Ung thư cổ tử cung – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 11 Dec 2018 02:56:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Ung thư cổ tử cung – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung càng sớm, 100% khả năng điều trị khỏi http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-soat-te-bao-ung-thu-co-tu-cung-cang-som-100-kha-nang-dieu-tri-khoi-17289/ Tue, 11 Dec 2018 02:56:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-soat-te-bao-ung-thu-co-tu-cung-cang-som-100-kha-nang-dieu-tri-khoi-17289/ [...]]]>

Sàng lọc chuẩn ung thư cổ tử cung

Phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) đã trở thành phương pháp sàng lọc chuẩn cho ung thư cổ tử cung và tổn thương tiền ung ra đời năm 1941. Việc kết hợp xét nghiệm virút gây u nhú ở người papillomavirus (HPV) vào các chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung đã cải thiện việc phát hiện ung thư cổ tử cung và cho phép phân tầng nguy cơ bệnh nhân.

Nhóm HPV nguy cơ cao

16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 69, 82.

Nhóm HPV nguy cơ thấp

6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 81.

Các kết quả của phết tế bào cổ tử cung có thể là:

– Tế bào gai không điển hình (ASC).

– Tổn thương biểu mô gai mức độ thấp (LSIL).

– Tổn thương biểu mô gai mức độ cao (HSIL).

– Tế bào tuyến không điển hình (AGC).

Tổn thương biểu mô gai mức độ cao (HSIL) là một trong những kết quả bất thường của phết tế bào cổ tử cung ít phổ biến nhất. Trong một nghiên cứu trên 965.360 mẫu phết tế bào cổ tử cung ở phụ nữ tuổi từ 30 đến 64, tỷ lệ của HSIL là 0,21%.

Tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung càng sớm, 100% khả năng điều trị khỏiPAP smear

Nguy cơ tiền ung thư và các bệnh lý ác tính

Nguy cơ ung thư cổ tử cung xâm lấn ở phụ nữ có kết quả HSIL là đáng kể. Một nghiên cứu trên một triệu mẫu phết tế bào cổ tử cung ở phụ nữ trong Chương trình Y khoa Kaiser Permanente, một Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe ở Mỹ, đánh giá nguy cơ tiền ung thư hoặc ung thư trong 5 năm của HSIL ở phụ nữ từ 30 – 64. Những nguy cơ bệnh ác tính cho phụ nữ tuổi từ 30 đến 64 có kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường cũng được thể hiện trong bảng HSIL đơn độc – tổn thương trong biểu mô cổ tử cung grad 2 hoặc nặng hơn: CIN 2 + (69%); CIN 3 + (47%); ung thư cổ tử cung (7,3%).

HSIL + HPV dương tính – CIN 2+ (71%); CIN 3+ (49%); ung thư cổ tử cung (6,6%).

HSIL, HPV âm tính – CIN 2+ (49%); CIN 3+ (30%); ung thư cổ tử cung (6,8%).

Xét nghiệm HPV thường không được sử dụng để theo dõi phụ nữ có HSIL, vì nguy cơ CIN 2+ cao bất kể kết quả xét nghiệm HPV. Một số dữ liệu cho thấy vai trò của xét nghiệm HPV trong quần thể bệnh nhân này để đánh giá nhiễm HPV dai dẳng, nhưng đây không phải là một phần của quản lý lâm sàng tiêu chuẩn. Trong cùng một nghiên cứu, nguy cơ 5 năm đối với phụ nữ trẻ là:

21 đến 24 tuổi: CIN 3+ (28%) và ung thư cổ tử cung (không xác định trường hợp nào).

25 đến 29 tuổi: CIN 3+ (28%) và ung thư cổ tử cung (2,0%).

Các nghiên cứu về diễn tiến tự nhiên của CIN 2, 3 cho thấy một số tổn thương không được điều trị, nhiều ca sẽ thoái lui, nhưng một tỷ lệ đáng kể sẽ tiến triển đến ung thư xâm lấn.

Tầm soát ung thư cổ tử cung nên được bắt đầu ở tuổi 21

 

Chiến lược đánh giá

Các phương pháp đánh giá được trình bày ở đây được cung cấp bởi các hướng dẫn đồng thuận năm 2012 của Hiệp hội Soi Cổ tử cung và Bệnh lý Cổ tử cung Mỹ (The American Society for Colposcopy and Cervical Pathology – ASCCP) phối hợp với nhiều tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ và Canada. Quản lý dựa trên nguyên tắc “quản lý bình đẳng các rủi ro”, áp dụng cùng một mức độ quản lý hoặc theo dõi rủi ro của tiền ung thư hoặc ung thư trên kết quả sàng lọc hiện tại bao gồm xét nghiệm HPV kết hợp sàng lọc kết quả tế bào học trước đây.

Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên

Nếu kết quả HSIL cho nguy cơ cao về ung thư cổ tử cung, nhóm phụ nữ này cần được đánh giá hoặc điều trị kịp thời. Hầu hết phụ nữ có HSIL đều dương tính với các loại HPV nhóm nguy cơ cao (89 đến 97% trong một nghiên cứu), và khả năng tân sinh trong biểu mô cổ tử cung grad cao (CIN) hoặc ung thư cao kể cả khi HPV test âm tính; do đó, việc phân loại HSIL với xét nghiệm HPV không được khuyến cáo.

Phụ nữ từ 21 đến 24 tuổi

Các khuyến cáo theo dõi kết quả sàng lọc cổ tử cung bất thường là khác nhau đối với phụ nữ từ 21 đến 24 tuổi và phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Các chuyên gia khuyến cáo thực hiện thủ thuật cắt bỏ cổ tử cung để chẩn đoán chỉ khi kết quả bất thường nghiêm trọng hoặc bệnh tái phát. Điều này là do nguy cơ ung thư cổ tử cung thấp và tỷ lệ nhiễm HPV thoáng qua cao trong nhóm bệnh nhân này.

Bệnh nhân trong nhóm tuổi này có HSIL nên được đánh giá bằng soi cổ tử cung. Kết quả soi cổ tử cung âm tính có nghĩa là soi cổ tử cung được thực hiện đầy đủ và kết quả nạo kênh cổ tử cung âm tính…

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai với HSIL nên được đánh giá bằng soi cổ tử cung. Nguyên tắc quản lý phụ nữ mang thai bao gồm:

Không nên thực hiện thủ thuật cắt bỏ chẩn đoán ngay lập tức.

Khi soi cổ tử cung được thực hiện trong thai kỳ:

Không nên thực hiện lấy mẫu nội sinh bằng cách dùng curette và lấy mẫu nội mạc tử cung vì có nguy cơ gây rối loạn thai kỳ; tuy nhiên, các kênh cổ tử cung có thể được lấy mẫu nhẹ nhàng bằng chổi.

Sinh thiết cổ tử cung nên được thực hiện chỉ khi tổn thương nghi ngờ ung thư.

Nếu kiểm tra không đạt yêu cầu, lặp lại soi cổ tử cung sau 6 đến 12 tuần sẽ cho phép thấy vùng chuyển tiếp.

Sinh thiết để chứng minh ung thư cổ tử cung vi xâm lấn hoặc xâm lấn ở phụ nữ có thai đòi hỏi phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa phụ khoa và sản khoa. Một thủ thuật cắt bỏ chẩn đoán chỉ được chỉ định trong thai kỳ nếu xác nhận bệnh xâm lấn sẽ làm thay đổi thời gian hoặc phương thức chấm dứt thai kỳ. Nếu không, việc điều trị được hoãn lại cho đến khi giai đoạn hậu sản sinh để tránh làm gián đoạn thai kỳ.

Nếu không có bất kỳ bằng chứng nào về ung thư xâm lấn, có thể chấp nhận thực hiện các xét nghiệm bổ sung và soi cổ tử cung không thường xuyên hơn 12 tuần một lần. Sinh thiết chỉ được khuyến cáo nếu các tổn thương xuất hiện tồi tệ hơn trên soi cổ tử cung và/hoặc các tế bào học là gợi ý của ung thư cổ tử cung xâm lấn; hoặc hoãn đánh giá cho đến ít nhất sáu tuần sau khi sinh. Các thủ thuật cắt bỏ chẩn đoán được dành riêng cho những phụ nữ bị nghi ngờ xâm nhập và sẽ thay đổi việc quản lý thai kỳ hoặc sinh nở.

Nếu không có CIN 2,3, khuyến cáo của ASCCP 2006 đề nghị tái đánh giá với phết tế bào cổ tử cung và soi cổ tử cung không sớm hơn sáu tuần sau khi sinh. Các chuyên gia ung bướu sẽ thực hiện đánh giá phết tế bào và soi cổ tử cung sau sinh trên tất cả phụ nữ được chẩn đoán HSIL trong khi mang thai, nhưng có thể trì hoãn cho đến ít nhất sáu tuần sau sinh.

Các nghiên cứu về lịch sử tự nhiên của tổn thương biểu mô gai trong thai kỳ cho thấy sự tiến triển của ung thư biểu mô xâm lấn trong thai kỳ là rất hiếm (0 đến 0,4%) và tự phát HSIL và CIN 2,3 là phổ biến (48 đến 70% tổn thương) thoái lui trong suốt quá trình mang thai khi so sánh và xét nghiệm mô học/tế bào học sau sinh). Cho dù sinh con qua ngã âm đạo có liên quan đến tỷ lệ hồi quy cao hơn so với việc mổ lấy thai vẫn còn gây tranh cãi.

Tầm quan trọng của một đánh giá sau khi sinh toàn diện được minh họa trong một nghiên cứu xác định 28 phụ nữ có HSIL trong một nghiên cứu tế bào cổ tử cung trước sinh trong ba tháng đầu thai kì. Tất cả đều được theo dõi bằng soi cổ tử cung và sinh thiết, trong thai kỳ và sau 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Sau sinh, HSIL tiếp tục tồn tại ở 89% (25 trong số 28) và vi xâm lấn đã được tìm thấy ở 11% (3 trong số 28). Hầu như tất cả những phụ nữ này (24/28) đều có tiền sử tổn thương biểu mô gai. Phương thức chấm dứt thai kỳ dựa trên các yếu tố sản khoa thông thường; CIN 2,3 không phải là chỉ định cho mổ lấy thai.

Phụ nữ sau mãn kinh

Phụ nữ sau mãn kinh có HSIL được quản lý giống như các phụ nữ khác từ 25 tuổi trở lên.

Tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung càng sớm, 100% khả năng điều trị khỏi

Thanh thiếu niên

Tầm soát ung thư cổ tử cung nên được bắt đầu ở tuổi 21. Nếu thanh thiếu niên vô tình được sàng lọc, việc quản lý các kết quả bất thường phải tuân thủ các khuyến nghị dành cho phụ nữ từ 21 đến 24.

Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở thanh thiếu niên (0,15 trên 100.000 nữ mỗi năm trong một nghiên cứu của Hoa Kỳ) thậm chí còn thấp hơn ở phụ nữ từ 21 đến 24 (1,4 trên 100.000). Như với phụ nữ tuổi từ 21 đến 24, tỷ lệ nhiễm virút HPV thường cao hơn và tổn thương trong biểu mô cổ tử cung thường tái phát tự phát.

Phụ nữ suy giảm miễn dịch

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào hoặc xét nghiệm HPV) ở phụ nữ suy giảm miễn dịch nên được quản lý theo cách tương tự như phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường

Các kết quả phết tế bào cổ tử cung có thể được là các tế bào gai không điển hình (ASC), tổn thương biểu mô gai mức độ thấp (LSIL), tổn thương biểu mô gai mức độ cao (HSIL) hoặc các tế bào tuyến không điển hình (AGC). Kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường đòi hỏi phải đánh giá thêm để loại trừ sự hiện diện của một tình trạng tiền ung thư hoặc ung thư.

BS.CKII. NGUYỄN VĂN TIẾN

]]>
Những kẻ khuấy rối vô hình http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-ke-khuay-roi-vo-hinh-8588/ Sun, 22 Jul 2018 03:13:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-ke-khuay-roi-vo-hinh-8588/ [...]]]>

Ở phụ nữ, virút có trên cửa mình, trong âm đạo, cổ tử cung và hậu môn. Ở đàn ông, virút là cư dân quanh dương vật, bìu, trên hoặc trong hậu môn. Virút lây nhiễm khi làm tình ngả âm đạo, hay ngả hậu môn. Trớ trêu, làm tình miệng có thể đem virút miệt dưới lên họng miệng.

Thủ phạm gây ung thư cổ tử cung

Người giăng câu nhẫn nại

Đằng đẳng 10 năm giăng câu, năm 1983, Harald zur Hausen giật được virút HPV 16 gây ung thư cổ tử cung. Năm sau ông tóm được virút HPV 18.

Năm 1974, Harald zur Hausen nghĩ là ung thư cổ tử cung do một týp virút HPV (Human Papilloma virus). Ông tạo một đoạn xoắn đơn DNA làm “mồi” câu virút từ các tế bào ung thư. Cá lạ đã đớp mồi. DNA virút bắt cặp với đoạn DNA mồi. Tái tổ hợp DNA là kỹ thuật dùng một trình tự để tìm một trình tự “đẹp đôi”.

Zur Hausen đã tìm thấy 70% tất cả ung thư cổ tử cung chứa HPV 16 & 18. Về sau người ta được biết thêm các týp HPV 45, 31, 33, 52, 58, 35 cũng gây ung thư cổ tử cung. Có hơn 100 týp HPV, khoảng 40 týp gây nhiễm sinh dục, trong số này có 15 týp nguy cơ cao gây 99,7% ung thư cổ tử cung.

HPV nguy cơ cao gây ra các loại ung thư nào

Được biết thêm HPV nguy cơ cao còn gây ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ và các ung thư dương vật, hậu môn, miệng họng ở đàn ông… Nhóm HPV nguy cơ cao có thể gây khoảng 5% tất cả ung thư của loài người.

Phần lớn nhiễm HPV nguy cơ cao xảy đến không có triệu chứng, rồi biến mất trong 1 – 2 năm. Tuy nhiên, vài trường hợp nhiễm dai dẳng trong nhiều năm, dẫn đến sự thay đổi tế bào, không điều trị có thể dẫn đến ung thư.

Hiện nay ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ trên toàn thế giới, chỉ đứng sau ung thư vú. Khoảng 500.000 phụ nữ mới mắc bệnh hàng năm với suất độ cao gấp 10 lần ở các nước nghèo và phỏng định có 250.000 người chết. Khám phá của Harald zur Hausen đã đem lại niềm hy vọng mới cho việc phòng bệnh.

Phần lớn HPV 16 là thủ phạm gây khoảng 95% các ung thư hậu môn – khoảng 70% các ung thư miệng họng (khẩu cái mềm đáy lưỡi và amiđan), với các loại ung thư hiếm HPV16 thủ phạm của các ung thư âm đạo 65%,  các ung thư âm hộ 50% và các ung thư dương vật 35%.

ung thư cổ tử cung

Theo CDC Hoa Kỳ. Từ 2008 – 2012, khoảng 38.793 số người mắc các ung thư liên hệ HPV hàng năm: 23.000 phụ nữ và 15.793 đàn ông. Ung thư cổ tử cung thường gặp nhất ở phụ nữ. Khoảng 70% ung thư âm đạo, âm hộ, hơn 60% ung thư dương vật. Các ung thư họng miệng (đáy lưỡi và amiđan), khoảng 70% có liên hệ HPV, thường gặp nhất ở đàn ông.

Theo Hội Ung thư Canada (tháng 10, 2016). Hàng năm có khoảng 4.400 ca ung thư mới liên hệ HPV và 1.200 chết. Khoảng 1/3 số ca là ung thư cổ tử cung của phụ nữ, 1/3 số ca là ung thư họng miệng ở nam giới.

HPV làm thế nào gây ung thư?

Thật thú vị đã biết được cách con virút gây bệnh. Hai gen E6, E7 sản xuất hai protêin E6 E7 đến gắn vào và khóa tay hai protêin p53 và Rb của tế bào. Sự sinh sôi của tế bào không còn được kiềm chế nữa. Các tế bào nhiễm tiếp tục sinh sôi tăng trưởng tạo ra các xáo trộn gen (gọi là đột biến) kích thích sự tăng trưởng tế bào bất thường nữa. Virút lèo lái tế bào cổ tử cung hoặc các tế bào biểu mô khác sinh sôi vô tổ chức dẫn đến các tế bào tiền ung thư, rồi thành một khối ung thư. Đúng là gen tặc.

Virút cần khoảng 10 – 30 năm từ khi nhiễm lần đầu đến khi các tế bào bất thường trổ ra.

ung thư cổ tử cung

Con tạo trêu ngươi

Tưởng là HPV chỉ tung hoành ở vùng sinh dục, đặc biệt ở cổ tử cung, ai ngờ HPV 16 vốn cư trú ở bộ phận sinh dục, miệt dưới mà nhảy tót lên trên, vào trong họng quậy phá do làm tình miệng. Người đồng tính hoặc lưỡng tính luyến ái kiểu lạ tạo thời cơ cho HPV tung hoành ở hậu môn.

Làm tình bằng miệng

Chuyện của Michael. Đầu năm 2011, nhiều báo đưa tin Michael Douglas tài tử lừng danh 66 tuổi 2 giải Oscar tuyên bố đã khỏi bệnh ung thư họng miệng mắc từ tháng 8.2010 sau thời gian xạ trị tám tuần và hóa trị. Trả lời báo chí, Michael thả bom tấn cho là bệnh của mình không phải do rượu và thuốc lá, mà do virút HPV – qua cách làm tình miệng.

Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2007 nhận định HPV là nguyên nhân của ung thư họng miệng (khẩu cái mềm, đáy lưỡi và amiđan). Có sự gia tăng rõ ràng liên hệ HPV trong khoảng 20 năm qua, ở đàn ông gấp 4 lần phụ nữ. Đây là hậu quả sự nhiễm HPV do quan hệ tình dục kiểu làm tình miệng. Virút tấn công các người khoảng tuổi bốn, năm mươi, phần lớn là nam giới, không thuốc không rượu, tăng theo số bạn tình.

Ái ân kiểu lạ. Trên thế giới phỏng định có 27.000 ca ung thư hậu môn mới mỗi năm. Khoảng 88% liên hệ HPV: HPV 16 (73% số ca). HPV 18 khoảng 5% (số liệu 20.3.2015). Số liệu Mỹ cho thấy, hàng năm những người đàn ông đồng tính mắc khoảng 35 ca ung thư hậu môn trên 100.000 người. Đàn ông nhiễm HPV do quan hệ tình dục hậu môn. Giới mày râu âu yếm cận kề tăng 17 lần nguy cơ ung thư hậu môn so với ái ân khác giống. Khác nào vẽ đường hươu chạy.

HIV – HPV liên thủ, giậu đổ bìm leo. Hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu vì HIV AIDS thì virút HPV mạnh lên, dễ dàng gây ung thư. Đặc biệt, ung thư cổ tử cung xuất hiện ở phụ nữ mang HIV gấp năm đến mười lần ở phụ nữ không nhiễm HIV. Hầu hết đàn ông đồng tính nhiễm HIV đều có HPV trong hậu môn. Ung thư hậu môn là một trong những ung thư thường gặp nhất ở đàn ông đồng tính.

Có đối sách

Vắcxin ngừa HPV. Đã có hai vắcxin ngừa nhiễm HPV 16 – 18: Gardasil và Cervarix. Tuổi quy định tiêm vắcxin tại các nước Âu Mỹ là 9 đến 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Các vắcxin này ngừa nhiễm HPV, nhưng không hiệu quả để chống lại nhiễm HPV hay các bệnh do HPV. Tại Việt Nam 2 loại vắcxin này đã được lưu hành. Các vắcxin hiện nay chỉ ngừa được 70% các ung thư cổ tử cung do HPV 16 – 18 gây ra, vậy còn 30% lọt lưới. Nên nhớ dẫu đã tiêm vắcxin, phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm PAP. Mới đây FDA Hoa Kỳ chuẩn nhận thêm Gardasil 9.

FDA Hoa Kỳ mới cho phép dùng Gardasil cho giới nam từ 9 – 26, đặc biệt ngừa bướu nhú. Cần nhiều nghiên cứu nữa để xem Gardasil và Cervarix có thể ngừa hiệu quả ung thư dương vật, hậu môn và họng miệng liên hệ HPV.

Biết ơn sâu sắc

Giải Nobel Y học 2008 dành cho những người săn virút”. Bà Franoise Barré-Sinoussi và ông Luc Monier, chia nửa giải thưởng vì đã chỉ đích danh sát thủ gây ra HIV-AIDS vào năm 1983. Phân nửa giải dành cho Harald zur Hausen vì đã  tóm được HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhờ biết rõ HPV 16 & 18 mà người ta đã sản xuất thành công hai loại vắcxin (Gardasil và Cervarix) ngừa ung thư cổ tử cung.

ung thư cổ tử cung

Giải thưởng nhà sáng tạo châu Âu năm 2015 được trao cho 2 nhà nghiên cứu thành công vắcxin ngừa HPV. Các vắcxin Gardasil và Cervarix là kết quả 25 nghiên cứu của giáo sư Ian Frager và tiến sĩ Jian Zhou. Tiến sĩ Zhou, chuyên gia miễn dịch học đã mở đường nghiên cứu vắcxin bằng cách gây dòng các protêin ngoài mặt của virút. Thương thay ông chết trẻ vào tuổi 42 (năm 1999) trước khi vắcxin được đưa ra thị trường. GS. Frager tiếp tục công cuộc nghiên cứu vắcxin.

Việc chế tạo vắcxin thật tài tình. Cắt lấy gen L1 của virút đem gắn vào DNA trong vốn gen của tế bào nấm men hoặc côn trùng. Tế bào này sản xuất ra một cái bọc gọi là VLP (Virus like particles) giống hình HPV mà rỗng ruột, không chứa phần “quậy” của virút nên không thể sinh sôi và không gây nhiễm. VLP khêu gợi cho bộ máy bảo vệ cơ thể tập dượt để chống HPV thật. Đó là vắcxin ngừa HPV.

GS.BS. NGUYỄN CHẤN HÙNG

]]>
Ung thư cổ tử cung – Những điều cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-co-tu-cung-nhung-dieu-can-biet-8586/ Sun, 22 Jul 2018 03:12:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-co-tu-cung-nhung-dieu-can-biet-8586/ [...]]]>

Có 5 loại ung thư phụ khoa chính, gồm: cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ – theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC. Cổ tử cung là bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi. Ngoài ra, đây là loại ung thư chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.

Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, độ tuổi từ 35 – 55. Theo CDC, bệnh ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới tuổi 20.

HPV là nguyên nhân gây ra 99% các ca ung thư cổ tử cung, theo ông Fred Wyand – Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ.

Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm virut HPV trong quá trình quan hệ tình dục nếu họ bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người. Theo báo cáo của CDC, ít nhất một nửa số phụ nữ sinh hoạt tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một số điểm trong đời, vài phụ nữ sẽ bị ung thư cổ tử cung.

Hơn 70% ca mắc ung thư cổ tử cung là do 2 chủng có nguy cơ cao HPV-16 và HPV-18. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và thuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư cổ tử cung, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ.

Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau quả giúp giảm từ 40-60% nguy cơ ung thư cổ tử cung.

DS. Dương Tuyết

((Theo Medical Daily, 2016))

]]>
Mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong vì ung thư cổ tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/moi-ngay-co-7-phu-nu-viet-tu-vong-vi-ung-thu-co-tu-cung-4124/ Thu, 19 Jul 2018 08:59:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/moi-ngay-co-7-phu-nu-viet-tu-vong-vi-ung-thu-co-tu-cung-4124/ [...]]]>

Chia sẻ tại hội thảo 10 năm văcxin ngừa HPV sử dụng tại Việt Nam ngày 18/3, phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM cho biết bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng đến 99,7% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Trong đó hai chủng 16 và 18 là thủ phạm gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%. 

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới hiện có trên 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong.

Ảnh: everydayhealth

Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời. Ảnh: everydayhealth

Phó giáo sư Cao Hữu Nghĩa, Trưởng Khoa Xét nghiệm Lâm sàng, Viện Pasteur TP HCM cho biết ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung. Bệnh diễn tiến âm thầm và kéo dài 5-20 năm. Triệu chứng thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. 

Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh gây tử vong khi ở giai đoạn cuối. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm văcxin ngừa virus HPV.

Tại Việt Nam văcxin ngừa virus HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào năm 2008. Đến nay đã có hơn một triệu liều văcxin được sử dụng trong 10 năm qua. Thống kê của WHO, 270 triệu liều văcxin ngừa virus HPV đã được sử dụng trên 120 nước. 

Văcxin ngừa virus HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa. Văcxin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định ba liều, hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16, 18 cũng như các mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn…

Lê Phương

]]>
Thủ phạm gây ung thư cổ tử cung bạn cần biết để tránh http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-gay-ung-thu-co-tu-cung-ban-can-biet-de-tranh-4122/ Thu, 19 Jul 2018 08:59:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-gay-ung-thu-co-tu-cung-ban-can-biet-de-tranh-4122/ [...]]]>

Human Papilloma Virus (HPV) thuộc nhóm Papova (papillome polyform vacuolization), có hình cầu, đường kính 55 nm, bên trong chứa chuỗi DNA. HPV có hơn 100 tuýp, đa số không gây bệnh, chỉ có khoảng 30 tuýp gây các bệnh ở biểu mô da và màng nhầy.

Tùy khả năng gây ung thư hay không mà các tuýp HPV được chia làm hai nhóm. Một là HPV nguy cơ thấp gây ra mụn cóc ở bàn tay bàn chân, mồng gà ở vùng hậu môn – sinh dục, u nhú đường hô hấp hay tăng sản biểu mô khoang miệng (thường gặp là HPV tuýp 6, 11). Hai là HPV nguy cơ cao hiện có khoảng 15 tuýp gây ung thư, đặc biệt là HPV 16, 18 là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung (99,7% trường hợp). 

HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm HPV là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến và dễ dàng nhất. Nguy cơ nhiễm HPV cao nhất khi có tiếp xúc tình dục sớm. Vị trí HPV xâm nhập và khu trú đầu tiên là vùng thượng bì chủ yếu ở lớp biểu mô da và niêm mạc, nhất là những vùng niêm mạc ẩm ướt nhầy.

Tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua giao hợp thay đổi từ 5% đến 100%, trung bình khoảng 40%. Tuy nhiên HPV rất đề kháng với nhiệt và khi bị làm khô. Do đó, HPV còn có những đường lây truyền không qua tình dục như qua các đồ vật dụng cụ cắt móng tay móng chân, kềm bấm sinh thiết, đồ lót… Vì vậy bao cao su không thể bảo vệ bạn 100% vì còn tiếp xúc da ở vùng âm hộ, hậu môn. Đặc biệt HPV có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh gây đa bướu đường hô hấp.

Các tuýp virus HPV thường gặp.

Các tuýp virus HPV thường gặp.

Phát hiện nhiễm HPV như thế nào

Nhiễm HPV nguy cơ thấp dẫn đến các tổn thương mụn cóc ở bàn tay, bàn chân, mồng gà vùng hậu môn-sinh dục. Hơn 75% bạn tình bị mồng gà khi tiếp xúc tình dục với nguồn bệnh. Mồng gà có thể gây ngứa, bỏng rát, chảy máu, đau. Nhiễm HPV nguy cơ cao thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, chỉ phát hiện được nhờ vào xét nghiệm tìm HPV.

Khoảng 700 triệu người trên thế giới bị nhiễm HPV, tần suất mắc bệnh thay đổi theo từng quốc gia và theo nhóm tuổi. Độ tuổi có quan hệ tình dục khả năng mắc bệnh cao nhất.

Tỷ lệ nhiễm HPV cũng có liên quan đến tỷ lệ ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu trên 1.050 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung ở 22 quốc gia cho thấy gần 90% do nhiễm HPV tuýp 16, 18. Hầu hết bệnh nhân nhiễm HPV thường không có triệu chứng, do đó bệnh dễ lây truyền khi quan hệ tình dục mà không được biết.

Bình thường, HPV sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 năm nhờ khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt:

1. HPV tuýp 16, 18 gây tân sinh biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia, CIN), đồng nghĩa với loạn sản cổ tử cung hay ung thư. Phát hiện virus khi làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) để tìm các tế bào bất thường. Có nhiều mức độ:

– Mức độ nhẹ (CIN 1): Có thể tự khỏi trong vài tháng hay đốt điện. Đôi khi có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung tại chỗ trong 6 năm.

– Mức độ trung bình (CIN 2): Có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung trong vòng 3 năm.

– Mức độ nặng ( CIN 3): Có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung trong vòng một năm.

2. HPV tuýp 6, 11: Khoảng 90% gây sùi mồng gà ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Một số ít trường hợp lây nhiễm từ mẹ sang con khi sinh qua ngã âm đạo, gây nhú đường hô hấp (bé khó thở) hay u nhú thanh quản (bé khóc khàn giọng).

3. Ung thư cổ tử cung: Rất thường gặp và gây tử vong cao, ước tính khoảng 1,4 triệu trường hợp trên toàn cầu trong đó 80% xảy ra ở các nước đang phát triển. Theo điều tra của Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong 10 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú.

Hiện nay trên thế giới đã có văcxin ngừa HPV, gồm 4 loại. Loại tứ giá phòng ngừa 4 tuýp là 6, 11, 16, 18. Loại nhị giá phòng ngừa 2 tuýp 16, 18. Loại đơn giá phòng ngừa tuýp 16 và loại đơn giá phòng ngừa tuýp 18. Hiện văcxin dịch vụ có Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Gardasil là văcxin tái tổ hợp các tuýp 6, 11 và 18, phòng virus HPV ở người, dùng cho phụ nữ và bé gái từ 9 đến 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo… Còn văcxin Cervarix được chỉ định dùng cho nữ 10-25 tuổi để tạo miễn dịch chủ động phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung (ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung).

Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

]]>