viêm da tiếp xúc do côn trùng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 23 Nov 2018 14:32:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm da tiếp xúc do côn trùng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhận biết và xử trí viêm da tiếp xúc do côn trùng http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-17016/ Fri, 23 Nov 2018 14:32:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-17016/ [...]]]>

Côn trùng thường ẩn náu ở ruộng, vườn, bụi cây, nơi tập kết vật liệu, phế thải hoặc nơi có rác thải… Khi bay vào trong nhà, côn trùng trực tiếp tiếp xúc với người hoặc tiếp xúc với những vật dụng như khăn tắm, khăn rửa mặt, giường chiếu chăn màn, quần áo… và gây bệnh viêm da tiếp xúc cho người sử dụng những vật dụng đó.

Cảnh báo viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Cảnh báo viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là trạng thái viêm da kích ứng với hóa chất tiết ra từ côn trùng. Bệnh do tiếp xúc đơn thuần với các chất tiết của côn trùng đang sống hoặc bị chết.

Thương tổn ban đầu là những dát đỏ da, sau đó phù nề. Người bệnh thấy rát, đau, ngứa khó chịu. Trên bề mặt thương tổn màu trắng xám, lõm ở giữa, mụn nước, loét. Khi bị bội nhiễm thì có mủ trắng.

Thương tổn có hình dạng tương ứng với phần tiếp xúc với lông của bướm đêm. Có thể có từ một tới hàng chục thương tổn hình tròn, ô van, hình bản đồ, loang lổ, đôi khi thương tổn nhỏ và dài như vết cào của móng tay.

Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài mm tới 10-20cm. Các dát đỏ trên có thể xuất hiện ở một vùng da bên phải hoặc bên trái hay nằm rải rác hai bên cơ thể. Đôi khi có thương tổn ở mắt làm cho mắt viêm đỏ, phù nề, nhức nhối khó chịu.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và bướm đêm là gần giống nhau nhưng do kiến khoang thường nặng hơn.

Bệnh thường phát nhanh sau khi tiếp xúc với dị nguyên từ vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Với các biểu hiện trên, nhiều bệnh nhân nhầm với bệnh zona và tự đi mua thuốc acyclovir về bôi, uống nhưng không khỏi, sau mới đến khám ở cơ sở da liễu. Một số trường hợp tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, hoặc bẹn tùy theo vùng tổn thương.

Cách xử trí đúng

Khi trên da xuất hiện những đám da màu đỏ, ngứa rát, đau, bệnh nhân nên  đến khám và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu.

Bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Bệnh nhân không nên tự điều trị để tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị do sử dụng thuốc không đúng. Bệnh nhân có thể tự xử lý ban đầu bằng cách tắm rửa, làm sạch da, thay quần áo khác.

Tại cơ sở y tế, sau khi khám chẩn đoán bệnh do côn trùng, thầy thuốc sẽ hướng dẫn điều trị tổn thương bằng các thuốc bôi: làm dịu da, sát khuẩn, kháng sinh có corticoid.

Nếu bội nhiễm có mủ, loét, bôi các dung dịch như castellani, milian. Ngoài ra, nên kết hợp uống kháng sinh như cephalexin, ampicillin… Uống thuốc kháng histamin như desloratadin, clarityne, telfast, cetirizin,… theo chỉ định của bác sĩ

Lời khuyên của thầy thuốc

Chủ động phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với côn trùng. Cần phát quang bụi rậm, cây cối xung quanh nhà để tránh nơi côn trùng cư ngụ. Đêm ngủ nên đóng kín cửa, nằm màn. Khi phơi quần áo nên lấy sớm vào để tránh côn trùng ẩn nấp trong đó. Nếu thấy côn trùng bò lên da thì nên lấy giấy hoặc thổi côn trùng đi, không nên bắt, chà xát hoặc giết nó gây thương tổn và chất tiết tiếp xúc với da nhiều hơn. Khi phát hiện côn trùng gần khu vực sống nên đóng cửa hoặc dùng lưới rất nhỏ để ngăn côn trùng không vào trong nhà, trong phòng. Trước khi ngủ hoặc trước khi mặc đồ thì nên kiểm tra giường chiếu, chăn màn, quần áo trước khi sử dụng, nếu phát hiện côn trùng bám trên quần áo không mặc nữa và đem đi giặt… Đến cơ sở y tế khám khi có biểu hiện nghi ngờ.

ThS. Ngọc Tân

]]>