vảy nến – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Dec 2018 15:23:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vảy nến – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng và trị một số bệnh ngoài da http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-tri-mot-so-benh-ngoai-da-17208/ Wed, 05 Dec 2018 15:23:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-va-tri-mot-so-benh-ngoai-da-17208/ [...]]]>

Một số bệnh ngoài da thường gặp

Viêm da cơ địa

Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em và ít hơn ở người lớn. Nguyên nhân tạo nên viêm da cơ địa là yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Bệnh viêm da cấp tính thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề. Đây là lúc người bệnh rất ngứa đau rát nhất là về đêm.

Với người bệnh mạn tính, sắc tố da của người bệnh bị thay đổi, rối loạn và xuất hiện nhều đám da sần, dày sừng bong tróc và vẫn rất ngứa.

Phòng và trị một số bệnh ngoài da

Viêm da tiếp xúc

Là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất gây dị ứng. Triệu chứng: Nổi ban đỏ, phát ban các khu vực bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay và rất ngứa. Diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh trở nên nặng hơn.

Viêm da tiếp xúc gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Phòng và trị một số bệnh ngoài daGãi gây tổn thương da nặng nề

Eczema

Eczema (hay còn gọi là chàm) là một thể bệnh gồm một nhóm các bệnh ngoài da và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.Hiện nay, bệnh chàm chiếm đến 25% trên tổng số những người mắc bệnh ngoài da ở Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa người bệnh và do tiếp xúc với các hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ… hoặc do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém.Những triệu chứng của bệnh eczema thường là ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da. Những mụn nước này không mọc riêng rẽ mà tập trung thành từng mảng phát ban mẩn đỏ sưng tấy. Sau một thời gian, các vùng da bị chàm nhẵn lại và tạo lớp vảy trên bề mặt da bong tróc và rạn nứt. Sau đó, da dần chuyển đổi màu, sắc tố da có thể bị sẫm lại.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh vảy nến làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Theo nghiên cứu và thống kê thì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Đây là loại bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm theo mùa.

Nguyên nhân do di truyền, nhiễm khuẩn do tâm lý người bệnh bị stress… Người bị bệnh vảy nến thường trên da xuất hiện các đám đỏ có giới hạn rõ ràng, bề mặt da gồ ghề do phủ trên bề mặt da là những lớp vảy trắng đục dễ bong tróc, cạo ra thành vụn có hình dạng giống nến vụn. Bên cạnh đó, bệnh gây tổn thương trên da và cả cho khớp, cho móng chân tay, cho toàn thân nữa.

Viêm da mủ

Đây là bệnh ngoài da thường xảy ra vào mùa hè. Vào thời điểm này, trời nóng nực và cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Người bệnh bị viêm nang lông, bị mụn nhọt,chốc lở, hăm kẽ và ngoài ra còn bị chóc mép, chốc loét…

Nổi mề đay – mẩn ngứa

Đây là một bệnh da liễu thường gặp và cũng gây ngứa ngáy, đau bỏng rát khó chịu cho người bệnh. Bạn càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Dị ứng với thuốc, với thức ăn, với một số chất kích ứng; Côn trùng cắn, đốt; Tiêu thụ quá tải những loại thức ăn chứa nhiều đạm, canxi.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục… Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ. Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.

Những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch ở các đơn vị tập thể như ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, trại giam, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh.

Nấm da

Nấm da là căn bệnh có khả năng lây lan và tái phát khá cao gây nên những triệu chứng ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người bệnh.

Phòng và trị một số bệnh ngoài daBiểu hiện bệnh nấm trên da

Bệnh nấm da hình thành do vi nấm dermatophytes, thường gặp nhất vào mùa hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp… Khi xâm nhập vào da, các sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, đến lúc những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Nấm da gây ngứa cho người bệnh là bởi trong quá trình sống của mình, sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da.

Nấm da có các dạng phổ biến như: Nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da mặt, nấm da tay, nấm da đùi, nấm kẽ và nấm móng…

Điều trị các bệnh ngoài da như thế nào?

Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị. Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Thông thường, để điều trị các bệnh ngoài da có thể dùng một số loại thuốc như: Thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào phải theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng được sử dụng như steroid, kem làm mềm, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ để bôi ngoài da.

Làm sao phòng tránh?

Để phòng tránh các bệnh ngoài da, cần thực hiện:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc là vừa tập thể dục hoặc chơi thể thao thì cần tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn. Những ai mới đi ngoài nắng về cũng không nên tắm liền vì rất dễ bị bệnh.

Phải sử dụng nước sạch để tắm, không tắm nước ở ao hồ, sông suối vì chứa rất nhiều vi khuẩn. Sử dụng dầu gội có chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không dùng móng tay cào mạnh lên da đầu khi gội vì rất dễ làm tổn thương da đầu, gội đầu xong phải lau khô, không đi ngủ khi tóc còn ướt dẫn tới nấm dễ xâm nhập vào da.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Làn da vốn rất nhạy cảm, nhất là da mặt nên việc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây viêm da, nám da thậm chí là ung thư. Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.

Không dùng chung đồ đạc cá nhân

Không nên mặc chung hoặc cho ai mượn đồ của mình mặc. Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ, phơi khô ngoài ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn, bảo quản treo quần áo ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da. Một số loại quần áo vải, ni lông, sợi tổng hợp cũng gây dị ứng da vì vậy cần lựa chọn chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho da.

Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng

Một chế độ ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp da tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn. Việc thiếu dinh dưỡng dễ gây ra các triệu chứng ngứa da. Đặc biệt các chất kích thích, cà phê, trà, các loại hải sản như cua, tôm, mực hay gây dị ứng cho da nên hạn chế ăn. Trong trường hợp da bị mẫn cảm với các thức ăn trên thì nên kiêng chúng. Thay các thực phẩm này bằng các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…

BS. Nguyễn Hữu Trường

]]>
Probiotic có chữa khỏi bệnh vảy nến? http://tapchisuckhoedoisong.com/probiotic-co-chua-khoi-benh-vay-nen-16360/ Thu, 11 Oct 2018 04:46:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/probiotic-co-chua-khoi-benh-vay-nen-16360/ [...]]]>

Nguyễn Ngọc Hà (Hà Nội)

Probiotic là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Chúng còn được gọi là “vi khuẩn thân thiện” hay “vi khuẩn có lợi” (vi khuẩn có lợi cho con người). Những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch.

Có rất nhiều dạng probiotic khác nhau như dạng viên nang, dạng bột, dạng cô lạnh hay sữa chua trị liệu. Tuy nhiên, dù ở dạng nào khi được áp dụng cho con người thì những probiotic cần đảm bảo đáp ứng 5 yếu tố về chế phẩm chứa vi sinh vật sống, xác định cụ thể chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng, đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng. Hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người và có bằng chứng về độ an toàn trên người.

Hiện nay, probiotic được nghiên cứu và chứng minh có phổ tác dụng rộng, ngoài tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa còn có ích với các trường hợp bị dị ứng, tăng huyết áp, đột quỵ hay các trường hợp căng thẳng, muốn giảm cân, đặc biệt còn được sử dụng trong mỹ phẩm như một thành phần tự nhiên có tác dụng mạnh đến các tế bào da. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào cho rằng probiotic có tác dụng chữa khỏi hay giảm triệu chứng trong bệnh vảy nến. Tốt nhất, bạn nên kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ trong từng giai đoạn của bệnh để trẻ có thể phát triển bình thường, hòa nhập với bạn bè và tích cực học tập, tuyệt đối không nên nghe theo lời mách bảo hay thông tin quảng cáo tràn lan trên mạng mà “tiền mất tật mang”.

BS. Đỗ Xuân Khoát

]]>
Bệnh vảy nến nguy hiểm thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-vay-nen-nguy-hiem-the-nao-15050/ Sun, 12 Aug 2018 15:19:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-vay-nen-nguy-hiem-the-nao-15050/ [...]]]>

Bệnh vảy nến được biết đến từ thời thượng cổ nhưng đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.

Bình thường các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào da mới thay thế. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc. Bệnh vảy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 – 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn từ 50 – 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài suốt đời hay bộc phát với những đợt riêng lẻ. Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, từ mức độ nhẹ mà người bệnh không nhận biết, đến mức độ nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Vảy nến biểu hiện như thế nào?

Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vảy trắng phủ trên bề mặt, vảy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (vì vậy có tên gọi là “vảy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20cm hoặc lớn hơn. Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vảy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên, sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân. Người mắc bệnh vảy nến thường không ngứa, tuy nhiên một số có thể ngứa, châm chích, bỏng rát. Trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể.

Thương tổn móng: Có khoảng 30-40% bệnh nhân vảy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.

Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vảy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.Bệnh vảy nến chưa có phương pháp điều trị triệt để.

Bệnh vảy nến chưa có phương pháp điều trị triệt để.

Mắc bệnh vảy nến vì sao?

Nguyên nhân thật sự của vảy nến vẫn chưa rõ. Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố mẹ đều bệnh). Các giả thuyết khác cho rằng, vảy nến có liên quan đến gene và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường cũng góp phần khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm bệnh vảy nến. Các yếu tố đó gồm:

Chấn thương: vảy nến có thể xuất hiện ở những da bị chấn thương thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.

Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vảy nến giọt (một dạng vảy nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vảy nến hiện mắc. Nhiễm HIV cũng làm nặng thêm bệnh vảy nến.

Do dùng thuốc: một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vảy nến như thuốc điều trị tăng huyết áp (ức chế men chuyển, beta-blocker), kháng sốt rét tổng hợp (chloroquin), lithium, một số kháng viêm non-steroid (indomethacine), progesterone và corticosteroid.

Stress: buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress thường dễ làm bùng phát và nặng thêm bệnh vảy nến.

Yếu tố thời tiết: thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát bệnh vảy nến. Thời tiết nắng, nóng và ẩm thường làm giảm nhẹ bệnh. Tuy nhiên, một số người thường bùng phát bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng (vảy nến nhạy cảm ánh sáng).

Rượu và thuốc lá: làm nặng thêm bệnh vảy nến.

Các thể lâm sàng

Triệu chứng chung và đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các vảy trắng hay bạc. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh.

Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng. Đây là dạng thường gặp của bệnh vảy nến.

Vảy nến mụn mủ: xuất hiện những mụn mủ ở vùng da tay và chân.

Vảy nến giọt: các tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em sau một đợt viêm họng do nhiễm streptococci.

Viêm khớp vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…

Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hay những mảng da dày màu trắng bạc.

Vảy nến nếp gấp: thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông…

Vảy nến có những biến chứng gì?

Vảy nến là một bệnh không ổn định, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng người bệnh có thể bị các biến chứng sau: đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da… Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vảy nến là yếu tố nguy cơ đối với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch (nghĩa là dễ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch hơn) nhất là đối với những người vảy nến nặng.

Bệnh vảy nến được điều trị như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của điều trị (dùng thuốc, thuốc sinh học, quang trị liệu…) là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do vảy nến là bệnh mạn tính vì vậy người bệnh cần hiểu biết rõ về bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện nay, những điều nên làm và cần tránh nhằm giúp bản thân có thể chung sống hòa bình và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.

Những điều người bệnh vảy nến nên làm: Giữ vệ sinh da tốt, tránh làm tổn thương da và làm khô da, xem sang thương da mỗi ngày nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng. Tránh lo lắng, giận dữ, xúc động mạnh. Không hút thuốc và uống rượu bia. Tắm nắng mỗi ngày khoảng 15-30 phút (trừ trường hợp vảy nến nhạy cảm ánh sáng). Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc mình đang sử dụng, kể cả thuốc không kê toa. Tái khám đúng hẹn.

Những điều không nên làm: Không sử dụng thuốc không có trong chỉ đinh của bác sĩ. Không tự ý thoa thuốc có chứa corticosteroid mà không có ý kiến của bác sĩ. Không tự ý ngưng hay thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

BS. Trần Tâm

]]>
Viêm khớp vẩy nến: Chữa sớm, tránh tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-vay-nen-chua-som-tranh-tan-phe-14021/ Sun, 05 Aug 2018 06:07:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-khop-vay-nen-chua-som-tranh-tan-phe-14021/ [...]]]>

Do triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp mà nhiều khi không được điều trị sớm.

Đối với bệnh viêm khớp vẩy nến, điều quan trọng là phải được chẩn đoán chính xác để có các phương pháp điều trị sớm. Sau đây là những điều nên biết về bệnh viêm khớp vẩy nến.

Ai dễ bị viêm khớp vẩy nến?

Viêm khớp vẩy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vẩy nến. Đó là một  loại viêm khớp mạn tính. Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Khoảng 15%  những người bị bệnh vẩy nến phát triển viêm khớp vẩy nến. Bệnh thường xuất hiện từ 30-50 tuổi. Nam giới và phụ nữ có vẻ như có nguy cơ tương đương phát triển viêm khớp vẩy nến. Có tăng gấp 50 lần nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến ở những người họ hàng đầu tiên của bệnh nhân mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng trong cặp song sinh giống hệt nhau, có 70% sự phù hợp (nghĩa là mức độ tương đồng ở cặp song sinh liên quan đến sự hiện diện hoặc không có bệnh cụ thể) đối với bệnh vẩy nến. Thật thú vị, có hai lần gia tăng nguy cơ truyền bệnh vẩy nến do một người cha bị ảnh hưởng so với người mẹ bị ảnh hưởng.

Đây được xác định là căn bệnh tự miễn, cho tới hiện nay vẫn chưa phát hiện rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như: do di truyền hay do môi trường, tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virut, vi khuẩn,…

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.

Đặc điểm bệnh viêm khớp vẩy nến

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Trong 85% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến, các triệu chứng của bệnh vẩy nến phát triển trước khi có các triệu chứng viêm khớp. Bệnh vảy nến và viêm khớp có thể phát triển kéo dài nhiều năm. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vẩy nến là nhẹ. Ở những bệnh nhân này, các triệu chứng có thể đến rồi thuyên giảm, nhưng rồi quá trình tiến triển của bệnh trở nên dai dẳng hơn.

Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể

Thông thường, viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến các khớp lớn ở các chi dưới, khớp xa của ngón tay và ngón chân, cũng như các khớp cột sống. Các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến có thể là một hay đồng thời diễn ra bao gồm: chứng viêm đơn khớp và viêm khớp không đối xứng; viêm đa khớp; viêm các khớp ngón tay, ngón chân; viêm khớp dẫn đến tàn phế; viêm dính khớp cột sống. Viêm khớp chân vẩy nến cũng có thể gây đau ở các điểm, nơi gân và dây chằng bám vào xương – đặc biệt là ở mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles), hoặc trong bàn chân (plantar fasciitis).

Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể bị nhầm là bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp. Chẳng hạn, triệu chứng đau, sưng khớp đều phổ biến trong cả 3 loại viêm khớp nêu trên. Do đó, cần chú ý tới các triệu chứng thay đổi về da, móng phù hợp với bệnh vẩy nến để loại trừ. Sinh thiết da cũng giúp chẩn đoán viêm khớp vẩy nến.

Các xét nghiệm về viêm không đặc hiệu (tức là sedrate và CRP) có thể tăng lên khi viêm khớp vẩy nến hoạt động. Thông thường, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến là âm tính  đối với yếu tố rheumatoid. Nếu yếu tố thấp khớp là dương tính, có thể là trường hợp bệnh vẩy nến kết hợp với viêm khớp dạng thấp hơn là trường hợp viêm khớp vẩy nến.

Chữa trị thế nào?

Bệnh viêm khớp vẩy nến không giống như viêm khớp dạng thấp, chỉ  cần điều trị khi triệu chứng xuất hiện. Khi các triệu chứng viêm khớp vẩy nến giảm, có thể ngừng điều trị cho đến khi các triệu chứng lại xuất hiện. NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) thường là dòng đầu tiên của điều trị viêm khớp vẩy nến. DMARDs (các thuốc chống thấp khớp) có thể được bổ sung vào quá trình điều trị. Các loại thuốc sinh học cũng nằm trong số các lựa chọn điều trị. Thuốc ức chế miễn dịch có thể có tác dụng phụ nguy hiểm và thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng nhất của viêm khớp vẩy nến.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh việm khớp vẩy nến nên chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến nên chú ý bảo vệ các khớp xương như thay đổi tính chất công việc, hoạt động có tác động tiêu cực tới khớp. Duy trì cân nặng hợp lý tránh tải trọng quá mức cho khớp. Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn. Bệnh có thể gây đau đớn, mệt mỏi nên tìm đến các phương pháp thư giãn như yoga, thiền để hỗ trợ.

Những dự báo xấu đối với bệnh viêm khớp vẩy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố sau: tổn thương da nặng; gia đình có tiền sử bệnh vẩy nến; giới tính nữ; sự khởi phát của bệnh trước 20 tuổi; biểu hiện gene HLA-B27, HLA-DR3, HLA-DR4; viêm đa khớp hoặc khớp bị tổn thương do viêm.

BS. Nguyễn Thông Tuyết

]]>
Cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bị vảy nến http://tapchisuckhoedoisong.com/cai-thien-chat-luong-cuoc-song-o-nguoi-bi-vay-nen-13985/ Sun, 05 Aug 2018 06:01:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cai-thien-chat-luong-cuoc-song-o-nguoi-bi-vay-nen-13985/ [...]]]>

Các biến cố stress tâm thần đóng vai trò quan trọng trong việc kích phát hoặc làm nặng thêm vảy nến. Do tính chất mạn tính của bệnh, bệnh nhân thường chịu ảnh hưởng từ các vấn đề tâm lý xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vảy nến có tác động tiêu cực mạnh đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một trong những mục tiêu lớn trong điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khoảng 75% bệnh nhân có các tổn thương từ nhẹ đến trung bình, đáp ứng với điều trị tại chỗ. Các lựa chọn điều trị tại chỗ phổ biến nhất là corticosteroid, vitamin D tổng hợp (calcipotriol), retinoid, anthralin, hỗn hợp tar và điều trị phối hợp. Trong những năm vừa qua, các loại thuốc dùng đường toàn thân mới vẫn được phát triển để điều trị các ca bệnh từ trung bình đến nặng, nhưng nhu cầu với loại sản phẩm tại chỗ có tính an toàn và hiệu quả vẫn hiện hữu

Có  một loại sản phẩm dùng ngoài da nguồn gốc từ thảo dược, đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh nhân vảy nến thể mảng mạn tính và do đó, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Giáo sư Tiến sĩ Michael Tirant tư vấn miễn phí cho bệnh nhân vẩy nến.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents trên 566  người bị vảy nến thể mảng ở các mức độ từ nhẹ đến nặng. Tất cả những đối tượng trong nghiên cứu đều được điều trị vảy nến với loạt sản phẩm dùng ngoài da thảo dược  và những người này được hoàn thiện bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh da liễu (the Dermatology Quality of Life Index – DQLI) ở buổi khám đầu tiên và trong ba buổi tái khám tiếp theo, trong vòng 6 tháng. Khi kết thúc quá trình thu thập dữ liệu, tất cả các câu trả lời đều được lưu lại và phân tích.

Nghiên cứu bao gồm 566  người bị vảy nến thể mảng có độ tuổi trung bình là 32,5 (8 tới 84 tuổi). 56% (318) là nam và 44% (248) là nữ. 66% (374) đã kết hôn. 25% (144) độc thân và 8% (48) đã li dị. Vị trí của tổn thương cũng như độ tuổi khởi phát là khá đa dạng. 76% (430  người) có rối loạn giấc ngủ biểu hiện thành các đợt mất ngủ, và 24% (136 người) có giấc ngủ tốt từ 6 đến 8 giờ/ngày. 24% (136 người) có tiền sử gia đình mắc vảy nến trong khi 76% (430người ) không có tiền sử gia đình mắc vảy nến. 74% (419 người ) tập luyện đều đặn và 26% (147 người ) không. Về lượng cồn tiêu thụ, 61% (343 người) cho biết mình sử dụng hàng tuần, 39% (223 người ) không. 22% (123 người) cho biết mình có hút thuốc, trong khi 78% (443 người ) không.

Hình ảnh trước và sau 8 tuần sử dụng sản phẩm Dr Michaels® (Soratinex®)

Kết quả đối với điểm DLQI cho thấy sự suy giảm từ giá trị trung bình = 6,761 (tuần 0) tới 6,252 (tuần 2), 4,015(tuần 6) và 2,407 (tuần 10), kết quả giảm 64,2% so với giá trị ban đầu. Kết luận rút ra là liệu trình này đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống ở  người bị vảy nến. Tất cả các mục trong bộ câu hỏi DLQI có liên quan tới chất lượng cuộc sống như đau, xấu hổ, e dè và các tác động đến các hoạt động thường ngày, hoạt động xã hội, hoạt động giải trí và hoạt động chuyên môn và điều trị cho kết quả tốt ở tất cả các mục này. Nghiên cứu này cũng có thể cung cấp bằng chứng cho sự liên quan giữa uống rượu, hút thuốc lá và bệnh vảy nến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy loạt sản phẩm dùng ngoài da nguồn gốc thảo dược của Úc, có hiệu quả trong  việc trị vảy nến và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh

(Theo Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents)

Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 81-83 Lò đúc, Hà nội và 87 Trần Não, TP. Hồ Chí Minh và áp dụng phương pháp Dr Michaels: sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.

Phương pháp Dr. Michaels do Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại những nước châu Âu, chứng minh giải pháp Dr. Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

 

 

 

 

]]>
PGS.TS.Lê Hữu Doanh:”Không thể chữa khỏi hẳn bệnh vẩy nến như quảng cáo tràn lan trên mạng” http://tapchisuckhoedoisong.com/pgs-ts-le-huu-doanhkhong-the-chua-khoi-han-benh-vay-nen-nhu-quang-cao-tran-lan-tren-mang-13938/ Sun, 05 Aug 2018 05:54:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/pgs-ts-le-huu-doanhkhong-the-chua-khoi-han-benh-vay-nen-nhu-quang-cao-tran-lan-tren-mang-13938/ [...]]]>

Vảy nến là một trong những bệnh da hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Thực tế là bệnh này khó kiểm soát, dễ bị tái phát nhiều lần nên người bệnh không kiên trì khi chữa bệnh. Vì bệnh liên quan đến vẻ bề ngoài, thẩm mỹ nên khi bị mắc bệnh vảy nến hay ngại ngùng, giấu bệnh và  nhiều bệnh nhân thường nghe theo lời quảng cáo chữa khỏi hẳn bệnh vảy nến nên đã tự ý đi điều trị, gây hậu quả nặng nề.

Nhân Ngày Vảy nến thế giới (29/10), Phóng viên báo Sức khỏe &Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương về căn bệnh này.

Phóng viên: Thưa PGS, vảy nến là một trong những bệnh về da hay gặp xin ông cho biết thực trạng bệnh vảy nến hiện nay?

PGS.TS Lê Hữu Doanh: Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính. Có người cho rằng đó là một trong các “nỗi khốn khổ của con người” làm cho người bệnh trong tâm trạng xấu hổ và ngượng ngùng. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, căn bệnh mạn tính này ảnh hưởng tới sức khỏe của khoảng 2-3% dân số thế giới. Hiện có khoảng 125 triệu người mắc bệnh. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu điều tra chính xác nhưng theo ước tính có từ 1,5-2% dân số mắc bệnh vảy nến. Biểu hiện thường gặp nhất là vảy nến thể thông thường (Psoriasis vulgaris) là bệnh mạn tính, tái phát, có mảng và sẩn màu đỏ có vẩy trắng bạc.

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện đang quản lý hơn 2000 hồ sơ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Hầu hết các trường hợp vảy nến là thể nhẹ, một số trường hợp thể vừa và thể nặng cần được dùng các thuốc toàn thân trong điều trị.

PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương .

Phóng viên: Xin ông cho biết bệnh vảy nến có liên quan đến lứa tuổi, giới tính hay không?

PGS.TS Lê Hữu Doanh: Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở tuổi ngoài 20, có thể gặp ở người lớn tuổi ngoài 50, đôi khi ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và nếu ở tuổi này thì thường có yếu tố gia đình với biểu hiện bệnh nặng hơn, kéo dài hơn. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ như nhau.

Cơ chế sinh bệnh vảy nến bao gồm yếu tố gen di truyền, rối loạn yếu tố miễn dịch, và các yếu tố từ môi trường. Yếu tố di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì có khoảng 8% con bị bệnh, nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì tới 41% con mắc bệnh.  Các yếu tố khác như nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn. Ngoài ra, các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là các sang chấn như gãi, chà sát mạnh. Nhiễm trùng mà thường là nhiễm liên cầu. Các stress tâm lý , sử dụng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon … có thể làm nặng bệnh. Rượu cũng là tác nhân làm cho bệnh nặng lên.

Phóng viên: Vảy nến có các biểu hiện gây mất thẩm mỹ và vẫn còn một số người chưa hiểu nên kỳ thị người bệnh. Vậy xin ông cho biết cách nhận biết bệnh và bệnh có lây cho người khác không?

PGS.TS Lê Hữu Doanh: Bệnh vảy nến không gây chết người nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh vảy nến thể thông thường, gồm vảy nến thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng. Vảy nến thể đặc biệt: thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân-bàn tay, thể đỏ da toàn thân vảy nến, thể mủ, vảy nến móng-khớp, viêm đầu chi liên tục, vảy nến niêm mạc. Tuy nhiên, hay gặp nhất là vảy nến thể thông thường. Khi mắc bệnh nhân có biểu hiện đặc biệt và thường dễ chẩn đoán. Biểu hiện là các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi hoặc đậm, ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy này bong ra dễ dàng thành từng lá vảy da màu trắng bạc. Khi cạo nhẹ vảy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ. Các sẩn hoặc đám thương tổn nhỏ tụ lại thành mảng lớn. Các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu, ngón tay, bàn tay- bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, ụ ngồi, mông và cẳng chân. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là thường đối xứng hai bên cơ thể, mặt ít khi bị tổn thương. Một số người bệnh chỉ bị tổn thương ở đầu hoặc bàn tay-bàn chân. Bệnh ở da đầu có đặc điểm là nhiều vảy da bong, không gây rụng tóc nhưng  hay ngứa và gây phiền phức cho người bệnh vì vảy da bong liên tục. Trái lại, các thương tổn vảy nến ở kẽ mông, sinh dục thì lại có ít vảy da do vùng da đó ẩm ướt. Móng tay, móng chân bị tổn thương với biểu hiện móng bị tách, móng sùi dễ gãy, có các vết rỗ trên móng. Tổn thương móng trong vảy nến dễ bị chẩn đoán nhầm là nấm móng. Thương tổn móng có thể cùng với thương tổn khớp do vảy nến và cũng là biểu hiện làm cho người bệnh rất ngại ngùng khi giao tiếp. Hơn nữa, nhiều trường hợp gây biến dạng móng và khớp để lại di chứng trầm trọng cho người bệnh. Để chẩn đoán bệnh có thể làm sinh thiết tổ chức da bị bệnh. Trường hợp bệnh xuất hiện đột ngột và nặng có thể do suy giảm miễn dịch trong đó cần xét nghiệm HIV.

Chính vì có các tổn thương ngoài da nên nhiều người nghĩ rằng vảy nến chỉ là bệnh ngoài da có thể sẽ lây lan sang người lành nhưng trên thực tế đây là căn bệnh mạn tính, không lây, hiện chưa có cách chữa khỏi. Tuy nhiên, có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ.

Phóng viên: Nhiều người bệnh vảy nến chỉ vì tin quảng cáo, lời truyền miệng chữa dứt bệnh vảy nến mà tìm đến chữa trị. Hậu quả bệnh nặng thêm, “tiền mất, tật mang”. Vậy xin ông cho lời khuyên?

PGS.TS Lê Hữu Doanh: Vảy nến là một bệnh mạn tính, diễn biến bệnh lâu dài, có thể khỏi một thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục. Việc điều trị cần phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh để có thể tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất, hiệu quả, ít tác dụng phụ và phù hợp với hoàn cảnh người bệnh về kinh tế, công việc và gia đình, xã hội. Ngày nay, khoa học hiểu rõ bệnh vảy nên không đơn thuần là bệnh ngoài da mà là bệnh toàn thân, có liên quan với các bệnh lý về tim mạch, gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì và các bệnh lý chuyển hóa. Trên thực tế có khoảng 42% người mắc bệnh vảy nến cũng mắc bệnh viêm khớp vảy nến, gây đau đớn, xơ cứng, sưng tại các khớp và có thể dẫn đến biến dạng và mất chức năng vĩnh viễn. Nhiều người điều trị không đúng và thiếu chăm sóc. Và khẳng định rằng: Không thể chữa khỏi hẳn bệnh vẩy nến như quảng cáo tràn lan trên mạng. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không tin lời đổn thổi,  quảng cáo  chữa dứt điểm bệnh vảy nến tránh tiền mất bệnh lại nặng thêm.

Phóng viên: Tính đến nay,  Bệnh viện đã có tiến bộ nào trong điều trị vảy nến?

PGS.TS Lê Hữu Doanh: Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở Việt Nam cũng đã tiếp cận được với thế giới, chúng tôi cũng đã có những hướng dẫn điều trị cập nhật từ 2017 các phác đồ điều trị của thế giới. Các thuốc từ đơn giản nhất như là thuốc bôi cho đến thuốc toàn thân, các phương pháp điều trị ánh sáng đến các thuốc sinh học mới nhất thì tại Việt Nam cũng đã có. Chính vì vậy việc quản lý điều trị bệnh vảy nến ở Việt Nam đều đáp ứng được.

Một trong những phương pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh vảy nến hiện nay hiện đang được sử dụng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đó là điều trị bằng UVB dải hẹp toàn thân. Đối với kiểm soát trường hợp bệnh nhân vảy nến mức độ vừa và nặng thì UVB dải hẹp đáp ứng tốt (khoảng 80% các trường hợp được nghiên cứu là đáp ứng tốt đến rất tốt; một số trường hợp khác cần chuyển phác đồ điều trị tùy đáp ứng của bệnh nhân). Đây là phương pháp mới, ổn định bệnh lâu dài (so với các phương pháp trước đây là điều trị ánh sáng UV, UVA dải rộng). Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và của bệnh viện Da liễu Trung ương chỉ ra rằng khoảng gần 50% bệnh nhân vẫn ổn định bệnh sau 6 tháng điều trị.

Ngoài ra, trị liệu sinh học ngày nay đã được sử dụng trong bệnh vảy nến. Thuốc sinh học là những protein dẫn xuất từ nguồn sống (con người, động vật, cây cỏ, vi sinh vật) hoặc tổng hợp thông qua kỹ thuật tái tổ hợp DNA. Tuy nhiên, điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. Do vậy, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để chẩn đoán xác định bệnh, cho chỉ định điều trị ban đầu.

Phóng viên: Xin cảm ơn PGS.TS Lê Hữu Doanh về những thông tin hữu ích này!

 

Mai Lê ( Thực hiện)

]]>
Bệnh vẩy nến Erythrodermic – Ít gặp nhưng nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-vay-nen-erythrodermic-it-gap-nhung-nguy-hiem-13787/ Sun, 05 Aug 2018 05:39:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-vay-nen-erythrodermic-it-gap-nhung-nguy-hiem-13787/ [...]]]>

Bệnh vẩy nến Erythrodermic hay còn gọi là thể vẩy nến đỏ da toàn thân là một loại bệnh vẩy nến hiếm gặp. Nó chỉ chiếm khoảng 3% các ca bệnh vẩy nến.

Phân biệt bệnh vẩy nến Erythrodermic với một số loại bệnh vẩy nến khác

Vẩy nến là bệnh da mạn tính, không ổn định và hay tái phát. Có rất nhiều loại bệnh vẩy nến và chúng có nhiều triệu chứng khác nhau:

Bệnh vẩy nến thể mảng là một dạng phổ biến của bệnh vẩy nến (chiếm đến 80-90% ca bệnh vẩy nến). Tổn thương vẩy nến thể mảng thường xuất hiện ở những vùng da hay bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, lưng, bụng. Trên các mảng da màu đỏ là lớp sừng dày màu trắng gây ngứa ngáy. Bệnh vẩy nến mảng không ổn định làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến Erythrodermic.

Bệnh vẩy nến Guttate: Hay còn gọi là thể giọt. Tổn thương là các chấm có đường kính từ 1-3mm (như giọt nước), nổi rải rác khắp người, nhất là nửa người trên, màu đỏ tươi, trên phủ vẩy mỏng màu trắng đục, dễ bong, cạo vụn ra như phấn. Bệnh thường gặp ở trẻ hay người trẻ tuổi, sau nhiễm liên cầu khuẩn hầu họng.

Bệnh vẩy nến đảo ngược (Inverse): Tổn thương biểu hiện dưới dạng các dát đỏ da sưng lên ở nếp gấp của cơ thể, chẳng hạn như quanh nách, háng và vú.

Bệnh vẩy nến Erythrodermic Cháy nắng có thể gây ra một sự bùng phát của bệnh vẩy nến Erythrodermic.

Bệnh vẩy nến mụn mủ (Psoriasis): Đây là loại vẩy nến có thể được xác định khi các mụn nước và mụn mủ xuất hiện khắp cơ thể. Triệu chứng đi kèm có thể là sốt, ớn lạnh, ngứa ngáy và tiêu chảy…

Bệnh vẩy nến Erythrodermic: Đây là một dạng bệnh vẩy nến thể hiện đặc biệt rầm rộ, gây viêm. Người bệnh phát triển một tình trạng ban đỏ toàn thân: da toàn thân đỏ tươi, bóng, phù nề, căng, rớm dịch, phủ vẩy ướt, không có vùng da nào lành, ngứa dữ dội, các nếp kẽ bị trợt loét, rớm dịch mủ, nứt nẻ, đau rát trên toàn bộ bề mặt của cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến Erythrodermic

Các nhà khoa học không chắc chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến nói chung, nhưng nghi ngờ có liên quan tới hệ thống miễn dịch hoạt động rối loạn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra chứng vẩy nến Erythrodermic vẫn còn chưa rõ ràng.

Yếu tố nguy cơ

Trong khi nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến Erythrodermic chưa được biết, nhưng một số tình huống có thể kích hoạt bệnh này bao gồm: đột nhiên ngừng điều trị bệnh vẩy nến, nhiễm trùng, cháy nắng, căng thẳng thần kinh, uống rượu quá mức; phản ứng dị ứng và phát ban; uống thuốc steroid.

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng của vẩy nến erythrodermic bao gồm: phần lớn da trên cơ thể đỏ nghiêm trọng; da trông như bị bỏng, da bong từng mảng lớn nhiều hơn là các mảnh nhỏ hoặc vẩy; xuất hiện các mụn nước, mụn mủ; ngứa nặng; đau rát dữ dội; tăng nhịp tim; sốt cao… Những triệu chứng này sẽ xuất hiện ở hầu hết người bệnh trong một cơn bùng phát bệnh vẩy nến Erythrodermic. Vì bệnh vẩy nến Erythrodermic có thể làm thay đổi trao đổi chất của cơ thể, người ta cũng có thể gặp các triệu chứng khác. Những triệu chứng này bao gồm: sưng tấy, đặc biệt là xung quanh vùng mắt cá chân; đau khớp; ớn lạnh hoặc sốt.

Biến chứng nguy hiểm

Da hoạt động như lớp rào cản của cơ thể đối với môi trường, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi da bị tổn thương nghiêm trọng, đó là những gì xảy ra với bệnh vẩy nến Erythrodermic, toàn bộ lớp bảo vệ này bị tổn hại, làm cho cơ thể dễ bị các biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này bao gồm: suy kiệt do mất dịch và protein; sưng phù nặng từ sự giữ nước; nhiễm trùng nặng bao gồm viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết; suy tim sung huyết.

Nếu một người nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh vẩy nến Erythrodermic, điều quan trọng là phải tìm sự chăm sóc y tế ngay vì những biến chứng nặng, đe dọa đến mạng sống có thể xảy ra.

Điều trị và dự phòng

Bệnh vẩy nến Erythrodermic có thể rất khó chữa, đặc biệt nếu có biến chứng. Các lựa chọn điều trị bao gồm: kem steroid và kem dưỡng ẩm; băng ẩm; nghỉ ngơi tại giường; các thuốc điều trị toàn thân, gồm methotrexate, acitretin, cyclosporine, hoặc retinoids; thuốc ức chế sinh học TNF; truyền dịch hoặc bù chất điện giải; kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Để ngăn ngừa bệnh vẩy nến Erythrodermic, những người bị bệnh vẩy nến nên tuân thủ chế độ điều trị và tránh các yếu tố nguy cơ kể trên. Sau một đợt bùng phát hồng ban, da có thể sẽ trở lại tình trạng trước đó. Tuy nhiên, vì cơ hội của các biến chứng quá cao, triển vọng là khó khăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh vẩy nến Erythrodermic gây tử vong đến 64% các trường hợp bệnh. Tuy nhiên, với việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong sẽ giảm.

BS. Nguyễn Quân

]]>
Phương pháp mới cho bệnh vẩy nến http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-cho-benh-vay-nen-13785/ Sun, 05 Aug 2018 05:38:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-cho-benh-vay-nen-13785/ [...]]]>

Đây là một rối loạn thường gặp với 2-3% dân số trên toàn thế giới, một số trường hợp gây ra những biến chứng ở móng tay và các khớp cũng như các tổn thương trên da.

Yếu tố di truyền cũng như các yếu tố kích thích đóng một vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh vảy nến rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là vảy nến thể mảng, đặc trưng bởi các tổn thương dạng ban hồng, nổi sần hình tròn hoặc hình bầu dục, bao phủ bởi lớp vẩy màu trắng bạc. Mặc dù các tổn thương có thể khu trú ở bất kì vùng nào trên bề mặt da, các vị trí thường thấy là khuỷu tay, đầu gối, da đầu và vùng thắt lưng – cùng và đối xứng hai bên.

Các biểu hiện tại da của bệnh vảy nến có thể khác nhau về hình thái và mức độ và việc điều trị nên được thay đổi cho phù hợp. Điều trị tại chỗ bệnh vảy nến đã được giới hạn với corticosterois, các dẫn xuất của vitamin D, axit salicylic, các axit gốc α-OH, thuốc mỡ anthralin, kem làm mềm da, bột hắc ín, các retinoid, các thuốc ức chế miễn dịch, và các liệu pháp điều trị kết hợp.

Giáo sư Tiến Sĩ Michael Tirant tại Hội nghị Da liễu Đông dương và Hội nghị Da liễu Cấp cao Thế giới tổ chức tại Hà nội tháng 12/2017

Lựa chọn điều trị được xác định bởi mức độ bệnh và vị trí của bệnh vảy nến cũng như các tác dụng phụ, mong muốn và tuân thủ điều trị của bệnh nhân, và những khó khăn về tài chính. Cho đến nay các lựa chọn điều trị tại chỗ và toàn thân đều có sẵn, nhưng không có lựa chọn nào cho kết quả lâm sàng xuất sắc mà không kèm theo nguy cơ tác dụng phụ.

Hướng điều trị mới cho bệnh vẩy nến

Một nghiên cứu lâm sàng tại Rumani được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents, các tác giả đã nghiên cứu về tính hiệu quả của các sản phẩm tự nhiên Dr Michaels® (Soratinex®) trong điều trị tại chỗ ở một nhóm bệnh nhân bị vảy nến. Sáu mươi hai bệnh nhân (34 nam/28 nữ) đến từ Romani, độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi (trung bình: 52 tuổi) bị bệnh vảy nến thể mảng mạn tính mức độ nhẹ đến nặng đã được đưa vào nghiên cứu này.

Mỗi bệnh nhân được điều trị bằng một liệu trình ba pha các sản phẩm tự nhiên Dr Michaels® (Soratinex®), hai lần mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Thành phần bao gồm các loại tinh dầu Tinh dâu hạnh nhân, Dầu Jojoba, Dầu bơ, Tinh dầu cà rốt, Chiết xuất từ hoa cúc vạn thọ, Tinh dầu cam, Dầu mầm lúa mạch, Dầu hạt mơ, Tinh dầu hoa oải hương, Dầu cây đàn hương, Dầu cây hoắc hương, Cây phong lữ, Chiết xuất hoa hương thảo, Dầu thầu dầu, Tinh dầu cam chua…

Hình ảnh trước và sau 8 tuần sử dụng sản phẩm Dr Michaels® (Soratinex®)

Các sản phẩm này được bôi lên da và vùng da dầu bị tổn thương vảy nến, không bôi lên da mặt, da vùng sinh dục và các nếp gấp. Đánh giá các sản phẩm thử nghiệm dựa trên điểm PASI của mỗi bệnh nhân tại thời điểm tuần thứ 0,1,2,3,4,5 và 6. Các sản phẩm thử nghiệm không có hiệu quả với 5/57 bệnh nhân. Mười một người có cải thiện mức độ vừa (điểm PASI giảm 26-50%), 11 bệnh nhân có cải thiện tốt (điểm PASI giảm 51-75%) và 30 bệnh nhân có cải thiện vượt bậc (điểm PASI giảm 76-100%). 23% tổng số bệnh nhân xuất hiện viêm nang lông nhưng đã hết sau khi ngưng điều trị. Năm bệnh nhân xuất hiện ngứa và triệu chứng dần tự biến mất.

Các hiệu ứng của sản phẩm được đánh giá là không có khác biệt bởi 44% bệnh nhân, là tốt bởi 40% và rất tuyệt vời bởi 16% số bệnh nhân. 95% số bệnh nhân nói rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm thử nghiệm này bởi vì nó có hiệu quả và ít tác dụng phụ do đây là các sản phẩm tự nhiên. Trong nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi, ứng dụng tại chỗ của các sản phẩm từ thiên nhiên Dr Michaels® (Soratinex®) đã chứng minh đây là một lựa chọn điều trị tự nhiên có hiệu quả cho bệnh vảy nến.

(Theo Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents)

Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 81-83 Lò đúc, Hà nội và 87 Trần Não, TP. Hồ Chí Minh và áp dụng phương pháp Dr Michaels: sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh bạch biến và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.

Phương pháp Dr. Michaels do Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại những nước châu Âu, chứng minh giải pháp Dr. Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

]]>
Đông y với bệnh vảy nến http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-voi-benh-vay-nen-2412/ Wed, 18 Jul 2018 18:55:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-voi-benh-vay-nen-2412/ [...]]]>

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.

Sau đây là các bài thuốc chữa trị bệnh này tuỳ theo từng thể bệnh:

Thể phong huyết nhiệt:

Triệu chứng: những nốt chấm đỏ xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.

Phép chữa: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết.

Bài thuốc 1: hoa hoè 20g, sinh địa 20g, thổ phục linh 16g, ké dầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g, thạch cao 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc 2 (Hoè hoa thang gia giảm): hoè hoa sống 40g, thăng ma 12g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thạch cao 40g, ké đầu ngựa 20g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Thể phong huyết táo:

Triệu chứng: ở thể bệnh kéo dài, có triệu chứng: những nốt mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.

Phép chữa: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.

Bài thuốc 1: hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, oai linh tiên 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc 2: huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc tắm rửa: hoả tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi thứ 15g. Nấu nước tắm rửa, ngày 1 lần.

Kết hợp day bấm các huyệt: khúc trì, nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao, phi dương.

Những bài thuốc theo kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh:

Bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông: + ngải cứu khô 2 nắm tay, tẩm ít bột mỳ, nấu nước uống hằng ngày.

Phèn chua, vỏ lựu, tán nhỏ hoà dấm mà bôi.

Cây và củ sinh địa.

Bài thuốc của Tuệ Tĩnh: rễ cây núc nác 1 nắm, sinh địa 10 củ (trồng ở vườn) đều đập nát, thạch tín một ít, tán nhỏ, dấm chua 1 bát (200ml). Tất cả bỏ vào lọ, lấy bùn trát kín, đun cách thuỷ 10 giờ, rồi đem ra xức (ngửi). Không để thuốc vào mắt, mặt (thạch tín là thuốc độc bảng A). Nếu nổi vết đỏ, tròn bằng đồng tiền, ngứa, chảy nước vàng thì dùng: xương chó vàng 2 phần, vỏ trứng gà con so 1 phần, tóc rối 1 phần. Tất cả đốt ra tro, tán nhỏ, hoà dầu vừng, xát vào tổn thương.

Ăn uống hỗ trợ trị bệnh: Người bệnh vảy nến nên thường xuyên ăn cháo tang thầm, hồng táo: tang thầm (quả dâu tằm) 30g, hồng táo 10 quả, bách hợp 30g, gạo lức 100g. 3 vị trên cho nước ninh kỹ, sau khi bỏ bã cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, ăn liền 1 tuần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần, ăn tiếp và cứ ăn như thế đến khi bệnh thuyên giảm.

Lưu ý: Bệnh vảy nến không nguy hại nhưng thường kéo dài và hay tái phát. Cần chú ý ăn uống thanh đạm, ít mỡ, nhiều rau quả, vitamin. Tránh bia rượu, thịt trâu, thịt chó, các thức ăn khó tiêu. Tránh thức đêm, căng thẳng thần kinh. Cần giải trí vui chơi lành mạnh, tâm hồn thanh thản.

 

Vị trí huyệt

Khúc trì: gấp cánh tay vào ngực, huyệt ở đầu khuỷu cẳng tay cách cùi chỏ khoảng chiều ngang của 3 ngón tay 2 – 3 – 4.

Nội quan: từ lằn chỉ cổ tay, phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, ở giữa 2 đường gân.

Thần môn: chỉ cổ tay phía lòng bàn tay đầu xương quay (từ ngón út kéo xuống đến chỉ cổ tay).

Túc tam lý: nằm ở bắp chân ngoài, dưới đầu gối 3 tấc, ngay tại đầu ngoài nếp nhăn ngang dưới đầu gối.

Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chày.

Phi dương: trên mắt cá ngoài chân 7 tấc.

Thay đổi day bấm trong 1 tuần: các huyệt khúc trì, nội quan, thần môn day bấm trong 3 ngày sau đó chuyển sang day bấm huyệt túc tam lý, tam âm giao, phi dương trong 3 ngày là một đợt, nghỉ 1 ngày rồi tiếp đợt 2…

 

Lương y Minh Chánh

]]>
Bài thuốc giúp trị vảy nến http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-giup-tri-vay-nen-970/ Wed, 18 Jul 2018 02:39:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-giup-tri-vay-nen-970/ [...]]]>

Theo Y học cổ truyền, vảy nến phần nhiều do huyết nhiệt ứ kết bì phu, bệnh liên quan đến tạng can tạng phế “phế chủ bì phu” và “gan chủ về huyết dịch”.

Người bệnh da khô sần do phế nhiệt táo; ngoài da mụn nhọt, lở ngứa sưng đỏ đau thường do huyết nhiệt. Phép trị nên thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, thông kinh mạch tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tới bì phu. Sau đây là một số bài thuốc theo 4 thể thường gặp:

Thể do phong nhiệt: thường vùng da vảy nến sắc hồng đỏ có vảy khô, mùa hè bệnh tăng… Phép trị: lương huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: ngưu bàng tử, kinh giới, liên kiều, chi tử, đơn bì, thạch hộc, huyền sâm, hạ khô thảo, cát căn mỗi vị 12-14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng. Trị vảy nến do gan huyết nhiệt vẩy nến hay phát ở vùng trên đầu mặt.Tổn thương vảy nến vùng đầu mặt.

Tổn thương vảy nến vùng đầu mặt.

Thể do huyết hư táo: vùng da vảy nến khô hồng nhợt, vết ngứa lõm, bệnh kéo dài, bệnh tăng mùa khô hanh. Phép trị: dưỡng huyết, trừ phong, nhuận táo. Dùng bài Tứ vật tiêu phong ẩm II gia giảm: sinh địa 16g, đương quy 14g, xuyên khung 12g, xích thược 16g, phòng phong 10g, kinh giới 10g, độc hoạt 10g, sài hồ 12g, bạc hà 12g, thuyền thoái 10g, bạch tiên bì 14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: trị huyết hư, phong nhiệt ngoài da lông khô, mụn nhọt, lao thương, cảm phong. Dùng thích hợp chứng vảy nến do huyết hư phế táo.

Thể do nhiệt độc thịnh: vùng da vảy nến đỏ thâm, có khi sưng phù, cảm giác nóng rát đau phát sốt. Phép trị: lương huyết, thanh nhiệt, tiêu độc. Dùng bài Ngân hoa giải độc thang gia giảm: kim ngân hoa 18g, liên kiều 14g, bồ công anh 16g, hạ khô thảo 14g, xích thược 14g, hoàng liên 10g, ngưu giác 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc tả hỏa, lương huyết.

Trị mụn nhọt, vảy nến, trứng cá, do nhiệt độc.

Thể do huyết ứ thấp nhiệt: vảy nến da dày cộm, có khi mụn mủ ngứa gãi chảy nước… Phép trị: hoạt huyết hóa ứ, thanh thấp nhiệt. Dùng bài Tứ vật đào hồng gia giảm: sinh địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, ý dĩ 14g, thương truật 12g, hoàng bá 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: bổ huyết hoạt huyết thanh thấp nhiệt. Trị vảy nến do thấp nhiệt, phát nhiều ở chân.

Lưu ý: vảy nến có nhiều nguyên nhân, do đó điều trị cần hỏi kỹ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh tăng, lựa chọn bài thuốc phù hợp thể chứng mỗi người. Vảy nến thường phải chữa trị nhiều ngày mới thấy hiệu quả, có người rất khó khỏi hẳn. Phòng tái phát nên ăn uống bổ mát thanh đạm, tăng cường rau trái cây tươi, uống nhiều nước, bỏ hút thuốc lá, hạn chế ăn vị cay nóng mặn quá. Thay đổi nơi làm việc nắng nóng bụi bẩn, tránh căng thẳng thần kinh thì bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Lương y Minh Phúc

]]>