ung thư đại trực tràng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 21 Aug 2018 15:40:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ung thư đại trực tràng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cơ hội tầm soát Ung thư đại trực tràng miễn phí cho 15.000 người http://tapchisuckhoedoisong.com/co-hoi-tam-soat-ung-thu-dai-truc-trang-mien-phi-cho-15-000-nguoi-15469/ Tue, 21 Aug 2018 15:40:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-hoi-tam-soat-ung-thu-dai-truc-trang-mien-phi-cho-15-000-nguoi-15469/ [...]]]>

Bỏ qua cơ hội sống chỉ vì… sợ khám bệnh

Theo PGS.TS, Nguyễn nghiêm Luật – Nguyên là Trưởng bộ môn Hóa-Sinh trường Đại Học Y Hà Nội hiện là Giám đốc Chuyên môn tại BV Đa khoa MEDLATEC, uớc tính mỗi năm Việt Nam có thêm vài chục ngàn người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 được chẩn đoán sớm, còn lại hơn một nửa trong số đó tử vong. Theo thống kê, Việt Nam chi tới gần 9 nghìn tỷ đồng hàng năm để điều trị cho căn bệnh này, chưa kể những bệnh nhân tự đi nước ngoài chữa bệnh.

Ung thư đại trực tràng dù là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người mắc, nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chỉ 11% tái phát trong năm đầu tiên. Nhiều bệnh nhân đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh, hiện đã ngoài 80 tuổi.

Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng tiên quyết đến kết quả điều trị.

Tuy nhiên, nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoặc khả năng kéo dài sự sống chỉ vì… sợ đi khám bệnh, trong đó sợ nhất là nội soi đại tràng.

PGS.TS, Nguyễn nghiêm Luật cho biết, mặc dù người dân được khuyến cáo là cần quan tâm đến các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân), phân có máu, đau bụng không rõ nguyên nhân, chán ăn, sụt cân…, nhưng đây vẫn là những dấu hiệu khá muộn.

Trên thực tế, y học hiện đại đã có những biện pháp giúp phát hiện sớm  nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm vài chục ngàn người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 được chẩn đoán sớm

Tại Hà Nội, từ ngày 20-28/4/2017, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức miễn phí xét nghiệm CEA cho khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC (42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội), Phòng Khám Đa khoa số 99 Trích Sài, dịch vụ lấy mẫu tận nơi và tại trụ sở chi nhanh Bắc Ninh. Nếu người dân thực hiện xét nghiệm tại viện, sẽ được trả kết quả sau 1,5 giờ.

Đặc biệt, người dân có thể gọi điện tới BV MEDLATEC để yêu cầu nhân viên của bệnh viện đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm và nếu có kết quả bất thường, bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí cho bệnh nhận. Nếu người dân lấy mẫu tại nhà kết quả trả vào 16 giờ đến 18 giờ chiều.

Hệ thống máy xét nghiệm tại BV Đa khoa MEDLATEC

Chỉ số CEA là gì?

CEA là tên viết tắt của kháng nguyên carcinoembryonic. CEA có thể tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể, nhưng thường liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi.

CEA bình thường được sản xuất bởi tế bào niêm mạc dạ dày, ruột của thai nhi. Sau khi sinh, CEA biến mất và không còn phát hiện trong huyết thanh nữa. Tuy nhiên, CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý như các bệnh ác tính, đặc biệt là ung thư đại tràng và người hút thuốc lá cũng có thể làm tăng lượng CEA.

CEA còn có giá trị trong việc theo dõi đáp ứng điều trị. Với một bệnh lý có tăng CEA, sau điều trị nồng độ CEA giảm thấp nghĩa là các tế bào bài tiết CEA đã được loại bỏ và khi nồng độ CEA tăng trở lại nghĩa là bệnh có khả năng tái phát.


Theo PGS.TS, Nguyễn nghiêm Luật, xét nghiệm CEA là một phương pháp cho độ nhạy cao đối với ung thư đại trực tràng

Khi có khối u ở đường tiêu hoá bao gồm cả lành tính và ác tính đều có thể làm tăng mức độ CEA. Ngoài ra, những bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tụy, dạ dày, vú, phổi, buồng trứng và tuyến giáp hay hút thuốc, nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, viêm tụy, xơ gan và một số khối u lành tính cũng có thể có nồng độ CEA tăng cao.

Định lượng nồng độ CEA được khuyến cáo chỉ định trước và 3 tháng/ lần trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư đại trực tràng. Tình trạng giảm trở về giá trị bình thường sau phẫu thuật ở một bệnh nhân có tăng nồng độ CEA trước mổ mang ý nghĩa là khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn, trái lại nồng độ CEA vẫn tiếp tục tăng cao sau phẫu thuật chỉ dẫn vẫn còn ung thư tồn dư.

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, xét nghiệm CEA được thực hiện hàng ngày trên hệ thống máy Cobas 8000 và miễn dịch Architect của Abbott. Mẫu bệnh phẩm có thể là huyết thanh, huyết tương và không liên quan đến bữa ăn.

Thanh Loan

]]>
Tác dụng của vitamin D trong điều trị ung thư đại trực tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-dung-cua-vitamin-d-trong-dieu-tri-ung-thu-dai-truc-trang-15089/ Sun, 12 Aug 2018 15:39:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-dung-cua-vitamin-d-trong-dieu-tri-ung-thu-dai-truc-trang-15089/ [...]]]>

Vitamin D có thể được hấp thu từ chế độ ăn uống, nhưng hầu hết nó được sản xuất nội sinh thông qua ánh nắng mặt trời. Vitamin D được tổng hợp tại da dưới tác dụng của tia cực tím và sau đó được hydroxyl hóa tại gan trở thành 25-OH Vitamin D, còn tại thận và các mô ngoại vi trở thành dạng hoạt động: 1,25-OH vitamin D. Thời gian bán hủy của 25- OH vitamin D là khoảng 3 tuần, do đó việc định lượng chất này có thể phản ánh tình trạng vitamin D của một người trong vài tuần đến vài tháng. Vai trò chính của vitamin D là duy trì sự cân bằng của canxi và sự trao đổi chất của xương. Vitamin D có thể còn đóng một phần quan trọng trong kiểm soát ung thư thông qua điều chỉnh sự phát triển của tế bào và sự chết của tế bào bằng việc giảm hình thành mạch máu.

Wnt/β-catenin/TCF  được cho là yếu tố dẫn đến ung thư đường tiêu hóa bởi  trong phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng và viêm đường tiêu hóa đều thấy có sự xuất hiện của Wnt/β-catenin/TCF.

 

vitamin D

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D

 

Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ đáng kể của khoa học người ta đã tìm ra bản đồ của chuỗi protein trong đó có sự liên quan giữa con đường Wnt/β-catenin và thụ thể vitamin D. Theo đó, nhân tế bào β-catenin điều chỉnh biểu hiện gen thúc đẩy sự tăng sinh tế bào, sự xâm lấn và di căn. 1α,25-dihydroxyvitamin D 3 (1,25(OH) 2 D 3 ) ức chế tín hiệu β-catenin bằng cách gắn nó với thụ thể vitamin D.

Những ảnh hưởng của vitamin D đến sự phát sinh và phát triển của ung thư đại trực tràng thông qua vai trò của nó trong sự điều chỉnh tín hiệu β-catenin và sự đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, do vậy nó là một chất có tác dụng phòng bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, tỷ lệ cao của các tác dụng phụ không liên quan đến tác dụng chống ung thư của vitamin D là vấn đề được quan tâm chủ yếu. Vai trò là một chất chống ung thư của vitamin D cũng bị hạn chế do liên quan đến việc tăng calci máu và calci niệu do nồng độ calci cao.

Qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các tác giả đã xác định vị trí β-catenin chính là chìa khóa trung gian trong tác dụng phòng ung thư của vitamin D và các chất tương tự vitamin D với ung thư đại trực tràng. Vitamin D kìm hãm tín hiệu β-catenin thông qua thụ thể vitamin D và như vậy β-catenin cùng với thụ thể vitamin D có mỗi quan hệ tương tác kích hoạt lẫn nhau.

 

thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm giàu vitamin D

 

Bệnh viêm ruột (bao gồm: bệnh Corhns, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích) là yếu tố nguy cơ trong ung thư đại trực tràng. Vitamin D và thụ thể vitamin D đã được biết tác động vào sự quy định của hệ miễn dịch bẩm sinh – trung gian điều chỉnh các phản ứng viêm ở đại tràng và niêm mạc các cơ quan khác. Trong hệ miễn dịch Vitamin D tác động trực tiếp vào tế bào T và gián tiếp kháng nguyên của các tế bào.

Ngoài ra, vitamin D có ảnh hưởng quan trọng trong ung thư đại trực tràng bởi vì cả tế bào bình thường và tế bào ung thư đại trực tràng đều có thể sản xuất ra hormon hoạt động từ dạng lưu thông trong tuần hoàn chính của vitamin D là: 25-hydroxy-vitamin D [25(OH)D], giả thiết rằng nó có thể đóng vai trò trực tiếp trong sự phát triển của tế bào đại tràng bình thường và tế bào ung thư.

Hóa trị có liên quan tới sự tăng có ý nghĩa nguy cơ thiếu hụt trầm trọng vitamin D. Những bệnh nhân ung thư đại trực tràng, đặc biệt đang được điều trị hóa trị nên được cân nhắc một chiến lược bổ sung vitamin D.

Một số nghiên cứu dịch tễ học đã được báo cáo về sự liên quan giữa thiếu hụt vitamin D và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Garland et al chứng minh mối liên quan gián tiếp giữa tình trạng vitamin D và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thông qua nghiên cứu tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng và sự phơi nắng ở Mỹ. Có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch đã được ghi nhận giữa sự phơi nắng và tỷ lệ ung thư đại trực tràng tại Bang Metropolitan. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng cường tắm nắng giúp bảo vệ phòng ung thư đại tràng thông qua sự tăng tổng hợp vitamin D ở da. Một phân tích tổng hợp đã đưa ra kết quả giảm 50% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng với mức 25- OH vitamin D > 33ng/ml so với ≤ 12ng/ml. Tỷ lệ thiếu vitamin D trầm trọng ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị hóa trị ( 25-OH vitamin D ≤ 15ng/ml) cao  hơn gấp 4 lần với những bệnh nhân chưa được điều trị hóa trị hoặc đã hoàn thành hóa trị ít nhất 3 tháng trước khi tham gia nghiên cứu. Các dữ liệu dịch tễ học gợi ý rằng mức tối ưu của vitamin D giúp phòng ngừa ung thư đại trực tràng là > 30 ng/ml hoặc > 40 ng/ml.

BS. Nguyễn Duy Khoa

]]>
Có nên sàng lọc ung thư đại trực tràng ở tuổi 45? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-sang-loc-ung-thu-dai-truc-trang-o-tuoi-45-10597/ Wed, 25 Jul 2018 07:22:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-sang-loc-ung-thu-dai-truc-trang-o-tuoi-45-10597/ [...]]]>

Nghiên cứu này đã phân tích được 6.000 kết quả nội soi và phát hiện thấy tỷ lệ phát hiện khối u (mô hình bất thường mới, không kiểm soát được) tăng 400% ở bệnh nhân tuổi 45-49 so với bệnh nhân 40-44 tuổi. Tỷ lệ phát hiện khối u cũng cao hơn 8% ở những người trong độ tuổi 45-49 so với độ tuổi 50-54, dẫn đến việc kêu gọi thực hiện các chương trình sàng lọc CRC bắt đầu từ 45 tuổi. Tỷ lệ phát hiện số polyp (sự phát triển của niêm mạc bên trong đại đàng có thể biến thành khối u nếu không được điều trị) và ung thư biểu mô (tỷ lệ những người nội soi đại tràng có một hoặc nhiều hơn khối u ung thư được phát hiện) cũng gia tăng lần lượt là 95,8% và 95,4% ở nhóm tuổi 40-44 và 45-49. Con số này lớn hơn đáng kể so với sự gia tăng ở nhóm tuổi 45-49 và 50-54, lần lượt là 19,1% và 11,5%.

Tác giả dẫn đầu nghiên cứu David Karrsenti giải thích, những kết quả này chứng minh rằng nhóm tuổi 45 có sự gia tăng  đáng kể tần suất tổn thương đại trực tràng, đặc biệt trong việc phát hiện sớm các khối u. Ngay cả khi những bệnh nhân với tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị polyp hoặc ung thư bị loại trừ khỏi nghiên cứu, vẫn có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ phát hiện bệnh ở bệnh nhân tuổi 45.

Có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc kiểm tra CRC làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong, tuy nhiên có rất nhiều điều bất hợp lý về sàng lọc CRC ở Châu Âu. Mặc dù sự gia tăng đột ngột của CRC ở người trưởng thành trẻ tuổi, phần lớn các chương trình sàng lọc trên khắp châu Âu đều bắt đầu ở độ tuổi từ 50 đến 55, một số còn bắt đầu đến khi 60 tuổi.

Karsenti nói thêm rằng bất kể loại sàng lọc ung thư đại trực tràng nên bắt đầu ở tuổi 45.”Điều này sẽ giúp chúng ta tăng cường phát hiện sớm ung thư đại trực tràng ở người lớn và cũng có thể xác định và loại bỏ an toàn các khối u có thể trở thành ung thư vào một ngày sau đó”.

BS Thu Vân

(Theo THS)

]]>
Ăn rau xanh phòng chống ung thư đại trực tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/an-rau-xanh-phong-chong-ung-thu-dai-truc-trang-1993/ Wed, 18 Jul 2018 04:05:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-rau-xanh-phong-chong-ung-thu-dai-truc-trang-1993/ [...]]]>

Đó chính là chế độ ăn ít chất xơ và nhiều mỡ động vật, lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia độc hại.

Đại tràng bao gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Đại tràng là nơi chứa những chất cặn bã của thức ăn, tạo thành phân và tống ra ngoài. Các bệnh thường gặp ở đại tràng là viêm đại tràng cấp và mạn tính, polyp và ung thư đại trực tràng… Các bệnh lý này có nguy cơ xảy ra khi đại trực tràng bị tổn thương bởi vi khuẩn, ký sinh trùng, các chất độc hại khác do thực phẩm ăn vào không đảm bảo vệ sinh an toàn và do phân tích trữ trong đại tràng quá lâu. Táo bón là do thói quen ăn ít chất xơ, quá nhiều chất béo, chất đạm, uống không đủ nước, ít vận động, stress hoặc tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc…

1. Làm sạch đại tràng bằng chế độ ăn giàu chất xơ

Con người hiện nay rất ưa chuộng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như pizza, burger, khoai tây chiên, snack… là những thứ được chế biến qua các quá trình đông lạnh, chiên kỹ, làm nóng bằng lò vi sóng, thêm hương vị bằng chất phụ gia và tăng hạn sử dụng bằng chất bảo quản. Qua hàng loạt giai đoạn như vậy chúng đã trở thành thực phẩm “chết” hầu như không còn chứa các enzym, khoáng chất và chất xơ gây khó tiêu và ứ đọng nguyên dạng ở đại tràng.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm sạch đại tràng.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm sạch đại tràng.

Trong hệ thống tiêu hóa, chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như một chiếc chổi giúp làm sạch đại tràng, tăng khối lượng phân và giúp tống đẩy phân ra ngoài cơ thể dễ dàng. Ngoài ra, chất xơ còn giúp tăng tiêu thụ acid folic, tăng kết hợp với các yếu tố độc hại sinh ung thư, cân bằng pH trong lòng đại tràng, chống ôxy hóa. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc thô, nếu chế biến thực phẩm quá kỹ sẽ làm chất xơ trở nên mềm và mất tác dụng.

Mỗi ngày chúng ta nên ăn 25 – 30g chất xơ hoặc 12g chất xơ cho 1.000 calo ăn vào. Đối với trẻ em lượng chất xơ ăn vào tùy theo tuổi, có thể ước tính đơn giản theo công thức: Tuổi + 5 = số gram chất xơ cần ăn.

Đại tràng là con đường chính của quá trình loại bỏ chất thải trong cơ thể, chất bẩn đọng lại trong đại tràng không những gây ra bệnh tại chỗ mà còn ngấm vào máu đi khắp cơ thể sinh bệnh. Vì vậy, cần phải thanh lọc cơ thể bằng thực đơn sau:

– 150 – 250g trái cây tươi.

– 200 – 400g salad rau xanh bao gồm: rau húng quế, ớt chuông, dưa leo, cà chua, rau diếp cá…

– 1 – 2 chén rau mầm hoặc đậu xanh nảy mầm.

– Uống 6 – 8 ly nước lọc trong ngày.

Sử dụng công thức trên hàng ngày là rất lý tưởng. Nếu có điều kiện có thể bổ sung vào thực đơn trên 50ml nước ép cỏ lúa mì non vào mỗi buổi sáng khi đói. Cỏ lúa mì non là loại thực phẩm chứa nhiều amino acid, enzym, vitamin có lợi giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống ung thư và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật khác.

2. Rau xanh phòng ung thư đại trực tràng

Các loại rau xanh không những có chứa lượng lớn chất xơ giúp làm sạch đại tràng và phòng ngừa, chống lại các tác nhân gây ung thư mà còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi.

Trong rau xanh, chất diệp lục chính là dạng cô đặc năng lượng mặt trời, tiếp thêm cho cơ thể chúng ta khả năng chiến đấu và đẩy lùi bệnh tật. Đa phần rau xanh có tác dụng kiềm hóa cơ thể, bởi nếu trong môi trường acid sẽ làm mất cân bằng nội môi, gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào và tổn thương DNA và dẫn đến bệnh ung thư.

Rau xanh còn là nguồn nitric oxide (NO) tự nhiên. Đối với cơ thể, NO tác động đến cơ chế cầm máu, lên cơ trơn thành mạch, các neuron thần kinh và niêm mạc hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột). NO tham gia vào hầu hết các quá trình sống của cơ thể và nhờ nó mà con người giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư và miễn dịch.

Cơ thể con người chỉ có một lượng enzym tiêu hóa giới hạn. Nếu chúng ta ăn những thực phẩm đã bị mất gần hết enzym (các loại thực phẩm đã qua chế biến quá kỹ) thì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để sản xuất ra lượng enzym bù lại để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và đồng hóa các chất trong thực phẩm đó. Khi đó, các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận, gan và cơ sẽ không có đủ enzym để hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt enzym chuyển hóa là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh. Vì vậy, cần phải bổ sung nguồn enzym sống bằng các loại rau xanh và trái cây tươi, hạn chế ăn các thực phẩm nấu quá chín hoặc cháy, đồ ăn đã qua xử lý công nghiệp mất các chất dinh dưỡng.

Một số loại rau xanh có lợi giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để phòng chống ung thư đại trực tràng như: bông cải xanh, mùi tây, dưa leo, măng tây, cải bó xôi (rau bina), bắp cải, đậu bắp, xà lách…

Điều quan trọng khi ăn các loại rau này không nên nấu quá kỹ, tốt nhất là nên ăn sống hoặc hấp tái để giữ lại được lượng chất xơ và chất dinh dưỡng tối đa.

Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang

]]>