vị thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 20 Jul 2018 01:23:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vị thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những vị thuốc từ ong mật http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-vi-thuoc-tu-ong-mat-5729/ Fri, 20 Jul 2018 01:23:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-vi-thuoc-tu-ong-mat-5729/ [...]]]>

Còn gọi là phong mật, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận phế trừ ho, nhuận tràng thông tiêu, chỉ thống giải độc, dùng để bổ dưỡng và chữa các chứng bệnh như ho, táo bón, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm loét miệng, bỏng, ngộ độc ô đầu… Một số ứng dụng thường dùng như sau:

– Ho do phế táo: mật ong 15g hòa với một lượng dầu vừng thích hợp uống hằng ngày.

– Táo bón, ho khan không có đờm: mật ong lượng vừa đủ uống với nước sôi mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Hoặc mật ong 15ml trộn với một thìa vừng đen giã nát uống với nước ấm, mỗi ngày một lần.

– Tăng huyết áp: vừng đen 50g rang thơm, giã nhỏ, hòa với 50g mật ong và chừng 200ml nước, chia uống 2 lần trong ngày.

– Viêm loét dạ dày – tá tràng: mật ong 100ml chưng cách thủy uống trước khi ăn, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục 2-3 tuần. Hoặc mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì 6g, nước 400ml, sắc cam thảo và trần bì với nước lấy 200ml rồi hòa mật ong chia uống 2-3 lần trong ngày.

– Viêm loét lưỡi miệng: mật ong một thìa, đại thanh diệp 15g, sắc lấy nước ngậm.

– Thiếu máu: mật ong 80g, chia uống 3 lần trong ngày.

– Nhọt độc, ung thũng: dùng mật ong trộn với hành củ giã nát đắp lên tổn thương.

– Ngộ độc ô đầu: mật ong uống nhiều lần, mỗi lần 1-4 thìa với nước ấm.

– Viêm gan: mật ong và sữa ong chúa lượng bằng nhau, uống mỗi ngày 20g, 20 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.

– Bỏng: dùng mật ong bôi sẽ mau khỏi, mau lên da non.

– Trẻ em bị tưa lưỡi: dùng gạc sạch thấm mật ong, quấn vào ngón tay, thoa đi thoa lại miệng lưỡi nhiều lần.

 

vị thuốc từ ong mật

 

Còn gọi là phong lạp, vị ngọt, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức và kích thích tiêu hóa. Sáp ong được dùng để chữa trĩ ra máu (kết hợp với nha đam tử), ung nhọt (làm viên phèn phi nấu với sáp ong để uống), chữa bỏng (làm thuốc dán), chữa viêm họng, bí tiểu tiện (dùng sáp ong đốt thành than, tán nhỏ cho trẻ uống với sữa hoặc nước cơm với liều 4g trong một ngày), chữa băng huyết (dùng sáp ong 20g tán nhỏ uống với rượu hâm nóng). Có khi phối hợp với các vị thuốc khác, ví như dùng sáp ong nướng lên, xác ve sầu bỏ miệng và chân đem sao, hai thứ lượng bằng nhau, tán riêng, rây bột mịn rồi trộn đều, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu để chữa da khô, nóng và ngứa ngáy; dùng sáp ong 10g, rễ câu đằng 20g sao vàng, bồ kết 2 quả cả hạt sao giòn, đốt xông khói qua đường tai để chữa viêm tai; dùng sáp ong và nhựa thông lượng bằng nhau nấu cho tan rồi bôi vào đầu ngón chân, ngón tay chữa chín mé…

Phấn hoa, phấn ong, hương ong

Do ong mang về, vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điền tinh, được dùng làm thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng cho những người bị suy nhược cơ thể, tâm tỳ hư suy, thận tinh bất túc, liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, muộn con, đáo tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt…

Sữa ong chúa

Còn gọi là phong nhũ, được coi là thuốc bổ dưỡng cao cấp, dùng cho người mới ốm dậy, người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh bị thiếu máu, ít sữa, kém ăn, mất ngủ, chữa các bệnh lý như thấp khớp, hen suyễn, sởi, tăng huyết áp, viêm gan virut, suy nhược thần kinh, liệt dương, Parkinson, nhiễm phóng xạ, tàn nhang, trứng cá, viêm da mủ, mụn nhọt…

Keo ong

Còn gọi là phong giao, là thuốc diệt khuẩn tự nhiên, làm tăng tác dụng của các thuốc kháng sinh và kích thích hệ miễn dịch. Dùng keo ong 40% tán nhỏ, trộn với dầu thực vật 60%, đun nhỏ lửa cho tan keo, để nguội, được dùng chữa các thể chàm, mụn nhọt, eczema… Keo ong cắt nhỏ cho vào 10% nước sôi để nguội, chưng cách thủy, khuấy đều bằng đũa tre cho tan keo, ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 30-40 giọt để chữa đau dạ dày. Ngoài ra, keo ong còn dùng dưới dạng xông hơi, viêm ngậm để điều trị các bệnh đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản…

Tầng ong

Còn gọi là phong phòng, vị mặn, tính bình, có độc, có công dụng thanh nhiệt giải độc, khứ phong tiêu thũng, sát khuẩn, được dùng để trị kinh giản, co giật, bệnh phong, nhũ ung, đinh độc, lao hạch, phong tý, trĩ, lỵ, liệt dương, mụn nhọt… Một số ứng dụng thường dùng như sau:

– Eczema: phong phòng và minh phàn lượng bằng nhau, minh phàn vi sao cho thật khô, tán nhỏ cùng với phong phòng rồi trộn với dầu vừng để làm thuốc bôi.

– Viêm loét, sưng nề lâu ngày: phong phòng sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g với rượu.

– Ngứa, viêm da: (1) phong phòng sao cháy tán bột, trộn với mỡ lợn bôi. (2) phong phòng 10g, minh phàn 10g, xà sàng tử 30g, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa chỗ tổn thương.

– Ho lâu ngày không dứt: phong phòng sao vàng, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-5g.

– Đau răng, viêm lợi: phong phòng 15g, tế tân 2g, nhũ hương 2g, tán bột, chấm vào tổn thương.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

 

]]>
Vị thuốc trong chiếc bánh chưng http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-thuoc-trong-chiec-banh-chung-4959/ Thu, 19 Jul 2018 13:10:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-thuoc-trong-chiec-banh-chung-4959/ [...]]]>

Lá dong:

Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu, làm se. Chữa say rượu: lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được. Chữa ngộ độc: đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày làm 2 – 3 lần. Chữa vết thương: lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay. Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.

 

Các thành phần trong chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian.

Các thành phần trong chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian.

 

Gạo nếp

Gạo nếp (ngạch mễ): có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị.

Để chữa nôn mửa không dứt, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng gạo nếp 20g sao vàng, gừng tươi 3 lát, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Cũng với công dụng trên, kinh nghiệm dân gian lại dùng gạo nếp 12g phối hợp với mạch môn 12g, đảng sâm 12g, bán hạ chế 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống. Nước gạo rang được dùng chống tiêu chảy.

Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa có tác dụng “mát ruột”,dùng cho những trường hợp “nặng bụng”, nếu nấu nhừ với móng giò lợn là món ăn – vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa.

Đỗ xanh (lục đậu)

Phần ăn được của hạt chứa protein 22-23,4%, lipid 1 – 2,4%, carbohydrat 53 – 60%, các acid amin, các vitamin A, B1, B2, PP, B6 và nguyên tố vi lượng. Dược liệu có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng.

Người xưa đã biết phòng chống các bệnh viêm nhiệt về mùa hè bằng cách nấu nước uống với 3 loại đỗ xanh, đỗ đen và đỗ đỏ (lượng bằng nhau). Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hằng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai. Đỗ xanh tán thật nhỏ, trộn với giấm đắp chữa sưng tấy, phát nóng, đau nhức.

Để giải độc, lấy đỗ xanh cả vỏ, 2 phần; cam thảo 1 phần, sắc lấy nước uống. Vỏ hạt đỗ xanh (lục đậu bì hay lục đậu xác), y học cổ truyền dùng vỏ hạt đỗ xanh phối hợp với sinh địa, huyền sâm, thạch cao, huyền minh phấn, cam thảo, mỗi vị 10g, phơi khô, nghiền nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa sốt cao, mê man, co giật.

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ hạt đỗ xanh phơi khô, nhồi vào túi vải để gối đầu tạo cảm giác mát dễ chịu, chống nhức đầu, nhất là về mùa nóng ẩm.

 

bánh chưng cũng là vị thuốc

Bánh chưng

 

Giá đỗ xanh

Là một loại rau ăn đặc biệt dưới dạng màu rất giàu protid, glucid, các loại vitamin nhất là vitamin E rất cần thiết cho những người hiếm con và phụ nữ bị sảy thai. Dạng dùng phổ biến là ăn giá sống. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, lấy giá sống trộn với ít nước, ép lấy nước ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, bí tiểu, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.

Ngoài ra, thịt lợn và các gia vị làm thơm như hạt tiêu, thảo quả cũng là những vị thuốc dân gian quen thuộc.

DS. Đỗ Huy Bích

]]>
Những cách chế biến hoa thiên lý thành vị thuốc chữa bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cach-che-bien-hoa-thien-ly-thanh-vi-thuoc-chua-benh-4900/ Thu, 19 Jul 2018 13:05:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cach-che-bien-hoa-thien-ly-thanh-vi-thuoc-chua-benh-4900/ [...]]]>

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,… Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…

Hoa thiên lý còn có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương, là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Lá mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài.

Cây thiên lý thường ra hoa vào mùa hè. Nhân dân thường trồng thiên lý để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn, vừa là món ăn ngon lại có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và chữa mất ngủ.

Một số món ăn chữa bệnh từ hoa thiên lý

Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo.

Hỗ trợ điều trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.

Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng tốt.

Chữa mụn nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, đắp 2- 3 ngày sẽ khỏi.

Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g; ngải cứu 12g; rau má, lá đinh lăng, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 5 – 7 ngày. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị 30g, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Công dụng: giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.

 

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

]]>
Rau ngót – Cây rau, cây thuốc quý http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ngot-cay-rau-cay-thuoc-quy-4260/ Thu, 19 Jul 2018 11:27:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ngot-cay-rau-cay-thuoc-quy-4260/ [...]]]>

Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng. Rau ngót có nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như calci, sắt, vitamin A, vitamin C… và chất xơ. Rau ngót rất tốt cho sức khỏe, thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, trị táo bón và nhanh sạch sản dịch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

 

Rau ngót tươi giã vắt lấy nước, thấm vào gạc đánh vòm miệng và lưỡi chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinhRau ngót tươi giã vắt lấy nước, thấm vào gạc đánh vòm miệng và lưỡi chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.

 

Theo Đông y, rau ngót dùng làm thuốc trị sót rau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, ban sởi, sốt cao, tiêu độc… Sau đây là một số bài thuốc từ rau ngót:

Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: Trẻ bú mẹ, có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa, làm trẻ đau khó bú: Dùng rau ngót làm hết tưa lưỡi chỉ sau 2 ngày: Lá rau ngót tươi từ 5-10g, giã vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi lợi và vòm miệng.

Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh khi sinh con, phụ nữ nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây nhiễm khuẩn, sốt cao: dùng nước lá rau ngót uống từ 7 – 10 ngày nhau thai còn sót ở tử cung bị tống ra ngoài và bệnh nhiễm khuẩn sẽ giảm, khỏi: mỗi lần dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước 100 – 200ml, ngày uống 2 – 3 lần.

Lưu ý: rau ngót có chứa papaverin, gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến dễ sẩy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn rau ngót.

Rau ngót vừa có giá trị về dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh. Vì thế, rau ngót là một loại thực phẩm quý và là một vị thuốc hiệu nghiệm, mỗi gia đình nên trồng rau ngót tại nhà để bổ sung cho bữa ăn gia đình bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Chỉ thực – Vị thuốc tiêu tích, hóa đờm http://tapchisuckhoedoisong.com/chi-thuc-vi-thuoc-tieu-tich-hoa-dom-2541/ Thu, 19 Jul 2018 01:08:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chi-thuc-vi-thuoc-tieu-tich-hoa-dom-2541/ [...]]]>

Về thành phần hoá học, chỉ thực có các tinh dầu, lonicerin, auraptine, narigin, neohesridin và các hợp chất khác.

Theo Đông y, chỉ thực vị cay đắng, tính hơi hàn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng phá khí, tiêu tích, hóa đờm trừ táo đầy. Dùng cho các trường hợp đầy tức vùng ngực bụng, đau quặn (hung tý, phúc mãn) không tiêu, tiểu dắt, tiểu buốt. Ngày dùng 4 – 12g bằng cách nấu, hãm.

Một số bài thuốc chữa bệnh có chỉ thực

Phá ứ, tiêu tích:

Bài 1 – Tiểu thừa khí thang: chỉ thực 6 – 8g, hậu phác 6 – 8g, đại hoàng 6-8g. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn. Trị chứng táo bón do nhiệt kết.

Bài 2 – Hoàn chỉ thực đạo giới: chỉ thực, bạch truật, phục linh, thần khúc, trạch tả, đại hoàng mỗi vị 12g; hoàng liên 4g, gừng sống 8g, hoàng cầm 8g. Nghiền thành bột mịn, làm hoàn hoặc sắc nước uống. Trị ruột, dạ dày tích nhiệt, bụng trướng đầy đau, đại tiện táo.

Bài 3 – Bột chỉ thược: chỉ thực 12g, bạch thược 12g. Nghiền bột hoặc sắc uống. Trị sau khi đẻ khí huyết tích trệ, đau bụng, buồn bực không yên.

Vị thuốc chỉ thực (quả non sấy khô của cây cam chanh).

Vị thuốc chỉ thực (quả non sấy khô của cây cam chanh).

Trị rối loạn tiêu hóa, trừ tức đầy:

Bài 1 – Hoàn chỉ thực tiêu bĩ: chỉ thực 20g, hoàng liên 20g, hậu phác 16g, gừng khô 4g; cam thảo, mầm mạch, phục linh, bạch truật mỗi vị 8g; bán hạ khúc 12g, nhân sâm 12g. Nghiền thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 3 lần. Trị bụng trướng đầy, ăn kém ngon, tinh thần mệt mỏi, đại tiện khó.

Bài 2 – Thang chỉ truật: chỉ thực 12g, bạch truật 12g. Sắc uống. Trị đờm dãi vướng ở ngực, đầy khó chịu; còn chữa tỳ hư, tức ngực, bụng trướng, tiêu hoá kém.

Bài 3 – Khúc mạch chỉ truật hoàn: chỉ thực, bạch truật, mạch nha, thần khúc mỗi vị 12g. Tán bột, làm viên. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12g. Kiện tỳ tiêu thực. Trị bụng ngực đầy tức khó chịu, thực tích đầy bụng.

Món ăn thuốc có chỉ thực dùng cho người sa dạ dày, sa tử cung, các loại thoát vị

Dùng bài Ruột lợn (lòng heo) hầm hoàng kỳ thăng ma chỉ thực: ruột lợn 250g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 9g, chỉ thực 4g. Ruột lợn lấy đoạn đại tràng, làm sạch thái đoạn; dược liệu cho trong túi vải; cùng cho vào xoong với ruột lợn, thêm nước, hầm chín, bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn trong ngày. Đợt dùng liên tục 7 ngày.

Kiêng kỵ: Người không bị khí trệ tà thực không được dùng. Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Vị thuốc chữa bệnh từ rắn http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-thuoc-chua-benh-tu-ran-2262/ Wed, 18 Jul 2018 04:49:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-thuoc-chua-benh-tu-ran-2262/ [...]]]>

Trong các loài rắn, rắn độc chiếm khoảng 25% tổng số, có thể kể đến như hổ mang bành, mai gầm, cạp nia, rắn lục, hổ trâu, hổ lửa, rắn biển… Rắn thường, không có nọc độc như: rắn ráo, rắn dọc dưa, rắn nước… Các bộ phận cơ thể rắn đều được sử dụng để làm thuốc như sau:

Nọc độc của rắn có ở móc độc là hai răng cửa nhọn hơi quặt vào nơi hàm trên,  tuyến tiết nọc ở phía trước móc độc sau môi trên, nhìn từ phía ngoài sau hai u mắt. Khi rắn cắn, răng phập vào, môi trên ép xuống, nọc chứa sẵn trong tuyến bị ép ra. Chất độc nọc rắn gọi chung là zootoxin, có các độc tố crotelotoxin, ophyotoxin, các alcaloid, protein, enzym…, gây độc chủ yếu là những hợp chất chứa N, có tính kiềm và hoạt tính sinh học mạnh hơn cả so với các chất tự nhiên. Tây y dùng nọc rắn với liều lượng thích hợp dưới dạng thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh, sưng khớp, viêm cơ. Nọc rắn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Nọc còn có tác dụng giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối của bệnh.

Mật rắn (thường gọi đởm xà), được chế biến bằng cách dùng một ít trần bì tẩm mật rắn đem sấy, làm đi làm lại nhiều lần, cuối cùng sấy khô, tán bột. Có thể chế bằng cách buộc chặt túi mật rồi tẩm rượu, phơi âm can cho khô, làm 3 lần trong 3 ngày, rồi treo lên cho đến khi khô kiệt để dùng. Mật rắn vị ngọt, cay, không đắng, tác dụng hạ sốt, giảm đau, tiêu đờm giảm ho, nhất là trị hen suyễn ở trẻ em rất tốt.

Vị thuốc chữa bệnh từ rắnXương rắn, huyết rắn làm mạnh gân cốt, trị bệnh khớp.

Huyết rắn (huyết xà) tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận làm mạnh gân cốt. Chữa lưng đau, gối mỏi, sinh lý yếu, thường dùng pha rượu uống.

Xương rắn: Đập chết rắn, đem chôn, sau 3 tháng lấy xương sống, rửa sạch sao vàng cho vào túi vải ngâm rượu, có thể ngâm chung với một số vị thuốc khác, dùng trị phong thấp hiệu quả.

Da rắn (xà thoái):  Dùng xác lột con rắn. Thành phần hóa học chứa kẽm oxide, titan oxide. Xà thoái vị ngọt, mặn, tính bình, quy kinh can, tỳ tác dụng khu phong, chỉ kinh, tiêu sưng, sát trùng, lui màng mộng. Điều trị các chứng co giật ở trẻ, phong ngứa ngoài da, mắt màng nội chướng, dùng ngoài (sao cháy) trị đinh nhọt, lở loét, trĩ rò, lở ngứa, ung sưng, loa lịch.

Mỡ rắn tác dụng bài độc, sinh cơ, làm chóng lên da non, điều trị các trường hợp bỏng lửa, chốc đầu, nứt nẻ da chân, thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.

Thịt rắn được chế biến bằng cách chặt bỏ đầu đuôi, loại bỏ phủ tạng, thịt rắn giàu chất đạm, là nguồn cung cấp các acid amin, dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp. Theo Đông y thịt rắn vị ngọt, tính ấm quy kinh can, tỳ, có tác dụng bổ dưỡng, trừ phong thấp, đau nhức xương khớp, tê mỏi, gai đôi cột sống, thoái hóa khớp, chứng ngứa ngoài da nhất là ngứa kinh niên như  bệnh chàm (eczema).

Rượu rắn được sử dụng như một loại thuốc bổ dưỡng. Dùng rượu 400 ngâm kín với rắn khô hoặc tươi đều được, song phải chế biến chặt bỏ đầu đuôi, tạng phủ, giữ lại mật cho vào rượu ngâm cùng. Ngâm tươi thời gian tối thiểu là 3 tháng. Ngâm khô dùng rắn cắt khúc, nướng vàng, ngâm chừng 1 tháng là có thể dùng được. Theo kinh nghiệm cổ truyền rượu rắn thường được hạ thổ, bằng cách chôn bình rượu xuống đất, lấp kín 3 tháng 10 ngày đào lên sử dụng. Rượu sẽ có mùi thơm đặc biệt và tác dụng bổ dưỡng tăng lên nhiều. Đó là vì trong lòng đất tác động của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) làm gia tăng phản ứng ester hóa giữa rượu và các acid amin. Sản phẩm ester tạo ra mùi thơm cho rượu, lượng acid amin tham gia phản ứng càng nhiều, thúc đẩy mạnh sự phân cắt (thủy phân) protein làm tăng thành phần bổ dưỡng trong rượu. Rượu rắn thường được ngâm phối hợp với một số vị thuốc bổ khác như thục địa, nhân sâm, hà thủ ô, đương quy, xuyên khung, đỗ trọng, thỏ ty, kỷ tử, hoàng kỳ. Các dược liệu phải ngâm riêng rồi lấy dịch chiết pha chung rượu rắn để uống. Rượu rắn tác dụng tốt trong những trường hợp thận dương suy kém, đau xương khớp, viêm, đau dây thần kinh ngoại biên, suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương, di tinh, tảo tiết, trí lực thần kinh suy giảm. Những người huyết hư sinh phong không nên dùng.

DS. Phạm Hinh

]]>
Phụ tử: con dao hai lưỡi http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-tu-con-dao-hai-luoi-2162/ Wed, 18 Jul 2018 04:45:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-tu-con-dao-hai-luoi-2162/ [...]]]>

Trong Đông y, vị thuốc phụ tử được xếp vào nhóm thuốc hồi dương cứu nghịch chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương thoát) do mất nước, mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, trụy mạch: sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt). Sử dụng bên ngoài cơ thể, phụ tử được dùng để ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại. Tùy cách chế biến mà có các sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ diêm phụ (trị bán thân bất toại) – hắc phụ (hồi dương cứu nghịch) – bạch phụ (trị ho trừ đàm). Củ cái được gọi là ô đầu, củ con mọc ra gọi là phụ tử.

Nhiều công dụng

Bộ phận dùng là rễ củ: củ mẹ (ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành. Củ con (phụ tử, phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế).

Tính vị: vị cay, ngọt, đại nhiệt, có độc; quy kinh: 12 kinh.

Công năng chủ trị:

Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp.

Chữa choáng, trụy mạch.

Chữa đau lưng, mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu.

Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư.

Trị cước khí thủy thũng (phù do thận dương hư).

Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi.

Liều dùng: 4 -12g/24h hoặc 100g/24h sắc uống. Phối hợp can khương, cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc.

Kiêng kỵ: âm hư, có thai.

Phụ tửPhụ tử

Nguyên nhân gây ngộ độc khi sử dụng

Ngộ độc ô đầu (phụ tử) thường do dùng thuốc quá liều, hoặc thuốc chưa được khử độc tốt khi dùng đường uống, uống nhầm rượu thuốc xoa bóp có thành phần là ô đầu, hoặc ăn phải rễ cây do nhầm lẫn với cây cần tây, củ cải… Hoặc một số địa phương có món cháo ấu tẩu (nấu bằng củ ô đầu) chế biến chưa đúng cách mà bị ngộ độc. Ngộ độc có thể xảy ra khi để da tiếp xúc lâu với lá ô đầu.

Tất cả các thành phần của cây đều chứa độc tố và hàm lượng cao nhất ở rễ củ. Độc tố của cây ô đầu gồm nhiều loại alcaloid: aconitin, picroaconitin, isoaconitin, benzaconitin, caconin, neopellin, eolin, napellin, mesaconitin, ipaconitin và một số chất khác, trong đó aconitin là độc tố chủ yếu. Trong rễ củ chứa 0,17 – 0,28%.

Cơ quan đích: hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa.

Cơ chế tác dụng: aconitin gắn vào kênh natri phụ thuộc điện thế ở vị trí số 2 của thụ thể, làm mở kênh natri kéo dài và dòng natri liên tục đi vào trong tế bào, làm chậm quá trình tái cực, qua đó dễ xuất hiện các kích thích sớm, các loạn nhịp nhanh dễ xuất hiện. Tuy nhiên trong thành phần cây có các alkaloid khác có thể có tác dụng ức chế với nhịp dẫn tới các dạng nhịp chậm.

Độc tính: liều gây tử vong đối với người lớn khoảng 5mg Rối loạn tim mạch nặng xảy ra ở liều 2 mg aconitin.

Các triệu chứng lâm sàng

Ngộ độc aconitin diễn ra rất nhanh. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài giờ sau khi uống phải dịch chiết của cây ô đầu hay ăn phải rễ, lá cây này (phụ thuộc vào liều lượng).

Triệu chứng đầu tiên: tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, sau vài giờ chảy đờm dãi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, khó thở. Co giật, mất tri giác, hạ thân nhiệt có thể xảy triệu chứng đặc trưng là mất cảm giác toàn cơ thể và rối loạn tim mạch.

Rối loạn tim mạch: rối loạn dẫn truyền, nhịp tim nhanh, xuất hiện loạn nhịp tim đa dạng, đa hình thái: nhịp chậm, block nhĩ thất các cấp độ, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất nhịp đôi, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh… Mặc dù loạn nhịp tim sẽ hết trong vòng 24 giờ sau ngộ độc, nhưng sự thay đổi điện tim kéo dài trong vài ngày sau đó. Các triệu chứng rối loạn tim mạch chỉ kéo dài 24 – 48 giờ, nhưng những rối loạn hệ thần kinh (đặc biệt là mệt mỏi) kéo dài tới vài tuần. Có thể rối loạn trung khu điều nhiệt.

Tử vong thường xảy ra sau 6 giờ kể từ khi aconitin thâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân tử vong là do loạn nhịp tim, co cứng cơ tim và liệt trung khu hô hấp.

Nếu bệnh nhân sống sót sau 24 giờ, tiên lượng thường là tốt vì khi đó độc tố bị chuyển hóa và thải ra ngoài.

Cận lâm sàng

Điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chất điện giải.

Thu thập mẫu cây, củ còn sót lại, dịch nôn, dịch rửa dạ dày. Phân tích aconitin bằng sắc ký lớp mỏng hoặc sắc ký khí gắn khối phổ.

Đề phòng

Độc tố aconitin trong củ ô đầu rất độc nên tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Không dùng ô đầu (phụ tử) qua đường ăn, uống, chỉ nên dùng ngoài.

Phụ tử chế (củ gấu tàu đã làm giảm độc tính) cũng có thể gây ngộ độc.

Các loại rượu ngâm ô đầu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Ô đầu (phụ tử) là một vị thuốc rất hay của Đông y, tuy nhiên nó lại có độc tính mạnh. Nhưng không phải vì là vị thuốc hay mà lạm dụng, hay vì độc tính mạnh là sợ nó. Quan trọng là sử dụng đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của vị thuốc mà không sợ độc tính của nó.

 

Cách chế biến để loại bỏ chất độc của vị thuốc phụ tử:
– Ngâm nước, nướng trong tro nóng cho nứt vỏ ngoài, nhân lúc nóng thì thái thành phiến, sao vàng, khử được hỏa độc.
– Cũng phương pháp như trên, dùng cam thảo 2 tiền (10g), nước muối, nước ép gừng (khương trấp), đồng tiện (nước tiểu trẻ em) mỗi thứ nửa bát, nấu chín. Có thể dùng thêm đậu đen để chế cùng cũng rất tốt.
– Diêm phụ: phụ tử chế với đảm ba (MgCl2), muối ăn (NaCl), nước.
– Bạch Phụ tử: phụ tử chế với đảm ba (MgCl2), đến hết cay tê, xông diêm sinh.
– Hắc phụ: phụ tử chế với đảm ba (MgCl2), đường đỏ, dầu hạt cải đến hết cay tê.

 

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

]]>
2 vị thuốc quý chữa hiếm muộn ở nam giới http://tapchisuckhoedoisong.com/2-vi-thuoc-quy-chua-hiem-muon-o-nam-gioi-1869/ Wed, 18 Jul 2018 03:48:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/2-vi-thuoc-quy-chua-hiem-muon-o-nam-gioi-1869/ [...]]]>

Tiên mao (sâm cau)

Tiên mao hay còn gọi là sâm cau (Curculigo orchioides) Gaertn., họ sâm cau (Hypoxidaceae). Vị thuốc là thân rễ (Rhizoma Curculiginis). Ở Việt Nam, sâm cau có ở vùng núi tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang. Về thành phần hóa học, trong thân rễ sâm cau chứa các thành phần saponin thuộc nhóm cycloartan triterpenic như curculigo saponin A F, các triterpen penta cyclic, các phenyl glucosid: Corchiosid A. Về tác dụng sinh học, rễ sâm cau dạng cao cồn có hoạt tính hormon sinh dục nam và kích thích miễn dịch. Còn có tác dụng chống viêm, chống co giật, an thần,  tăng hoạt động của buồng trứng, tăng trọng lượng tử cung và tăng co bóp tử cung.

Theo Y học cổ truyền (YHCT), sâm cau có vị cay, tính nhiệt, có độc. Quy vào kinh thận, can tỳ. Tác dụng bổ thận dương, cường gân cốt, trừ hàn thấp. Trị dương nuy, tinh lạnh, gân cốt mềm yếu, lưng gối đau lạnh, dương hư lãnh tả; đồng thời làm tăng thêm sức nóng cho cơ thể.Liều dùng chung 3-10g. Tiên mao thường dùng phối hợp với các thuốc bổ dương khác như thỏ ty tử, câu kỷ tử, dâm dương hoắc để tăng thêm tác dụng.

 

Tiên linh tỳ (dâm dương hoắc), vị thuốc là cành lá khô của nhiều loài dâm dương hoắc.

Tiên linh tỳ (dâm dương hoắc), vị thuốc là cành lá khô của nhiều loài dâm dương hoắc.

Tiên linh tỳ

Tiên linh tỳ còn có tên là dâm dương hoắc. Vị thuốc là cành và lá đã phơi hay sấy khô của nhiều loài dâm dương hoắc [Epimedium sagittatum ( Sieb. et Zucc.) Maxim.], họ hoàng liên gai (Berberidaceae). Ở nước ta có 2 loài tiên linh tỳ được khai thác. Chúng mọc ở vùng núi cao trên 1.500m, như Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.

Về thành phần hóa học, lá dâm dương hoắc chứa prenylflavon glucosid, epimedosid A, epimedin B, C, sagittatosid A, B… Về mặt sinh học, dâm dương hoắc có tác dụng làm tăng lượng hormon sinh dục testosteron trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, dạng lá tươi không có tác dụng.

Theo YHCT, dâm dương hoắc có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy vào các kinh can, thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp đau nhức. Trừ  tê bì, co quắp chân tay. Dùng khi thận dương hư nhược, dương nuy, di tinh, tảo tiết. Dâm dương hoắc được dùng chữa một số chứng sau:

Chữa liệt dương: phối hợp với tiên mao, ngũ gia bì mỗi vị 125g; long nhãn 40g. Các vị ngâm với rượu gạo 3-4 tuần lễ. Mỗi lần uống 20-30ml vào buổi tối,  trước khi đi ngủ.

Chữa xuất tinh sớm (tảo tiết): dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, hồ lô ba, thỏ ty tử, ba kích thiên, ích trí nhân, phục linh, sơn thù nhục mỗi vị 500g. Tất cả nghiền bột mịn, làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần.

 

Tiên mao còn gọi sâm cau, vị thuốc là thân rễ khô của cây sâm cau.

Tiên mao còn gọi sâm cau, vị thuốc là thân rễ khô của cây sâm cau.

Phương thuốc “Tán dục đan”

“Tán dục đan” là phương thuốc quý của YHCT, dùng trị chứng hiếm muộn ở nam giới. Trong trường hợp dương vật không cương cứng hoặc có cương nhưng không bền, lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, số lượng tinh trùng giảm sút, không đủ để thụ thai. Phương này gồm có các vị: thục địa, đương quy mỗi vị 16g; bạch truật, nhục thung dung, ba kích, kỷ tử, đỗ trọng, tiên mao mỗi vị 12g; phụ tử (chế), sơn thù, tiên linh tỳ mỗi vị 8g; phỉ tử 7g, xà sàng tử, nhục quế mỗi vị 6g.

Trong thành phần phương Tán dục đan có nhiều vị thuốc chứa tinh dầu nên bào chế theo 3 cách:

Dạng đan (dạng viên tròn nhỏ): đem các vị thuốc mà thành phần chứa tinh dầu như đương quy, bạch truật, phỉ tử, nhục quế, và những vị thuốc có thể chất mỏng manh, xốp, giòn như kỷ tử, sơn thù, xà sàng tử tán thành bột mịn. Các vị còn lại như tiên mao, tiên linh tỳ, thục địa, nhục thung dung, ba kích, đỗ trọng, phụ tử (chế) nấu thành cao mềm. Phối hợp bột mịn với cao làm thành viên hoàn nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, trước bữa ăn 1giờ 30 phút.

Thuốc sắc: đem đương quy, bạch truật, phỉ tử, quế nhục tán thành bột mịn. Các vị còn lại sắc 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ. Gộp dịch chiết chia 3 lần, uống trước bữa ăn 1giờ 30 phút. Mỗi lần uống lấy 1/3 lượng bột của 4 vị thuốc  trên quấy đều rồi uống.

Nếu không tán bột, đem 4 vị thuốc sắc vào 30 phút cuối của lần sắc thứ 3. Làm như vậy để chống thất thoát những hoạt chất là thành phần bay hơi có trong vị thuốc.

Thuốc rượu: đem tất cả các vị thuốc trong phương ngâm vào rượu gạo có nồng độ ethanol khoảng 35-40 độ trong 3 tuần lễ, gạn rượu, uống riêng. Tiếp tục ngâm lần 2, lần 3. Cũng có thể gộp dịch chiết cả 3 lần ngâm. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước  khi đi ngủ.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

]]>