ung thư – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:13:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ung thư – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ðề phòng u sụn lành tính trở thành ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-u-sun-lanh-tinh-tro-thanh-ung-thu-14241/ Tue, 07 Aug 2018 05:13:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-u-sun-lanh-tinh-tro-thanh-ung-thu-14241/ [...]]]>

Bệnh u sụn lành tính là bệnh lý rối loạn hệ xương và da, đặc trưng bởi sự xuất hiện nhiều u sụn trong lành tính còn có tên gọi hội chứng Maffucci. Tổn thương u sụn trong thường là ở các xương chi, nhất là ở bàn tay và bàn chân, xương sọ, xương sườn và xương sống. Những khối u này có thể làm cho xương bị biến dạng, rút ngắn chiều dài các chi và dễ gãy xương. Do u sụn trong thường phát triển ở đầu xa của xương nên làm ngừng sự tăng trưởng của xương.

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được biết rõ. Không có gen di truyền cụ thể nào liên quan đến rối loạn này được xác định. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho rằng hội chứng này có thể liên quan với các bất thường xảy ra trước khi sinh, do sự phát triển bất thường của hai lớp tế bào phôi thai là ngoại bì và trung bì. Nhưng vì sao sự phát triển bất thường của ngoại bì và trung bì dẫn đến hội chứng Maffucci thì chưa rõ.

​Các tổn thương trong hội chứng Maffucci.

Ba triệu chứng chính của bệnh

Bệnh nhân mắc hội chứng Maffucci có 3 triệu chứng chính: Một là dị dạng tĩnh mạch hay u mạch máu, có thể là dị dạng ở tĩnh mạch nông hay sâu. Nếu là dị dạng nông thì ở da thường nổi nhô lên những nốt màu xanh nhạt. Hai là u sụn lành tính, u sụn trong, có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng hay gặp ở bàn tay hoặc bàn chân, ở các xương dài của cánh tay hoặc cẳng chân. Tổn thương u sụn trong có thể làm xương yếu và dễ gãy. Điều cần lưu ý là: khoảng 30% trường hợp u sụn trong có thể phát triển thành ung thư. Ba là dị tật xương gồm nhiều dạng: rút ngắn chiều dài của các xương dài, khi đó bệnh nhân có hai cánh tay và hai chân không dài đều nhau; xương cũng có thể dễ gãy bởi vì nó rất yếu và thường là sau khi điều trị, hai đầu xương gãy cũng không khớp nhau được nghĩa là bị can lệch xương.

Các triệu chứng của hội chứng Maffucci dường như xuất hiện từ nhỏ, nếu chú ý, cha mẹ thường nhận thấy các u mạch máu trên da của một đứa trẻ mắc bệnh ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi, da và xương tăng trưởng chậm theo thời gian. Việc chẩn đoán hội chứng Maffucci thường chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, vì không có chẩn đoán đặc hiệu cho chứng rối loạn này.

Trước một bệnh nhân có hội chứng Maffucci, cần phân biệt với các bệnh lý rối loạn khác cũng có u nội sụn ở sự hiện diện của các vùng da màu đỏ hoặc tím chứa u mạch máu. Ở bệnh nhân đôi khi cũng có u mạch bạch huyết…

Điều trị cách nào?

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị nội khoa cho hội chứng Maffucci. Vì vậy, bệnh nhân cần được kiểm tra thường xuyên để tầm soát những thay đổi ở da và tổn thương xương. Gia đình và bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi những triệu chứng bất thường trên bệnh nhân  báo hiệu sự phát triển của một khối u ác tính. Bệnh nhân cần được sự chăm sóc của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để theo dõi những rối loạn của hệ xương và gãy xương bệnh lý. Đồng thời cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu theo dõi các u mạch máu ở da.

Lưu ý theo dõi chăm sóc bệnh nhân

Bệnh nhân mắc hội chứng Maffucci được cho là có biểu hiện bệnh từ lúc mới sinh trên cơ thể bệnh nhân. Các triệu chứng của rối loạn này có thể được phát hiện lúc mới sinh, mặc dù nó thường không biểu hiện rõ ràng cho đến khi trẻ khoảng 5 tuổi, vì thế cha mẹ cần có hiểu biết về bệnh và chú ý phát hiện sớm bệnh. Gia đình và bệnh nhân cũng yên tâm rằng: những người mắc chứng rối loạn này thường có tuổi thọ bình thường và trí thông minh không bị ảnh hưởng. Tuy mức độ suy giảm thể chất của bệnh nhân phụ thuộc vào dị tật xương mỗi cá nhân, nhưng trong nhiều trường hợp, không có ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt của họ.

Sự tăng sinh bất thường u sụn trong có thể trở thành u ác tính. Khi đó, bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh ung thư xương, đặc biệt hay gặp ở xương sọ. Mặt khác bệnh nhân mắc hội chứng này cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư khác, như ung thư buồng trứng hoặc ung thư gan… Do đó, việc theo dõi các triệu chứng ung thư có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân.

Do yếu xương nên bệnh nhân rất cần chú ý phòng tránh các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay sinh hoạt.

 

BS. Trần Văn Phong

]]>
Triệu chứng ung thư hậu môn bạn không nên bỏ qua http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-ung-thu-hau-mon-ban-khong-nen-bo-qua-13727/ Sun, 05 Aug 2018 05:30:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-ung-thu-hau-mon-ban-khong-nen-bo-qua-13727/ [...]]]>

 

Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới, nhưng trong vòng 10 năm qua, Hội nghiên cứu ung thư Anh cho biết số người mắc ung thư hậu môn đang tăng lên. Tỷ lệ mắc ung thư hậu môn đã tăng 130% kể từ cuối những năm 70.

Khoảng 9 trong số 10 trường hợp ung thư hậu môn có liên quan đến nhiễm HPV, một loại virus gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh điển hình bao gồm nhiều bạn tình, có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, dương tính với HIV.

Các triệu chứng của ung thư hậu môn có thể tương tự như triệu chứng của các bệnh khác như trĩ hoặc nứt hậu môn

Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:

Phân có máu

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư hậu môn. 50% bệnh nhân có triệu chứng này.

Nổi cục nhỏ gần hậu môn

Các cục nhỏ xung quanh hậu môn cũng là dấu hiệu cảnh báo, đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ.

Đau

Đau ở vùng hậu môn ảnh hưởng đến khoảng 30% bệnh nhân mắc ung thư hậu môn. Các chuyên ra cho biết những triệu chứng khác bao gồm sưng, đỏ da liên tục hoặc đau nhức khu vực hậu môn.

Tình trạng đi vệ sinh

Khó khăn khi đại tiện và táo bón là những triệu chứng phổ biến của bệnh. Tăng chất nhầy cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo.

Theo Hội Nghiên cứu ung thư Anh, cứ 3 người mắc ung thư hậu môn thì 1 người có cảm giác bị nổi cục quanh hậu môn. Một số cảm thấy ngứa nghiêm trọng, trong khi một số khác bị ra dịch ở hậu môn.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử ung thư cổ tử cung, âm đạo hoặc âm hộ, tuổi tác, hệ miễn dịch yếu và những người đã cấy ghép cơ quan nội tạng.

BS. Tuyết Mai

(Theo Express)

]]>
Những loại ung thư đáp ứng tốt với hóa trị http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-ung-thu-dap-ung-tot-voi-hoa-tri-13671/ Sun, 05 Aug 2018 05:24:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-ung-thu-dap-ung-tot-voi-hoa-tri-13671/ [...]]]>

Cũng giống như một số loại thuốc có tác dụng tốt đối với những tình trạng đặc biệt, một số loại ung thư cũng có đáp ứng tốt với hóa trị. Đáp ứng tốt với hóa trị là có nhiều cải thiện sau hóa trị về tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân ung thư.

 

 

Bệnh ung thư có nhiều lựa chọn điều trị. Từ hóa trị và xạ trị tới liệu pháp đích, liệu pháp hormon, các loại ung thư khác nhau có đáp ứng khác nhau với các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, một số loại ung thư có đáp ứng cao với hóa trị. Những loại ung thư này gồm 3 loại chính của ung thư máu cụ thể là bệnh bạch cầu, u lympho và đa u tủy. Ngoài ra, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn cũng được cho là đáp ứng tốt với hóa trị. Điều này là do cơ chế hoạt động của hóa trị (các thuốc để điều trị ung thư) là để ngừng hoặc làm chậm sự tiến triển của các tế bào ung thư. Vì phương pháp điều trị hóa trị là có hệ thống (nghĩa là nó ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể), nó cho thấy những kết quả đáng kể trong điều trị ung thư phổi và ung thư máu. Ngoài ra, các giai đoạn của ung thư cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư.

Đối với các loại ung thư ảnh hưởng tới các tuyến nội tiết, liệu pháp hormon là phương pháp điều trị thích hợp hơn. Các loại ung thư phổ biến đòi hỏi liệu pháp hormon là những loại ung thư ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản. Ung thư vú đáp ứng tốt với hormon oestrogen và progesteron) và ung thư tuyến tiền liệt đáp ứng tốt với hormon testosteron.

Và do vậy, trong điều trị ung thư phụ thuộc vào hormon, liệu pháp hormon bên cạnh hóa trị được khuyến nghị phụ thuộc vào sự cải thiện của tình trạng bệnh và đáp ứng với điều trị. Rất khó nói loại ung thư này đáp ứng với phương pháp điều trị nào vì kết quả khác nhau ở mỗi người, do sự di căn tới các cơ quan khác và tình trạng của ung thư. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cho bạn biết phương pháp điều trị nào thích hợp với bạn nhất. Vì vậy, luôn thảo luận về ưu, nhược điểm của bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào trước khi thực hiện.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>
Hodgkin’s Lymphom là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/hodgkins-lymphom-la-benh-gi-13067/ Sun, 29 Jul 2018 14:47:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hodgkins-lymphom-la-benh-gi-13067/ [...]]]>

(Văn Hải – TP.HCM)

Hodgkin’s lymphom theo thuật ngữ y khoa Việt Nam gọi là ung thư hệ hạch bạch huyết, hay còn gọi u lympho hodgkin. U lympho hodgkin là một trong hai loại phổ biến của bệnh ung thư hệ bạch huyết; các loại khác, u lympho không hodgkin phổ biến hơn.

Nguyên nhân chính xác của ung thư hạch Hodgkin cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, có hai loại ung thư hạch Hodgkin chính là cổ điển và ung thư hạch Hodgkin có nhiều u nhỏ, được đề cập nhiều hiện nay. Hầu hết người có u lympho Hodgkin cổ điển, trong đó có bốn phân nhóm như u lympho hodgkin xơ nhiều u nhỏ, u lympho hodgkin hỗn hợp cellularity, u lympho hodgkin cạn kiệt tế bào lympho và u lympho hodgkin cổ điển giàu tế bào bạch huyết. Tất cả 5 loại nằm trong nhóm ung thư gọi là tế bào bạch huyết, căn bệnh ung thư của hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết nằm trong cơ thể và được kết nối gọi là hệ bạch huyết, còn các tuyến lá lách, tuyến ức và tủy xương cũng là một phần của hệ bạch huyết.

Triệu chứng ung thư hạch Hodgkin’s có thể bao gồm như: sưng nhưng không đau các hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng; mệt mỏi dai dẳng; sốt và ớn lạnh; đổ mồ hôi đêm; giảm cân không rõ nguyên nhân; ho, khó thở hoặc đau ngực; chán ăn; có thể bị ngứa.

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị chính, hóa trị hay xạ trị. Trong xạ trị, sẽ sử dụng chùm tia năng lượng bức xạ cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với hóa trị, sẽ sử dụng các loại thuốc để giết chết các tế bào ung thư, thuốc hóa trị có thể là đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

]]>
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-13027/ Sun, 29 Jul 2018 14:41:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-13027/ [...]]]>

Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Dương Hoà(Tuyên Quang)

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thông thường có triệu chứng suy kiệt sức khỏe và luôn có cảm giác không muốn ăn. Bởi vậy, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý mới khiến cho tình trạng người bệnh phần nào được cải thiện, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, tâm lý của những người bị ung thư giai đoạn cuối thường rơi vào khủng hoảng, một số còn trong trạng thái trầm cảm sợ hãi và thường mất hi vọng vào cuộc sống nên không muốn ăn uống. Ngoài ra, các triệu chứng do khối u gây ra như buồn nôn, nôn, khẩu vị cũng thay đổi so với người bình thường cũng dẫn đến hiện tượng chán ăn.

Do đó, cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị bệnh ung thư vào giai đoạn này là nguồn động viên từ gia đình và sự lạc quan trong cuộc sống của người bệnh ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý dưới đây để bạn có thể tham khảo, trong đó, chú ý đến chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường, bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong…). Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…). Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…). Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng. Trong bữa ăn, cố gắng tạo không khí vui vẻ, thư giãn. Vận động cơ thể, tập thể dục cũng góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng.

BS. Nguyễn Ngọc

]]>
Biểu hiện của ung thư dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-cua-ung-thu-da-day-12985/ Sun, 29 Jul 2018 14:24:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-cua-ung-thu-da-day-12985/ [...]]]>

Phạm Văn (Yên Bái)

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày, nhưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn, điều kiện sống thấp, thường gặp ở lứa tuổi 50 – 60 và nam bị nhiều hơn nữ. Người có nhóm máu A tỷ lệ bị bệnh ung thư dạ dày cao hơn, bị viêm dạ dày thể teo thì khả năng bị bệnh ung thư dạ dày từ 6-12%. Bệnh ung thư dạ dày cũng mang yếu tố di truyền, nếu trong nhà có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con, cháu bị cao hơn gấp 4 lần so với những người khác. Bệnh ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày (ăn nhiều thức ăn xào, rán, nướng, hun khói…).

Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường rất mơ hồ và không rõ nên việc chẩn đoán sớm là rất khó. Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến triển, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân nhanh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như loét dạ dày hay nhiễm khuẩn, nên khi được phát hiện thì ung thư đã di căn. Vì thế, khi có các triệu chứng mơ hồ như trên kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay, bệnh ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh ở giai đoạn sớm.

BS. Mai Khanh

]]>
Ung thư tuyến giáp có chữa được không? http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-tuyen-giap-co-chu%cc%83a-duo%cc%a3c-khong-10769/ Wed, 25 Jul 2018 08:08:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-tuyen-giap-co-chu%cc%83a-duo%cc%a3c-khong-10769/ [...]]]>

Trịnh Thị Lan ([email protected])

Ung thư giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất và đa dạng. Đa số ung thư dạng biểu mô biệt hóa, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị liệu và hóa trị liệu. Đa số người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, tích cực. Theo kết quả siêu âm thì chị có bướu nhân tuyến giáp ở vùng eo, cũng đã chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ nghi ngờ tổn thương ác tính dạng nhú. Trong tình huống như vậy, các khuyến cáo của các hiệp hội về tuyến giáp trên thế giới cũng khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ gửi nhân giáp đi làm giải phẫu bệnh lại. Có hai tình huống có thể gặp: Nếu nhân giáp lành tính thì tiếp tục điều trị nội khoa sau mổ để bù hormon giáp. Nếu nhân giáp ác tính thì sẽ có kế hoạch điều trị xạ trị bổ sung trong một số trường hợp và uống bù hormon giáp suốt đời. Hiện nay, phẫu thuật giáp bằng nội soi có nhiều ưu điểm, nhất là về mặt thẩm mỹ đã không để lại sẹo vùng cổ như mổ mở trước đây. Vì vậy, chị nên đến khám bác sĩ chuyên về phẫu thuật tuyến giáp để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cũng như việc theo dõi tiếp tục sau đó. Rất may hiện nay ung thư tuyến giáp là bệnh có thể điều trị khỏi và dạng ung thư nhú có tiên lượng tốt hơn dạng ung thư nang.

BS. Hồng Ngọc

]]>
Phương pháp mới giúp tầm soát cùng lúc 8 loại ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-giup-tam-soat-cung-luc-8-loai-ung-thu-10680/ Wed, 25 Jul 2018 07:58:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-giup-tam-soat-cung-luc-8-loai-ung-thu-10680/ [...]]]>

Phương pháp  mới  này được gọi là CancerSEEK, đã được nghiên cứu trong 30 năm, giúp sàng lọc được 8 protein thường gặp với số lượng lớn trong các mẫu máu của người bị ung thư.

Qua thử nghiệm trên 1.005 bệnh nhân ung thư, CancerSEEK đã chẩn đoán xác định được 70% các trường hợp. Tuy nhiên, tỉ lệ có biến động theo giai đoạn. Nếu như ở người mới bị giai đoạn 1, nó xác định được 43% thì tỉ lệ này tăng lên 73% ở giai đoạn 2 và 78% ở giai đoạn 3. Tỉ lệ chẩn đoán cũng khác biệt ở các bệnh. Hiệu quả nhất là ung thư buồng trứng với 98% các trường hợp được xác định đúng, trong khi ung thư vú chỉ là 33%.

Phương pháp này không những giúp người bệnh tránh được hàng loạt kỹ thuật xâm lấn để tầm soát từng bệnh một mà còn giúp việc tầm soát được đơn giản hơn và có khả năng nắm bắt được căn bệnh sớm hơn nhiều so với kỹ thuật hiện tại.

Minh Anh

((Theo Los Angeles Times))

]]>
Ung thư túi mật: Phát hiện sớm để điều trị triệt để http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-tui-mat-phat-hien-som-de-dieu-tri-triet-de-10385/ Wed, 25 Jul 2018 06:55:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-tui-mat-phat-hien-som-de-dieu-tri-triet-de-10385/ [...]]]>

Nguyên nhân gây ung thư túi mật

Ung thư túi mật là tình trạng hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật: Sỏi mật và viêm túi mật, người có tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị hoặc con cái) mắc ung thư túi mật; những người mắc vi khuẩn thương hàn (Salmonella); tuổi tác và giới tính (thường gặp ở người già và phụ nữ).

Một số nguyên nhân khác như béo phì, hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất công nghiệp chứa nitrosamine… cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư túi mật.

Dấu hiệu nhận biết

Ung thư túi mật thường không gây ra triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển vào giai đoạn cuối hoặc có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm và sỏi.

Một số dấu hiệu có thể xuất hiện sớm hơn: Đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, vàng da, vàng mắt, u cục ở bụng..

Các triệu chứng khác ít gặp: Ăn kém ngon miệng, giảm cân, sốt, ngứa da, nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt hay chứa nhiều dầu mỡ.

Ung thư túi mật

Chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác ung thư mật, trước hết phải khám sàng lọc các yếu tố liên quan đến gia đình. Sau đó, thăm khám lâm sàng: Kiểm tra vùng bụng để xác định những bất thường nếu có như u cục, đau hoặc tích tụ dịch. Da và mắt sẽ được kiểm tra xem có màu vàng bất thường không. Các hạch bạch huyết cũng được khám để tìm khối u có thể xuất hiện nếu ung thư túi mật đã lây lan đến các hạch này.

Ngoài ra, cần làm một số xét nghiệm: Siêu âm, CT scanner bụng  (siêu âm và CT scanner còn giúp hướng dẫn chọc kim sinh thiết khối u giúp chẩn đoán tế bào học), xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Cần lưu ý, một số tổn thương túi mật có thể nhầm với ung thư túi mật như adenome túi mật, u mỡ, ứ đọng trong túi mật chất dạng cholesterol, polyp túi mật. Trong trường hợp ung thư túi mật lan vào đường mật chính thì cần phân biệt với ung thư đường mật và ung thư đầu tụy. Để tránh nhầm lẫn, cần làm các xét nghiệm như siêu âm, CT scanner, chụp đường mật có cản quang hoặc nội soi ổ bụng.

Có điều trị được không?

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật: Nếu ung thư mới phát triển ở giai đoạn đầu, phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u. Nếu ung thư đã lan rộng, các phẫu thuật giảm nhẹ có thể được xem xét để làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống người bệnh như: Đặt stent đường mật, phẫu thuật bắc cầu (bypass mật).

Xạ trị: Được dùng để hỗ trợ cho biện pháp phẫu thuật. Nếu kích thước khối u quá lớn hoặc nó nằm ở vị trí không thuận lợi thì xạ trị sẽ giúp làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngược lại, nếu sau phẫu thuật, tế bào ung thư vẫn có khả năng còn sót lại thì xạ trị sẽ được sử dụng để tiêu diệt chúng, nhằm ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hóa trị: Uống hoặc tiêm truyền thuốc, thường kết hợp cùng xạ trị sau phẫu thuật để hạn chế ung thư tái phát. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Liệu pháp giảm nhẹ: Sử dụng thuốc giảm đau mạnh như morphine.

BS. Phương Thủy

]]>
Có thể mang thai sau khi điều trị ung thư cổ tử cung? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-the-mang-thai-sau-khi-dieu-tri-ung-thu-co-tu-cung-8667/ Sun, 22 Jul 2018 03:24:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-the-mang-thai-sau-khi-dieu-tri-ung-thu-co-tu-cung-8667/ [...]]]>

Một cách để phòng ngừa ung thư cổ tử cung là làm xét nghiệm Pap thường xuyên 3 năm một lần ở những phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc đang trong độ tuổi sinh sản. Sàng lọc thường xuyên giúp phát hiện sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong cổ tử cung và điều trị tích cực để ngăn chặn ung thư. Cách khác để ngăn ngừa ung thư là tiêm phòng HPV, loại vi-rút làm lây lan ung thư cổ tử cung.

Nhưng do thiếu hiểu biết, nhiều người không sàng lọc hoặc tiêm phòng HPV. Đây là lý do tại sao số phụ nữ mắc loại ung thư này đang tăng lên theo cấp số nhân mặc dù ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa.

 

Giống như phần lớn các loại ung thư, ung thư cổ tử cung cũng không có triệu chứng và không dễ được phát hiện cho đến khi đã muộn. Có một số yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ dễ mắc ung thư cổ tử cung như hút thuốc, có quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai đường uống, tiền sử gia đình, nhiễm HPV. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ nhiễm HPV đều có thể bị ung thư cổ tử cung nhưng nếu bị nhiễm các chủng như HPV-16 và HPV-18 thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này.

Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ lây lan. Việc lên kế hoạch mang thai sau khi điều trị ung thư cổ tử cung có thể gặp nhiều khó khăn. Khả năng mang thai là rất khó đối với những phụ nữ sau điều trị ung thư cổ tử cung. Phụ thuộc vào mức độ cổ tử cung bị tổn thương hoặc là một phần hoặc là toàn bộ cổ tử cung với tử cung có thể bị cắt bỏ. Nếu ung thư lan sâu hơn bên trong có thể cần cắt bỏ tử cung. Trong trường hợp này, việc mang thai sau khi điều trị là không thể.

Trong các trường hợp khác, ung thư có thể lan tới các bộ phận khác của cơ thể, phẫu thuật có thể không phải là lựa chọn mà hóa trị và xạ trị có thể cần để loại bỏ các tế bào ung thư. Thậm chí, trong trường hợp cổ tử cung được bảo tồn sau điều trị, xạ trị và hóa trị sẽ khiến nó bị co lại và cũng tiêu diệt trứng trong buồng trứng làm cho việc mang thai trở thành không thể.

Nếu được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung khi tuổi còn trẻ, người bệnh nên tư vấn bác sĩ để tìm cách duy trì khả năng mang thai sau này. Một số lựa chọn khả khi là đông lạnh trứng, nhờ mang thai hộ hoặc các kỹ thuật IVF khác.

BS Thu Vân

(Theo THS)

]]>