vết thương – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:13:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vết thương – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chủ quan với vết thương nhỏ, suýt nguy vì bệnh hiếm gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/chu-quan-voi-vet-thuong-nho-suyt-nguy-vi-benh-hiem-gap-14768/ Wed, 08 Aug 2018 16:13:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chu-quan-voi-vet-thuong-nho-suyt-nguy-vi-benh-hiem-gap-14768/ [...]]]>

Bệnh nhân là anh  Trần Văn Tuấn – 22 tuổi, công nhân công trường khai thác, Công ty Than Khe Chàm, Mông Dương, Quảng Ninh. Anh Tuấn cho biết, buổi sáng trong quá trình khai thác than ở hầm lò, anh bị đá rơi vào khoeo chân bên trái. Vì thấy vết thương rỉ ít máu với đường kính rất nhỏ 0,5cm nên anh Tuấn đã tự sơ cứu qua loa. Nhưng đến chiều cùng ngày, anh thấy khoeo chân căng tức, dùng tay ấn vào chỗ căng thì rất đau, anh Tuấn đã đến Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả để khám. Tại BV, anh Tuấn được các BS khám và phát hiện tổn thương rất đặc biệt: toàn bộ từ cẳng chân trái đến hố nách trái có khí dưới da lép bép (nghe như tiếng lép bép trên bếp than lửa hồng). Da khoeo chân bên trái bị rách 0,5cm, xung quanh có quần nề đỏ nhẹ, không có mùi hôi, gối trái sưng nề rất nhiều.

vet thuongVết loét.

Bệnh nhân lập tức được chỉ định chụp Xquang, làm xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng đông máu và chức năng gan thận, chụp CT ngực, CT bụng. Kết quả lâm sàng cho thấy có tràn khí dưới da hoàn toàn bên trái từ hố nách đến cổ chân trái trong đó khí đã lan cả vào ống sống qua các lỗ rễ thần kinh thoát ra.

Sau khi hội chẩn với các bác sĩ chuyên ngành, bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là nhiễm khuẩn sinh hơi do vết thương gối trái giờ thứ 12 nghi ngờ do cổ khuẩn. Bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu. Ngay lập tức, trong thời gian ngắn, một kíp mổ cấp tốc được huy động. Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, làm sạch tổn thương, mở rộng cân cơ từ 1/3 giữa đùi đến 1/3 dưới cẳng chân. Trong quá trình phẫu thuật, ghi nhận được rất nhiều khí nằm ở giữa lớp mỡ dưới da và vỏ bao ngoài cân cơ, tuy nhiên không có mùi hôi thối. Ngay sau phẫu thuật, người bệnh được điều trị trong buồng oxi cao áp cá nhân để hạn chế tối đa cổ khuẩn kị khí phát triển.

vet thuongPhẫu thuật vết loét.

Lo lắng mình sẽ bị cưa chân, ngay sau khi tỉnh lại sau ca mổ, anh Tuấn đã dồn dập hỏi các bác sĩ về số phận cái chân của mình.  Bác sĩ trưởng nhóm phẫu thuật cho biết, các bác sĩ đã và đang cố gắng hết sức và sẽ không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào dù nhỏ nhất để giữ chân cho anh. Kết quả là sau 8 ngày điều trị, toàn bộ khí từ cổ chân đến hố nách đã được giải phóng hết hoàn toàn, vết thương gối trái không còn dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhân đã được khâu lại da, kiểm tra các chức năng gan, thận không có dấu hiệu bị tổn thương và được xuất viện.

Trường hợp của bệnh nhân Tuấn, việc phẫu thuật mở rộng làm sạch vết thương chỉ đóng vai trò cơ bản, quan trọng nhất là quá trình điều trị bằng bồn oxi cao áp giai đoạn cực sớm để hạn chế mức tối đa điều kiện tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Cổ khuẩn là vi khuẩn sinh khí có từ thời cổ xưa thời kỳ từ những cây dương xỉ bị vùi lấp qua thời gian vài triệu năm hình thành than đá bây giờ, những vi khuẩn này tùy từng chủng sẽ sinh khí H2, CO, CO2, CH4… chứ không phải loại hoại thư sinh hơi sinh khí H2S mùi hôi thối. Đây là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, nếu không được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ bị tổn hại nặng tới toàn bộ chân trái. Điều đáng nói là đối với những công nhân ở làm việc ở các công trường khai thác mỏ, do đặc thù môi trường làm việc khí bụi, một tổn thương nhỏ trên da cũng có thể khiến người công nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do vậy, nếu người bệnh chủ quan, không kịp thời đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, rất có thể phải chịu những tổn thương vô cùng lớn.

Hiện nay, tại BVĐK khu vực Cẩm Phả đã ứng dụng bồn oxi cao áp là giải pháp điều trị hiệu quả các mặt bệnh khác nhau đem lại cơ hội phục hồi tốt cho nhiều bệnh nhân. Oxi cao áp có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như phục hồi sau tai biến đột quỵ não, cấp cứu hiệu quả các trường hợp ngạt khí lò, điều trị tốt trường hợp nhiễm trùng sinh khí, điều trị bệnh điếc đột ngột, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tuần hoàn não…

Bài, ảnh: BS. Vũ Trung Đức

((BVĐK KV Cẩm Phả))

]]>
Xử trí vết thương do kim tiêm tại nơi làm việc http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-vet-thuong-do-kim-tiem-tai-noi-lam-viec-12036/ Thu, 26 Jul 2018 11:50:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-vet-thuong-do-kim-tiem-tai-noi-lam-viec-12036/ [...]]]>

Nhân viên y tế có nguy cơ bị các vết thương từ kim tiêm hoặc các thiết bị dùng để chọc hay rạch da. Theo ước tính, ở Mỹ mỗi năm có trên 600.000 sự cố vết thương do kim tiêm xảy ra với nhân viên y tế, họ có nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh như viêm gan b, viêm gan C và HIV. Vết thương do kim tiêm (hay vật nhọn) có thể dễ dàng xảy ra và dẫn đến nhiễm khuẩn, do vậy điều quan trọng là cần có biện pháp phòng ngừa ngay để tránh bị nhiễm trùng. Xem phần 1 để biết những bước cần thực hiện.

Phần 1/4: Sơ cứu ban đầu

1. Để máu tiếp tục chảy ở vị trí bị đâm. Để vùng đang chảy máu dưới vòi nước mát trong vài phút.[1] Bằng cách này, những yếu tố có thể gây nhiễm khuẩn sẽ bị loại bỏ và rửa trôi, giảm khả năng đi vào máu. Virus có thể nhân lên khi đã vào máu, vì vậy tốt nhất là ngăn không cho virus đi vào máu ngay từ đầu.

2. Rửa vết thương. Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng ở vị trí bị kim tiêm hay vật nhọn đâm sau khi đã để máu tiếp tục chảy và rửa bằng nước. Điều này sẽ giúp diệt virus và vi khuẩn, loại bỏ nguồn nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.[2]

– Không cọ vết thương khi rửa vì có thể làm vết thương nặng hơn.

– Không bao giờ dùng miệng để hút vết thương.[3]

3. Lau khô và che phủ vết thương. Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương

4. Rửa các vị trí khác bị máu hoặc các phần của kim tiêm bắn lên bằng nước. Nếu các phần của kim tiêm bắn lên mũi, miệng, mặt hay vùng da khác, rửa sạch bằng xà phòng.[4]

5. Rửa sạch mắt bằng nước muối, nước sạch hoặc dung dịch vô trùng.[5] Lau nhẹ nhàng nếu có vật bắt lên mắt.

6. Tháo bỏ và thay bộ đồ có khả năng bị nhiễm bẩn. Để đồ ở gói kín trước khi được giặt và tẩy trùng. Sau khi tháo bỏ, rửa tay và các phần khác tiếp xúc với bộ đồ đó và mặc bộ đồ sạch.

Phần 2/4: Chăm sóc y tế

 

1. Chăm sóc y tế ngay lập tức. Bạn cần giải thích hoàn cảnh xảy ra vết thương và nói những phơi nhiễm có thể xảy ra. Có thể xét nghiệm máu để xác định có cần điều trị hay không.[6]

– Cần điều trị ngay trong trường hợp phơi nhiễm với bệnh khác đã biết, có thể gồm kháng sinh hoặc vaccine.[7]

– Tùy thuộc vào bệnh sử trước đây để tiêm phòng uốn ván.

2. Xác định có phơi nhiễm với HIV không. Cần thực hiện ngay để phòng ngừa chuyển đổi huyết thanh. Các nhà khoa học đã chứng minh tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh với HIV do kim tiêm đâm là 0,03 %.[8] Do vậy không nên sợ hãi vì tỉ lệ này rất thấp.

– Cần kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của nhân viên và người được truyền máu. Bệnh viện và các cơ sở y tế có sẵn xét nghiệm (test) nhanh để xác định tình trạng nhiễm HIV.

– Nếu có khả năng bị phơi nhiễm, cần điều trị dự phòng (còn được gọi là dự phòng sau phơi nhiễm hay PEP), lý tưởng là trong 1 giờ đầu.[9] Tất cả phòng khám và bệnh viện đều có phác đồ về phản ứng nhanh khi bị thương do kim tiêm đâm.

3. Xác định các phơi nhiễm khác. Nguy cơ bị lây truyền bệnh viêm gan cao hơn nhiều so với HIV (khoảng 30% với viêm gan B và 10% với viêm gan C), vì vậy cần hành động nhanh và có biên pháp phòng ngừa (dùng vaccine viêm gan).[10]

Phần 3/4: Theo dõi

1. Báo cáo vụ việc. Kiểm tra quy trình báo cáo tại nơi bạn đang làm việc. Việc thông báo về sự việc đã xảy ra là rất cần thiết, các thống kê cho thấy nó có thể giúp nâng cao khả năng thực hành an toàn cho mọi người trong tương lai. Cần báo cáo cả trường hợp vết thương do kim vô trùng, sạch đâm vào.[11]

2. Theo dõi xét nghiệm và giám sát sự hồi phục của bạn. Cần được thực hiện định kỳ trong giai đoạn cửa sổ (giai đoạn mà các xét nghiệm virus ở người bị phơi nhiễm âm tính mặc dù virus vẫn đang nhân lên).

– Việc đánh giá lại đối với phơi nhiễm với HIV thường được tiến hành tại thời điểm 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng để tìm kháng thể kháng HIV.[12]

– Việc đánh giá lại kháng thể HCV thường được thực hiện 6 tuần sau khi bị thương và sau đó 4 đến 6 tháng .[13]

Phần 4/4: Phòng ngừa và nhận thức ở nơi làm việc

1. Có kế hoạch hành động trong thời gian tới. Hãy xây dựng phác đồ xử trí vế thương do kim tiêm nơi làm việc của bạn chưa có. Thông tin này có sẵn ở bất kỳ đường dây hỗ trợ qua điện thoại nào hoặc có sẵn ở các quầy thuốc, bệnh viện, phòng khám và các trung tâm chăm sóc y tế khác

2. Đảm bảo thực hành trong công việc an toàn trong môi trường chăm sóc y tế tại mọi thười điểm. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo quy trình xử lý vật sắc nhọn:[14]

– Rửa tay sau khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

– Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, áo choàng, tạp dề, khẩu trang và kính bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể.

– Thu thập và tiêu hủy kim tiêm và vật nhọn một cách an toàn. Sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn và dịch lỏng ở mỗi khu vực chăm sóc bệnh nhân.

– Tránh đậy nắp đầu kim bằng hai tay. Sử dụng kỹ thuật đậy nắp đầu kim tiêm bằng một tay.

– Che phủ vết rách hoặc trầy xước bằng băng chống thấm nước.

– Dùng găng tay khi làm sạch vết máu và dịch cơ thể bị rớt một cách nhanh chóng và cẩn thận.

– Sử dụng hệ thống quản lý và tiêu hủy rác thải y tế an toàn.

3. Đảm bảo thực hành trong công việc an toàn ở các môi trường làm việc khác.Người làm việc ở các cửa hàng xăm hình, xỏ khuyên, và nhiều nơi khác cũng có thể có nguy cơ bị kim đâm. Hãy áp dụng các phòng ngừa sau:

– Mặc đồ và thiết bị bảo hộ phù hợp khi xử lý vật có thể gây nguy hiểm như túi đựng rác hoặc khi nhặt rác.

– Cẩn thận khi để tay ở nơi không thể nhìn thấy như bồn đựng nước, hố, mặt sau của giường hay ghế sofa…

– Mang giày kín khi đi qua hoặc làm việc ở những tụ điểm được biết có người sử dụng ma túy như công viên, bãi biển, điểm phương tiện công cộng…

4. Tránh sao nhãng không đáng có khi đang làm việc với kim tiêm và ống tiêm. Tập trung vào công việc và những gì mà bạn đang thực hiện ở mọi thời điểm.

– Tránh nhìn ra ngoài hay làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng khi đang xử lý kim tiêm.

– Cẩn thận với bệnh nhân bồn chồn hoặc sợ hãi vì họ có thể dễ dàng cựa quậy khi cắm hoặc rút kim tiêm. Trấn an họ và chỉ luồn kim tiêm khi bạn thấy an toàn.

(Theo Bác sĩ Nội trú)

]]>
Xử lý vết thương đúng tránh nhiễm trùng http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-vet-thuong-dung-tranh-nhiem-trung-12015/ Thu, 26 Jul 2018 11:48:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-vet-thuong-dung-tranh-nhiem-trung-12015/ [...]]]>

Trong lao động, sinh hoạt, bị thương ngoài da không phải hiếm gặp. Từ các vết thương có thể rất nhỏ như xước da, kim đâm, đứt tay, cho đến những vết thương lớn hơn như đứt da sâu, rách da màng lớn… đều cần có cách sơ cứu với mục đích cầm máu, bảo tồn chức năng và thẩm mỹ.

Xử lý vết thương phần mềm đòi hỏi phải cầm máu vết thương kịp thời và tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn. Một số vết thương có chứa dị vật cần phải được rút ra nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến mạch máu và dây thần kinh.

Với các vết thương nông, nhỏ gọn, sạch, có thể rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn sau đó băng vết thương.

BS. Nguyễn Văn An – Chuyên khoa Nội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

Đối với các vết thương, có thể là do tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt gây rách da và gây chảy máu, tổn thương phần mềm. Ngay khi xuất hiện vết thương đã có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác qua vết thương để xâm nhập vào cơ thể. Nếu vết thương đến sớm trước 6 giờ được coi là vết thương sạch và sau 6 giờ, vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn nhiều lần.

Xử trí vết thương: Với các vết thương nông, nhỏ gọn, sạch, có thể rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn sau đó băng vết thương. Với các vết thương dài và sâu hoặc dập nát tổ chức hay bẩn cần phải cắt lọc, làm sạch vết thương, sát trùng và khâu phục hồi vết thương. Sau khi khâu phục hồi vết thương cần phải điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong vòng 7 -10 ngày để tránh nhiễm trùng. Vết thương có thể cắt chỉ sau 10 – 14 ngày tùy từng vị trí trên cơ thể. Các vết thương vùng mặt được tưới máu tốt nên vết thương liền nhanh có thể cắt chỉ sau 10 ngày.

Khi lấy máu làm xét nghiệm hoặc khi tiêm truyền cho người bệnh cần phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn thì sẽ không bị nhiễm trùng. Nếu không tuân thủ tốt nguyên tắc vô khuẩn, ngay khi chọc kim vào da đã có thể đưa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh vào cơ thể.

BS Nguyễn Văn An

]]>
Hai trường hợp tử vong vì tôn sắt cứa cổ: Nạn nhân có thể sống nếu được sơ cứu vết thương mạch máu http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-truong-hop-tu-vong-vi-ton-sat-cua-co-nan-nhan-co-the-song-neu-duoc-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-11942/ Thu, 26 Jul 2018 11:40:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-truong-hop-tu-vong-vi-ton-sat-cua-co-nan-nhan-co-the-song-neu-duoc-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-11942/ [...]]]>

Đau xót hơn, theo BS. CKI. Nguyễn Viết Hậu – Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM những trường hợp này có thể sẽ được cứu nếu biết cách sơ cứu ban đầu.

Vết thương mạch máu: thường gặp

Cái chết của hai nạn nhân trong đó có một bé trai thật sự vô cùng đáng tiếc do một phần chưa được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Điều đó cũng cho thấy một thực trạng là hiện tại kỹ năng sơ cứu trong người dân vẫn còn chưa tốt đặc biệt các sơ cứu vết thương mạch máu. Những vết thương mạch máu nếu được sơ cứu đúng cách, đảm bảo không mất máu quá nhiều thì khi đến bệnh viện có thể chỉ cần được khâu nối lại là có thể cứu được tính mạng của nạn nhân.

Mặt trước băng ép qua vết thương vùng cổ.

Nạn nhân bị vết thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu rất sớm do tính chất đột ngột của tai nạn, tình trạng mất máu cấp gây choáng vì huyết áp tụt nhanh, nhưng còn có thể do sự lo lắng, thấy nhiều máu rồi sợ hãi ngất xỉu. Người dân còn lại tại hiện trường theo tâm lý chung rất hay sợ khi thấy máu, không ai dám xông vào trợ giúp, sơ cứu nạn nhân, lại mất bình tĩnh khi thấy có nhiều máu làm cho việc sơ cứu ban đầu những vết thương mạch máu hay chấn thương có mất máu rất trì trệ.

Bình thường một lần hiến máu có thể đến 350 ml mà người hiến máu vẫn có thể làm việc bình thường. Do đó, lượng máu mất ngay cả đến 1000ml nếu tạm cầm vẫn có thể cứu mạng nạn nhân bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp 1000 ml máu mà thấm ra quần áo và môi trường xung quanh thì rõ ràng rất nhiều người sẽ sợ hãi. Tâm lý chung của mọi người nếu thấy nạn nhân mất máu nhiều kèm với ngất xỉu cứ nghĩ nạn nhân đã chết lại càng chậm trễ thêm nữa.

Mặt bên minh họa băng ép qua vết thương vùng cổ.

BS CKI. Nguyễn Viết Hậu  cho biết nạn nhân nhập khoa cấp cứu vì vết thương và chấn thương là rất thường gặp, trong đó vết thương mạch máu chiếm số lượng không nhỏ. Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt do các vật sắc nhọn như dao, thanh kim loại, tấm tôn, dây cước…Những vết thương này có thể chỉ gây ra tình trạng chảy máu nhẹ tự cầm nhưng cũng có thể dẫn đến tình trạng mất máu rất nghiêm trọng gây tử vong cho nạn nhân nếu không được sơ cứu ban đầu đúng cách và chậm trễ thời gian đến bệnh viện.

Kỹ năng sơ cứu đúng cách

Kỹ năng sơ cấp cứu vết thương mạch máu đúng cách không phải là một kỹ năng quá phức tạp để thực hiện. Điều quan trọng là người sơ cấp cứu tại hiện trường phải bình tĩnh, gọi người xung quanh hỗ trợ, ép ngay chỗ đang chảy máu. Sau đó, người sơ cứu dùng các vật dụng hiện có tại nơi xảy ra tai nạn băng ép có trọng điểm để cầm máu vết thương, trong thời gian sớm nhất đảm bảo vận chuyển an toàn nạn nhân đến cơ sơ y tế hay bệnh viện gần nhất.

Bác sĩ Hậu cũng cho biết thêm trong trường hợp đáng tiếc kể trên, bé trai bị cứa ở vùng cổ nên khả năng mất máu sẽ nghiêm trọng hơn vì hai bên cổ là hai hệ thống động mạch cảnh, một mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Đây là hệ thống động mạch lớn và quan trọng của cơ thể, đồng thời cũng khó băng ép hơn so với ở tay hay chân. Chính vì vậy, nếu không được sơ cứu đúng cách thì khả năng tử vong sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do để khó thực hiện.

Minh họa tình huống thực tế, băng ép từ vùng cổ qua nách đối diện với bất kỳ vật dụng gì.

Theo bác sĩ Hậu, về nguyên tắc vẫn sẽ phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân. Cách đơn giản hơn rất nhiều giúp người sơ cứu dễ làm và dễ nhớ là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân (hình minh họa). Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Một số quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân là đắp thuốc lá, tro, các loại bột, hay che vết thương lại bằng quần áo,…vì dễ làm vết thương nhiễm trùng, không quan sát được máu chảy, làm nguy hại hơn cho việc điều trị tại bệnh viện về sau.

Do đó, việc phổ biến kiến thức sơ cấp cứu cho người dân đối với các cơ quan đoàn thể nói riêng và ngành y tế nói chung là điều rất cần thiết. Nếu làm tốt giai đoạn sơ cứu tại hiện trường thì rất nhiều người sẽ được cơ hội cứu chữa hơn, chi phí điều trị sau đó thấp hơn đặc biệt ở môi trường mà có rất nhiều người dân bị tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt như ở Việt Nam. Hiện nay các Hội chữ thập đỏ, các Bệnh viện lớn, Trung tâm cấp cứu đều có mở các lớp sơ cấp cứu ban đầu cho các cơ quan, trường học, đoàn thể, hội nghề nghiệp…nhưng chưa được mạnh mẽ vì chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Nhiều người với tâm lý học kỹ năng này có khi cả đời không dùng đến thì rất phí, tốn thời gian, nhưng thật ra khi sơ cứu thành công, giúp cứu tính mạng một người khì không hạnh phúc nào có thể đánh đổi được.

 

NGUYỄN NA

]]>
Có nên dùng cồn để sát khuẩn vết thương hở? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-dung-con-de-sat-khuan-vet-thuong-ho-10352/ Wed, 25 Jul 2018 06:51:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-dung-con-de-sat-khuan-vet-thuong-ho-10352/ [...]]]>

Khi đưa con đi tiêm phòng, tôi thường thấy bác sĩ sử dụng cồn 70 độ tẩm vào bông để sát khuẩn vị trí tiêm. Tôi xin hỏi, loại cồn này có dùng được cho những vết thương bị chảy máu không?

Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh)

Khi da nguyên vẹn (da lành) thì cồn 70 độ là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn nên được sử dụng thường xuyên để làm sạch vùng da trước khi phẫu thuật hay tại vị trí da được thực hiện thủ thật (như tiêm, chích, rạch…). Còn vết thương chảy máu như bạn nói thường được gọi là vết thương hở (đó có thể là những vết trích rạch, vết thương đâm xuyên, cũng có thể chỉ là vết trượt xây xát trên da) cũng có thể sử dụng loại cồn 70 độ này sát khuẩn mà không cần pha loãng. Tuy nhiên, khi sử dụng loại dung dịch này cũng như một số thuốc sát khuẩn khác như ôxy già cần hiểu rõ khi tiêu diệt vi khuẩn tại vết thương thì dung dịch cũng tiêu diệt luôn các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành làm cho vết thương lâu lành hơn. Do đó, nếu bạn bị một vết thương hở, rất thường gặp như đứt tay, ngã gây trầy xước da… thì tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc rửa sạch vết thương bằng nước sạch rồi sau đó băng lại. Trước khi băng có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh chứa bacitracin hay neomycin để bôi trơn vết thương giúp khi gỡ băng ra sẽ không đau.

BS. Trịnh Văn Tùng

]]>
Mẹo giúp vết thương mau lành http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-vet-thuong-mau-lanh-5545/ Thu, 19 Jul 2018 14:26:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-vet-thuong-mau-lanh-5545/ [...]]]>

Chúng ta có thể bị thương vì những lý do khác nhau. Cho dù đó là một vết cắt nhỏ khi cạo râu, bỏng khi nấu ăn hoặc phẫu thuật thì mối quan tâm lớn nhất là làm thế nào để phục hồi càng sớm càng tốt. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp phục hồi nhanh hơn và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

 

Meo-giup-vet-thuong-mau-lanh

 

Giảm căng thẳng và lo âu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng stress vì lo âu có thể làm chậm quá trình lành vết thương ở những bệnh nhân sau phẫu thuật và thậm chí khiến bệnh nhân phải nằm viện lâu hơn. Hãy thử những kỹ thuật thư giãn và tập luyện để kiểm soát stress và lo âu. Bằng cách này, vết thương của bạn sẽ lành nhanh hơn.

Tăng cường hấp thu vitamin C

Tăng cường hấp thu axit ascorbic hoặc vitamin C sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn. Các loại rau như ớt chuông, súp lơ xanh, bắp cải…là những nguồn vitamin C phong phú. Bạn có thể bổ sung nước chanh và cam vào chế độ ăn.

Sử dụng lô hội

Nếu bị bỏng nhẹ sau khi chạm phải vật nóng hoặc lửa, lô hội có thể làm dịu vết thương và giảm đau. Nó có thể giúp lành nhanh các vết bỏng nông.

 

Mat-ong-giup-vet-thuong-mau-lanh

 

Mật ong

Đây là một bài thuốc tự nhiên, được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị vết thương, tổn thương do bỏng và loét da. Bạn có thể sử dụng mật ong cho những vết bỏng trên bề mặt và ban da. Ngoài ra, mật ong cũng là bài thuốc tại nhà trị chắp hoặc lẹo mắt.

Bổ sung kẽm

Một yếu tố vi lượng quan trọng trong cơ thể là kẽm và các nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng thiếu kẽm có thể làm chậm lành vết thương. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn bổ sung kẽm, các bác sĩ thấy rằng bôi tại chỗ oxit kẽm trong băng có thể làm vết thương lành nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc có chứa kẽm thích hợp.

Chế độ ăn giàu protein

Nếu bạn đang phục hồi sau phẫu thuật, bạn cần có chế độ ăn đầy đủ protein để vết thương chóng lành. Lý do là vì lượng axit amin ảnh hưởng tới phục hồi vết thương và hoạt động miễn dịch.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo THS)

]]>
Ăn uống thế nào để vết thương mau lành? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-uong-the-nao-de-vet-thuong-mau-lanh-4383/ Thu, 19 Jul 2018 11:41:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-uong-the-nao-de-vet-thuong-mau-lanh-4383/ [...]]]>

Tất cả chúng ta đều đã từng bị những vết thương ngoài da như vết cắt, vết cào xước hay thậm chí là vết thương hở trên da. Đối với những người khỏe mạnh, phần lớn những vết thương này sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được giữ sạch sẽ và tránh nhiễm trùng, tuy nhiên ở một số người và một số loại vết thương sẽ nghiêm trọng hơn và thường cần những can thiệp y tế.

Những tổn thương này bao gồm những vết loét do nằm lâu, có tên khác là vết loét do áp lực hoặc loét lở giường, xuất hiện ở những nơi xương nằm quá gần so với phần da – như mắt cá chân, lưng, khuỷu tay, gót chân và hông – ở những đối tượng phải nằm liệt giường, ngồi xe lăn hay không thể thay đổi vị trí, tư thế. Bệnh nhân tiểu đường là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng loét bàn chân mà cần tới hàng tuần hay hàng tháng để lành lại.

Lựa chọn thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng có ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương vì những tổn thương trên da càng nghiêm trọng sẽ càng cần nhiều năng lượng, các loại vitamin, khoáng chất và protein cần thiết để thúc đẩy quá trình liền da và vết thương. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị mất đi từ các dịch thể chảy ra từ vết thương.

Các hướng dẫn về dinh dưỡng:

1. Ưu tiên hàng đầu là phải ăn đủ calorie từ một chế độ dinh dưỡng cân bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Lên danh sách những thực đơn và đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe bao gồm nhiều loại thực phẩm thuộc nhóm MyPlate (nhóm những thực phẩm được khuyến cáo bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ): protein, hoa quả, rau xanh, các sản phẩm từ bơ sữa và các loại hạt.

2. Tiêu thụ một lượng protein tối ưu. Mục tiêu vào khoảng 20 -30 gram protein mỗi bữa ăn chính và từ 10 -15 gram protein mỗi bữa ăn nhẹ.

  • 1 miếng gà, thịt nạc hay cá được nấu chín với cỡ khoảng 85 gram có chứa từ 20 – 25 gram protein.
  • 1 quả trứng, 1 thìa canh bơ lạc và khoảng 30 gram pho mát chứa từ 6 -7 gram protein.
  • 1 cốc sữa ít béo hoặc sữa chua chứa khoảng 8 gram protein.

3. Luôn cung cấp đủ nước và các đồ uống không chứa đường khác cho cơ thể như trà, cà phê, nước quả nguyên chất 100% và sữa cũng có chứa protein.

4. Một số vết thương có thể cần phải nạp một lượng nhất định vitamin và khoáng chất. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp với từng cá nhân với tỷ lệ tối ưu năng lượng, protein, nước, vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu cụ thể của bạn

5. Đối với bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng và điều trị các tổn thương. Hãy trao đổi với bác sỹ chuyên khoa nội tiết và chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch kiểm soát đường huyết từ chế độ dinh dưỡng của bạn.

PGS.TS Phạm Văn Hoan – Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam

]]>