viêm amidan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 29 Nov 2018 14:27:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png viêm amidan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Amiđan không thể thấy viêm là muốn đi cắt http://tapchisuckhoedoisong.com/amidan-khong-the-thay-viem-la-muon-di-cat-17119/ Thu, 29 Nov 2018 14:27:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/amidan-khong-the-thay-viem-la-muon-di-cat-17119/ [...]]]>

Amiđan là cơ quan tạo ra kháng thể để giúp cơ thể chống vi khuẩn, virút ở đường mũi họng. Khi bị viêm amidan có thể sẽ điều trị nội khoa, chỉ cắt amiđan khi bị viêm do vi khuẩn Streptococcus tái đi tái lại nhiều lần, tối thiểu 4 lần trong 1 năm và 3 năm liên tục hoặc gây ápxe amiđan hoặc quanh amidan mới có chỉ định cắt bỏ amiđan.

Dấu hiệu viêm amiđan có thể xuất hiện do nhiễm vi khuẩn, virút, trong đó phổ biến nhất là khuẩn Streptococcus. Khi bị viêm, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu cơ bản như đau họng, amiđan sưng đỏ, có lớp mủ màu trắng hoặc vàng ở trên bề mặt amiđan, một số người bị đau đầu, đau tai, ăn mất ngon, khó nuốt, khó thở bằng miệng, sưng đau hạch vùng cổ bên, dưới hàm, lên cơn sốt, ớn lạnh hoặc có mùi hôi miệng…

Riêng đối với trẻ em có thể còn kèm theo đau bụng, buồn nôn và nôn. Các biểu hiện cấp tính của viêm amiđan bao gồm đau đầu nhiều, sốt cao 39 – 400C, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Rất nhiều cháu bị tình trạng amiđan sưng to có chấm mủ trắng bề mặt amiđan, môi khô, lưỡi trắng, hạch dưới góc hàm sưng to gây đau.

Tùy vào mức độ của bệnh mà sẽ có những cách chữa amiđan khác nhau.Việc đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi nhiều. Khi bị viêm amiđan, bạn nên xin nghỉ từ 1 đến 3 ngày; cũng không nên hoạt động mạnh và nói nhiều.

Amiđan không thể thấy viêm là muốn đi cắt

Súc miệng nước muối là cách chữa đau amiđan đơn giản mà lại hiệu quả cao. Nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ sẽ làm giảm cơn đau họng.

Cần hạn chế tối đa hay không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu… Vì các chất này sẽ khiến tình trạng viêm amiđan tăng thêm. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường.

Chỉ cắt amiđan khi bị viêm do vi khuẩn Streptococcus tái đi tái lại nhiều lần

 

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm cho phù hợp, không nên tự mua thuốc để điều trị.

Biện pháp phẫu thuật là phương pháp chữa amiđan cuối cùng khi dùng thuốc kháng sinh không có hiệu quả hoặc bị amiđan mạn tính, thường xuyên.

Ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, không ít trường hợp thấy con bị viêm amiđan vài lần là phụ huynh đưa đến gặp bác sĩ và yêu cầu được cắt vì nghĩ rằng sau khi cắt, trẻ sẽ khỏi viêm. Tuy nhiên đây là cách hiểu sai. Cắt amiđan là chỉ định rất hạn chế bởi bộ phận này mang đến một số lợi ích đối với cơ thể trẻ. Số các cháu viêm amiđan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.

Khi bị viêm amiđan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amiđan nếu cần thiết.

Trên thực tế, amiđan chỉ định cắt trong những trường hợp.

Viêm nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm.

Viêm amiđan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…

Amiđan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh…

Amiđan không thể thấy viêm là muốn đi cắt

Súc miệng nước muối là cách chữa đau amiđan đơn giản mà lại hiệu quả cao

Sau khi cắt amiđan, bệnh nhân cũng phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nếu thấy có chảy máu sau cắt, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Bác sĩ cũng khuyến cáo trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amiđan, bởi trẻ dưới 5 tuổi cắt amiđan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, còn người trên 45 tuổi cắt amiđan vì dễ bị chảy máu do amiđan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Uống nước ấm bằng hỗn hợp nước chanh ấm có thêm mật ong, quế, giấm táo hay đơn giản hơn là trà ấm, nước ấm là đồ uống giúp chữa amiđan tại nhà hiệu quả hơn. Đồ uống này vừa làm dịu cơn đau, giúp sát khuẩn cho amiđan. Dùng thuốc ngậm có chứa thuốc gây tê bên trong có thể giúp giảm đau ở vùng amiđan và cổ họng của bạn.

PGS.TS.BS. TRẦN VIÊT HỒNG

]]>
Viêm amidan biểu hiện như thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-amidan-bieu-hien-nhu-the-nao-13153/ Sun, 29 Jul 2018 14:59:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-amidan-bieu-hien-nhu-the-nao-13153/ [...]]]>

Phùng Thị Thắm(Lào Cai)

Theo triệu chứng kể trên, có nhiều khả năng bạn bị viêm amidan. Amidan là hai khối màu hồng to bằng đầu ngón tay cái, nằm ở hai bên thành họng. Nó có nhiệm vụ sinh ra kháng thể, chống các vi khuẩn đột nhập qua đường ăn uống và đường thở. Chính vì nằm ở vị trí này nên amidan rất dễ bị viêm.

Trong trường hợp bị viêm, nếu há to miệng soi gương có thể thấy những chấm mủ trắng trên bề mặt của amidan. Vì đó là những ổ viêm cục bộ mạn tính nên có thể bạn không thấy sốt hoặc đau họng. Mủ đọng lâu ngày trong hốc amidan vón thành kén rồi do hoạt động của cơ họng khi nuốt bật ra và biến mất.

Nếu có nhiều hốc viêm hoặc bị viêm lâu ngày là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Điều trị cơ bản viêm amidan hốc mạn tính là chỉ định cắt amidan. Bằng cách này sẽ khiến bạn thoát khỏi chứng hôi miệng và dự phòng bị các biến chứng do viêm amidan mạn tính gây ra như: thấp khớp, viêm cầu thận…

BS. Phạm Kim

]]>
Viêm amidan mạn tính, có nên cắt? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-amidan-man-tinh-co-nen-cat-13082/ Sun, 29 Jul 2018 14:49:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-amidan-man-tinh-co-nen-cat-13082/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết nếu bệnh mạn tính để lâu sẽ gây ra hậu quả gì và nếu cắt amidan thì có khỏi dứt điểm được không ạ?

Nguyễn Thị Hoa (Cao Bằng)

Amidan (amidan khẩu cái) là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở.

Bình thường, nó có vai trò nhất định trong cơ chế miễn dịch. Nhưng khi bị viêm mạn tính, nó mất chức năng đó và là một ổ viêm thường trực gây viêm tái phát thường xuyên và có thể có một số biến chứng:

Biến chứng tại chỗ: Áp-xe amidan, viêm tấy, áp-xe quanh amidan.

Biến chứng gần: Viêm thanh – khí phế quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy áp-xe thành bên họng.

Biến chứng xa: Viêm thận, khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.

Biến chứng toàn thân: Hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, amidan quá phát lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.

Em nên cắt amidan khi bị viêm tái phát nhiều lần/năm (khoảng trên 5 lần) hoặc khi có các biến chứng kể trên. Cắt amidan có nhiều phương pháp khác nhau, cắt bằng Coblator cũng là một phương pháp cắt triệt để lấy toàn bộ khối amidan và khắc phục được một số nhược điểm phương pháp khác như đỡ đau, đỡ tổn thương mô lành, hạn chế chảy máu…

BS. Nguyễn Văn Trường

]]>