vì sao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 03 Jan 2019 04:46:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vì sao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đau nhức mắt, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-mat-vi-sao-17635/ Thu, 03 Jan 2019 04:46:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-mat-vi-sao-17635/ [...]]]>

Tô Vân Trang (Lào Cai)

Đau nhức mắt có thể do những nguyên nhân sau: có dị vật trong mắt: đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động. Nhiều lúc đau dữ dội ở mắt là do tăng nhãn áp, lúc đó có thể buồn nôn và nôn; cũng có thể đau nhức mắt là triệu chứng quá căng mắt khi đọc, nhìn nhiều, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là viêm mi hoặc kết mạc và những dị vật nhỏ: một số bệnh đau đầu do những nguyên nhân khác nhau lan truyền tới mắt như: đau đầu từng chuỗi gây đau nửa đầu dữ dội kèm theo đau mặt thường ở một bên kèm theo là có chảy nước mắt, mắt nề, sa mi mắt và co đồng tử, chảy nước mũi. Cơn đau thành từng chuỗi trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ liền rồi hết đau trong nhiều tháng nhiều năm. Bệnh hay gặp ở thanh niên, ở những người hút thuốc. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy bệnh nhân đã thấy đầu nặng. Không có buồn nôn, nôn trong khi bị đau, Đau nhức mắt cũng có thể gây chói nhức mắt, hay gặp ở những người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (ở những người bạch tạng), đôi khi ở những người suy nhược thần kinh. Chói mắt thể hiện rõ khi viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và có dị vật ở giác mạc.

Muốn biết thực sự nguyên nhân gây nên nhức mắt, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu của việc giảm thị lực, cháu nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị cụ thể.

BS. Minh Châu

]]>
Đỏ da toàn thân, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/do-da-toan-than-vi-sao-17335/ Thu, 13 Dec 2018 14:31:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/do-da-toan-than-vi-sao-17335/ [...]]]>

Tôi bị bệnh gì vậy, có phòng ngừa được không?

Trần Thị Tâm (Hòa Bình)

Theo chị mô tả thì có thể chị mắc bệnh đỏ da toàn thân. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng bệnh cảnh lâm sàng thì giống nhau. Bệnh có thể bắt đầu với những mảng đỏ, sưng phù, lan rộng nhanh chóng, cho đến khi toàn bộ da bị tổn thương. Khởi đầu có kèm theo các triệu chứng nhiễm độc của toàn thân. Da trở nên đỏ phù, có tiết dịch, tróc vảy da rất rõ sau vài ngày, vảy da khô hoặc ướt, mịn và khô nhỏ, có khi là mảng lớn. Mảng lớn thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, da đầu thường có vảy dày kết hợp với chất bã nhờn và những sản phẩm của nhiễm trùng thứ phát. Kết mạc mắt và niêm mạc đường hô hấp cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm trùng thứ phát do vi trùng sinh mủ thường làm cho diễn biến bệnh nặng hơn. Khi đó người bệnh sẽ thấy những dấu hiệu cơ năng như: ngứa, rét run, sốt, làm bệnh nhân khó chịu, xuất hiện nhiều mụn nước và mụn mủ toàn thân.

Một yếu tố quan trọng gây đỏ da toàn thân do dị ứng thuốc. Chị nên đi khám chuyên khoa da liễu để có tư vấn chính xác nhất.

Để phòng bệnh, chị nên kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện bệnh sớm, tránh mọi yếu tố như thuốc, hóa chất có thể gây tổn thương da. Vệ sinh da tốt theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Khi mắc bệnh ngoài da cần phải đến ngay các bác sĩ chuyên khoa, không được tự động bôi thuốc dù bệnh rất nhẹ. Không dùng thuốc bừa bãi kể cả thuốc tại chỗ và toàn thân khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

BS. Nguyễn Hoa

]]>
Vì sao uống thuốc tránh thai vẫn dính bầu? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-uong-thuoc-tranh-thai-van-dinh-bau-16141/ Wed, 26 Sep 2018 04:47:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-uong-thuoc-tranh-thai-van-dinh-bau-16141/ [...]]]>

Tôi uống thuốc tránh thai hàng ngày để ngăn ngừa việc mang bầu nhưng nghe nói một số trường hợp uống thuốc vẫn có thể có thai. Xin hỏi quý báo điều này có đúng không và có biện pháp nào để khắc phục?

Phạm Hoàng Lan (Thái Bình)

Thuốc tránh thai là một phương pháp ngừa thai phổ biến và hiệu quả nếu sử dụng đúng cách và không bỏ lỡ bất kỳ ngày uống thuốc nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có trường hợp uống thuốc tránh thai mà vẫn mang thai ngoài ý muốn là do:

Thứ nhất, người uống đã bỏ lỡ một ngày uống thuốc khiến nồng độ hormon không duy trì ở giới hạn nhất định có tác dụng tránh thai.

Thứ hai là do bạn bị nôn khiến viên thuốc cũng có thể bị nôn ra hoặc thuốc có thể không hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể dẫn đến giảm tác dụng tránh thai.

Thứ ba là không uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Thứ tư là không bắt đầu gói thuốc mới sau khi gói cũ đã kết thúc.

Thứ năm là do bạn sử dụng một số loại thuốc và chất bổ sung có thể tương tác và giảm hiệu quả của thuốc tránh thai như kháng sinh rifampicin, thuốc chống nấm griseofulvin, thuốc động kinh (phenobarbital, phenytoin và carbamazepine), các loại thuốc chống virut được sử dụng để điều trị HIV…

Để thuốc tránh thai đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn dùng thuốc, uống thuốc cùng thời điểm mỗi ngày, dự trữ gói thuốc mới ít nhất 1 tuần trước khi uống viên thuốc cuối cùng của gói cũ. Sử dụng phương pháp dự phòng tránh thai, chẳng hạn như bao cao su nếu lỡ quên 1 hoặc 2 liều liên tiếp hay dùng các loại thuốc có tương tác không tốt đến thuốc tránh thai. Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc không thể uống thuốc vào một giờ nhất định hay những yếu tố làm giảm tác dụng ngừa thai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ phụ khoa để lựa chọn phương pháp ngừa thai khác như đặt vòng tránh thai hay cấy que tránh thai…

BS. Nguyễn Thu Hà

]]>
Vì sao bị bệnh huyết áp thấp? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-bi-benh-huyet-ap-thap-15758/ Mon, 03 Sep 2018 05:09:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-bi-benh-huyet-ap-thap-15758/ [...]]]>

Trần Thị Mến (Bắc Giang)

Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số huyết áp trung bình là 120/80mmHg. Gọi là bệnh huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, thường gặp là 90/60mmHg. Huyết áp thấp hay gặp ở người gầy yếu. Tuy nhiên, mọi người đều có thể bị chứng bệnh huyết áp thấp. Theo thói quen, hầu như chúng ta chỉ để ý đến bệnh tăng huyết áp mà không quan tâm đến bệnh huyết áp thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp thấp, đó là: bệnh suy tuyến yên, bệnh tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận, do dùng thuốc điều trị các bệnh khác… và bệnh huyết áp thấp mạn tính không rõ nguyên nhân. Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh huyết áp thấp: hay bị mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế như đang nằm mà ngồi dậy hoặc đứng lên đi lại sẽ hay bị choáng.

Cách phòng và chữa bệnh: Cần phải ăn đầy đủ các bữa, nhất là bữa sáng, tốt nhất là ăn 3-4 bữa/ngày. Đảm bảo ngủ đủ giấc, đối với người lớn cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày và nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng. Thường xuyên luyện tập thể dục phù hợp với sức khỏe. Không nên nhịn đói, không để quá bữa mới ăn, không nên lao động quá sức. Uống nước đầy đủ. Điều trị triệt để các bệnh là nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp kể trên.

BS. Nguyễn Hiền

]]>
Vì sao hay bị nôn ói khi đánh răng? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-hay-bi-non-oi-khi-danh-rang-15641/ Sun, 26 Aug 2018 04:59:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-hay-bi-non-oi-khi-danh-rang-15641/ [...]]]>

Quốc Trung (Ninh Bình)

Theo như bạn mô tả thì có khả năng bạn bị mắc phản xạ nôn. Phản xạ nôn xảy ra khi hầu trên bị kích thích bởi vật lạ bên ngoài. Khi bị căng thẳng quá mức, nhất là nếu sự căng thẳng đó liên quan tới sự sợ hãi không thở được thì phản xạ nôn có thể tăng lên. Mắc phản xạ nôn làm việc đánh răng đúng cách trở nên khó khăn. Để khắc phục điều này, bạn phải nhớ thở bằng mũi trong khi đánh răng. Thông thường, phản xạ nôn mạnh hơn khi đánh răng sau, vì thế, bạn nên mím môi lại khi đánh. Mặt khác, bạn nên đánh mặt ngoài răng hàm dưới trước và đánh thật chậm, từ từ, sau đó mới đến những mặt răng khác. Nếu khi bạn đã thay đổi bàn chải, cách đánh răng rồi mà vẫn còn bị nôn ói khi đánh răng thì bạn nên đi khám tại chuyên khoa để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị. Bởi vì bị ói khi đánh răng cũng có thể là do mắc một số bệnh như viêm loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý vùng họng như (viêm họng, ngứa họng)… Nếu tình trạng kéo dài và có thêm các biểu hiện bất thường thì bạn cần đi khám để được tư vấn cụ thể hơn.

BS. Nguyễn Thành

]]>
Vì sao ruột thừa quặt ngược sau gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-ruot-thua-quat-nguoc-sau-gan-13278/ Tue, 31 Jul 2018 15:01:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-ruot-thua-quat-nguoc-sau-gan-13278/ [...]]]>

Xin hỏi vì sao như vậy?

Nguyễn Văn Tân ([email protected])

Ở người bình thường ruột thừa nằm ở hố chậu phải cho nên khi ruột thừa bị viêm thường đau hố chậu bên phải, đau có thể xuất hiện từ vùng trên rốn sau đó lan dần xuống hố chậu phải, đau âm ỉ. Thường không đau dữ dội, có thể kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn như: sốt nhẹ, môi khô, lưỡi bẩn, trừ vài trường hợp khó chẩn đoán do ruột thừa lạc chỗ, ruột thừa quặt ngược sau gan dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như cơn đau quặn thận… Điều cần lưu ý viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa, nếu nghi ngờ tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau sẽ làm lu mờ triệu chứng, làm khó khăn trong chẩn đoán. Trong khi đó, ruột thừa diễn biến rất nhanh trong vòng 24-48 giờ có thể đã bị biến chứng hoại tử và vỡ. Trường hợp của bố bạn vì ruột thừa quặt ngược sau gan nên việc chẩn đoán nhầm với đau quặn thận có thể xảy ra. Hơn nữa, hai bệnh này xử trí cũng khác nhau. Cơn đau quặn thận có thể chỉ cần điều trị nội khoa nhưng viêm ruột thừa thì là một cấp cứu ngoại khoa càng mổ sớm càng tốt. Mặc dù ruột thừa rất nhỏ và cắt bỏ ruột thừa viêm không phải là một phẫu thuật lớn mà chỉ cần mổ nội soi nhưng nếu phát hiện muộn có thể gây biến chứng viêm phúc mạc do viêm ruột thừa hoại tử, vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và quá trình phẫu thuật buộc phải mổ ổ bụng nên hồi phục sẽ phức tạp hơn nhiều.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

]]>
Vì sao dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ tai? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-dung-thuoc-nho-mat-de-nho-tai-13130/ Sun, 29 Jul 2018 14:56:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-dung-thuoc-nho-mat-de-nho-tai-13130/ [...]]]>

Tôi về đọc hướng dẫn sử dụng thì thấy là thuốc dùng để nhỏ mắt. Vậy argyrol có tác dụng gì trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ và khi dùng cần chú ý điều gì? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Hữu Dũng (Việt Trì, Phú Thọ)

Viêm tai giữa là hiện tượng viêm niêm mạc của vùng tai giữa gồm niêm mạc hòm tai, sào bào và các tế bào xương chũm. Niêm mạc của tai giữa được xếp vào hệ thống đường hô hấp trên cùng với hệ thống mũi, xoang, họng, thanh quản. Như vậy niêm mạc tai giữa cũng là niêm  mạc đường hô hấp trên và được cấu tạo bởi các tế bào biểu mô trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết. Dựa trên cơ sở lý luận này mà một số thuốc có thể sử dụng chung cho mắt, mũi và tai giữa tuy nhiên phải loại trừ những nhóm thuốc có thể gây ngộ độc ốc tai gây điếc tiếp nhận.

Thuốc argyrol (silver vitellinate), được bào chế ở hai nồng độ là 1% hoặc 3%, là một loại muối bạc, có tác dụng làm tủa protein của các vi khuẩn bằng ion bạc, thường được dùng để điều trị viêm niêm mạc cấp, bán cấp.

Ở những trẻ bị viêm tai giữa có chảy dịch tai, thông thường khi không đáp ứng với các loại thuốc nhỏ tai phổ biến trên thị trường, chảy dịch kéo dài trên 8 tuần, dịch nhầy như mũi, bác sĩ có thể sử dụng argyrol nhỏ tai. Argyrol là thuốc không thuộc nhóm gây độc cho tai trong vì thế có thể sử dụng với tác dụng chống viêm, săn khô niêm mạc tai giữa.

Khi nhỏ tai cho con, bạn cần lưu ý phải rửa tay sạch trước khi nhỏ thuốc, đóng nắp thuốc kĩ sau khi dùng. Khi sử dụng, bạn nghiêng đầu, hướng tai bệnh lên trên, dùng tay kéo vành tai lên trên và ra sau, đặt ống nhỏ trực tiếp vào tai. Sau đó, bạn nhẹ nhàng thả vành tai ra và day nắp bình tai khoảng 1-2 phút để thuốc thấm vào bên trong.

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như khi dùng kéo dài có thể làm đọng chất bạc ở niêm mạc tai, vì vậy bạn không nên dùng thuốc quá 2 tuần.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào

]]>
Vì sao huyết áp tăng hơn khi vừa ngủ dậy? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-huyet-ap-tang-hon-khi-vua-ngu-day-13120/ Sun, 29 Jul 2018 14:55:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-huyet-ap-tang-hon-khi-vua-ngu-day-13120/ [...]]]>

Trần Trung Chính (Hà Nội)

Huyết áp là đại lượng luôn thay đổi theo quy luật: hạ khi ngủ và tăng lúc tỉnh dậy. Huyết áp chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động thể chất và xúc cảm. Ngoài  ra huyết áp còn thay đổi theo ngày trong tuần (tăng cao vào những ngày làm việc căng thẳng). Trong bệnh tăng huyết áp còn có tình trạng tăng huyết áp lúc sáng sớm. Đây là một dạng bệnh khá nguy hiểm vì gây tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nặng nề. Khi nghiên cứu về tăng huyết áp lúc sáng sớm, một số quan niệm về điều trị đã thay đổi như: ở những bệnh nhân tăng huyết áp không nên tập thể dục buổi sáng mà nên tập vào buổi chiều; sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng chậm và kéo dài để khi uống vào lúc trước khi đi ngủ cho đến sáng hôm sau thuốc vẫn còn tác dụng và nồng độ thuốc trong máu vẫn đủ để duy trì tác dụng hạ huyết áp.

Để tránh biến chứng do tăng huyết áp lúc sáng sớm: Khi thức giấc, dù đêm hay ngày, người bệnh cần bình tĩnh nằm yên ở tư thế cũ khoảng 3-5 phút, thở sâu nhịp nhàng, sau đó mới ngồi dậy (tránh đột ngột bật dậy). Khi đó, cơ thể sẽ thích nghi dần với nhu cầu tăng nhanh của hệ tuần hoàn; giúp tim và não không bị thiếu máu, ôxy đột ngột. Trường hợp của bác cần khám lại và trao đổi với thầy thuốc tim mạch về tình trạng trên để có thể thay loại thuốc thích hợp.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Phải tiêm dự phòng vitamin K, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/phai-tiem-du-phong-vitamin-k-vi-sao-13117/ Sun, 29 Jul 2018 14:54:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phai-tiem-du-phong-vitamin-k-vi-sao-13117/ [...]]]>

Tôi chưa hiểu rõ vì sao phải tiêm mũi này. Xin báo giải thích giúp. Tôi xin cảm ơn.

Trần Văn Bản(TP.HCM)

Để giúp bạn hiểu về vitamin K, chúng tôi xin giải thích như sau: Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo, chúng thường được “lưu trữ” trong mô mỡ và gan. Vitamin K là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo các yếu tố đông máu cho cơ thể. Ở trẻ lớn và người lớn, cơ thể được cung cấp vitamin K từ các vi khuẩn đường ruột và thức ăn. Vitamin K có ba loại, gồm: vitamin K1, K2, K3. Trong đó, vitamin K1 là loại vitamin tự nhiên, được bệnh viện sử dụng để tiêm cho trẻ nhiều nhất.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa xuất huyết não - màng não ở trẻ.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa xuất huyết não – màng não ở trẻ.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu vitamin K, bởi trẻ khó hấp thu vitamin này từ nhau thai nên lượng dự trữ vitamin K ở trẻ mới sinh rất thấp. Đa số trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ, nhưng hàm lượng vitamin K có trong sữa mẹ thấp, không đủ để bổ sung cho trẻ. Hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến nhiều trẻ sinh ra đều có khả năng thiếu loại vitamin này.

Khi trẻ sơ sinh thiếu vitamin K rất dễ bị xuất huyết, bao gồm xuất huyết đường ruột, nội tạng, xuất huyết não… Trong đó thường gặp nhất là xuất huyết não, màng não gây ra tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho trẻ sau này.

Do đó, để hạn chế những biến chứng do thiếu vitamin K ở trẻ, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vitamin K1 khi trẻ mới sinh trong khoảng 6 giờ đầu. Đây cũng là loại vitamin hầu như không gây ra dị ứng, hay biến chứng sau tiêm, tuy nhiên trẻ vẫn cần phải được theo dõi sau tiêm trong vòng 6 tiếng. Trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi để tiêm nhắc lại vitamin K1 khi có các dấu hiệu chảy máu.

Đây là một biện pháp dự phòng chủ động về xuất huyết cho trẻ. Ngoài ra, vitamin K1 còn có thể tiêm để điều trị cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nếu trẻ bị rối loạn đông máu, xuất huyết trong, xuất huyết tiêu hóa…

BS. Nguyễn Thị Thúy

]]>
Thoát vị thành bụng, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/thoat-vi-thanh-bung-vi-sao-13114/ Sun, 29 Jul 2018 14:54:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoat-vi-thanh-bung-vi-sao-13114/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết, hiện tượng này có nguy hiểm không? Bệnh của tôi điều trị thế nào?

Cao Thị Viên (Hà Nam)

Thoát vị thành bụng là sự di chuyển của các tạng từ trong khoang bụng (thường là ruột non) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng. Chỗ yếu của thành bụng có thể là một vết mổ cũ (thoát vị vết mổ) hoặc là nơi mà thành bụng không có lớp cơ, chỉ có lớp cân hay mạc che phủ, vị trí thường gặp nhất là vùng bẹn (thoát vị bẹn). Ngoài ra, còn có thoát vị vùng thượng vị, thoát vị rốn, thoát vị Spigelian, thoát vị thắt lưng, thoát vị trong… Ngoại trừ thoát vị trong (xảy ra bên trong khoang bụng), các loại thoát vị trên thường biểu hiện một khối u lồi trên bụng kèm theo cảm giác đau tức, khó chịu.

Thoát vị thành bụng thường xuất hiện rõ khi người bệnh có những hoạt động làm tăng áp lực trong bụng như: chạy nhảy, vận động mạnh, ho, rặn… Có những trường hợp thoát vị xuất hiện cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Triệu chứng của thoát vị bao gồm đau, tức và xuất hiện một khối u phình trên thành bụng hay ở vùng bẹn. Thoát vị thành bụng không những gây ra triệu chứng như đau, hạn chế vận động, mà còn có thể có những biến chứng nguy hiểm như nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột (do tạng bị xiết chặt trong túi thoát vị, thiếu máu nuôi, có thể hoại tử và chết) nếu không phẫu thuật kịp thời.

Trường hợp của chị nên đi khám ngoại khoa tại một số bệnh viện khác nữa để xem có chắc chắn bị thoát vị thành bụng hay không, từ đó có hướng giải quyết thích hợp.

ThS. Hà HùngThủy

]]>