Vệ sinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 07:18:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Vệ sinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vệ sinh và chăm sóc trẻ bị thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-va-cham-soc-tre-bi-thuy-dau-10560/ Wed, 25 Jul 2018 07:18:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-va-cham-soc-tre-bi-thuy-dau-10560/ [...]]]>

Lê Thị Tú (Thái Bình)

Thực ra, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết cách chăm sóc, để biến chứng bệnh sẽ lâu lành và để lại nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não… Khi trẻ bị thuỷ đậu, cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm hoặc lau người cho trẻ hàng ngày với nước ấm có thêm lá ổi, lá đắng. Sau khi tắm phải lau người trẻ khô, nhưng khi lau phải nhẹ tay, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu không mụn sẽ lan khắp người. Cần giữ không cho trẻ gãi các nốt mụn. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát; phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ;  phòng ở kín gió nhưng không được ẩm thấp. Sau 7-10 ngày điều trị như trên nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy, không để lại sẹo. Thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa virut này, vì thế, khi có người bị bệnh, cần cách ly ngay với người lành. Quần áo, dụng cụ cá nhân của người bệnh cần để riêng và phải vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp mụn nước vỡ nhiều, cần đưa trẻ đến khoa truyền nhiễm của các bệnh viện để điều trị.

ThS. Thanh lâm

]]>