uống sữa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 12 Sep 2018 14:29:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png uống sữa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mách bạn 7 tuyệt chiêu ngừa tiêu chảy do dị ứng sữa http://tapchisuckhoedoisong.com/mach-ban-7-tuyet-chieu-ngua-tieu-chay-do-di-ung-sua-15954/ Wed, 12 Sep 2018 14:29:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mach-ban-7-tuyet-chieu-ngua-tieu-chay-do-di-ung-sua-15954/ [...]]]>

Bạn có thể cần phải thử nhiều cách khác nhau trước khi chọn ra cách phù hợp với bản thân.

1. Giảm lượng sữa và các sản phẩm từ sữa:

Người bình thường có thể cần 10g lactose hàng ngày, vì vậy bạn nên tiêu thụ sữa ít béo, sữa có chứa ít đường lactose hơn. Bạn cũng có thể chọn ăn loại phô mai cheddar chỉ có 0,9 g lactose/khẩu phần. Bạn có thể ăn một chút lúc đầu để xem cơ thể bạn phản ứng thế nào, nếu không có gì xảy ra có thể tiếp tục ăn.

2. Tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa với thực phẩm khác:

Đôi khi đơn giản chỉ cần dùng chung sữa hoặc các sản phẩm sữa với một loại thực phẩm khác, sẽ không gặp phải triệu chứng không dung nạp lactose. Ví dụ, ăn bột yến mạch với sữa, hoặc phô mai với bánh mì có thể giảm nhẹ mức độ phản ứng của cơ thể.

 

7 tuyệt chiêu ngừa tiêu chảy do dị ứng sữa

 

3. Ăn hoặc uống các sản phẩm sữa và sữa với từng lượng nhỏ:

Thay vì dùng một miếng phô mai lớn và uống một ly sữa lớn cùng lúc, bạn nên chia nhỏ khẩu phần sữa trong ngày. Thông thường, những người không dung nạp lactose tự bản thân sẽ tìm ra cách khắc phục này.

4. Chọn các sản phẩm có lactose thấp:

Một số sản phẩm sữa chứa hàm lượng lactose thấp trên thị trường. Đối với một số người, uống loại sữa này hoặc ăn các sản phẩm làm hàm lượng lactose thấp không gây ra triệu chứng dị ứng sữa do không dung nạp lactose. Tuy nhiên, nên cẩn thận nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, vì việc dùng các sản phẩm này có thể làm tăng lượng đường máu.

5. Thay thế sữa và các sản phẩm từ sữa bằng thực phẩm khác:

Một số thực phẩm như kem không sữa, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, pho mát từ đậu nành, sẽ là giải pháp thay thế tốt cho người dị ứng sữa.

6. Bổ sung men Lactase:

Bổ sung chế độ ăn uống có men lactase để hỗ trợ tiêu hóa đường lactose. Thuốc bổ sung lactase có thể là thuốc viên, nhai trước khi dùng các sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa.

Một số chất bổ sung lactase khác là chất lỏng có thể thêm vào sữa trước khi uống. Bạn có thể thử các sản phẩm khác nhau và xem sản phẩm nào là tốt nhất cho bạn, và bằng cách này sẽ hạn chế được căn bệnh tiêu chảy do không dung nạp lactose.

7. Hủy bỏ hoàn toàn lactose đối với tình trạng không dung nạp lactose nặng:

Đối với nhiều người bị dị ứng lactose nặng, giải pháp duy nhất là loại bỏ hoàn toàn lactose khỏi chế độ ăn uống. Không dễ làm việc này, vì lactose có thể được tìm thấy trong tất cả các loại sản phẩm bao gồm một số loại thuốc, thực phẩm chế biến và đồ uống liền.

Nếu bạn bị dị ứng lactose và tránh bất cứ thứ gì có liên quan đến sữa, hãy đảm bảo bổ sung đủ vitamin D, canxi, riboflavin và protein để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo webmd và newhealthadvisor)

]]>
Bạn có biết nguyên nhân gây ra tiêu chảy sau uống sữa? http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-co-biet-nguyen-nhan-gay-ra-tieu-chay-sau-uong-sua-15949/ Wed, 12 Sep 2018 14:28:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-co-biet-nguyen-nhan-gay-ra-tieu-chay-sau-uong-sua-15949/ [...]]]>

Thường hai rối loạn vừa nêu có vẻ giống nhau, nhưng chúng khá khác nhau về cơ chế bệnh sinh và cả hai đều có thể gây tiêu chảy sau khi tiêu thụ sữa.

Nguyên nhân tiêu chảy sau khi uống sữa

1. Không dung nạp Lactose:

Khi thiếu chất lactase, một loại enzyme chịu trách nhiệm tiêu hóa lactose trong cơ thể. Những người không dung nạp lactose không thể tiêu hóa được lactose trong sữa, do đó thường bị tiêu chảy sau khi uống sữa.

Mặc dù tình trạng này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng rất khó chịu, thường xuất hiện sau 15 phút đến 2 giờ sau khi uống sữa hoặc tiêu thụ thực phẩm khác có chứa lactose.

Các triệu chứng thông thường khác của không dung nạp lactose bao gồm: Đau bụng; Đầy bụng; Buồn nôn; Nôn; Đầy hơi.

 

Dị ứng sữa do không dung nạp lactose

 

2. Dị ứng sữa:

Dị ứng sữa xảy ra khi có thể có phản ứng với một protein có trong sữa, như chất whey hoặc chất casein. Tiêu chảy là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng sữa.

Trong khi sữa của bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng này, nhưng sữa bò là thủ phạm phổ biến nhất.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng từ 5 phút đến 3 giờ sau khi ăn hoặc uống thức ăn chứa sữa.

Các triệu chứng ngay lập tức có thể bao gồm: Khó thở; Nổi mề đay và nôn.

Ngoài tiêu chảy, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện tiếp theo bao gồm: Đau bụng; Phân có máu; Chảy nước mũi; Ho; Phát ban da, thường thấy quanh miệng.

3. Khác biệt giữa sự không dung nạp lactose và dị ứng sữa:

Nếu bạn không dung nạp lactose, điều đó có nghĩa là bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa đường có trong sữa. Đó là một vấn đề về hệ thống tiêu hóa.

Tuy nhiên, dị ứng sữa có liên quan đến hệ miễn dịch của bạn. Trong tình trạng này, kháng thể được gọi là globulin miễn dịch – IgE nhận diện các protein trong sữa như là chất lạ và cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, gây ra đáp ứng miễn dịch.

Tình trạng không dung nạp lactose và dị ứng sữa có vẻ giống nhau, nhưng thực sự rất khác nhau, bạn không nên tự chẩn đoán. Tiêu chảy sau khi uống sữa là một triệu chứng của cả hai rối loạn vừa nêu và chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được thuộc loại bệnh nào.

Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu chảy gây ra bởi dị ứng sữa

Nếu bạn đang bị tiêu chảy sau khi uống sữa do dị ứng sữa, cách duy nhất là kiêng sữa. Do sữa là thành phần thường được sử dụng trong một số thực phẩm, nên có thể hơi khó.

Một số người có thể ăn một số sản phẩm làm bằng sữa nóng như thực phẩm nướng, hoặc sữa chế biến như sữa chua. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn xác định thực phẩm nào cần tránh xa.

Trong trường hợp bạn vô tình ăn một thứ gì đó có chứa sữa, hãy luôn giữ thuốc kháng histamine sẵn trong người để sử dụng ngay giúp ngăn chặn phản ứng và triệu chứng dị ứng.

Nếu dị ứng sữa trầm trọng, bạn có thể bị sốc quá mẫn. Đây là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sưng phù cổ họng và các đường dẫn khí, dẫn đến khó thở cấp. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp, bạn phải luôn luôn mang theo thuốc mà bác sĩ đã chỉ định để có thể xử trí cấp cứu ngay. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở cấp cứu y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Web Md và New Health Advisor)

]]>
Tác hại khi trẻ ăn dặm quá sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ [...]]]>

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Hiện nay nhiều người quan niệm cho ăn bổ sung sớm trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy, nhiều bé đã được cho ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhiều bé được bố mẹ đưa đến Viện Dinh dưỡng khám do tiêu chảy kéo dài.

tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som

Ngược lại, trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ chậm tăng cân. Trẻ có nguy cơ thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Phó giáo sư Lâm khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tốt nhất. Ngoài 6 tháng mới nên cho ăn bổ sung. Trong trường hợp mẹ phải đi làm khi con mới 4 tháng tuổi, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho con bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để lại nhà cho bé. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho bé ăn sữa công thức.

Cho trẻ ăn dặm phải tuân thủ nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa một tuần sau đó tăng dần một bữa một ngày rồi 2 bữa một ngày và tập làm quen với thức ăn mới. Trẻ mới tập ăn bột thì bữa đầu tiên có thể ăn bột sữa hoặc bột thịt đều được.

Nếu trẻ ăn bột sữa, sau khi quấy chín bột để bớt nóng, mẹ khuấy thêm sữa vào cho trẻ ăn. Bé ăn bột thịt hay trứng, mẹ cho thêm một quả trứng gà hoặc 10 g thịt vào nấu lẫn bột. Khi trẻ quen thì tăng lên 2 thìa cà phê thịt (khoảng 20 g) hoặc một quả trứng. 

Để bổ sung canxi, từ tháng thứ 6 bé có thể ăn được hải sản. Khi bé bắt đầu ăn, chỉ cần một thìa cà phê thịt cá hay tôm xay nhỏ, sau đó mới tăng dần lên. Từ 7 tháng tuổi, bé ăn được tất cả thực phẩm giống người lớn, chỉ khác về số lượng và cách chế biến. Tôm là thức ăn giàu đạm và canxi. Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ).

Phương Trang

]]>