vi khuẩn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 06 Dec 2018 15:20:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vi khuẩn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cảnh giác với biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-bien-chung-cua-viem-khop-nhiem-khuan-17244/ Thu, 06 Dec 2018 15:20:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-bien-chung-cua-viem-khop-nhiem-khuan-17244/ [...]]]>

Biểu hiện của viêm khớp nhiễm khuẩn

Vi khuẩn gây viêm khớp hay gặp nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu… Vi khuẩn xâm nhập vào khớp có thể từ đường máu do một ổ nhiễm khuẩn ở cơ quan khác hoặc nhiễm khuẩn huyết hay từ các ổ viêm nhiễm cạnh khớp theo đường bạch huyết hoặc tĩnh mạch vào khớp; từ các vết thương thấu khớp hoặc các thủ thuật như tiêm vào khớp mà vô khuẩn không tốt…

Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh có biểu hiện sốt, gai rét. Tại khớp thấy sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp viêm, giai đoạn muộn đã có mủ khớp thì sưng thường lan rộng và đau kiểu nhức mủ. Tụ cầu thường gây viêm một khớp đơn độc, ít khi hai khớp và rất ít khi viêm hai khớp đối xứng. Vị trí viêm đứng đầu là khớp gối, rồi đến khớp háng, sau đó là các khớp khác. Người bệnh có biểu hiện đau nhiều kiểu nhức mủ, đau liên tục nhất là khi vận động thì đau trội cho nên không dám và không thể vận động. Bệnh nhân có xu hướng giữ khớp ở tư thế cố định nửa co, thường phải độn chân hoặc đệm ở bên dưới để tránh đau. Khi thăm khám thấy sưng rõ rệt, da ngoài đỏ, và căng, sờ vào nóng, rất đau, vận động mọi động tác đều hạn chế vì đau. Nếu không được điều trị, các triệu chứng ở khớp kéo dài và tăng dần, không bao giờ di chuyển sang khớp khác hoặc giảm đi một cách nhanh chóng, đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt với các bệnh khớp khác. Bên ngoài khớp, phần gốc chi có khớp bị viêm thường nổi hạch sưng và đau (ở bẹn, nách), nếu bệnh kéo dài có teo cơ ở phần chi gần khớp do ít vận động.

Cảnh giác với biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩnHình ảnh khớp bình thường và khi bị nhiễm khuẩn.

 

Cách phân biệt

Trong giai đoạn đầu của bệnh cần phân biệt với bệnh thấp khớp cấp có biểu hiện viêm nhiều khớp, tính chất di chuyển…, chảy máu khớp trong bệnh Hemophillie (khớp bị sưng và đau dữ dội sau chấn thương, va chạm), bệnh gút cấp tính (viêm đau dữ dội các khớp chi dưới, hay gặp nhất ở bàn ngón chân cái, tiền sử có viêm nhiều đợt, lượng acid uric máu tăng cao), bệnh Reiter (viêm khớp do virus, viêm nhiều khớp xuất hiện sau viêm màng tiếp hợp mắt, niệu đạo và hội chứng lỵ.), tràn dịch khớp không liên tục và viêm khớp nhỏ hay tái phát. Ở giai đoạn sau, khi viêm kéo dài cần chẩn đoán phân biệt với lao khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp thể một khớp, đợt viêm cấp của thoái hóa khớp.

Điều trị ra sao?

Hiện nay tuy có nhiều thuốc đặc hiệu, nhưng một số trường hợp chẩn đoán muộn, điều trị không đầy đủ, bệnh thường gây biến chứng viêm từ khớp lan rộng sang sụn khớp và đầu xương gây trật khớp một phần hay toàn phần; phá hủy sụn khớp gây dính khớp, mất chức năng vận động; vi khuẩn từ khớp qua vùng xương lân cận gây viêm xương, cốt tủy viêm kéo dài dai dẳng, điều trị rất khó khăn; viêm ở vùng cột sống gây chèn ép tủy sống, gây gù vẹo cột sống; vi khuẩn ổ viêm khớp đi tới các bộ phận khác gây viêm, áp xe (gan, phổi, thận). Do đó, để tránh những biến chứng này, người bệnh cần được chẩn đoán sớm, dùng ngay kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ khớp khi cần thiết, bất động khớp tương đối có thể ngăn chặn được tình trạng huỷ hoại khớp. Cần thực hiện ngay việc cấy máu, lấy dịch khớp, làm xét nghiệm dịch khớp nhanh bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh.

Khi đã có mủ khớp cần dẫn lưu mủ và các chất bẩn bên trong dịch khớp để giảm nguy cơ hoại tử khớp, loại bỏ những chất gây viêm. Nội soi rửa khớp có thể tiến hành ngay hoặc sau khi hút dịch khớp không có kết quả. Trong một số trường hợp cần phẫu thuật mở khớp để loại bỏ vách ngăn cũng như màng hoạt dịch, sụn khớp hay phần xương bị nhiễm khuẩn. Cần thiết bất động khớp trong thời gian khớp viêm. Lưu ý tập thụ động từng bước cho bệnh nhân có tác dụng chống dính khớp, tuy nhiên cần tránh dồn lực lên khớp tổn thương trong trường hợp triệu chứng viêm chưa kiểm soát tốt.

Dự phòng: Thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật, phẫu thuật tiến hành tại khớp. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác, đặc biệt tại da, phần mềm và xương cạnh khớp.

BS. Bùi Thị Én

]]>
Thực phẩm nhiễm Salmonella http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nhiem-salmonella-4589/ Thu, 19 Jul 2018 12:14:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nhiem-salmonella-4589/ [...]]]>

Đây là điều cần được quan tâm để khắc phục vì Salmonella có thể gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C tất cả có khả năng gây bệnh thương hàn. Vi khuẩn thương hàn vào trong cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều càng có nhiều độc tố xuất hiện. Nội độc tố rất độc hại, tại ruột, nội độc tố sẽ làm tổn thương ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương thần kinh và nhiễm độc toàn thân. Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Chịu được lạnh, ở nước đá sống 2 – 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 – 10 ngày, trong phân 1 đến vài tháng. Salmonella bị diệt ở nhiệt độ 550C/30 phút, cồn 900C/vài phút, các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng (chloramin 3%, phenol 5%).

Thực phẩm nhiễm SalmonellaThực phẩm ở TP.HCM bị nhiễm vi khuẩn Salmonella với tỉ lệ rất cao 70%

Do đâu thực phẩm, nước uống nhiễm vi khuẩn Salmonella?

Nguồn bài tiết vi khuẩn Salmonella chủ yếu là phân của người bị bệnh thương hàn, ngoài ra còn Salmonella còn bài xuất theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn của người bệnh thương hàn. Vi khuẩn thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2 – 3 của bệnh. Đặc điểm vi khuẩn thải theo phân thành từng đợt. Bên cạnh đó, người lành mang vi khuẩn (một số người bị bệnh thương hàn đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang vi khuẩn trong ruột) luôn bài xuất vi khuẩn ra theo phân mỗi lần đi đại tiện (bệnh nhân khỏi về lâm sàng nhưng có khoảng từ 3 – 5% vẫn tiếp tục mang vi khuẩn sau vài tháng  do vi khuẩn khu trú ở túi mật, đường dẫn mật…). Người lành mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng, đây chính là đường lây quan trọng khó kiểm soát nhất.

Thực phẩm nhiễm Salmonella

Cả hai loại nguồn bệnh này đào thải ra môi trường, từ đó Salmonella lây nhiễm cho thực phẩm (thịt, cá, rau…) và nguồn nước rồi vào con người khi ăn, uống phải thực phẩm, nước uống chưa nấu chín sẽ bị bệnh thương hàn.

Người bị nhiễm Salmonella như thế nào?

Người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella do ăn thực phẩm (các loại thịt động vật, cá, tôm…), ngay cả các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Thực phẩm bị nhiễm Salmonella bởi bản thân thực phẩm hoặc dụng cụ dùng chế biến thực phẩm bị nhiễm Salmonella. Tay người chế biến thực phẩm bị lây nhiễm từ thực phẩm nhiễm Salmonella chạm hoặc tay bất kỳ người nào chạm vào miệng sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn Salmonella (gà, vịt, lợn, bò, động vật gặm nhấm và các loài bò sát như rắn, thằn lằn và rùa).

Thực phẩm nhiễm SalmonellaBệnh thương hàn khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục (39 hoặc 400C)

 

Sau khi Salmonella vào cơ thể người chưa có miễn dịch, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 10 – 48 giờ (đây là điểm khác biệt rất cơ bản với nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ vài, ba giờ). Bệnh thương hàn khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục (39 hoặc 400C), mệt mỏi kèm theo đau bụng, sôi bụng và chướng bụng là triệu chứng thường thấy. Đau bụng thường xuất hiện ở hố chậu phải, đi ngoài phân lỏng, sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5 – 6 lần/ngày. Một số người lớn có thể bị táo bón. Sang tuần thứ hai có thể có xuất hiện phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7 – 12 ngày rồi biến mất. Đồng thời có thể biểu hiện của nhiễm độc thần kinh do độc tố vi khuẩn Salmonella (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng).  Nặng hơn, bệnh nhân tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ dẫn, li bì, mê sảng, hôn mê (thường ít gặp). Tuy nhiên, có một số người dù bị nhiễm Salmonella nhưng do cơ thể đã có kháng thể, số lượng vi khuẩn ít và độc lực của vi khuẩn yếu cho nên có thể bị rối loạn tiêu hóa vài  ba ngày rồi tự khỏi, một số rất ít trong số đó trở thành người lành mang vi khuẩn, có thể kéo dài nhiều tháng.

Biến chứng

Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thương hàn là chảy máu đường ruột hoặc thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết. Các biến chứng này thường xẩy ra vào tuần thứ ba của bệnh, mặc dù tỉ lệ xảy ra không nhiều (khoảng 5%). Tuy vậy, sẽ nguy hiểm, nếu chảy với máu với số lượng nhiều sẽ làm tụt huyết áp gây sốc, có thể tử vong, nếu cấp cứu không kịp thời.

Nguồn bài tiết vi khuẩn Salmonella chủ yếu là phân của người bị bệnh thương hàn

Thủng ruột là nguy hiếm bậc nhất, bởi vì, sẽ gây viêm phúc mạc cấp tính, nếu không phát hiện và điều trị tích cực tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa hoặc hậu quả để lại có thể rất xấu (gây dính ruột về sau).

Ngoài ra, còn có thể bị viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy tạng, và gây nhiễm trùng một số cơ quan khác (bàng quang, thận, màng não, tủy sống…).

Một số loài Salmonella chỉ gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn ở người lớn lại có thể gây ra tình trạng bệnh lý rất nặng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh nhi có thể bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm xương.

Nguyên tắc điều trị

Khi phát hiện người bị bệnh cần được điều trị khẩn trương, cách ly để tránh lây lan cho người khác. Nguyên tắc điều trị diệt mầm bệnh là dùng kháng sinh nhưng phải dùng từ liều thấp đến liều cao nhằm tránh vi khuẩn chết nhiều một lúc làm tăng nội độc tố đột biến gây nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốc


Để không mắc bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra mọi người cẩn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau thay tã cho trẻ hoặc sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. Cần nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt…). Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín. Chỉ uống sữa tiệt trùng. Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác. Các nhà chức trách y tế cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các khách sạn, nhà hàng, nơi chế biến và phân phối thực phẩm (chợ, siêu thị…).

BS. NGUYỄN VĂN DŨNG

]]>