vàng da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:31:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png vàng da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Da bị vàng, chớ coi thường! http://tapchisuckhoedoisong.com/da-bi-vang-cho-coi-thuong-13729/ Sun, 05 Aug 2018 05:31:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/da-bi-vang-cho-coi-thuong-13729/ 20mg/lít). Có nhiều [...]]]>

Vàng da, hay còn gọi là hoàng đản, là biểu hiện của tình trạng tăng chất bilirubin (sắc tố mật) trong máu (>20mg/lít). Có nhiều nguyên nhân gây ra vàng da. Có nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có khi vàng da là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng.

Ngoài biểu hiện vàng da, bệnh nhân có lượng bilirubin trong máu tăng còn bị vàng kết mạc mắt.

Hồng cầu trưởng thành bị vỡ sinh ra chất bilirubin gián tiếp được tích trữ ở lách. Chất bilirubin gián tiếp theo tĩnh mạch cửa về gan, được gan biến thành bilirubin trực tiếp. Bilirubin trực tiếp một phần trở lại máu, một phần thải ra theo đường dẫn mật đổ vào ruột. Tại đây, bilirubin trực tiếp được giáng hóa một phần tạo sắc tố stercobilin trong phân, một phần nhỏ tạo thành urobilinogen được hấp thu và thải trừ trong nước tiểu. Bình thường, nồng độ bilirubin toàn phần trong máu nhỏ hơn 17mmol/l, chủ yếu là bilirubin gián tiếp.

 

Cấu trúc phân tử bilirubin.

Cấu trúc phân tử bilirubin.

 

Vàng da có thể do tăng quá nhiều sắc tố mật trực tiếp (như tan máu), do bệnh lý ở gan hoặc do tắc nghẽn đường dẫn mật, vì thế, muốn biết chính xác là vàng da do nguyên nhân nào thì cần phải thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vàng da. Trước tiên, nếu bệnh nhân bị vàng da từ nhỏ thì bệnh mang tính chất gia đình, hay còn gọi là hội chứng Dubin-Johnson, Rotor (chỉ chung bệnh ứ mật tại gan có thể bẩm sinh) – một căn bệnh hiếm gặp. Những người mắc hội chứng Dubin-Johnson, Rotor vẫn có thể sống lâu. Nếu lớn lên hay gần đây da mới bị vàng thì nên nghĩ tới các trường hợp sau:

Vàng da do tắc nghẽn đường dẫn mật: Những bệnh gây tắc nghẽn đường mật thường là các bệnh: u đường mật ngoài gan, thường gặp nhất là ung thư bóng Vanter, ung thư đường mật. Biểu hiện lâm sàng là dấu hiệu tắc mật tăng dần kèm những cơn đau quặn gan không điển hình và có sốt.

Ung thư đầu tụy: Thường xảy ra ở nam giới trên 60 tuổi, có tiền sử viêm tụy mạn hoặc đái tháo đường. Thể trạng suy giảm, tình trạng tắc mật tăng dần, vàng da đậm.

Ung thư đường mật trong gan: triệu chứng vàng da thường từ từ và rất chậm, thường kết hợp với một bất thường bẩm sinh trong đường mật như nang ống mật chủ, viêm xơ đường mật nguyên phát.

Sỏi đường mật: khởi bệnh điển hình với đau, sốt, vàng da của tam chứng Charcot, khám có gan to, túi mật to và đau.

 

Các bệnh lý ở gan mật là một trong các nguyên nhân gây vàng da.

Các bệnh lý ở gan mật là một trong các nguyên nhân gây vàng da.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như ung thư túi mật, hạch di căn chèn vào đường mật, ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh lao gan, bệnh sán lá gan…

Vàng da do tổn thương tế bào gan: Các tế bào gan bị tổn thương trong các bệnh sau: viêm gan cấp do virut: bệnh tiến triển qua các giai đoạn như: giai đoạn trước vàng da với các biểu hiện giống cúm; giai đoạn vàng da với các biểu hiện vàng da rõ, phân bạc màu, gan hơi to không đau, lách hơi to, men transamilase tăng cao, bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp. Viêm gan cấp do rượu. Viêm gan do thuốc: các thuốc như paracetamol, rifamicin và INH, MTU, PTU… có thể kèm các biểu hiện khác như ngứa, nổi mề đay, sốt.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như xơ gan mật tiên phát, ứ mật tái phát lành tính.

Vàng da do tan máu: Thiếu máu do tan máu bẩm sinh hoặc mắc phải có nguyên nhân tại hồng cầu hoặc ngoài hồng cầu. Đó là do hồng cầu bị phá hủy trực tiếp màng tế bào như trong bệnh sốt rét hoặc do biến dạng hồng cầu như trong bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, hoặc do giảm sức bền hồng cầu thứ phát do bất thường biến dưỡng. Đặc điểm của các bệnh này là da vàng nhạt, kín đáo, thiếu máu tái phát nhiều lần, lách to.

Dựa vào một số yếu tố đi kèm với chứng vàng da có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn: ngứa lâu năm, nay lại vàng da, cần nghĩ đến chứng do ứ mật trường diễn trong gan. Từng sống ở những vùng có ký sinh trùng gây bệnh thì vàng da có thể là hậu quả của sự hình thành các kén nước trong gan. Nếu đường gan mật từng phải mổ, nên nghĩ tới chít hẹp đường mật sau mổ.

Nếu nghiện rượu lâu năm, đó là dấu hiệu xơ gan, viêm gan.

Bệnh tiểu đường trên 50 tuổi, vàng da thường là biểu hiện ung thư tụy.

Vàng da ở người bệnh ung thư (đã được chẩn đoán hoặc vừa mổ) có thể báo hiệu là đã bị di căn vào gan.

Vàng da có thể là biểu hiện viêm gan hoặc xơ gan nếu kèm theo lách to. Nếu gan to cứng như đá, mặt gồ ghề, phản ứng nhạy khi nắn vào thì có thể kết luận chắc chắn là ung thư gan.

Vàng da kèm với túi mật to, gan to, là bị tắc nghẽn ở ống mật chủ. Nếu sờ thấy gan to nhưng túi mật bé, cần nghĩ tới tắc nghẽn trong gan. Trường hợp gan không to, túi mật bé thì chắc chắn không có tắc nghẽn đường dẫn mật chủ.

Vàng da còn có thể là do ăn nhiều trong thời gian dài thực phẩm có chất caroten như cà rốt, đu đủ, cà chua. Những trường hợp vàng da này không liên quan tới tình trạng tăng chất bilirubin. Chỉ cần không ăn các thực phẩm nói trên chứng vàng da sẽ hết.

BS. Vũ Thu Dung

]]>
Cảnh giác với dấu hiệu vàng da http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-dau-hieu-vang-da-13496/ Sun, 05 Aug 2018 05:06:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-dau-hieu-vang-da-13496/ [...]]]>

Tại sao bị vàng da?

Da bị vàng (da, gan bàn chân, bàn tay và cả niêm mạc mắt, lưỡi vàng) là do sắc tố mật (bilirubin) tăng ở trong máu. Với trẻ sơ sinh, một số bị vàng da được gọi là vàng da sơ sinh (vàng da sinh lý) do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.

Vàng da sơ sinh sẽ hết sau một tuần với trẻ đẻ đủ tháng và sau hai tuần với trẻ đẻ thiếu tháng, nếu vàng da kéo dài có thể do bệnh lý.

Cảnh giác với dấu hiệu vàng da

Trong khi đó, với người lớn khi bị vàng da thường do bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng da, chủ yếu là do chức năng của các bộ phận gan, mật, tụy bất thường. Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép (sỏi mật, giun chui ống mật làm tắc nghẽn, polyp hoặc u…) hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật. Đó là các bệnh viêm gan cấp tính hoặc mạn tính do virus A, B, C, D, E, G hoặc do ngộ độc (rượu, hóa chất) hoặc do mắc bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da, chảy máu (Leptosspira) đều có dấu hiệu bị vàng da.

Ngoài các bệnh về gan, mật, các bệnh khác như u đầu tụy, ung thư tụy (nhất là ung thư đầu tụy, vàng da ngày càng gia tăng) do làm cản trợ sự lưu thông của bilirubin, khiến da vàng nhiều; bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn đường ruột (Salmonella, E.coli), vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus), trực khuẩn mủ xanh (P. aerruginosa) đều có khả năng gây tổn thương gan gây vàng da; vàng da có thể do bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh hoặc vàng da do ngộ độc hóa chất, ngộ độc thuốc (ví dụ như clopromazin, paracetamol, thuốc chống lao, thuốc tránh thai…) làm tổn thương gan trầm trọng gây vàng da.

Cách nhận biết

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng vàng da (vàng niêm mạc mắt, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng, nước tiểu vàng, thậm chí sẫm màu hoặc phân bạc màu trong bệnh tắc đường mật) cả người bệnh (người lớn) và bác sĩ đều nhận thấy, cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân vàng da sẽ thấy lượng bilirubin trong máu tăng cao ở cả 3 loại (bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp). Bên cạnh đó lượng men gan AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Aanine aminotransferase) cũng tăng cao trên gấp đôi so với thông thường, cho thấy chức năng gan, mật, tuyến tụy của cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Ở trẻ sơ sinh sinh đủ tháng, bình thường nếu bị vàng da được coi là vàng da sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Khi làm xét nghiệm máu, nếu vàng da sinh lý sẽ không có các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…). Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng… Tốc độ tăng bilirubin máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.

Khi nghi bị vàng da nên làm gì?

Khi nghi bị vàng da cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện với lý do là nếu vàng da nhẹ sẽ rất khó đánh giá, bởi vì, người Việt thuộc loại “da vàng”. Ngoài khám lâm sàng người bệnh còn được tiến hành các loại xét nghiệm máu về sắc tố mật, men gan và các kỹ thuật lâm sàng khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (Computer Tomograkhy: CT), chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging: MRI), chụp đường mật ngược dòng… mới có thể xác định được nguyên nhân để có chỉ định điều trị đúng, kịp thời.

Cảnh giác với dấu hiệu vàng daXét nghiệm máu phát hiện bilirubin  giúp chẩn đoán vàng da.

Nguyên tắc điều trị

Tuỳ theo từng nguyên nhân sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Khi được điều trị đúng, kịp thời, bệnh và triệu chứng vàng da cũng thuyên giảm theo. Việc điều trị nguyên nhân gây nên vàng da cũng tuỳ theo từng bệnh, có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nhưng trong một số bệnh cần phải can thiệp bằng ngoại khoa (phẫu thuật) mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da (sỏi, u mật, tụy). Một số trường hợp không thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa như viêm gan do virus. Mọi trường hợp viêm gan do virus cho đến nay vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu kể cả thuốc tây y và thuốc đông y, thuốc nam. Vì vậy nên lưu ý rằng, với viêm gan do virus, trong khi gan đang lâm bệnh nặng, tế bào gan đang bị tổn thương do virus tấn công, nếu dùng bất cứ thuốc gì không rõ nguồn gốc, người cho thuốc lại thiếu kiến thức về y học và không theo chỉ định của bác sĩ đều có thể làm tăng thêm sự tổn hại tế bào gan và bệnh sẽ trầm trọng thêm.

Cảnh giác với dấu hiệu vàng daChiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh.

Đối với vàng da sơ sinh thường được áp dụng 3 phương pháp chính, đó là, cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. Hoặc chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Trong trường hợp thật cần thiết có thể thay máu khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp nào là do bác sĩ điều trị cân nhắc, xem xét cụ thể từng trường hợp bệnh nhân,  các bác sĩ có thể sử dụng 1-2 hay 3 phương pháp cùng lúc.

Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật.

 

Phòng vàng da như thế nào?

Để phòng hiện tượng vàng da do bệnh gan, mật gây ra cần tiêm phòng vắc- xin viêm gan, ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên uống các loại rượu kém chất lượng như rượu tự nấu, rượu tự pha chế. Tốt nhất nên hạn chế hoặc không uống rượu, bia.

Nếu mắc các bệnh về đường dẫn mật (kể cả bệnh túi mật) cần được điều trị dứt điểm và để làm tốt việc này, người bệnh nên điều trị đúng chỉ định và nghe theo lời khuyên của bác sĩ khám bệnh cho mình. Những vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành cần diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi phương pháp từ dân gian đến dùng hóa chất và tránh muỗi đốt bằng hình thức nằm màn khi đi ngủ.

Nên tẩy giun định kỳ để tiêu diệt giun và trứng giun, nhất là loại giun đũa để tránh hậu quả sỏi mật do giun chui ống mật để lại. Phụ nữ đang mang thai nên khám thái định kỳ để được theo dõi thai nhi và tư vấn dưỡng thai có hiệu quả tránh sinh non, thiếu tháng.

 

TS. BS. Đặng Bùi Bảo Linh

]]>
Trẻ sơ sinh vàng da, khi nào là nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-so-sinh-vang-da-khi-nao-la-nguy-hiem-10692/ Wed, 25 Jul 2018 07:59:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-so-sinh-vang-da-khi-nao-la-nguy-hiem-10692/ [...]]]>

Nguyễn Thị Lan Anh ([email protected])

Vàng da có vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý là vàng da mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn. Thường thì người ta chỉ xác định vàng da sinh lý bằng cách loại trừ các nguyên nhân đã biết gây vàng da dựa vào cách xuất hiện triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị thiếu máu, nhiễm khuẩn, phân nước tiểu bình thường, vàng da nhẹ kéo dài có thể nghĩ đến vàng da do sữa mẹ. Nguyên nhân do một chất nội tiết tố của mẹ truyền qua sữa, thường gặp 10% bà mẹ cho con bú, 70% bà mẹ có con sinh lần đầu bú mẹ bị vàng da. Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện từ ngày thứ 5 sau sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau vàng da sinh lý. Vàng da kéo dài khoảng 4-6 tuần nhưng không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và vận động của trẻ. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng tốt, đại tiện phân vàng, nước tiểu trong, gan lách không to. Sau 4-6 tuần trẻ sẽ hết vàng do sự cân bằng nội tiết của mẹ. Tuy nhiên cần phân biệt vàng da bệnh lý: nếu vàng da xuất hiện ngay trong 24 giờ đầu sau sinh; vàng da vẫn tồn tại sau 1 tuần kèm theo trẻ ngủ lịm, bú kém… thì nhất thiết cần đưa trẻ đi khám.

BS. Kim Oanh

]]>