Viêm da thần kinh được xác định sau khi loại trừ các nguyên nhân phổ biến hơn gây viêm da như viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích thích. Bên cạnh đó có thể do: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hành tá tràng. Ở bìu, cần chú ý phát hiện giun kim. Ở âm hộ cần phát hiện khí hư, Candida, Trichomonas…

Có gì khác với các bệnh da khác?

Viêm da thần kinh cần phân biệt với một số bệnh như: Bệnh vẩy nến, là một bệnh có biểu hiện thông thường bằng dát đỏ hơn và trên có vảy dày, trắng hay thấy ở vùng khuỷu tay, đầu gối, da đầu; Bệnh liken phẳng biểu hiện là những sẩn nhỏ, hình đa giác, màu tím; Bệnh chàm đồng tiền. Đôi khi có thể cần đến sinh thiết để xác định chẩn đoán khi những tổn thương giống vẩy nến hoặc thậm chí giống liken phẳng. Nhiễm nấm không điển hình cũng có thể gây nhầm lẫn. Quan sát nấm có thể loại trừ được khả năng này.

Ðể thoát khỏi vòng xoắn ngứa - gãi - ngứa của viêm da thần kinhViêm da thần kinh thể liken hóa khu trú vùng gáy.

Cần phá vỡ vòng xoắn bệnh lý ngứa – gãi – ngứa trong điều trị

Điều trị bệnh viêm da thần kinh cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân để phá vỡ vòng luẩn quẩn ngứa – gãi, bao gồm dùng các thuốc kháng histamin đường uống để giảm ngứa, các steroid tại chỗ để ức chế viêm, các kháng chế phẩm chứa hắc ín hoặc ichthyol để chống ngứa và bạt sừng. Băng bịt để ngăn ngừa gãi, tránh gãi trực tiếp vào thương tổn trong khi ngủ là điều trị có hiệu quả nhất. Trong một số trường hợp tiêm nội tổn thương bằng chế phẩm corticoid như triamcinolon có thể có hiệu quả.

Lời khuyên của thầy thuốc

Viêm da thần kinh ít khi tự khỏi mà có xu hướng đỡ khi được điều trị bằng thuốc bôi corticoid nhưng rồi sẽ tái phát ở vị trí khác. Bệnh nhân cũng cần biết tác hại của gãi, của stress và sang chấn về tinh thần đều là những tác nhân gây ngứa, do vậy cần hết sức tránh các tác nhân này. Bệnh này khác với bệnh dị ứng nên không cần ăn kiêng.

BS. Lê Phương Thùy

]]>
Biểu hiện và cách trị viêm đại tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-va-cach-tri-viem-da%cc%a3i-trang-13221/ Mon, 30 Jul 2018 15:15:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-va-cach-tri-viem-da%cc%a3i-trang-13221/ [...]]]>

Xin hỏi bác sĩ như thế có phải bị viêm đại tràng? Phải làm gì để cải thiện tình trạng bệnh. Xin cảm ơn.

Lê Thị  Hoàng Anh(Hà Nam)

Viêm đại tràng là bệnh thường gặp về hệ tiêu hóa, gây khó khăn cho người bệnh. Tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng bao gồm: đại tiện nhiều lần trong ngày, rối loạn tiêu hóa kéo dài; táo lỏng xen kẽ, phân thường nát và không thành khuôn; bụng trướng hơi, căng tức và khó chịu dọc khung đại tràng. Đau bụng âm ỉ ở phần dưới của bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng khi ăn, trước khi đi đại tiện. Dị ứng đồ ăn, dễ bị đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, chua cay, các chất kích thích hoặc có cồn…

Vì thế, chế độ ăn uống rất quan trọng có thể giúp cải thiện bệnh. Những loại thực phẩm được khuyến cáo nên dùng như là: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành và nên hạn chế trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng. Bạn cũng nên tránh dùng thức ăn cứng như rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay mềm như chuối, táo. Ngoài ra, tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận động cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga) giúp cải thiện bệnh.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Viêm dạ dày ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-day-o-tre-em-11124/ Wed, 25 Jul 2018 08:59:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-day-o-tre-em-11124/ [...]]]>

Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Thực tế cho thấy 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi bị đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng.

Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em

Viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ thường là ăn uống khó tiêu, đau bụng vùng trên rốn, da xanh xao, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung, căng thẳng. Cũng có trường hợp có biểu hiện rất rõ là nôn ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc tiêu máu tươi. Bệnh có thể tăng lên khi ăn thức ăn, đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối.

Cho trẻ uống đủ nước.

Đau bụng

Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn.

Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị.

Nôn

Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại

Thiếu máu thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc.

Cách chữa trị tại nhà

Chườm ấm

Để làm giảm khó chịu ở dạ dày cho trẻ, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm chườm bụng cho trẻ hoặc tắm nước ấm cho trẻ.

Xoa bóp cho bé

Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.

Cho trẻ uống nước gừng và mật ong

Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày.

Cho bé uống đủ nước

Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cho trẻ uống nước bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ.

Ăn uống thế nào để tránh kích thích niêm mạc dạ dày

Ăn đúng cách; Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để giảm nhẹ gánh nặng tiêu hóa của dạ dày; không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no. Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, bánh quy…; Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.; Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ; Ít xơ sợi: rau củ non; Đồ uống: nước chín; Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày: các loại lạp xường, xúc xích; Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi, thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ; Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua…

Phòng bệnh

Hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game có điều độ để phát triển trí não. Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao vừa sức để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Ăn nhiều rau quả loại không ảnh hưởng đến dạ dày, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.

ThS. Lưu Minh Quân

]]>
Kiêng gì để viêm đại tràng không tái phát? http://tapchisuckhoedoisong.com/kieng-gi-de-viem-dai-trang-khong-tai-phat-10913/ Wed, 25 Jul 2018 08:23:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kieng-gi-de-viem-dai-trang-khong-tai-phat-10913/ [...]]]>

Tôi bị viêm đại tràng đã 10 năm. Trong ăn uống tôi rất chú ý kiêng khem nhưng vẫn tái phát. Tôi cũng không hiểu bệnh của tôi là như thế nào. Rất mong được bác sĩ cho lời khuyên.

Nguyễn Văn Hồng ([email protected])

Dấu hiệu mắc bệnh viêm đại tràng: Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2-6 lần mỗi ngày. Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, cà phê… Viêm đại tràng nếu không được chữa trị dứt điểm rất dễ bị tái phát trở lại, trở thành viêm đại tràng mạn tính. Khi đó việc chữa trị trở nên khó khăn vì trên biểu mô niêm mạc đại tràng đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng. Viêm đại tràng mạn lâu năm có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và ung thư đại trực tràng.

Trong thư bạn nói đã bị bệnh 10 năm nay, vấn đề không phải chỉ là bị bệnh đại tràng kiêng ăn gì mà bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân từ đó mới điều trị dứt điểm được. Trong quá trình điều trị người bệnh viêm đại tràng cần tuân thủ đúng phác đồ. Một khi thấy xuất hiện các triệu chứng không rõ nguyên nhân như đau bụng, đầy hơi, trướng bụng… cần lập tức đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng thêm. Đối với những trường hợp mắc bệnh, cần chú ý chế độ ăn uống, giảm tối đa những đồ ăn gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và cà phê. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Phòng viêm da cơ địa mùa lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-viem-da-co-dia-mua-lanh-10894/ Wed, 25 Jul 2018 08:21:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-viem-da-co-dia-mua-lanh-10894/ [...]]]>

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng gặp nhiều hơn cả là ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô, bệnh xuất hiện nhiều hơn.

Đặc điểm của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm hoặc Eczema. Đây là một bệnh phát ban da không lây nhiễm phổ biến, nó được làm trầm trọng thêm bởi các yếu tố bên trong (cơ địa dị ứng) và bên ngoài do dị ứng. Viêm da cơ địa bao gồm loại dị ứng, loại tiết bã nhờn và loại do tiếp xúc. Viêm da cơ địa (chàm) có nhiều loại khác nhau tùy theo lứa tuổi, ở trẻ sơ sinh có chàm tiết bã, chàm dị ứng hoặc chàm quanh miêng. Ở trẻ em có chàm nhiễm trùng (viêm da nhiễm trùng), viêm da chân, viêm da dị ứng và người trưởng thành có thể bị bệnh viêm da thần kinh, viêm da dạng  đĩa, viêm da khô gây ngứa nhiều (chàm Asteototic). Ngoài ra, còn có một số loại viêm da cơ địa khác như bệnh tổ đĩa, bệnh á sừng hoặc bệnh viêm da tróc vảy.

Theo các nhà chuyên môn về da liễu, viêm da cơ địa là một loại bệnh lý có tính chất di truyền, tức là mang tính chất gia đình, do đó có gần 80% số trẻ em bị viêm da dị ứng có yếu tố gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột bị bệnh viêm da dị ứng như eczema, tổ đĩa, viêm da tróc vảy, bệnh á sừng…). Một đặc điểm khác của viêm da cơ địa là rất dễ trở thành mạn tính và hay tái phát.

viêm da cơ địa Bệnh Eczema

Nguyên nhân

Cho dù nguyên nhân của viêm da cơ địa chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng viêm da cơ địa là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường, nhất là cơ địa dị ứng. Đó là hiện tượng  xảy ra phản ứng giữa cơ thể với dị ứng nguyên khi chúng tiếp xúc với da. Các dị ứng nguyên đó có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bùng phát viêm da dị ứng. Hoặc do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, cát, bụi; khói thuốc lá, khói xe, khói bếp) đều có thể là yếu tố thuận lợi cho viêm da cơ địa bùng phát, nhất là người có cơ địa dị ứng. Vì vậy, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay, hen suyễn… Mặt khác, người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện

Bệnh viêm da cơ địạ thường xuất hiện vào khoảng thời gian 3 tháng tuổi, đôi khi sớm hơn và kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo cơ địa của từng trẻ em. Nếu không được điều trị, càng lớn bệnh càng dễ tái phát.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, ban đầu có thể chỉ là các đám khô da mất sắc tố hoặc cấp tính với triệu chứng rất nặng như: đỏ da toàn thân. Đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước,  có vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Người bệnh thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, gây mất ngủ. Ở trẻ sơ sinh bị bệnh da cơ địa (chàm sơ sinh) thường xuất hiện ở mặt (hai gò má, cằm) tạo thành hình cánh bướm. Ở trẻ lớn hoặcngười trưởng thành, bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi hoặc bàn tay (người lớn). Do ngứa nên người bệnh gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn gây mưng mủ, khi lành bệnh có thể để lại sẹo. Nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng, da ngứa khiến trẻ gãi nhiều và làm hàng rào bảo vệ suy yếu. Mặt khác, từ chỗ da bị xây xước, chảy máu các chất kích thích và dị ứng nguyên từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập sâu vào da và lại càng khiến da ngứa hơn.

viêm da cơ địa80% số trẻ em bị viêm da dị ứng có yếu tố gia đình

Nguyên tắc điều trị

Khi bị viêm da cơ địa, nhất là mùa lạnh bệnh dễ xuất hiện và tái phát cần đi khám, tốt nhất là khám chuyên khoa da liễu nhằm xác định căn nguyên, điều trị sớm, đúng, tránh để xảy ra biến chứng. Ngoài điều trị chống viêm, chống ngứa có thể được dùng thuốc diệt vi khuẩn, vi nấm tại chỗ (nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm).

 

Nguyên tắc phòng bệnh

Cần vệ sinh làn da sạch sẽ, không nên dùng các loại nước hoa, mỹ phẩm (không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc). Cần hạn chế tiếp xúc hóa chất, khói bụi, khói thuốc, phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác. Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, vì vậy, nên tắm rửa bằng nước nóng, mặc ấm, ngủ ấm.

Khi trời trở lạnh, ẩm, khô hanh cần giữ ẩm da và nên dưỡng ẩm da thường xuyên (nếu có điều kiện) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô rát da và giảm sử dụng thuốc. Những bệnh nhân viêm da cơ địa nên tắm trong phòng ấm, đặc biệt là với nước muối để giữ ẩm cho da và không nên sử dụng áo len, thay vào đó là sử dụng những trang phục làm từ lụa. Không nên ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc các loại thực phẩm lạ và nên sử dụng vitamin D theo đơn thuốc của bác sĩ, bởi vì vitamin D là giải pháp tuyệt vời cho bệnh viêm da cơ địa, thêm vào đó là dùng axít béo omega -3 nhưng không dung omega 6 sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-viem-da-day-o-tre-10886/ Wed, 25 Jul 2018 08:20:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-viem-da-day-o-tre-10886/ [...]]]>

Do vậy cần phát hiện sớm để được điều trị tích cực, kịp thời.

Nguyên nhân cơ bản của bệnh viêm dạ dày

Trong các bệnh lý về dạ dày thì có 3 bệnh hay gặp nhất: viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Ba bệnh này liên quan mật thiết với nhau, viêm bao giờ cũng đi trước, dần đến loét và tiến triển thành ung thư. Trẻ em chủ yếu bị viêm dạ dày là chính, loét rất hiếm gặp. Học ở trường, học ở lớp học thêm và học ở nhà, không còn thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… Tất cả học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông dường như phải học quá nhiều. Sự quá tải trong việc học sẽ dẫn đến mệt mỏi, strees, trở thành gánh nặng cho sức khỏe nói chung và bệnh viêm dạ dày nói riêng.

Kinh tế phát triển lại tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn: thức ăn đường phố, nguồn nước, môi trường… ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP). Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân cơ bản mắc viêm dạ dày.

Trẻ mắc vi khuẩn HP bắt đầu khi còn nhỏ, gặp nhiều nhất là khi trẻ 7-8 tuổi. Việc trẻ bị viêm dạ dày từ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh suốt đời, việc điều trị bệnh dễ tái phát, cần phát hiện sớm để được điều trị tích cực, kịp thời.Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân cơ bản mắc viêm dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân cơ bản mắc viêm dạ dày.

Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ

Khi trẻ bị viêm dạ dày, trẻ sẽ không muốn ăn hoặc ăn không được vì đau, vì cảm giác khó chịu, đầy bụng sau ăn, hoặc nếu có ăn được thì thức ăn sẽ không được nghiền trộn và chuyển hóa tốt, kết quả là cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt động của toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể sẽ suy yếu đi mà biểu hiện rõ nhất là trẻ thường mệt mỏi, da xanh, gầy sút, uể oải, hoa mắt, hay hồi hộp, căng thẳng, mất tập trung.

Trẻ bị viêm dạ dày có biểu hiện đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng ở trẻ thường không giống người lớn. Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn. Bệnh có thể tăng lên khi ăn thức ăn, đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như chuối, đu đủ. Mặt khác, cơn đau bụng do viêm dạ dày ở trẻ em diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị, không có triệu chứng đau âm ỉ, ợ chua như bệnh dạ dày ở người lớn. Cũng có trường hợp trẻ đau bụng dữ dội, trẻ lăn lộn giống với triệu chứng đau do giun chui ống mật nên các bậc cha mẹ tưởng con mình bị đau bụng do giun.

Trường hợp viêm dạ dày ở trẻ có biểu hiện rất rõ là đau bụng tái diễn, nôn và buồn nôn, đi đại tiện ra máu tươi hoặc phân đen như bã cà phê.

Điều trị và phòng ngừa viêm dạ dày ở trẻ

Bệnh viêm dạ dày, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm xuất huyết tiêu hóa (chảy máu dạ dày), thủng dạ dày, hẹp môn vị (ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn và nôn)… ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí lực của trẻ.

Kỹ thuật nội soi dạ dày là một phương pháp hữu hiệu mang lại kết quả chính xác nhất trong việc chẩn đoán bệnh dạ dày. Việc điều trị viêm dạ dày có thể phân ra 2 nhóm chính: nhóm do không nhiễm và nhóm nhiễm vi khuẩn HP. Tùy theo phân loại này mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phác đồ điều trị thích hợp. Nhiều loại thuốc tốt thế hệ mới có tác dụng điều trị cả nguyên nhân lẫn triệu chứng. Tuy nhiên, việc điều trị phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn HP.

Bên cạnh việc dùng thuốc, nhằm bình thường hóa chức năng của dạ dày, tăng cường hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày cần loại trừ các yếu tố gây bệnh như strees, áp lực tâm lý, căng thẳng, thức khuya… Bên cạnh đó cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn là không nhỏ. Ăn uống khoa học, ăn chín, uống sôi, ăn đúng bữa, không ăn quá no, không ăn quá khuya, không vừa ăn vừa chạy nhảy, vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử… Khi có các triệu chứng về tiêu hóa như: đau bụng, chán ăn, khó tiêu, nôn, tiêu chảy, táo bón… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

ThS. Phạm Tố Ngân

]]>