ù tai – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:36:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ù tai – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ù tai – Bệnh lý còn nhiều thách thức trong điều trị http://tapchisuckhoedoisong.com/u-tai-benh-ly-con-nhieu-thach-thuc-trong-dieu-tri-14277/ Tue, 07 Aug 2018 05:36:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/u-tai-benh-ly-con-nhieu-thach-thuc-trong-dieu-tri-14277/ [...]]]>

Trong khi đó, cơ chế gây bệnh chưa được tìm hiểu rõ ràng nên biểu hiện ù tai đến nay vẫn là một thách thức điều trị với thầy thuốc mọi chuyên ngành.

Ù tai có thường gặp không?

Ù tai chia làm hai loại là ù tai chủ quan và ù tai khách quan.

Ù tai chủ quan: Ù tai chỉ bệnh nhân nghe thấy. Đây là loại hay gặp nhất, nó có thể gây ra bởi những bệnh lý của tai ngoài, tai giữa và tai trong. Ù tai có thể gây ra bởi dây thần kinh nghe (dây VIII) hoặc não.

Ù tai khách quan: Người khám cũng nghe thấy, chủ yếu là do các vấn đề về mạch, bệnh hệ thống xương của tai giữa hoặc do co cơ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ù tai chiếm tới 25% dân số và tỷ lệ này tăng lên từ 45 – 60% ở người trên 60 tuổi. Trong cuộc sống công nghiệp, thường xuyên chịu áp lực, stress từ cuộc sống, môi trường tiếng ồn cao trên ngưỡng của sức nghe, các bệnh lý tai mũi họng càng ngày càng tăng… làm cho triệu chứng ù tai hiện tại là một trong những biểu hiện mà người bệnh hay đến khám. Ù tai là cảm giác nghe thấy tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai, có thể kèm theo nghe kém và chóng mặt. Nguyên nhân có thể do dáy tai lâu ngày bít lấp ống tai ngoài hoặc do chấn thương rác h ống tai ngoài, màng nhĩ, chuỗi xương con… Ù tai khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người bệnh đôi khi không mô tả được tiếng ù, nếu mô tả thì thường là có tiếng nhạc, lúc thanh, lúc trầm hoặc như tiếng ve kêu, dế kêu, còi tàu, tiếng mạch đập, tiếng cối xay…

Ù tai Dị vật trong tai là một nguyên nhân gây ù tai.

Nguyên nhân gây ù tai

Tùy theo loại ù tai để người thầy thuốc đi tìm nguyên nhân, với những ù tai có nguyên nhân có thể can thiệp được. Cách xuất hiện cảm giác ù tai có thể là đột ngột hoặc tiến triển dần dần lúc đầu từng đợt sau đó xuất hiện liên tục.

Ù tai do viêm tai ngoài, dị vật tai ngoài (viêm tấy, nút dáy, dị vật), do viêm tai giữa (viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch, xốp xơ tai giai đoạn đầu), do viêm tắc vòi tai (do viêm xoang, rối loạn chức năng vòi do suy nhược), ù tai do tai trong như viêm mê nhĩ cấp… Hoặc những ù tai do tăng huyết áp, kích thích gây giãn hệ thống mạch máu xung quanh cấu trúc của tai là những ù tai có thể chữa được nếu giải quyết được các nguyên nhân gây bệnh.

Ù tai do tổn thương dây thần kinh thính giác, do tổn thương tai trong không hồi phục (viêm mê nhĩ mủ, rò ống bán khuyên, tiếp xúc tiếng ồn, lão thính, ngộ độc ốc tai do thuốc, hóa chất), ù tai trong các bệnh lý ung thư vòm, do các bệnh lý của não (điều hành trung tâm nghe) hoặc bệnh lý tâm thần như ảo thanh thường chỉ giảm được cảm giác ù hoặc không chữa được.

Ứng phó thế nào?

Ù tai không chỉ thuộc chuyên khoa tai – mũi – họng, mà có liên quan đến nhiều chuyên khoa khác như tim mạch, nội tiết, chấn thương, ung bướu. Tuy nhiên, có đến trên 80% là các nguyên nhân từ bệnh thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Nếu bạn có biểu hiện này nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân ù tai (nếu có) để chữa trị và bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ là người định hướng nếu nguyên nhân thuộc chuyên khoa nào sẽ gửi người bệnh tới chuyên khoa phù hợp để hỗ trợ. Ù tai ảnh hưởng tới toàn trạng với nhiều mức độ khác nhau: Mất ngủ, khó tập trung, trầm cảm, bực bội…

Nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giúp cho máu đến vùng đầu cổ tốt. Tránh uống rượu và những thứ có rượu, thuốc lá, chất caffeine…

Có chế độ ăn hợp lý như ăn bớt mặn, nghỉ ngơi đầy đủ, nếu phải làm việc trong môi trường tiếng ồn phải có trang bị phòng hộ như nút tai, nghỉ ngơi thính giác hợp lý. Kiểm soát huyết áp tốt với sự giúp đỡ của bác sĩ tim mạch.

Các bác sĩ có thể phối hợp thêm các thuốc hoặc một số phương pháp như mát-xa tai, sử dụng phương pháp che lấp bằng máy phát tiếng động.

BS. Lê Minh Giang

]]>
Thủ phạm gây tiếng động trong tai http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-gay-tieng-dong-trong-tai-13406/ Fri, 03 Aug 2018 15:13:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-gay-tieng-dong-trong-tai-13406/ [...]]]>

Nguyễn Anh Hùng (Hà Nội)

Nghe thấy tiếng động trong tai được xếp chung vào triệu chứng ù tai. Âm thanh rất phong phú, như có tiếng “rừ rừ” “sột soạt”, “tách tách”, “lép bép”… Những tiếng động nghe được có thể lớn hay nhỏ, cao hay thấp và có thể nghe trong 1 hay 2 tai. Những âm thanh bất thường này có thể xuất phát từ 1 trong 4 thành phần cấu tạo của tai, đó là: tai ngoài, tai giữa, tai trong và não bộ. Trong vài trường hợp, tiếng ù tai lớn đến nỗi  người bệnh không nghe được những tiếng động thực sự bên ngoài. Ù tai không phải là một bệnh mà là triệu chứng có thể của nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân có thể do lão hóa, dị dạng mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hạ huyết áp, u bướu vùng đầu cổ, đái tháo đường… Do đó, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ù tai, cần khám chuyên khoa, thậm chí phải thực hiện nhiều xét nghiệm để xác định bệnh. Đôi khi chứng ù tai này chỉ là một biểu hiện sinh lý, nghĩa là không có ý nghĩa bệnh lý, có thể chung sống hòa bình với nó. Tuy nhiên, nếu càng ngày càng bị ù tai nhiều hoặc kèm theo mất thính lực và chóng mặt hay hoa mắt, bạn nên đi khám bệnh.

BS. Nguyễn Quân

]]>
Có đáng lo ngại khi nghe thấy tiếng động trong tai? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-dang-lo-ngai-khi-nghe-thay-tieng-dong-trong-tai-13170/ Sun, 29 Jul 2018 15:02:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-dang-lo-ngai-khi-nghe-thay-tieng-dong-trong-tai-13170/ [...]]]>

Nguyễn Hữu Bảo (Hải Phòng)

Những gì bạn mô tả giống như triệu chứng ù tai mạch đập, người bệnh có thể nghe thấy tiếng đập của máu khi chảy qua động mạch, nó hoàn toàn đồng bộ với nhịp đập của tim. Trong phần lớn trường hợp, người bệnh nghe thấy tiếng ở một bên, trong khi đó, nếu ấn mạnh vào động mạch cổ thì tiếng ù tai sẽ hết hoặc dịu lại một cách rõ rệt.

Việc dẫn đến chứng ù tai mạch máu gồm nhiều nguyên nhân, ví dụ như tăng huyết áp, huyết áp thấp, viêm tai giữa, u mạch máu, phình mạch, dị dạng động mạch hoặc khối u lành tính (glomus tumor) đằng sau màng nhĩ…, thậm chí phẫu thuật sửa chữa răng khôn cũng có thể dẫn đến chứng ù tai. Trong đó, có một số chứng ù tai có thể tự khỏi, nhưng có một số lại kéo dài trong suốt cả cuộc đời.

Để chẩn bệnh chính xác cần thăm khám kỹ hơn và kiểm tra cẩn thận, bao gồm khám tai, kiểm tra các động mạch ở cổ, làm một số xét nghiệm bổ sung, thử nghiệm thính giác, kiểm tra để tìm hẹp động mạch cảnh hoặc các dị tật khác… Phần lớn trường hợp ù tai có thể mất đi sau vài ngày. Nếu chứng ù tai không tự biến mất sau một vài tuần hoặc trở nên khó chịu, hãy đi khám nhé!

BS. Hoàng Hải

]]>
Ăn gì để tránh sỏi tiết niệu tái phát? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-de-tranh-soi-tiet-nieu-tai-phat-5420/ Thu, 19 Jul 2018 14:10:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-de-tranh-soi-tiet-nieu-tai-phat-5420/ [...]]]>

Đồ uống thích hợp để tăng bài niệu và cung cấp can-xi

Bệnh nhân cần uống nhiều nước. Việc tăng số lượng nước tiểu nhằm mục đích hoà loãng nước tiểu trong thời gian cả ngày và đêm để giảm nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu.; số lượng nước uống mỗi ngày tuỳ theo thời tiết, các hoạt động cá nhân, trọng lượng cơ thể; chia đều lượng nước uống trong cả ngày và đêm; đa dạng các loại nước uống: nước uống thông thường, nước có ga, tránh đồ uống có đường hoặc muối.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dễ bị sỏi tái phát do không áp dụng đúng việc uống nước đủ và đều. Cần uống đủ và nhất là phân chia lượng nước uống đều trong cả ngày lẫn đêm để giảm độ cô đặc của nước tiểu, nhất là về buổi sáng. Một số kinh nghiệm nhỏ rất hữu ích đó là thường xuyên đem theo những chai nước nhỏ khi ra khỏi nhà, uống nước trước và sau khi đi tiểu, uống trước khi ngủ và ngay khi tỉnh dậy…

Ngoài tác dụng hoà loãng nước tiểu, đồ uống còn là nguồn cung cấp các chất khoáng. Cần biết rõ thành phần chất khoáng có trong đồ uống để tránh đưa vào cơ thể quá nhiều can-xi, phospho, ma-giê…

sỏi tiết niệuNên sử dụng thức ăn đa dạng và phân chia đều trong ngày.

Thức ăn đa dạng, cân bằng

Thức ăn cần được phân đều trong nhiều bữa ăn trong ngày nhằm bảo đảm dinh dưỡng mà không gây tăng đậm độ nước tiểu quá cao.

Những bệnh nhân bị sỏi tái phát thường có thói quen xấu là ăn quá nhiều muối và đạm trong khi đó lại thiếu rau và nước. Sỏi tái phát thường gặp ở những người chỉ dùng một bữa chính trong ngày, chủ yếu là bữa tối. Bữa sáng thường ít, bữa trưa chủ yếu là thức ăn nhanh trong khi đó bữa tối lại quá nhiều chất bổ, đặc biệt là đạm và chất khoáng.

Việc phân bố các bữa ăn trong ngày rất quan trọng nhằm cung cấp dinh dưỡng và giữ đậm độ nước tiểu hợp lý. Cần có ít nhất 3 bữa trong ngày thay đổi với  sự cân đối các loại thức ăn cần thiết sau: Sữa và các sản phẩm của sữa, thịt, cá, trứng; tinh bột; rau xanh; hoa quả; chất béo.

Lời khuyên về dinh dưỡng

Sử dụng nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng, chia đều phù hợp với từng người.

Đạm: thịt, cá trứng nên ăn ít (phù hợp theo lượng cơ bắp của từng người) và phải chia đều trong các bữa ăn để tránh cô đặc urê trong nước tiểu. .

Can-xi: Sữa và sản phẩm của sữa. Quan niệm sai lầm hay gặp là kiêng uống sữa để tránh sỏi tái phát hoặc ngược lại, sử dụng quá nhiều sữa và sản phẩm của sữa. Đối với bệnh nhân sỏi tiết niệu, các nhà dinh dưỡng khuyên dùng sữa hàng ngày (phải uống thêm nước và chia nhỏ thành nhiều lần).

Rau: Ăn rau trong tất cả các bữa. Rau cung cấp chất xơ, kali, magne… và rất ít năng lượng.

Hoa quả: Hoa quả có rất nhiều đường nên cần hạn chế, chỉ nên ăn 2-3 quả nhỏ mỗi ngày. Nước hoa quả không có chất xơ nhưng có nhiều đường nên cần hạn chế sử dụng như hoa quả.

Tinh bột: Cơm, bánh mỳ, đậu… cung cấp nhiều tinh bột, đường vitamin, chất khoáng.

Chất béo: Số lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày tuỳ theo nhu cầu năng lượng cơ thể. Chất béo nguồn gốc thực vật rất tốt, chúng cung cấp kali, magne và chất xơ.

Vitamin D: Tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ngay cả với chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Do vậy cần sử dụng thêm viên vitamin D sao cho đạt nồng độ vitamin D trong máu từ 20-60 ng/ml. Lưu ý rằng, vitamin D có nhiều trong dầu ăn, sữa.

Muối: Sử dụng nhiều muối gây tăng natri trong nước tiểu dẫn đến việc đào thải nhiều can-xi, oxalate, cystine, acide uric là các chất dễ lắng đọng trong nước tiểu gây ra sỏi. Mỗi ngày cần dùng 6-8 gr muối chia đều trong các món ăn.

Lưu ý các loại thức ăn chứa nhiều muối, chia đều lượng muối trong các bữa ăn, nên dùng thêm rau thơm, phẩm màu thực vật để giảm lượng muối.

Việc tăng tiêu thụ citrate, potassium và magnesium trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp việc chống tạo sỏi. Nên dùng các loại nước chanh, rau xanh, ngũ cốc, bánh mỳ, đậu.

Người nhà có trách nhiệm nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đúng và thường xuyên chế độ dinh dưỡng.

BS. Lê Trung

]]>